ĐÔI NÉT VỀ SÁCH ĐỆ TỬ QUY
Khổng Lão Phu Tử là một nhà giáo dục cũng là một vị thầy vĩ đại, đối với văn hóa phương đông có sức ảnh hưởng rất sâu. Tư tưởng của Ngài lưu truyền cho đến nay đã khắp trên thế giới. Ngài tin sâu nền giáo dục đạo đức, kỷ luật và phẩm đức là nền tảng giáo dục của nhi đồng, từ lúc nhỏ thì đã thực hành trong cuộc sống hằng ngày của thời thơ ấu. Không giống như hiện nay cha mẹ phản đối “thể phạt[1]”, thời xưa ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam các bậc cha mẹ còn cảm ơn và khích lệ thầy giáo trách phạt khi con cái của họ không ngoan. Vào thời xưa các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng, trước hết phải bồi đắp nền tảng đạo đức phẩm hạnh cho con cái của mình cho đàng hoàng, sau đó mới có thể tiến thêm một bước học tập những khoa mục khác. Nếu không có bồi đắp nền tảng đạo đức phẩm hạnh cho tốt đẹp, mà học tập những khoa mục khác thì cũng uổng công. Mục đích sự cầu học của cổ nhân là chí tại làm Thánh làm Hiền, vì nhân dân phục vụ, không vì danh văn lợi dưỡng.
Mấy ngàn năm nay, quyển sách nhỏ này là tiêu chuẩn của người làm học trò, cũng là sự chỉ dẫn đạt đến hạnh phúc mỹ mãn của đời người. Nếu y theo tiêu chuẩn này dùng trong thời đại hiện nay thì hình như rất nghiêm khắc, nhưng cổ nhân nghĩ rằng từ thuở nhỏ phải có kỷ luật và tu dưỡng phẩm đức, đó mới là điều quan trọng. Nếu không có kỷ luật và tu dưỡng phẩm đức thì khi con cái lớn lên sẽ không có thành tựu. Thí như nói nếu trẻ em từ nhỏ không biết hiếu thuận cha mẹ và không biết tôn kính sư trưởng, sau khi con cái trưởng thành thì làm sao biết được tuân theo lễ phép. Hiện nay trong gia đình không phải là con cái nghe lời cha mẹ, mà là cha mẹ phải nghe lời con cái. Thầy giáo cũng không dám dạy dỗ và xử phạt học sinh, bởi vì thầy giáo sợ trái với nhân quyền nhi đồng dưới sự bảo vệ của pháp luật, cũng sợ bị cha mẹ của học sinh tố cáo.
Con người sanh trong thời đại loạn thế, mối quan hệ giữa người với người, mối quan hệ giữa người và hoàn cảnh, mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, mối quan hệ giữa vợ và chồng, mối quan hệ giữa quân và thần (người lãnh đạo và người bị lãnh đạo) đã hoàn toàn tan rã. Cha mẹ không giống cha mẹ, con cái không giống con cái. Giữa người với người không còn chú trọng luân lý đạo đức. Tâm lý của chúng ta bị ô nhiễm bởi hoàn cảnh. Chế độ gia đình của chúng ta đã bị phá vỡ. Tình trạng ly hôn đã đạt đến đỉnh điểm. Địa cầu đã bị ô nhiễm bởi hoàn cảnh, cũng có thể rất mau thì không thích hợp cho nhân loại sinh sống. Các bậc làm cha làm mẹ và thầy giáo đối với tương lai đời sau của con em mình đều cảm thấy lo âu. Hy vọng quyển sách nhỏ này có thể cung cấp cho mọi người làm tham khảo, như là phương châm chỉ dẫn cho chúng ta hầu mong giúp được tương lai đời sau đạt đến thế giới xã hội hòa bình. Vào thời xưa ở Trung Quốc và Việt Nam coi trọng phái nam, chỉ có con trai mới có thể đi học. Vì vậy trong quyển sách nhỏ này có rất nhiều danh từ đều dùng cho phái nam. Thế nhưng đối với xã hội hiện nay, quyển sách nhỏ này rất thích hợp cho tất cả các em nhi đồng cũng bao gồm cả phái nam và phái nữ đều có thể học tập. Quyển sách này cùng với Thái Thượng Cảm Ứng Thiên và Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho-Thích-Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cọi rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu chân thật trong một đời.
[1] Dùng cách xử phạt về thể xác (đối với học sinh, như phạt đứng, quỳ, khẻ tay).
- TỔNG TỰ
ĐOẠN 1: Quyển sách Đệ Tử Quy[1] là lời dạy của cổ thánh tiên hiền. Trước hết phải hiếu-thuận với cha mẹ và tôn-trọng kính-yêu anh chị em.[2] Sau nữa là trong cuộc sống hằng ngày đối xử với mọi người, mọi việc, mọi vật và làm việc phải luôn luôn chú ý cẩn-thận, giữ chữ-tín và lòng-tin của người khác. Dạy cho chúng ta phải tin-tưởng vào giáo-huấn của cổ-thánh tiên-hiền.[3] Kế đến là dạy bình đẳng thương yêu tất cả chúng sinh. Phải thân cận với những vị có lòng nhân từ và đức hạnh, đi theo họ học tập. Trước hết chúng ta nhất định phải làm hết trách-nhiệm bổn-phận của mình. Nếu còn có dư thời gian và sức lực, lại tiến thêm một bước nghiên cứu học tập văn-hóa nghệ-thuật, để nâng cao phẩm-chất tinh-thần của mình.
Chương 1: NHẬP TẮC HIẾU (Ở Nhà Hiếu Thuận Với Cha Mẹ)
ĐOẠN 2: Khi cha mẹ gọi thì phải trả lời ngay. Cha mẹ sai bảo việc gì, thì phải mau mau làm. Đối với lời dạy của cha mẹ, chúng ta phải cung-kính lắng nghe. Khi cha mẹ quở-trách, thì chúng ta phải vâng theo tiếp-nhận hơn nữa còn phải nỗ lực sửa-sai để làm mới chính mình.
ĐOẠN 3: Mùa đông chúng ta phải làm cho thân thể của cha mẹ được ấm áp, mùa hè phải làm cho được mát mẻ. Mỗi ngày buổi sáng chúng ta phải vấn an[4] và quan tâm cha mẹ, buổi tối phải để cho cha mẹ bình an và ngủ được ngon giấc. Khi chúng ta muốn ra khỏi nhà, trước hết phải thưa để cho cha mẹ biết chúng ta đi đâu, bởi vì cha mẹ lúc nào cũng lo lắng cho con. Sau khi về đến nhà thì liền trình diện cho cha mẹ biết là đã về rồi để cha mẹ được yên tâm. Chỗ ở của chúng ta phải cố định, cuộc sống của chúng ta phải có quy củ. Làm việc cũng phải có lòng kiên-trì bền-chí, không nên tuỳ ý thay đổi chí hướng của mình.
