Campuchia sớm ảnh hưởng nền văn minh Ấn-Độ. Vì thế đạo Bà-la-môn và đạo Phật là 2 tôn giáo thiết lập những yếu tố cần thiết cho nền văn minh Ấn, hẳn đã chịu tiếp thu tư tưởng Phật giáo lâu đời.
Buổi sơ khai, dân tộc Khmer tin vào thiên nhiên như các thần linh : Lửa, gió, sấm, sét và những tín ngưỡng dân gian khác ở từng địa phương. Đó là lý do khiến cho Phật giáo hòa nhập được dễ dàng tại đây.
Có nhiều giả thuyết cho rằng, Phật giáo đã có mặt tại Campuchia vào thế kỷ thứ 3 Tây lịch, do các vị tăng sĩ theo các nhà hàng hải Ấn-Độ đến từ các hải cảng phía nam của xứ Phù-Nam (tên củ ?) Campuchia còn gọi là xứ vàng (Pays de l’Or, the land of Gold) hay Kin-lin hoặc “Muraille de l’Or”. Theo tài liệu nghiên cứu của Tích-Lan thì Phật giáo đã được thiết lập tại Campuchia vào năm 309 Tây lịch. Xứ Khmer lúc bấy giờ là một phần của Đông dương Suvarnadhumi hay miền Đông-Nam-Á. Lúc đó người bản xứ tự cho mình là vua của miền rừng núi, nhưng người Trung-Hoa gọi họ là Fou-nam (Phù-Nam). Kinh đô đặt tại T’O-mou tức là Dalmark và có nghĩa là “Chasseur” (người thợ săn).
Vua Tchen-La chinh phục đất Phù-Nam lên ngôi gọi là Bhavavarman đệ I vào giữa thế kỷ thứ 6, mở ra kỷ nguyên cho triều đại Tchen-La. Phật giáo Theravada cũng như đạo Bà-la-môn cùng phát triển song song ở vào thời kỳ nầy.
Năm 802, vua Jayavarman đệ II nối ngôi và dời kinh đô từ Siem-Reap sang Phnom-Kulin, mặc dù vua không theo đạo nào, nhưng Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại.
Năm 1811, vua Jayavarman đệ VII lên thay, mở ra một kỷ nguyên mới cho Campuchia, vì là một Phật tử thuần thành, ông biết đem áp dụng đạo Phật vào việc trị quốc an dân.
Từ thế kỷ thứ 15 cho tới nay, Phật giáo mất dần ảnh hưởng. Một phần lớn các chùa đều bị hư mục bởi chiến tranh gây ra, một phần do sự chậm tiến của dân tộc Khmer không theo kịp nền văn minh hiện đại. Phần nhiều các ngôi chùa tại Cambodge đều có nóc nhọn chỉa lên trời và phần đông các tăng sĩ đều quấn y vàng. Có lẽ cũng vì lý do nầy mà người ngoại quốc ưa gọi xứ Miên là xứ Chùa Tháp hay là xứ của nhà tu Phật áo vàng vậy.
Còn một điểm son đáng kể là người dân Campuchia từ vua, quan, dân giả đều chịu sự giáo dục của Phật giáo từ nhỏ. Lúc lên 12 tuổi nam giới phải vào ở chùa 2 năm và gọi là lễ Samanera. Năm 20 tuổi hay 21 tuổi những người bạn trẻ ấy nếu tiếp tục tu luôn ở chùa sẽ được thọ giới Tỳ-kheo (tức 250 giới để lên hàng Đại-Đức).
Bất cứ một người Miên nào, nếu chưa một lần vào chùa tu thì không được xã hội thừa nhận. Đây chính là một dân tộc biết áp dụng triệt để tinh thần hòa bình, từ bi, lợi tha của Phật giáo trong việc trị quốc an dân. Vì họ tin theo lý nhân quả tất định : Ai gây nhân lành sẽ được hưởng quả tốt (Qui fait lebien recoit le bien ; qui fait le mal recoit le mal)
Mặc dù vậy, nhưng đến đầu năm 1975, dân tộc xứ Khmer bị nhuộm đỏ dưới chế độ độc tài cộng sản và họ hiện đang thoi thóp kêu gọi sự cứu trợ của thế giới tự do, cho những người dân xứ Chùa-Tháp khổ đau bằng tinh thần cứu khổ của đạo Phật.
Discussion about this post