“Bộ sách này gọi là Quần Thư Trị Yếu, đọc bộ sách này đồng nghĩa với đem tất cả cổ tịch của Trung Quốc, có liên quan đến tu thân tề gia trị quốc, toàn bộ đều đọc được. Bộ sách này đối với thời thịnh thế nhà Đường cống hiến vô cùng lớn lao”
Đường Thái Tông phước báo lớn bao nhiêu! Phước báo đó là gì? Phước báo đó là trong quá khứ tu được, làm đến đế vương. Chúng ta biết ít nhất phải mười đời tu phước, mới có phước báo lớn như vậy. Không có phước báo tích lũy trong mười đời, ông ta làm không được, không thể đạt đến địa vị này. Vì ông ta còn trẻ mà làm hoàng đế nên ông ta biết, trị lý một quốc gia cần có trí tuệ, phải có phương pháp, phải có kinh nghiệm. Những thứ này ông ta đều thiếu nhưng ông rất thông minh, ông nghĩ đến điều gì? Phải học tập cổ nhân. Vào thời đại của ông, cổ tịch của Trung Quốc là từ Tam Hoàng Ngũ Đế cho đến thời đại nhà Tùy, lưu lại những sách tịch này có hơn một vạn loại. Có thể thấy nền văn hóa xưa rất phong phú. Ông hạ lệnh cho Ngụy Trừng thành lập một tổ, thay ông sưu tầm trong thời cổ đại, từ Tam Hoàng Ngũ Đế đến nay, trong hơn hai ngàn năm có liên quan đến tu thân tề gia trị quốc, những văn tự này ông ta đều cần, từ trong cổ tịch này đem nó sao chép lại, sau ba năm thì hoàn thành. Từ hơn một vạn bộ sách chọn ra hơn 1000 bộ, sau đó từ trong hơn 1000 bộ này lại tuyển chọn, lựa chọn tỷ mỹ ra 65 loại. Những gì Đường Thái Tông cần trong 65 loại sách này đều đem chép ra. Bộ sách này gọi là Quần Thư Trị Yếu, đọc bộ sách này đồng nghĩa với đem tất cả cổ tịch của Trung Quốc, có liên quan đến tu thân tề gia trị quốc, toàn bộ đều đọc được. Bộ sách này đối với thời thịnh thế nhà Đường cống hiến vô cùng lớn lao, nhưng bộ sách này sau khi nhà Đường mất nước thì đã thất truyền.
Thời nhà Đường không có kỷ thuật in ấn, kỷ thuật in ấn chưa phát minh, đều dùng tay viết thành sách. Tay viết sách chúng ta biết số lượng rất ít, không nhiều. Bộ sách đó đi về đâu? Thất lạc đến Nhật Bản, ở Trung Quốc tìm không ra. Cho đến khi hoàng đế Gia Khánh lên ngôi, Nhật Bản tặng vài lễ vật cho hoàng đế Gia Khánh, trong lễ vật có bộ sách này, người Trung Quốc mới thấy lại nó. Ở giữa một ngàn năm không thấy được, từ Nhật Bản lại truyền về lại. Truyền về lại, tôi thấy trên bài tựa có viết không quá mười bộ nên ở Trung Quốc vô cùng hy hữu, rất ít người có thể thấy được. Tôi biết có bộ sách như vậy, cũng chưa từng thấy, nhưng tôi biết có bộ sách này. Ở nhà sách thế giới tôi thấy có cuốn sách nhỏ gọi là Chư Tử Trị Yếu, tôi đã xem bộ sách này. Bộ sách này từ đâu đến? Là một phần sau của Quần Thư Trị Yếu, vì thế tôi biết có bộ sách này. Tôi đã tìm rất lâu, những nhà sách của Đài Loan đều không biết. Khi giảng kinh đôi lúc nhắc đến có bộ kinh này, có một vài thính chúng rất nhiệt tâm, đã thay tôi tìm hai bộ sách này gởi đến, là vật rất cổ xưa. Tôi xem trang bản quyền ở sau, đầu năm dân quốc. Tuổi tác của nó cũng gần như tôi, 90 năm về trước, do nhà sách thương vụ in, nhưng hiện nay nhà sách đó họ không biết bộ sách này.
Tôi cầm được bộ sách này, cảm thấy đây là cảm ứng. Đức của Tổ tông và Tam bảo chiêu cảm. Tôi cầm được bộ này, bộ sách này chắc chưa ai thấy qua. Vì sách còn mới nhưng giấy rất cũ đều ngã sang màu vàng. Chưa ai xem qua, không có dấu lật sách. Tôi giao cho nhà sách thế giới Đài Loan in mười ngàn bộ. Nó vốn chữ rất nhỏ, nên phải phóng lớn chữ ra, đã in mười ngàn bộ. Hiện nay bộ sách này, tôi đã tìm một số thầy giáo, như thầy Thái [Lễ Húc] số người này. Phân ra đem nó chú âm, chú giải, phiên dịch thành văn bạch thoại, lại phiên dịch thành ngoại ngữ, có thể giúp toàn thế giới. Đây là cống hiến của Đường Thái Tông đối với người hiện đại, có một bộ sách như vậy. Bộ sách này, tôi lần này đến hình như cũng có đem theo vài bộ. Bản này là bản của Nhật Bản, chúng tôi y theo nguyên bản để in ấn.
Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Discussion about this post