ĐOẠN 4: Tuy là một việc nhỏ, nếu không hợp tình không hợp lý, thì mình không nên làm.[5] Nếu như đã làm, tức là bất hiếu. Bởi vì cha mẹ không muốn thấy con cái của mình làm việc không hợp đạo lý. Đồ vật tuy nhỏ, không nên tự cất-giấu để làm của riêng. Nếu làm vậy khi cha mẹ biết được thì nhất định sẽ rất đau lòng.[6]
ĐOẠN 5: Cha mẹ ưa thích những chuyện hợp tình, hợp lý, hợp pháp, thì chúng ta phải tận tâm tận lực vì cha mẹ làm cho tốt đẹp.[7] Trong phạm vi hợp lý[8], những việc làm của mình khiến cha mẹ phiền lòng, thì chúng ta phải cẩn thận từ bỏ ngay. Nếu thân thể của chúng ta bị thương, thì cha mẹ sẽ lo âu. Nếu đức-hạnh[9]của chúng ta không tốt, thì cha mẹ cũng cảm thấy tủi hổ. Nếu cha mẹ thương yêu thì việc hiếu thuận với cha mẹ không khó. Nhưng nếu cha mẹ chán ghét thì vẫn phải hiếu thuận mới hợp với đạo thánh hiền.
ĐOẠN 6: Khi cha mẹ có lỗi lầm phải hết lòng khuyên họ sửa lỗi. Lúc khuyên nét mặt của chúng ta phải dịu dàng, lời lẽ phải nhu hòa. Nếu cha mẹ không nghe lời khuyên ấy, chúng ta phải nhẫn nại đợi khi tâm trạng của cha mẹ vui vẻ thì lại khuyên can. Nếu cha mẹ vẫn không chịu tiếp nhận lời khuyên, chúng ta có thể khóc để cha mẹ biết sai mà sửa lỗi. Cho dù cha mẹ đánh mắng[10]cũng không bao giờ có tâm oán trách.
ĐOẠN 7: Khi cha mẹ có bệnh, chúng ta sắc thuốc xong phải nếm trước.[11] Chúng ta sớm hôm chăm sóc cha mẹ cho đàng hoàng, không được rời đi. Sau khi cha mẹ qua đời, nhất định phải để tang ba năm, chúng ta nên thường nghĩ-nhớ công ơn dưỡng dục của cha mẹ chưa báo-đền hết mà cảm thấy bi-thương nghẹn ngào. Trong thời gian để tang, sắp-đặt bố-trí trong nhà nên có không khí thương-xót. Chúng ta không tham gia những cuộc vui chơi ăn uống linh đình. Đối với tang lễ[12] của cha mẹ cần phải coi trọng lễ nghi, khi cúng tế phải có tâm chí thành[13]. Đối với cha mẹ đã qua đời cũng vẫn cung kính giữ lễ như khi còn sống[14].
Chương 2: XUẤT TẮC ĐỄ (Tiêu Chuẩn Của Người Làm Em Khi Ra Ngoài[15])
ĐOẠN 8: Làm anh phải thương mến các em của mình, các em cần phải tôn-trọng kính-yêu anh của mình. Anh-chị-em có thể sống chung hòa thuận, đó là hiếu kính cha mẹ.[16] Khi anh-chị-em hiểu được coi trọng tình-nghĩa ruột-thịt vượt lên trên cả tài vật, các bên sẽ không vì tranh giành tài vật mà sanh lòng oán hận. Nếu mỗi bên biết cẩn thận lời nói, có tâm nhẫn nại, có thể bao dung nhịn nhường, thì lòng oán hận sẽ tự nhiên tiêu mất.
ĐOẠN 9: Bất luận[17] lúc ăn uống, hoặc là ngồi hay đi, chúng ta phải nhường cho người lớn trước, người trẻ đi theo sau. Khi bậc trưởng bối gọi người, chúng ta nghe được thì phải lập tức đi gọi dùm. Nếu người không ở đó, thì liền trở về báo cho họ biết, đợi xem bậc trưởng bối có sai bảo gì không, chúng ta phải hết lòng giúp đỡ cho họ.
ĐOẠN 10: Y theo cổ lễ của xưa, cách xưng hô đối với bậc trưởng bối không được gọi tên của họ.[18] Ở trước mặt bậc trưởng bối, không nên tự mình khoe khoang tài năng. Chúng ta đang đi trên đường gặp bậc trưởng bối quen biết, thì phải mau đến cung kính chào hỏi. Nếu trưởng bối không nói điều gì với chúng ta, thì chúng ta lui đứng một bên cung kính để cho họ đi qua. Khi chúng ta đang cỡi ngựa[19] đi trên đường, mà gặp bậc trưởng bối quen biết, chúng ta phải xuống ngựa đến cung kính chào hỏi. Nếu chúng ta đang ngồi trên xe ngựa[20], thì phải dừng xe lại, xuống xe đến chào hỏi, sau đó mời họ lên xe, đưa họ nơi nào muốn đến. Chúng ta trên đường đi gặp bậc trưởng bối quen biết đang đi đến, chúng ta phải cung kính đứng một bên chờ. Đợi khi nào họ đi xa rồi thì chúng ta mới có thể quay mình đi.
ĐOẠN 11: Khi bậc trưởng bối còn đang đứng, chúng ta không được ngồi xuống. Phải đợi sau khi họ ngồi xuống, họ bảo chúng ta ngồi thì chúng ta mới ngồi. Khi chúng ta nói chuyện với bậc trưởng bối, lời nói phải nhỏ nhẹ. Nếu quá nhỏ thì nghe không rõ, phải nói rõ ràng không lớn không nhỏ. Khi gặp trưởng-bối phải nhanh-chóng đi đến trước mặt họ, lúc rời-khỏi thì động tác không nên quá vội vàng. Khi trưởng bối có hỏi, chúng ta trả lời mắt phải nhìn thẳng vào trưởng-bối.
ĐOẠN 12: Chúng ta đối xử với chú bác của mình, phải cung kính đối xử như cha mẹ của mình vậy.[21] Đối xử với anh em họ bên nội và bên ngoại, cũng như đối xử với anh em ruột của mình vậy.[22]
Chương 3: CẨN (Hành Vi Sinh Hoạt Thường Ngày Phải Chú Ý Cẩn Thận)
ĐOẠN 13: Mỗi ngày buổi sáng chúng ta phải thức dậy sớm hơn cha mẹ, buổi tối phải đợi cho cha mẹ ngủ trước thì chúng ta mới đi ngủ. Khi chúng ta phát giác thời gian đã trôi qua không bao giờ trở lại, bản thân mỗi một năm già đi, thì nên đặc biệt quý trọng thời gian trước mắt.[23] Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, trước hết phải rửa mặt và đánh răng. Sau khi đại-tiểu-tiện, vệ-sinh cá-nhân xong phải lập tức rửa tay sạch sẽ.
ĐOẠN 14: Đội mũ nhất định đội cho ngay ngắn,[24] mặc y phục khuy-áo thắt-lưng phải gài-thắt[25] đàng-hoàng, mang giầy vớ cũng chỉnh tề. Mũ và quần áo phải để một nơi cố định. Không nên lẫn lộn, để tránh dể làm dơ bẩn quần áo và đồ vật.
