“Chúng ta trở về giáo dục, mở trường học, trường học này tốt nhất là đệ tử nhà Phật chúng ta quyên góp để mở, đừng nên để học sinh nộp học phí, nộp tiền ăn, không nên, miễn hết tất cả.”
Học và tập phải biến thành một thể, học mà không tập thế thì sai rồi, không tập là gì? Không có thật làm, không có làm được. Như đã học không sát sanh, đối với côn trùng kiến nhỏ chúng ta cũng yêu thương chúng, cũng sẽ không làm hại chúng, vậy là thực làm. Thế nào là không trộm cắp? Đem sự hưởng thụ buông xuống, đối với vật chất, tài vật, ngoài những đồ vật cần thiết ra, đồ vật gì là cần thiết? Mỗi ngày ăn được no, mặc được ấm, có căn nhà nhỏ che mưa che gió, ngủ được ngon, quý vị nói xem, vậy là quý vị hạnh phúc biết bao, toàn bộ buông xuống hết. Không chút quấy nhiễu nào, không có chút lo lắng nào, thân tâm an lạc, đó chính là hưởng thụ, như niềm vui của Khổng tử Nhan Hồi, niềm vui của Phật Bồ-tát. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật xả được nhiều hơn so với Khổng tử, Thích Ca Mâu Ni Phật chỉ có ba y một bát, ba y, ăn cơm một bình bát, đó chính là tài sản của Phật, ba y một bát. Khổng Phu tử ở điểm này dư dật hơn Thích Ca Mâu Ni Phật, chứ không chỉ có ba y. Trang phục bốn mùa xuân hạ thu đông, chí ít có một chiếc, hai chiếc đủ rồi, ba chiếc là dư thừa rồi, dư thừa thì nên cúng dường người khác. Chúng ta đem sự hưởng thụ vật chất giảm đến mức thấp nhất, thấp nhất là thế nào? Là đủ dùng thôi. Đủ dùng là: áo có thể giữ ấm, cơm có thể ăn no, ngủ nghỉ có thể ngủ đủ, đủ rồi, vậy là tốt, thì không cần thiết thêm nữa, nhiều thì phiền toái. Học điều gì? Học bố thí. Công đức bố thí không thể nghĩ bàn! Tại sao vậy? Vì càng thí càng nhiều, càng nhiều càng thí. Việc gì cũng phải có chừng có mực, quá nhiều rồi thì không tốt, khiến phiền phức. Cho nên nhà Nho và nhà Phật đều nói cầu trung đạo, chính là “chừng mực”.
Bố thí tài được giàu có, bố thí pháp được thông minh trí huệ, bố thí vô úy được mạnh khỏe sống lâu. Chúng tôi đến Toowoomba mười mấy năm rồi, chúng tôi ở nơi này thí tài, thí pháp, cũng thí vô úy. Thí vô úy là gì? Chính là giúp đỡ người bệnh khổ. Toowoomba có một bệnh viện công lập, do chính phủ mở, chỉ có một cái, lúc bấy giờ tôi đi tham quan thấy rất hoan hỷ. Chúng tôi quyên góp mỗi tháng 10 ngàn đô la phí thuốc men, một năm là 120 ngàn đô la, chưa từng gián đoạn. Việc bố thí này là gì? Bố thí thuốc men, thì quả báo là mạnh khỏe sống lâu. Cho nên có người hỏi tôi, tôi có tham gia bảo hiểm y tế không? Tôi không có. Vậy ngài bệnh thì sao? Tôi nói tôi sẽ không bị bệnh. Tại sao không bị bệnh? Bởi không có phí thuốc men, vì đã bố thí phí thuốc men rồi, đều tặng cho bệnh viện rồi, giúp họ mua thuốc men cho bệnh nhân. Có đạo lý à! Trong đời này tôi chưa từng vào bệnh viện nằm, bệnh viện khám cũng có bệnh vặt, chẳng qua là cảm mạo thôi.
