Là cờ Phật giáo thế giới là biểu tượng cho linh hồn của Phật giáo qua sự hiện hữu của đạo Phật trong cuộc đời nầy.
Một điều mới lạ là cờ Phật giáo mới xuất hiện sau đệ nhị thế chiến, mặc dầu đạo Phật đã có một lịch sử lâu dài trên 2500 năm ! Người có sáng kiến phát họa lá cờ Phật giáo là một nhà quân sự Hoa-Kỳ, ông Henry Steel Olcoltt (1832-1907). Là một học giả Phật giáo uyên thâm và là một ký giả tài ba, ông từng phục vụ với chức vụ Đại-Tá trong quân lực Hoa-Kỳ. Là người đắc lực trong việc chấn hưng Phật giáo tại Tích-Lan. Ông là tác giả lá cờ Phật giáo thế giới có một giá trị lịch sử, vì thế trong kỳ đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Sri Lanka, Colombo, vào năm 1950, được Thượng-Tọa tiến-sĩ Hikkduwe Susmangala Thera, Giám-đốc Viện Đại-học Phật giáo Tích-Lan chuẩn nhận,
Năm mầu cờ tượng trưng cho 5 sắc hào quang của đức Phật hay 5 căn như : Xanh đậm (Tín), vàng (Huệ), trắng (Niệm), đỏ (Định), hồng (Tấn), và một mầu tổng hợp bằng 1/5 của lá cờ. Ngoài ý nghĩa tinh thần ra lá cờ Phật giáo còn tiêu biểu cho màu da, chủng tộc và tượng trưng cho năm Châu nối liền nhau không cách ngăn ranh giới.
Phật giáo Việt-Nam cũng như các nước Phật giáo thế giới ngày nay đều dùng thống nhứt lá cờ Phật giáo 5 sắc và một màu tổng hợp nầy. Lần đầu tiên tại kỳ đại hội Phật giáo Việt-Nam tại Hà-Nội (1951), lá cờ Phật giáo thế giới tung bay trước đại hội, qua bài Phật kỳ “Phật giáo Việt-Nam Thống Nhất Bắc Nam Trung từ nay …” do nhạc sĩ Lê-Cao-Phan sáng tác, đã đem lại cho người Phật tử niềm phấn khởi, tin tưởng nơi các đại biểu Phật giáo toàn quốc.
Lá cờ Phật giáo thế giới được dương cao lên ở bất cứ nơi nào, chứng tỏ rằng ở đó chánh pháp được phát huy và con người thắm nhuần trong giáo lý giải thoát, giác ngộ của đạo Phật vậy.
Discussion about this post