ĐOẠN 15: Mặc quần áo phải sạch sẽ, quần áo đắt tiền không quan trọng. Ăn mặc phải thích hợp với địa vị và thân phận của mình, ở nhà mặc theo hợp với truyền thống tập quán. Đối với việc ăn uống, không nên kén chọn. Ăn uống phân-lượng vừa đủ, không nên ăn quá no. Chúng ta tuổi còn trẻ, không nên học uống rượu. Uống rượu say, thì hình tướng vô cùng xấu xí khó coi.
ĐOẠN 16: Chúng ta đi chân bước thong thả, khoan thai vững vàng, lúc đứng thân thể đoan trang ngay thẳng. Lúc vái chào thân thể phải cúi sát, lúc lễ bái phải cung kính.[26] Khi đến nhà người khác, chân không nên đạp lên ngạch cửa, lúc đứng thân thể không nên nghiêng về một bên. Lúc ngồi hai chân không nên mở rộng hoặc duỗi ra, không được dao-động phần dưới của cơ thể[27].
ĐOẠN 17: Lúc kéo màn cửa phải chậm rãi nhẹ nhàng,[28] không nên tạo ra tiếng động. Lúc đi trong nhà phải để cho mình có đủ khoảng trống, khi quay-mình có thể tránh khỏi đụng chạm vào những góc cạnh. Khi cầm nắm đồ nhẹ trong tay (bình bông không có nước), phải chú ý cẩn thận như cầm nắm đồ nặng không khác.[29] Chúng ta đi vào nhà trống, phải nghĩ rằng cũng có người đang ở trong nhà.[30] Lúc làm việc không nên vội vàng hấp tấp. Hễ hấp tấp thì không tránh khỏi sai lầm. Không nên sợ đảm nhiệm những công việc gian nan, nhưng cũng không nên cho rằng công việc rất dễ-dàng mà coi thường nó, rồi làm qua loa cho xong chuyện. Những chỗ tranh cãi hoặc đánh nhau chúng ta phải lánh xa. Những chuyện tà-ác hoặc bất-chánh tuyệt đối không hỏi không nghe.[31]
ĐOẠN 18: Khi đến cổng nhà của người ta, trước hết chúng ta phải hỏi trong nhà có ai không. Muốn bước vào trong nhà, chúng ta phải cất tiếng lớn để cho người trong nhà biết có khách đến. Nếu người trong nhà có hỏi là ai thì chúng ta liền cho biết tên của mình. Nếu trả lời [là tôi], người khác vẫn không thể xác nhận [tôi] là ai. Chúng ta muốn mượn đồ của người khác để dùng, trước tiên nhất định phải được sự đồng ý của họ. Nếu chúng ta không hỏi mà tự lấy dùng, thì so với trộm-cắp không khác. Chúng ta mượn đồ vật của người khác, phải nhớ hoàn trả cho đúng ngày. Sau này nếu có cần gấp, mượn lại cũng không gặp khó khăn.
Chương 4: TÍN (Phải Làm Một Người Đáng Cho Người Khác Tin)
ĐOẠN 19: Khi chúng ta nói chuyện, trước tiên phải lấy chữ tín làm đầu. Làm sao có thể nói lời lừa-gạt gian-trá vọng-ngữ[32] được? Nói nhiều lời, không bằng nói ít vài câu. Phải nói lời chân thật, không nên bóp méo sự thật. Lời nói gian trá xảo quyệt, là lời dơ-bẩn xấu-xa của kẻ lưu-manh tiểu-nhân bất-lương. Đó là tập-khí[33] không tốt, nhất định phải dứt trừ.
ĐOẠN 20: Nếu không phải chính mắt mình trong thấy, không nên vội vàng nói cho người khác biết. Khi chưa chắc chắn hiểu rõ sự việc, đừng nên vội vàng tuyên truyền cho mọi người biết. Nếu như không phải là việc tốt, không được tùy tiện nhận lời. Bằng không thì bất kể là làm hay không làm, ta đều phạm sai. Miễn là lúc nói-chuyện, nên nói có trọng điểm, phải nói cho minh-bạch khoan-khoái. Không nói quá nhanh, cũng không được nói mơ hồ chẳng rõ. Người khác nói chuyện thị phi, nếu không có liên quan với mình thì không nên xen vào.
ĐOẠN 21: Nhìn thấy người làm việc thiện, chúng ta phải lập tức học theo họ. Cho dù chúng ta vẫn còn kém họ rất xa, nhưng bây giờ chúng ta bắt đầu dần dần sẽ theo kịp họ. Chúng ta nhìn thấy kẻ khác tạo ác, tự mình phải biết phản-tỉnh. Nếu chúng ta có phạm lỗi lầm như vậy, thì liền cải-chánh[34]. Còn như không có chúng ta vẫn phải đề cao cảnh giác, chính mình không được phạm.
ĐOẠN 22: Nếu như đạo đức, phẩm hạnh, học vấn và tài năng của chúng ta không bằng người, thì chúng ta phải khích lệ chính mình nỗ lực cải tiến. Còn như về quần áo và sự ăn uống của chúng ta không bằng người khác, không nên vì những thứ này mà buồn-rầu xấu-hổ.
ĐOẠN 23: Như có người phê bình chúng ta, thì ta liền nổi giận. Lại có người khen ngợi chúng ta, thì ta cảm thấy vui mừng. Như vậy thì bạn xấu sẽ tìm đến, bạn tốt thì lìa xa chúng ta. Như có người khen ngợi chúng ta, thì ta liền lo sợ. Khi nghe người khác phê bình, ngược lại ta cảm thấy vui mừng. Những người có đạo-đức học-vấn họ thành thật thông cảm chúng ta, cũng sẽ dần dần đến thân cận chúng ta.
ĐOẠN 24: Nếu ta vô ý đã phạm lỗi-lầm, đây chẳng qua là một sai-lầm. Nhưng nếu ta cố ý phạm, thì là tạo ác. Nếu ta có thể đem những lỗi-lầm sửa chữa và không tái phạm, thì tội lỗi không còn nữa. Còn nếu như bản thân đã phạm lỗi-lầm mà không chịu thừa-nhận, lại còn che giấu lỗi lầm của mình, đó là sai càng thêm sai.
Chương 5: PHIẾM ÁI CHÚNG (Bình Đẳng Yêu Thương Tất Cả Chúng Sanh)
ĐOẠN 25: Chúng ta cùng là con người, không phân quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, đều phải bình đẳng thương yêu lẫn nhau. Chúng ta nhờ có bầu trời che chở, cùng sống chung trên quả địa cầu này.
ĐOẠN 26: Những người mà có lý tưởng cao thượng đức hạnh vẹn toàn, dĩ nhiên là danh vọng của họ tự nhiên cao cả. Được mọi người kính trọng, không phải do tướng mạo tốt xấu bề ngoài của họ. Những người có tài năng xuất chúng thì danh vọng của họ tự nhiên lớn. Mọi người đều kính nể phục tùng, họ tuyệt không có khoác lác.