Điều này là thầy đã dạy cho tôi, ngài Đại sư Chương Gia đã dạy tôi ba điều. Hoằng pháp lợi sanh cần có phước báu, không có phước báu không làm được. Phước báu từ đâu đến? Từ tài mà đến; tài từ đâu mà đến? Tài từ bố thí mà đến. Bố thí từ tình trạng nào? Bắt đầu bố thí từ một hào tiền, một đồng tiền. Bởi vì lúc đó tôi chỉ có khả năng như vậy, cuộc sống chính mình hết sức tiết kiệm, để dành ra một đồng, hai đồng, ba đồng, năm đồng để bố thí. Bố thí điều gì? Trong chùa có hóa tiểu duyên, phóng sanh, mọi người tập hợp cùng đi phóng sanh, dù một hào tiền cũng nhận; in kinh, đó là bố thí Pháp, một đồng tiền, một hào tiền cũng nhận, nên chúng tôi tùy hỷ công đức. Thật sự càng thí càng nhiều, hiện giờ mỗi năm in kinh vượt hơn 10 triệu đô la Mỹ, tiền từ đâu đến tôi cũng không rõ. Sách tôi muốn in, chư vị giới thiệu quyển sách này là: Đạo Đức Tùng Thư, đồng bào ở Đại Lục gởi cho tôi, tôi chưa thấy qua, tôi xem qua, là của Đại sư Ấn Quang, của Hoàng Hóa Xã, vậy thì không có vấn đề rồi, tuyệt đối là có nhiều điều hay. Lúc đó tôi đang ở tại Đài Loan, tôi đem quyển sách này giao cho nhà sách Thế Giới Đài Loan để in 10 ngàn bộ, tiền Đài Loan tính ra khoảng hơn bảy triệu. Ngày hôm sau thì có người cúng dường tôi hai tấm chi phiếu, tôi mở ra vừa xem, là bảy triệu, vừa đúng đủ in sách ấy. Ngày trước giao cho xưởng in ấn, thì ngày sau có người đưa tiền đến, tiền đến như vậy đó. Ai tặng tiền thì tôi cũng không nhớ, trong tâm không cần lưu lại ấn tượng, như vậy mới tốt, mới tự tại. Cho nên càng thí càng nhiều.
Hiện nay chúng tôi muốn mở viện Hán Học, việc này cần có tiền. Tôi thành lập quỹ ngân sách tại Hồng Kông, gọi là “Giáo Dục Văn Hóa Đa Nguyên Cơ Kim Hội”, để làm gì? Chuyên để làm việc từ thiện, mở trường học, đoàn kết tôn giáo, làm những việc đó. Quỹ ngân sách này hoạt động hai năm trở lại đây, thành lập được hai năm rồi, dùng tiền, tiền ấy chi ra, được chính phủ Hồng Kông giám sát, chúng tôi có điều lệ, không tương ưng với điều lệ là không được phép. Có các đồng tu xây chùa, xây đạo tràng đến tìm tôi, tôi trả lời: tiền này không thể dùng, không được phép. Quý vị mở trường học thì được. Quý vị mở Phật học viện cũng được, chỉ cần thuộc về giáo dục, giáo dục văn hóa đa nguyên, văn hóa đa nguyên bao gồm các tôn giáo khác nhau, thì có thể dùng tiền này, in kinh có thể dùng tiền này. Từ thiện cứu trợ có thể thông qua hội đồng quản trị. Cứu trợ, thì hội đồng quản trị có thể thông qua, hội đồng quản trị không thông qua thì không được, bởi tôi thì không quản tiền rồi. Nói rõ những điều mà Đại sư Chương Gia nói, ngài là dựa vào trên kinh điển để nói, quả không sai: càng thí càng nhiều.
