Khổng tử được người đời sau xưng là thánh nhân, ông thánh chỗ nào? Chúng ta biết được chăng? Thánh của ông chính là ở đây nói nhất niệm. Chính ông nói, suốt đời ông: “tín nhi háo cổ”, quý vị xem câu nói của ông, phải chăng là ý này? Suốt đời bản thân không sáng tạo, không phát minh: “Thuật nhi bất tác, tín nhi háo cổ”. Ông có tâm thành kính đối với cổ thánh tiên hiền.
Tổ sư Ấn Quang nói: “Một phần thánh kính được một phần lợi ích”. Khổng tử đối với thánh hiền, có niềm tin viên mãn, nên ông đạt được lợi ích viên mãn. Chắc có người hỏi, vì sao tín tâm lại quan trọng đến thế? Điều này cần phải biết, những giáo huấn mà cổ thánh tiên hiền lưu lại, từ đâu đến? Không phải ông sáng tạo, không phải ông phát minh. Phu tử nói đều là thật, chỉ thuật lại chứ không sáng tác, không có sáng tạo, không có phát minh.
Cổ thánh tiên hiền đều là trong tự tánh hiển lộ ra, hoàn toàn là tánh đức, tự tánh là viên mãn nhất, tự tánh là không thể nghĩ bàn. Không thể nghĩ bàn tức là không thể nghĩ đến nó, cũng không thể nói về nó, vì sao vậy? Vì chúng ta không nghĩ ra, cũng nói không được, chỉ có thể dùng ý lãnh hội, không thể dùng lời nói để truyền. Như thế nào mới có thể dùng ý lãnh hội? Chân thành đến cực điểm, là có thể dùng ý để lãnh hội, không dùng tư duy.
Học thuật hiện nay, họ dùng là gì? Họ dùng tư duy, họ đều phải suy nghĩ. Không thể nghĩ, họ phải nghĩ, nhưng nghĩ là sai, nói cũng là sai. Quý vị khế nhập cảnh giới này, quý vị nghĩ không sai, nói cũng không sai. Còn như chưa nhập vào cảnh giới đó, quý vị nghĩ sai, nói cũng sai. Nên Thánh-học trước tiên là dạy chúng ta nhập cảnh giới, sau đó quý vị mới nói, nói với ai? Đối với điều này cũng là người nhập cảnh giới này nói, họ hỏi. Còn có một người, tương lai nhập chưa nhập, kém một chút nữa là nhập, quý vị nói với họ, giúp họ, họ lập tức liền nhập vào. Người khoảng cách quá xa không được, họ không cách nào lãnh hội được. Đây là điều kiện cần phải đầy đủ để học Phật, học truyền thống văn hóa xưa.
Buổi cơm sáng nay, có một người đồng học ngoại quốc gọi điện đến hỏi tôi Quần Thư Trị Yếu, dịch thành văn bạch thoại nên dịch như thế nào? Là y theo nguyên văn để dịch, hay là dịch đại ý của nó? Chúng ta dịch thành văn bạch thoại, vấn đề là để tiếp dẫn đại chúng hiện tiền, khiến họ sanh khởi tín tâm với bộ sách này, sanh khởi tâm hoan hỷ. Như vậy phải làm sao? Đương nhiên phải dịch đại ý.
Mười phần đại ý có thể dịch một phần, hai phần là được, vì sao vậy? Tâm thành kính của họ chưa sanh khởi, không hiểu. Bản thân người dịch kinh có mấy phần thành kính? Giống như đạo lý của đại sư Ấn Quang nói vậy: Một phần thành kính chỉ có thể dịch được một phần, mười phần kính có thể dịch mười phần, trăm phần thành kính có thể dịch 100 phần. Tương lai người xem văn bạch thoại cũng như vậy, xem họ có mấy phần tâm thành kính. Nên phiên dịch này, có thể phiên dịch mấy lần, có cạn có sâu, tiện lợi cho một số đại chúng trong xã hội. Xem giáo huấn của cổ nhân, hình như có rất nhiều, không thích hợp với xã hội hiện tại. Đúng!
Discussion about this post