ĐOẠN 27: Nếu tự mình có khả-năng tài-cán, khả-năng tài-cán của mình không nên dùng để hưởng thụ riêng, phải đem nó phục vụ cho quần chúng. Nếu khả-năng tài-cán của người khác giỏi hơn mình, cũng không nên khinh-thường hủy-báng[35] họ. Chúng ta không nịnh hót những người giàu có, cũng không khinh thường kẻ bần-cùng khốn-khổ. Không nên chán bỏ bạn cũ, chỉ thích giao du với bạn mới. Khi người khác đang bận việc, không nên đến quấy nhiễu họ. Hoặc là trong lòng họ không được yên, chúng ta không nên nói những điều khiến cho họ càng thêm buồn phiền.
ĐOẠN 28: Khuyết điểm và sở đoản của người khác chúng ta đừng bươi-móc. Chuyện riêng-tư và bí-mật của họ, không nên đi nói cho người khác nghe. Chúng ta khen ngợi người khác làm việc thiện, tức là tự mình đã làm việc thiện. Người khác nghe được lời khen của mình thì họ càng cố gắng thêm làm việc thiện. Chúng ta tuyên truyền người khác làm việc ác, tức là tự mình đã làm việc ác. Nếu chúng ta chỉ trích họ quá đáng làm cho họ tổn hại nặng nề, ngược lại tự mình chuốc lấy tai họa. Chúng ta khuyến khích mọi người làm việc thiện, đây-đó đều có thể xây dựng được đức-hạnh tốt đẹp. Bạn bè có lỗi-lầm, nếu chúng ta không khuyên bảo họ, thì đức hạnh của chúng ta và bạn bè đều khiếm khuyết.
ĐOẠN 29: Bất luận là lấy hoặc là cho, phải phân minh rõ ràng. Tài vật cho người khác phải nhiều, còn mình nhận lấy tài vật của người khác thì nên ít hơn một tí. Chúng ta có việc muốn nhờ người khác làm, trước tiên phải tự hỏi mình, mình tức là họ, có bằng lòng giúp hay không. Nếu mình không muốn làm thì chúng ta không nên đến cầu người làm. Chúng ta nhận ân-huệ của người khác, nhất định phải đáp-đền. Còn như họ đã kết oán-thù với ta, nhất định phải quên đi. Mối oán thù không nên kéo dài thời gian, càng ngắn càng tốt, còn lòng báo-đáp ân-huệ người khác phải dài lâu.
ĐOẠN 30: Đối xử với những người làm trong nhà, tự mình phải đoan-trang hữu-lễ[36]. Tuy chính mình đoan-trang hữu-lễ rất quan trọng, đối xử với họ nên có lòng nhân-hậu. Nếu chúng ta cậy quyền thế cưỡng ép người khác phải tuân theo mình, tuy bề ngoài họ không dám cãi lời, nhưng tâm họ không phục. Nên dùng đạo lý để cảm hóa họ thì mới khiến cho họ tâm phục khẩu phục, không oán trách chúng ta.
Chương 6: THÂN NHÂN (Thân Cận Người Có Đức Hạnh Và Nhân Từ Theo Họ Học Tập)
ĐOẠN 31: Chúng ta tuy cùng là con người, nhưng tánh-tình lại khác-biệt chẳng đồng. Hạng phàm-phu tục-tử rất nhiều, con người có đạo-đức phẩm-hạnh thì rất hiếm hoi. Người thật sự có đạo-đức phẩm-hạnh, thì được mọi người cung-kính. Họ không bao giời nói dối, cũng không bao giờ nịnh hót kẻ khác. Nếu chúng ta được thân cận với người có đạo đức phẩm hạnh, chúng ta theo họ học tập sẽ được sự lợi ích vô cùng. Đức-hạnh của chúng ta mỗi ngày tự nhiên tiến bộ, lỗi-lầm của chúng ta mỗi ngày cũng sẽ giảm-thiểu. Nếu chúng ta không chịu thân cận với người có đạo-đức phẩm-hạnh thì chúng ta sẽ bỏ mất cơ hội quý báu, tổn thất của bản thân là vô cùng lớn. Kẻ tiểu nhân không có đức-hạnh sẽ ngày càng tiếp cận, đến lúc đó bất kể là ta làm việc gì cũng sẽ không thành công.
Chương 7: DƯ LỰC HỌC VĂN (Công Việc, Bổn Phận Của Mình Đã Làm Xong Lại Nên Nghiên Cứu Học Tập Văn Học Nghệ Thuật. Để Nâng Cao Phẩm Chất Cuộc Sống Tinh Thần Của Mình)
ĐOẠN 32: Chúng ta đã học Hiếu, Để, Cẩn, Tín, Phiếm Ái Chúng và Thân Nhân mà không nổ lực thực hành và làm đầy đủ trọn vẹn nhừng điều mình đã học, chỉ biết nghiên cứu trên mặt chữ-nghĩa. Như vậy thì không thật chất, làm sao trở thành một người hữu dụng được. Còn nếu chúng ta chỉ chú trọng về mặt thực hành mà không chịu nghiên cứu học tập thêm, chỉ nhờ vào kiến giải[37] của mình cho là đúng, vậy thì chúng ta đối với chân tướng sự thật cũng không thấu hiểu.
ĐOẠN 33: Phương cách đọc sách nhất định phải đem sức chú-ý tập trung vào ba điểm. Phải chú tâm, mắt xem, miệng đọc, đối với lời dạy của thánh hiền, chúng ta phải tin-sâu mà y giáo phụng hành[38], điều này rất quan trọng. Khi chúng ta đọc quyển sách này, không nên nghĩ đến quyển sách khác. Hoặc là chưa đọc xong quyển sách này, lại muốn đọc quyển sách khác, chúng ta đọc sách nhất định phải đọc từ đầu đến cuối. Chúng ta học tập cần phải có thời gian dài là để chuẩn bị, khi dụng công[39] phải dốc hết toàn lực.[40] Mãi cho đến khi công-phu được thành-thục, thì tự nhiên thông suốt tất cả. Chúng ta học tập nếu trong tâm có nghi vấn, thì phải lập tức ghi chú. Xin thỉnh-giáo với người có học vấn, cầu họ giải thích một cách chính xác.
ĐOẠN 34: Trong phòng học phải yên tịnh, tường vách cũng phải giữ gìn cho sạch sẽ, bàn học của mình sắp đặt ngay ngắn, bút[41]nghiên mực[42] phải để cho gọn gàng. Người thời xưa muốn viết chữ phải mài mực, nếu cây mực[43] chỉ mài nghiên một bên, thì biết được tâm của họ không đoan chánh. Chữ viết ngoáy không cung kính, thì biểu thị tâm-địa của mình bất chánh. Kinh điển[44]sách vở phải phân loại, sắp xếp theo thứ tự, đặt ở trong gương sách hoặc trên giá sách. Sau khi đọc sách xong phải để lại chỗ cũ. Khi đang xem sách đột nhiên có việc gấp, nhưng cũng phải xếp quyển sách[45] lại để vào trong kệ sách cho ngay ngắn. Nếu thấy có chỗ nào hư rách, thì phải lập tức tu bổ lại. Nếu không phải là kinh sách của thánh hiền, tức là những loại sách chúng ta xem đọc không có lợi ích cho mình, đều phải vứt bỏ. Vì những loại sách đó sẽ làm hại thông-minh trí-huệ của chúng ta, cũng làm hư hoại ý chí hướng thượng của chúng ta. Chúng ta đừng cam chịu đọa lạc, cũng không thua kém. Chỉ cần thật sự y giáo phụng hành thì chúng ta cũng có thể thành bậc thánh hiền.