Chúng tôi muốn mở ở nơi này một trường học dạng dây chuyền, học viện Toowoomba muốn mở ra một hệ thống trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, liên tục học lên. Không chiêu sinh giữa chừng, chỉ chiêu sinh từ mầm non, học sinh từ mầm non lên tiểu học, thì chúng tôi mở tiểu học, lên trung học thì mở trung học, lên đại học thì mở đại học. Chúng tôi còn hy vọng áp dụng hình thức khép kín, giúp cho những học sinh ấy (các trẻ em ấy) giảm tối đa tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Tại sao vậy? Thế giới bên ngoài là một lò ô nhiễm lớn, đã dạy hư hết con người rồi. Chúng tôi muốn dùng hình thức khép kín, không để chúng tiếp xúc, chúng không xem được ti vi, không xem được internet, hễ là mặt trái đều không được phép xem, cũng không được nghe. Về tài liệu giảng dạy của chúng tôi, tài liệu giảng dạy chúng tôi học theo thời xưa, thời gian trước kia, những năm đầu Dân quốc, chúng tôi tìm những tài liệu đó để làm tham khảo, biên soạn lại từ đầu một bộ giáo trình dạy học. Tài liệu giảng dạy của tiểu học hoàn toàn dùng tài liệu trong trường tư thục mà thời xưa dùng, chúng tôi ở đây cũng có, đã in ra rồi, là Thánh Học Căn Chi Căn, xấp xỉ có 20 loại, làm tài liệu giảng dạy tiểu học. Mục đích giáo dục là thành Quân tử Thánh Hiền, hy vọng học sinh sẽ là Quân tử Thánh Hiền của thời nay, để cứu vãn xã hội, tiếp nối văn hóa truyền thống. Thật sự giống như Trương tử đã nói: “Vì thiên địa lập tâm, vì đời sống nhân dân lập mạng, vì vãng Thánh kế tuyệt học, vì vạn thế mở thái bình”, chúng tôi là vì tâm tư này mà mở trường, để giúp đỡ thế hệ sau. Chúng tôi hy vọng, thật sự, từ mầm non đến sau đại học, là giáo dục Thánh Hiền. Điều này là gì? Là an tâm chúng sanh, dứt sạch khổ cho chúng sanh, nhổ sạch tất cả khổ cho chúng sanh, đó là thuận với Bồ-đề môn.
Điều thứ ba, “tâm lạc thanh tịnh, mong cho hết thảy chúng sanh đắc đại Bồ-đề”. Chúng ta đổi Bồ-đề thành trí huệ, thì mọi người hoàn toàn hiểu được rồi, trong đời này chúng ta làm việc gì? Là giúp đỡ chúng sanh sinh đại trí huệ, giúp đỡ tất cả chúng sanh được đại phước báo. Chúng tôi hy vọng, niềm hy vọng này là hy vọng ở thế hệ tiếp theo, tại sao vậy? Hiện nay chúng tôi mở trường tiểu học, trường mầm non, là bắt đầu cắm gốc rễ, làm từ giáo dục nền tảng. Hiện nay chúng tôi đào tạo những vị thầy này, đều là khoảng hai mươi mấy, bao mươi mấy tuổi, xuất gia giữa chừng, không có gốc rễ, chúng ta có học thế nào đi nữa, thì thành tựu tương lai không bằng với trẻ em, vì trẻ em có gốc rễ. Trẻ em là niềm hy vọng của chúng ta, chúng ta phải nghiêm túc nỗ lực, làm tấm gương tốt cho trẻ em, thân hành ngôn giáo, thì việc dạy học mới có thể thu được hiệu quả. Tiếp theo nói rất hay,”Nếu chẳng làm cho tất cả chúng sanh đạt được thường vui rốt ráo thì trái nghịch với Bồ-đề môn”, ý câu nói này rất sâu. Chữ “khiến” này có ý nghĩa rất sâu sắc, rất nhấn mạnh, nhất định mong cho tất cả chúng sanh được thường vui rốt ráo, không những đời này được vui, mà đời đời kiếp kiếp được vui. Dạy bằng cách nào? Chính là phải giúp đỡ tất cả chúng sanh nhận biết Tịnh-độ, hiểu rõ Tịnh-độ, thâm nhập Tịnh-độ, pháp môn Tịnh-độ có thể giúp chúng ta thật sự đạt được ngay trong đời này. Phật giáo, Đại-thừa Tiểu-thừa, Hiển-giáo Mật-giáo, có hơn mười tông phái, chúng ta nên dùng tâm thế nào để đối đãi? Phật nói cho chúng ta biết: “Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp”; hay nói cách khác, chúng ta dùng tâm bình đẳng đối đãi với tất cả Phật pháp Đại Tiểu thừa, hy vọng mỗi một tông phái đều được hưng vượng lên, đều có thể có nhân tài xuất hiện. Tại sao vậy? Vì căn tánh chúng sanh không tương đồng, họ căn tánh thế nào thì cần pháp môn thế ấy để giúp đỡ họ. Cho nên khi còn tại thế, Đức Phật làm rất tốt, Phật có trí huệ viên mãn, có đại thần thông, Phật quán được cơ, quán cơ mà thí giáo, cho nên giáo mà Phật giảng khế cơ, giúp chúng sanh đều được độ hết, là phổ độ.
