Nam-Dương là một xứ quần đảo cheo leo nằm ngoài biển và ít có sự liên lạc với đất liền. Muốn biết rõ Phật giáo có mặt tại đây đích vào năm nào cho tới nay chưa có ai trả lời được cả.
Căn cứ vào những tác phẩm Phật giáo bằng tiếng Pali đã được đưa vào Nam-Dương cuối thế kỷ thứ 3 Tây lịch, theo truyền thuyết. Ngoài ra cũng còn có thuyết cho rằng vào thời vua Gunavarma (420-424) Phật giáo mới thật sự có mặt tại Java (tên cũ).
Năm 665 có một tu sĩ Phật giáo người Trung-Hoa là Houei-neng sang Java và ở lại đây trong 3 năm để hướng dẩn cho Phật tử những sinh hoạt cần thiết. Nhất là tư tưởng Phật giáo sớm ảnh hưởng trong dân tộc bản xứ qua văn hóa Á-Châu.
Năm 671 lại một vị sư người Trung-Hoa tên là Yi-Tsing sang Ấn-Độ du học Na-Lan-Đà, lúc trở về có ghé lại Sri Wijaya (thủ đô) trong 4 năm từ năm 685-689.
Năm 717 có một tăng sĩ người Tích-Lan (Ceylan) là Vajrabodhi trên đường đi Trung-Hoa có ghé lại Sri Wijaya trong 5 tháng để dò xét đường đi và được nghe kể lại rằng hơn 50 năm về trước ngoài Yi-Tsing ra, còn có 20 tăng sĩ người ngoại quốc khác đã có mặt tại Nam-Dương. Trong số đó phần nhiều đều là người Trung-Hoa, với một vị tăng người Việt-Nam và 2 người Đại-Hàn đã sống tại Java. Chính Yi-Tsing và nhiều đoàn hành hương khác đã đặt chân tới Sri Wijaya để nghiên cứu tiếng Sanskrit trước khi tiếp tục sang Ấn-Độ. Sri Wijaya, vì thế có thể nói là trung tâm cho việc nghiên cứu Phật giáo, đồng thời cũng là thủ đô của Nam-Dương.
Ngày nay tại Java, trong số những lâu đài Phật giáo cổ kính nhất đều nằm nơi đảo Candi Sari. Tất cả những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo ngày nay đều được bảo tồn tại Viện-Bảo-Tàng Jakarta.
Tư tưởng Phật giáo đã bám rễ sâu vào lòng dân tộc Nam-Dương. Cho tới ngày nay, dân chúng bản xứ sống trong hòa bình được là nhờ ảnh hưởng nơi Phật giáo về tinh thần từ bi và bình đẳng.
Discussion about this post