[1] Trích từ ”Luận Ngữ” ─ Học Nhi, Thiên thứ nhất, Chương 6: là do Khổng Phu Tử, Mạnh Phu Tử cùng với các cổ thánh tiên hiền khác dạy bảo.
[2] “Hiếu” và “Đễ” là trụ cột vốn có của văn hóa Việt Nam mấy ngàn năm nay. Hiếu (孝) là Hiếu Thuận. Khái niệm của Hiếu là phải hiểu rõ quan hệ giữa ông bà cha mẹ với mình. Lấy chữ Hiếu (孝) tách ra ta thấy phía trên giống chữ Lão (老), phía dưới là chữ Tử (子). Biểu thị thế hệ trước và thế hệ sau là đồng một thể. Không giống như người hiện tại có sự khác biệt giữa hai thế hệ. Phật pháp tiến sâu thêm một bước dạy chúng ta bình-thời ở bên ngoài nếu gặp người lớn cùng vai vế và độ tuổi với cha mẹ thì phải nên đối đãi họ giống như cha mẹ của mình. “Đễ” (弟) là chỉ anh-chị-em thành tâm hữu ái – yêu thương đối xử phải đạo với nhau. Ở đây dùng làm nguyên tắc tiêu chuẩn cần có của người làm em đối với huynh-trưởng khi ra ngoài. Phật pháp cũng giống vậy, chúng ta đối đãi với những người cùng trang lứa cũng giống như đối với huynh trưởng của mình, một mực kính yêu như nhau.
[3] “Tín” (信) thì nhất định phải làm được chắc chắn đầy đủ những lời dạy bảo của cổ thánh tiên hiền ở trong kinh điển. Phải làm được mới gọi là thật tín (真信).
[4] Vấn an: thỉnh an, thăm hỏi.
[5] Thí như trong Phật pháp, nếu không được sự đồng ý mà lấy giấy, bút của người khác là phạm giới trộm cấp. Giết con kiến, con muỗi phạm giới sát sanh. Nói dối, nói lời hai chiều phạm giới vọng ngữ…
[6] Cha mẹ cảm thấy đau lòng là vì con trẻ từ nhỏ đã biết tư tàng-cất giấu riêng đồ vật. Tương lai lớn lên sau này có thể sẽ tham của đút lót làm sai pháp luật, hại nước hại dân.
[7] Không hợp tình, hợp lý, hợp pháp nên uyển chuyển-khéo léo khuyên bảo cha mẹ (sách).
[8] Nên hướng cha mẹ đi về nẻo chính, có chánh kiến – cái nhìn đúng đắng.
[9] “Đức” (“德”) là đạo-đức tu-dưỡng của con người. “Đức” có Ngũ-Thường Bát-Đức. Ngũ-Thường là Nhân (仁), Nghĩa (義), Lễ(禮), Trí (智), Tín (信). Bát-Đức là Hiếu (孝), Đễ (悌), Trung (忠), Tín (信), Lễ (禮), Nghĩa (義), Liêm (廉), Sỉ (恥).
[10] Pháp luật ngày xưa, nếu như con trẻ không nghe quản giáo, cha mẹ có quyền trừng phạt họ. Nếu như hết sức không nghe lời thì có quyền yêu cầu quan phủ đem con trẻ xử tội.
[11] Thời cổ xưa dùng thảo dược chữa bệnh. Lấy thuốc đại phu kê toa châm nước nấu thành thuốc nước. Con cái phải thay cha mẹ nếm thử độ ấm và cay đắng của thuốc trước, điều trị tốt sau mới mang đi cho cha mẹ uống.
[12] Tang lễ thời xưa là do Hoàng Đế chế định.
[13] Chẳng có mảy may cong vạy nào, đó chính là chân thành. Chân thành đến chỗ cùng cực thì gọi là chí thành, tức tâm chí thành.
[14] Khi cha mẹ của chúng ta còn tại thế, ta phải kính yêu họ. Sau khi cha mẹ qua đời, ta cần sanh tâm đau xót bi thương chuẩn bị tang lễ cho họ. Từ đó trở về sau hàng năm cúng tế cha mẹ, ta đều dùng tâm kính yêu họ như lúc họ đang còn sống, thường tưởng niệm tri ân.
[15] Đây cũng là nguyên tắc tiêu chuẩn cần có của người làm em khi ở nhà.
[16] Cha mẹ thấy con cái có thể chung sống hòa-thuận với nhau nhất định sẽ rất vui mừng, đấy cũng là một phương thức tận-lực hiếu-đạo của người làm con.
[17] “Bất luận”: bất kể; bất luận; vô luận (liên từ biểu thị kết quả không thay đổi dù điều kiện có khác nhau).
[18] Thời xưa Nam tử có tên “Danh” (“名”) và tên “Tự” (“字”). Tên “Danh” là do cha mẹ đặt. Nam-tử đến 20 tuổi [Quan Lễ ] (Ngày xưa, con trai hai mươi tuổi thì làm lễ đội mũ), ngoài ra bạn bè còn đặt cho họ một tên « Tự » chính là « Quan tự ». Sau này chỉ cha mẹ mới có thể xưng tên «Danh » của họ. Những người khác kể cả hoàng-đế cũng chỉ có thể xưng tên « Tự » của họ, đây là tôn trọng đối với họ. Ngoại lệ duy nhất là khi họ phạm tội, tại thời điểm phán hình có thể gọi thẳng tên « Danh » của họ.
[19] Thời xưa dân chúng dùng ngựa hoặc xe-ngựa với tư cách là phương-tiện giao-thông.
[20] Xin tham khảo chú thích 19.
[21] Xin tham khảo chú thích 2.
[22] Xin tham khảo chú thích 2.
[23] Ngạn ngữ xưa nói” “Một tấc thời gian một tấc vàng, tấc vàng khó mua tấc thời gian”. Là ý nói thời-gian trân-quý vô cùng, không phải dùng tiền bạc liền có thể mua được.
[24] “Quan” (“冠”) là mũ. Thời xưa, trên đầu nam-tử đều đội mũ, biểu thị người này đã tưởng thành.
[25] Quần áo thời xưa dùng khóa thắt lưng (y câu) , cần thắt lại.
[26] “Bái” (“拜”) là lễ kính. Thời xưa, các loại lễ tiết như cúi người, chắp tay, quỳ xuống, rập đầu xuống đất đều gọi là « Bái ».
[27] Chẳng hạn như không được rung đùi hay nhịp chân…
[28] Thời cổ, “Màn treo” (Liêm “簾”) chỉ dùng cây trúc cắt mảnh đan thành, treo trong nhà có thể che gian phòng nhỏ.