Ngày nay Đại đức thật sự có đức hạnh, có trí huệ, có học vấn không nhiều, vậy làm sao? Ngày nay chúng tôi đi đào tạo, chúng tôi muốn mở viện Hán Học, viện Hán Học bao gồm Nho Thích Đạo. Trong viện Hán Học có bốn khoa ngành: thứ nhất là Hán văn, Văn học, đó là nền tảng; thứ hai là Nho học; thứ ba là Phật học; thứ tư là Đạo học, Nho Thích Đạo, bốn khoa ngành như vậy. Có thể nói việc học trong bốn khoa ngành này của chúng tôi là Cổ Hán học, môn học chủ yếu là luân lý, đạo đức, nhân quả, giáo dục Thánh Hiền, để bồi dưỡng nhân tài. Sau khi bồi dưỡng ra những nhân tài ấy, có người đã hỏi: bồi dưỡng xong thì làm gì? Tương lai họ làm gì? Tương lai dạy học, khi những học sinh ấy của chúng tôi tốt nghiệp, thì trường học mời tất cả đảm nhận làm giáo thọ suốt đời, cả đời này dạy học ở trường học. Cho nên trước mắt 5 năm này hoàn toàn là lớp đào tạo nguồn giáo viên, sau 5 năm mở rộng chiêu sinh bên ngoài, những học sinh ấy sau khi tốt nghiệp ra trường đều có tư cách giáo thọ Hán học, đều có năng lực như vậy, nguồn giáo viên Nho Thích Đạo cũng đã bồi dưỡng xong. Cho nên viện Hán Học này không từ chối người xuất gia, cũng không từ chối đạo sĩ, đạo sĩ có thể đến cầu học, người xuất gia cũng có thể đến cầu học, bởi vì có chương trình như vậy.
[…]
Chúng ta trở về giáo dục, mở trường học, trường học này tốt nhất là đệ tử nhà Phật chúng ta quyên góp để mở, đừng nên để học sinh nộp học phí, nộp tiền ăn, không nên, miễn hết tất cả. Đệ tử tại gia của Phật tu phước, thì đây tu đại phước báo, chúng ta đến cúng dường trường học, chúng ta đến đề xướng, thành lập một quỹ ngân sách, quỹ ngân sách này chuyên dùng duy trì kinh phí trường học. Tôi hôm nay còn có một đô la, thì tôi quyên góp một đô la, tôi có hai đô la thì góp hai đô la, tùy duyên tùy phận, hết sức vui vẻ; ra chợ mua rau còn dư một chút tiền, thì quyên góp đến đây, để mở trường, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học, trường đại học, trường nghiên cứu sinh. Tín đồ Phật giáo toàn cầu, tín đồ Phật giáo toàn cầu không nhiều, chúng tôi ước đoán, nghe nói hình như có 500 triệu, có lẽ từ 500 đến 700 triệu. Đệ tử nhà Phật ở đây trong tương lai đều có thể nuôi dưỡng thành một thói quen, chúng ta ủng hộ sự nghiệp giáo dục Phật Đà, tôi tin tưởng rằng quỹ ngân sách này có thể làm được, giúp mở trường học. Quý vị nghĩ xem bao nhiêu người giúp đỡ xây đạo tràng, xây một đạo tràng, tôi nghe nói đều phải tiêu rất nhiều trăm triệu, mở một trường học không cần nhiều như thế, thật đáng đề xướng, thật đáng làm như vậy.
Trích từ “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014” (Tập 313)
Lão Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Discussion about this post