Anh-Quốc cũng như các nước Tây-phương khác, chưa biết nhiều về Phật giáo, mãi đến thế kỷ thứ 19, dân tộc bản xứ mới có dịp tiếp xúc với nền văn minh Đôn- phương qua các sách dịch kinh điển sang tiếng Anh và Pháp.
Ảnh hưởng mạnh nhất là Thiền-sư D.T. Suzuki (người Nhật-Bản ở vào tiền bán thế kỷ thứ 19), đã viết những tác phẩm về Phật giáo như “Essays in Zen Buddhism”, “Zen”, và một trường Theravada do giáo sư Rhys Davids thành lập vào năm 1927.
Đầu tiên ánh sáng đạo Phật truyền vào Tây-phương như là một trong 5 tôn giáo lớn của thế giới (Phật giáo, Thiên-chúa-giáo, Tin-lành, Bà-la-môn và Hồi-giáo hay đạo Islam). Tuy nhiên, cho tới giữa thế kỷ thứ 18, hai tôn giáo Lão và Khổng vẫn được xem như là những tôn giáo lớn, rồi dần dần bị mất hết ảnh hưởng. Mãi tới nay đạo Lão và đạo Khổng không còn đóng một vai trò gì đáng kể trong sinh hoạt tinh thần nữa.
Năm 1907-1908, nhiều học giả người Anh theo nghiên cứu kinh điển Đại-thừa. Đặc biệt năm 1902, ông Robe thành lập hội Phật giáo lần đầu tiên tại xứ nầy.
Năm 1905, ông R.J. Jackson là một Phật tử đã vận động và lập trường Theravada để truyền bá giáo lý Phật-Đà cho dân tộc bản xứ.
Năm 1924, các hội Phật giáo như “The Original Buddhist Society of Great Britain và Ireland” được thành lập. Tại London có hàng ngàn người biết qua tư tưởng Phật giáo bằng các sách và chính họ cũng thực hành Phật giáo như là Phật tử.
Năm 1926, A.C. March thành lập hội Phật giáo “Buddhism in England”. Hội đã cho xuất bản cuốn sách “What is Buddhism ?” vào năm 1928. Theo thư tịch, hiện tại nước Anh có trên 3000 tác phẩm viết về Phật giáo, nhất là Phật giáo phái Thiền.
Trong tương lai, Phật giáo nước Anh sẽ ra sao ? Việc nầy còn tùy thuộc vào thái độ và thiện chí của tất cả những Phật tử không những người Anh mà nhất là người Việt-Nam hiện có mặt tại Anh quốc trong vòng 10 năm nay.
Discussion about this post