[29] Tuy là vật-chứa trống-không, vô ích cũng phải quý trọng nó. Đối với hết thảy tất cả chúng sanh đều phải biết yêu tiếc.
[30] Người quân-tử tuyệt sẽ không vì trong phòng có người hoặc không có người mà biến đổi hành vi, cử chỉ và thái độ của mình.
[31] Giữ cho tâm-địa thanh-tịnh, khỏi bị ô nhiễm bởi những thứ tà-vạy, thị phi.
[32] Vọng ngữ: nói dối; nói bậy; nói dóc; nói năng xằng bậy.
[33] Tập khí: tật; thói; tập tục xấu.
[34] Cải chánh: sửa đổi lỗi lầm, quay về nẻo chánh đường lành.
[35] Hủy báng: phỉ báng; nói xấu; gièm pha.
[36] Hữu-lễ: Có lễ nghi, tiết độ.
[37] Kiến giải; cách nhìn; quan niệm; nhận xét.
[38] Y giáo phụng hành: y theo những lời giáo huấn của thánh-hiền vâng theo làm.
[39] Dụng công: nỗ lực học tập; chăm chỉ học tập.
[40] Cổ nhân nói: “Đọc sách ngàn lần, nghĩa tự thấy”. Là ý nói, đọc sách như có chỗ không rõ. Nên đọc nhiều lần, đọc nhiều lần rồi thì tự nhiên sẽ hiểu ý tứ của nó.
[41] “Bút” (笔), chỉ người xưa viết chữ dùng bút-lông.
[42] “Nghiên” (“硯”) là nghiên-mực, văn-cụ dùng để mài mực, đa số đều làm bằng đá.
[43] “Mực” (“墨”) là chỉ thỏi-mực. Châm nước trên nghiên-mực, mài thành mực nước. Dùng để viết chữ bằng bút lông.
[44] Pháp điển, chương chế và các loại thư tịch.
[45] “Quyển” (卷)là chỉ thẻ-tre, phát minh trước khi có giấy. Cổ nhân lấy cây-trúc vót thành mảnh, dùng dao nhọn khắc chữ ở trên hoặc dùng sơn viết chữ.
ĐỆ TỬ QUY
Con đường đạt đến hạnh phúc nhân sinh
TỔNG TỰ | |
(1) | ĐỆ TỬ QUY. THÁNH NHÂN HUẤN. THỦ HIẾU ĐỄ. THỨ CẨN TÍN. |
PHIẾM ÁI CHÚNG, NHI THÂN NHÂN. HỮU DƯ LỰC, TẮC HỌC VĂN. | |
NHẬP TẮC HIẾU | |
(2) | PHỤ MẪU HÔ, ỨNG VẬT HOÃN. PHỤ MẪU MỆNH, HÀNH VẬT LÃN. |
PHỤ MẪU GIÁO, TU KÍNH THÍNH. PHỤ MẪU TRÁCH, TU THUẬN THỪA. | |
(3) | ĐÔNG TẮC ÔN, HẠ TẮC SẢNH. THẦN TẮC TỈNH, HÔN TẮC ĐỊNH. |
XUẤT TẤT CÁO, PHẢN TẤT DIỆN. CƯ HỮU THƯỜNG, NGHIỆP VÔ BIẾN. | |
(4) | SỰ TUY TIỂU, VẬT THIỆN VI. CẨU THIỆN VI, TỬ ĐẠO KHUY. |
VẬT TUY TIỂU, VẬT TƯ TÀNG. CẨU TƯ TÀNG, THÂN TÂM THƯƠNG. | |
(5) | THÂN SỞ HIẾU, LỰC VI CỤ. THÂN SỞ Ố, CẨN VI KHỨ. |
THÂN HỮU THƯƠNG, DI THÂN ƯU. ĐỨC HỮU THƯƠNG, DI THÂN TU. | |
THÂN ÁI NGÃ, HIẾU HÀ NAN. THÂN TĂNG NGÃ, HIẾU PHƯƠNG HIỀN. | |
(6) | THÂN HỮU QUÁ, GIÁN SỬ CANH. DI NGÔ SẮC, NHU NGÔ THANH. |
GIÁN BẤT NHẬP, DUYỆT PHỤC GIÁN. HIỆU KHẤP TÙY, THÁT VÔ OÁN. | |
(7) | THÂN HỮU TẬT, DƯỢC TIÊN THƯỜNG. TRÚ DẠ THỊ, BẤT LY SÀNG. |
TÁNG TAM NIÊN, THƯỜNG BI YẾT. CƯ XỨ BIẾN, TỬU NHỤC TUYỆT. | |
TÁNG TẬN LỄ, TẾ TẬN THÀNH. SỰ TỬ GIẢ, NHƯ SỰ SANH. | |
XUẤT TẮC ĐỄ | |
(8) | HUYNH ĐẠO HỮU, ĐỆ ĐẠO CUNG. HUYNH ĐỆ MỤC, HIẾU TẠI TRUNG. |
TÀI VẬT KHINH, OÁN HÀ SANH. NGÔN NGỮ NHẪN, PHẪN TỰ MẪN. | |
(9) | HOẶC ẨM THỰC, HOẶC TỌA TẨU. TRƯỞNG GIẢ TIÊN, ẤU GIẢ HẬU. |
TRƯỞNG HÔ NHÂN, TỨC ĐẠI KHIẾU. NHÂN BẤT TẠI, KỶ TỨC ĐÁO. | |
(10) | XƯNG TÔN TRƯỞNG, VẬT HÔ DANH. ĐỐI TÔN TRƯỞNG, VẬT KIẾN NĂNG. |
LỘ NGỘ TRƯỞNG, TẬT XU ẤP. TRƯỞNG VÔ NGÔN, THOÁI CUNG LẬP. | |
KỲ HẠ MÃ, THỪA HẠ XA. QUÁ DO ĐÃI, BÁ BỘ DƯ. | |
