Ngày nay lòng người xốc nổi, không sâu sắc, hoài nghi, lo nghĩ. Nhất là trong hiện tại, thiên tai ngày càng nhiều, còn sợ hãi. Bởi thế tạo nên hình thức bên ngoài xốc nổi, vọng động, rắc rối của xốc nổi rất lớn, tại sao? Không những chướng ngại Phật pháp, thiện pháp thế gian cũng bị chướng ngại.
Thầy giáo dạy học sinh, loại học sinh nào có thể dạy được? Ngày trước thầy Lí nói với chúng tôi, đây là những điều được dạy trên lớp. Tiếp thu được một phần sẽ dạy cho nó một phần, tiếp nhận được hai phần sẽ dạy cho nó hai phần, tiếp thu mười phần sẽ dạy cho nó mười phần. Nếu có khả năng tiếp thu mười phần, mà chỉ dạy họ chín phần, ta không xứng với những học sinh đó. Khả năng của họ chỉ tiếp thu một phần, ta dạy nó hai phần là đã quá thừa, tại sao? Nó không hấp thu được phần kia.
Người thầy có nhìn thấy chăng? Người thầy có năng lực sẽ thấy được, nhìn từ phương diện nào? Xem từ sự thành kính. Ấn Tổ nói rất hay. Họ có bao nhiêu tâm thành kính, nghĩa là chân thành cung kính, họ sẽ nhận được bấy nhiêu lợi ích. Nếu như không chân thành cung kính, thì chỉ dự thính thôi. Họ thành tựu hay không, học được bao nhiêu, không cần tính toán, họ là người dự thính. Thực sự có tâm thành kính, người thầy thực sự quan tâm, không quan tâm sẽ không xứng với người đó, người thầy hoan hỉ!
Bởi vì mỗi người thầy, đều hi vọng pháp của mình có người tiếp nhận, truyền thừa đời nầy sang đời khác. Như thế mới có ý nghĩa, có giá trị, đời này mới không sống uổng phí. Nếu không có người kế thừa, gián đoạn, quý vị nghĩ còn ý nghĩa gì chăng? Bởi thế những đại đức xưa nay, nếu đời này không gặp được truyền nhân, đấy là có thể gặp không thể cầu, sẽ thế nào nếu không gặp? Viết sách, lưu lại những kiến thức của mình, mong người đời sau khi đọc được sẽ thừa kế họ, làm đệ tử riêng, chỉ có cách đó.
Trong thời đại ngày nay, chúng ta cũng rất khích lệ mọi người, làm đệ tử riêng các bậc cổ đức. Ví dụ gần đây nhất, khi giảng kinh chúng ta đã nhắc đến Quần Thư Trị Yếu, bây giờ đã được in. Nội dung tác phẩm Quần Thư Trị Yếu, có sáu mươi lăm loại sách cổ, 65 loại. Chúng ta khích lệ mọi người, học sinh trẻ tuổi, mỗi người học một loại, học tất cả, quá khó! Nhiều quá, rối rắm, học một thứ, trong mỗi thứ là những tinh hoa của một bộ điển tịch được chắt lọc ra. Bởi thế số lượng không lớn, cần phải có tâm nhẫn nại.
Quý vị học bộ này, thí dụ học Kinh Dịch, những gì trích lục trong Kinh Dịch cũng rất đơn giản. Quý vị bắt đầu từ đó, sau khi bắt đầu quý vị sẽ có hứng thú, có thể nghiên cứu toàn bộ Kinh Dịch. Cả đời chỉ xoay quanh một môn, mười năm sau bạn là chuyên gia Dịch học, đại sư Dịch học, đã thành công. Người học Kinh Thư, chuyên nghiên cứu Kinh Thư, nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu.
Trung Quốc cần có sáu mươi lăm hạng người như thế, nhân tài hạng nhất xuất hiện, quốc gia này sẽ ổn định, Hán học sẽ được phục hưng trở lại. Quần Thư Trị Yếu là dẫn dắt, khiến quý vị đối với những điều này có hứng thú, có tâm ưa thích những thứ này, như vậy sẽ thành công. Những thanh niên hai ba mươi tuổi, nếu có thời gian, có năng lực, quý vị có thể đầu tư. Thành tựu này là thành tựu thực chất, là thành tựu vĩ đại, là tiếp nối Đạo học cổ thánh tiên hiền.
Một người có thể học nhiều thứ, thì không thể tin cậy. Học độ năm loại trở lên, những thứ ta học là tri thức, tại sao? Bạn không thể thâm nhập, nhất định phải chuyên, nghĩa là một môn, thâm nhập một môn, trường thời huân tu là được.
Ngày trước tôi có một người bạn Thiên chúa giáo, đã mất, ông ta tốt nghiệp Trung học. Suốt đời nghiên cứu một loại, đó là Tống sử, nghĩa là lịch sử triều Tống, cả đời nghiên cúu một môn, ông trở thành chuyên gia Tống sử. Nói đến lịch sử nhà Tống, có lẽ ông là người đứng đầu thời nay. Điển chương, chế độ Văn Võ nhà Tống, ông nói như thuộc lòng, ông là tín đồ Thiên chúa giáo. Bởi thế, nhất môn ta sẽ thành tựu, sẽ đạt những thành tựu xuất sắc, công phu bạn rất thâm hậu. Trong Đại học, những chuyên gia chuyên môn học lịch sử không thể sánh với bạn.
Chúng ta suốt đời dốc hết tâm lực vào một vấn đề, rất dễ, chia lẻ mới khó. Học kinh giáo cũng thế, mới xem, kinh giáo rất nhiều, nên nhất định phải dung hội quan thông, khi thực sự xuyên suốt, cuối cùng vẫn quay về một nơi.
Chúng ta xem đại đức tổ sư từ xưa đến nay, cuối đời đều quay về Tịnh độ, đều niệm Phật vãng sinh. Đại đức Tông môn, đại đức Giáo môn, đại đức học Thiền, đại đức học Mật, đại đức học Giới luật, cuối cùng đều quay về Tịnh độ, tại sao? Quán thông viên dung. Vẫn còn tập khí vọng hoặc, đoạn tập khí khó hơn, nhưng không thể không đoạn tập khí. Không đoạn tập khí, rất dễ bị ngoại cảnh tác động, sẽ nảy sinh vấn đề, phân biệt chấp trước lại khởi lên.
Bởi thế tốt nhất là nên ở trong môi trường thanh tịnh, mắt không thấy, tai không nghe, tập khí sẽ bị chế phục. Dùng câu A Di Đà Phật, chế phục tập khí. “Đoạn vĩnh viễn không còn sinh khởi”, lúc thực sự chế phục được, chư vị nên hiểu, thực sự chế phục, nhưng vẫn chưa đoạn. Một làn gió cảnh giới nhẹ, không ăn thua, ta có thể khắc chế được. Khi sóng to gió lớn, không thể khắc phục nỗi, tập khí khởi hiện hành, lại khởi tác dụng, đấy là việc rất đáng sợ.
Discussion about this post