(11) | TRƯỞNG GIẢ LẬP, ẤU VẬT TỌA. TRƯỞNG GIẢ TỌA, MỆNH NÃI TỌA. |
TÔN TRƯỞNG TIỀN, THANH YẾU ĐÊ. ĐÊ BẤT VĂN, KHƯỚC PHI NGHI. | |
TIẾN TẤT XU, THOÁI TẤT TRÌ. VẤN KHỞI ĐỐI, THỊ VẬT DI. | |
(12) | SỰ CHƯ PHỤ, NHƯ SỰ PHỤ. SỰ CHƯ HUYNH, NHƯ SỰ HUYNH. |
CẨN | |
(13) | TRIỀU KHỞI TẢO, DẠ MIÊN TRÌ. LÃO DỊ CHÍ, TÍCH THỬ THỜI. |
THẦN TẤT QUÁN, KIÊM THẤU KHẨU. TIỆN NỊCH HỒI, TRIẾP TỊNH THỦ. | |
(14) | QUÁN TẤT CHÁNH, NỮU TẤT KẾT. MIỆT DỮ LÝ, CÂU KHẨN THIẾT. |
TRÍ QUÁN PHỤC, HỮU ĐỊNH VỊ. VẬT LOẠN ĐỐN, TRÍ Ô UẾ. | |
(15) | Y QUÝ KHIẾT, BẤT QUÝ HOA. THƯỢNG TUẦN PHẦN, HẠ XƯNG GIA. |
ĐỐI ẨM THỰC, VẬT GIẢN TRẠCH. THỰC THÍCH KHẢ, VẬT QUÁ TẮC. | |
NIÊN PHƯƠNG THIẾU, VẬT ẨM TỬU. ẨM TỬU TÚY, TỐI VI XÚ. | |
(16) | BỘ TÙNG DUNG, LẬP ĐOAN CHÁNH. ẤP THÂM VIÊN, BÁI CUNG KÍNH. |
VẬT TIỄN VỰC, VẬT BẢ Ỷ. VẬT KY CỨ, VẬT DIÊU BỆ. | |
(17) | HOÃN YẾT LIÊM, VẬT HỮU THANH. KHOAN CHUYỂN LOAN, VẬT XÚC LĂNG. |
CHẤP HƯ KHÍ, NHƯ CHẤP DOANH. NHẬP HƯ THẤT, NHƯ HỮU NHÂN. | |
SỰ VẬT MANG, MANG ĐA THÁC. VẬT ÚY NAN, VẬT KHINH LƯỢC. | |
ĐẤU NÁO TRƯỜNG, TUYỆT VẬT CẬN. TA PHÍCH SỰ, TUYỆT VẬT VẤN. | |
(18) | TƯƠNG NHẬP MÔN, VẤN THỤC TỒN. TƯƠNG THƯỢNG ĐƯỜNG, THANH TẤT DƯƠNG. |
NHÂN VẤN THÙY, ĐỐI DĨ DANH. NGÔ DỮ NGÃ, BẤT PHÂN MINH. | |
DỤNG NHÂN VẬT, TU MINH CẦU. THẢNG BẤT VẤN, TỨC VI THÂU. | |
TÁ NHÂN VẬT, CẬP THỜI HOÀN. HẬU HỮU CẤP, TÁ BẤT NAN. | |
TÍN | |
(19) | PHÀM XUẤT NGÔN, TIN VI TIÊN. TRÁ DỮ VỌNG, HỀ KHẢ YÊN. |
THOẠI THUYẾT ĐA, BẤT NHƯ THIỂU. DUY KỲ THỊ, VẬT NỊNH XẢO. | |
GIAN XẢO NGỮ, UẾ Ô TỪ. THỊ TỈNH KHI, THIẾT GIỚI CHI. | |
(20) | KIẾN VỊ CHÂN, VẬT KHINH NGÔN. TRI VỊ ĐÍCH, VẬT KHINH TRUYỀN. |
SỰ PHI NGHI, VẬT KHINH NẶC. CẨU KHINH NẶC, TIẾN THOÁI THÁC. | |
PHÀM ĐẠO TỰ, TRỌNG THẢ THƯ. VẬT CẤP TẬT, VẬT MƠ HỒ. | |
BỈ THUYẾT TRƯỜNG, THỬ THUYẾT ĐOẢN. BẤT QUAN KỶ, MẠC NHÀN QUẢN. | |
(21) | KIẾN NHÂN THIỆN, TỨC TƯ TỀ. TUNG KHỨ VIỄN, DĨ TIỆM TẾ. |
KIẾN NHÂN ÁC, TỨC NỘI TỈNH. HỮU TẮC CẢI, VÔ GIA CẢNH. | |
(22) | DUY DỨC HỌC, DUY TÀI NGHỆ. BẤT NHƯ NHÂN, ĐƯƠNG TỰ LỆ. |
NHƯỢC Y PHỤC, NHƯỢC ẨM THỰC. BẤT NHƯ NHÂN, VẬT SANH THÍCH. | |
(23) | VĂN QUÁ NỘ, VĂN DỰ LẠC. TỔN HỮU LAI, ÍCH HỮU KHƯỚC. |
VĂN DỰ KHỦNG, VĂN QUÁ HÂN. TRỰC LƯƠNG SĨ, TIỆM TƯƠNG CẬN. | |
(24) | VÔ TÂM PHI, DANH VI THÁC. HỮU TÂM PHI, DANH VI ÁC. |
QUÁ NANG CẢI, QUY Ư VÔ. THẢNG YỂM SỨC, TĂNG NHẤT CÔ. | |
PHIẾM ÁI CHÚNG | |
(25) | PHÀM THỊ NHÂN, GIAI TU ÁI. THIÊN ĐỒNG PHÚC, ĐỊA ĐỒNG TẢI. |
(26) | HẠNH CAO GIẢ, DANH TỰ CAO. NHÂN SỞ TRỌNG, PHI MẠO CAO. |
TÀI DẠI GIẢ, VỌNG TỰ DẠI. NHÂN SỞ PHỤC, PHI NGÔN DẠI. | |
(27) | KỶ HỮU NĂNG, VẬT TỰ TƯ. NHÂN HỮU NĂNG, VẬT KHINH TI. |
VẬT SIỂM PHU, VẬT KIEU BẦN. VẬT YỂM CỐ, VẬT HỶ TÂN. | |
NHÂN BẤT NHÀN, VẬT SỰ GIẢO. NHÂN BẤT AN, VẬT THOẠI NHIỄU. | |
(28) | NHÂN HỮU ĐOẢN, THIẾT MẠC YẾT. NHÂN HỮU TƯ, THIẾT MẠC THUYẾT. |
ĐẠO NHÂN THIỆN, TỨC THỊ THIỆN. NHÂN TRI CHI, DŨ TƯ MIỄN. | |
DƯƠNG NHÂN ÁC, TỨC THỊ ÁC. TẬT CHI THẬM, HỌA THẢ TÁC. | |
THIỆN TƯƠNG KHUYẾN, ĐỨC GIAI KIẾN. QUÁ BẤT QUY, ĐẠO LƯỠNG KHUY. | |
(29) | PHÀM THỦ DƯ, QUÝ PHÂN HIỂU. DƯ NGHI ĐA, THỦ NGHI THIỂU. |
TƯƠNG GIA NHÂN, TIÊN VẤN KỶ. KỶ BẤT DỤC,TỨC TỐC DĨ. | |
ÂN DỤC BÁO, OÁN DỤC VONG. BÁO OÁN ĐOẢN, BÁO ÂN TRƯỜNG. | |
(30) | ĐÃI TÌ BỘC, THÂN QUÝ ĐOAN. TUY QUÝ ĐOAN, TỪ NHƯ KHOAN. |
THẾ PHỤC NHÂN,TÂM BẤT NHIÊN. LÝ PHỤC NHÂN, PHƯƠNG VÔ NGÔN. | |
THÂN NHÂN | |
(31) | ĐỒNG THỊ NHÂN, LOẠI BẤT TỀ. LƯU TỤC CHÚNG, NHÂN GIẢ HI. |
QUẢ NHÂN GIẢ, NHÂN ĐA ÚY. NGÔN BẤT HÚY, SẮC BẤT MỊ. | |
NĂNG THÂN NHÂN, VÔ HẠN HẢO. ĐỨC NHẬT TIẾN, QUÁ NHẬT THIỂU. | |
BẤT THÂN NHÂN, VÔ HẠN HẠI. TIỂU NHÂN TIẾN, BÁ SỰ HOẠI. | |
DƯ LỰC HỌC VĂN | |
(32) | BẤT LỰC HÀNH, ĐẢN HỌC VĂN. TRƯỞNG PHÙ HOA, THÀNH HÀ NHÂN. |
ĐẢN LỰC HÀNH, BẤT HỌC VĂN. NHÂM KỶ KIẾN, MUỘI LÝ CHÂN. | |
(33) | ĐỌC THƯ PHÁP, HỮU TAM ĐÁO. TÂM NHÃN KHẨU, TÍN GIAI YẾU. |
PHƯƠNG ĐỌC THỬ, VẬT MỘ BỈ. THỬ VỊ CHUNG, BỈ VẬT KHỞI. | |
KHOAN VI HẠN, KHẨN DỤNG CÔNG. CÔNG PHU ĐÁO, TRỆ TẮC THÔNG. | |
TÂM HỮU NGHI, TÙY TRÁT KÝ. TỰU NHÂN VẤN, CẦU XÁC NGHĨA. | |
(34) | PHÒNG THẤT THANH, TƯỜNG BÍCH TỊNH. CƠ ÁN KHIẾT, BÚT NGHIỄN CHÁNH. |
MẶC MA BIẾN, TÂM BẤT ĐOAN. TỰ BẤT KÍNH, TÂM TIÊN BỊNH. | |
LIỆT ĐIỂN TỊCH, HỮU ĐỊNH XỨ. ĐỌC KHÁN TẤT, HOÀN NGUYÊN XỨ. | |
TUY HỮU CẤP, QUYỂN THÚC TỀ. HỮU KHUYẾT HOẠI, TỰU BỔ CHI. | |
PHI THÁNH THƯ, BÍNH VẬT THỊ. TẾ THÔNG MINH, HOẠI TÂM CHÍ. | |
VẬT TỰ BẠO, VẬT TỰ KHÍ. THÁNH DỮ HIỀN, KHẢ TUẦN TRÍ. |
弟子規全文
總敘
弟子規 聖人訓 首孝弟 次謹信
汎愛眾 而親仁 有餘力 則學文
入則孝
父母呼 應勿緩 父母命 行勿懶
父母教 須敬聽 父母責 須順承
冬則溫 夏則凊 晨則省 昏則定
出必告 反必面 居有常 業無變
事雖小 勿擅為 苟擅為 子道虧
物雖小 勿私藏 苟私藏 親心傷
親所好 力為具 親所惡 謹為去
身有傷 貽親憂 德有傷 貽親羞
親愛我 孝何難 親憎我 孝方賢
親有過 諫使更 怡吾色 柔吾聲
諫不入 悅復諫 號泣隨 撻無怨
親有疾 藥先嘗 晝夜侍 不離床
喪三年 常悲咽 居處變 酒肉絕
喪盡禮 祭盡誠 事死者 如事生
出則弟
兄道友 弟道恭 兄弟睦 孝在中
財物輕 怨何生 言語忍 忿自泯
或飲食 或坐走 長者先 幼者後
長呼人 即代叫 人不在 己即到
稱尊長 勿呼名 對尊長 勿見能
路遇長 疾趨揖 長無言 退恭立
騎下馬 乘下車 過猶待 百步餘
長者立 幼勿坐 長者坐 命乃坐
尊長前 聲要低 低不聞 卻非宜
進必趨 退必遲 問起對 視勿移
事諸父 如事父 事諸兄 如事兄
謹
朝起早 夜眠遲 老易至 惜此時
晨必盥 兼漱口 便溺回 輒淨手
冠必正 紐必結 襪與履 俱緊切
置冠服 有定位 勿亂頓 致污穢
衣貴潔 不貴華 上循分 下稱家
對飲食 勿揀擇 食適可 勿過則
年方少 勿飲酒 飲酒醉 最為醜
步從容 立端正 揖深圓 拜恭敬
勿踐閾 勿跛倚 勿箕踞 勿搖髀
緩揭簾 勿有聲 寬轉彎 勿觸棱
執虛器 如執盈 入虛室 如有人
事勿忙 忙多錯 勿畏難 勿輕略
鬥鬧場 絕勿近 邪僻事 絕勿問
將入門 問孰存 將上堂 聲必揚
人問誰 對以名 吾與我 不分明
用人物 須明求 倘不問 即為偷
借人物 及時還 後有急 借不難
信
凡出言 信為先 詐與妄 奚可焉
話說多 不如少 惟其是 勿佞巧
奸巧語 穢污詞 市井氣 切戒之
見未真 勿輕言 知未的 勿輕傳
事非宜 勿輕諾 苟輕諾 進退錯
凡道字 重且舒 勿急疾 勿模糊
彼說長 此說短 不關己 莫閒管
見人善 即思齊 縱去遠 以漸躋
見人惡 即內省 有則改 無加警
唯德學 唯才藝 不如人 當自礪
若衣服 若飲食 不如人 勿生慼
聞過怒 聞譽樂 損友來 益友卻
聞譽恐 聞過欣 直諒士 漸相親
無心非 名為錯 有心非 名為惡
過能改 歸於無 倘揜飾 增一辜
汎愛眾
凡是人 皆須愛 天同覆 地同載
行高者 名自高 人所重 非貌高
才大者 望自大 人所服 非言大
己有能 勿自私 人所能 勿輕訾
勿諂富 勿驕貧 勿厭故 勿喜新
人不閒 勿事攪 人不安 勿話擾
人有短 切莫揭 人有私 切莫說
道人善 即是善 人知之 愈思勉
揚人惡 即是惡 疾之甚 禍且作
善相勸 德皆建 過不規 道兩虧
凡取與 貴分曉 與宜多 取宜少
將加人 先問己 己不欲 即速已
恩欲報 怨欲忘 報怨短 報恩長
待婢僕 身貴端 雖貴端 慈而寬
勢服人 心不然 理服人 方無言
親仁
同是人 類不齊 流俗眾 仁者希
果仁者 人多畏 言不諱 色不媚
能親仁 無限好 德日進 過日少
不親仁 無限害 小人進 百事壞
餘力學文
不力行 但學文 長浮華 成何人
但力行 不學文 任己見 昧理真
讀書法 有三到 心眼口 信皆要
方讀此 勿慕彼 此未終 彼勿起
寬為限 緊用功 工夫到 滯塞通
心有疑 隨札記 就人問 求確義
房室清 牆壁淨 几案潔 筆硯正
墨磨偏 心不端 字不敬 心先病
列典籍 有定處 讀看畢 還原處
雖有急 卷束齊 有缺壞 就補之
非聖書 屏勿視 蔽聰明 壞心志
勿自暴 勿自棄 聖與賢 可馴致
Discussion about this post