Lịch sử Phật giáo Tây-Tạng chỉ mới bắt đầu từ hậu bán thế kỷ thứ 7 và đầu thế kỷ thứ 8. Vợ vua Srong-Tsan-Gam-Po là Hoàng-hậu xứ Nepal, bà Bhrikuti và một người Trung-Hoa, bà Wang-Chen, là những Phật tử. Đây là giai đoạn mở đầu cho Phật giáo vào Tây-Tạng ở thế kỷ thứ 7.
Vua Ti-Srong sang du lịch Ấn-Độ và viếng các nơi Thánh tích Phật giáo, cũng như đã mang về nước một số tác phẩm Phật giáo bằng tiếng Sanckri để truyền bá cho dân chúng. Phật giáo Tây-Tạng ảnh hưởng từ Phật giáo Ấn-Độ.
Triều đại Ti-Srong-De-Tseu vào thế kỷ thứ 8, với việc tranh chấp quyền lực quân sự đã diễn ra. Vua có ý hướng tôn quân như bậc Thiên-tử, nên chống lại tôn giáo và gây khó khăn cho những Tăng sĩ Ấn-Độ đang hành đạo tại Tây-Tạng. Em vợ vua là Padmasam-bhava là một Phật tử thuần thành và là một trong những giáo sư nổi tiếng của đại học Nalanda. Ông đến Tây-Tạng vào năm 747 và truyền bá đạo Phật, nhất là việc lập lại trật tự tôn giáo, phương pháp tư duy … đã được dân chúng nhiệt tình ủng hộ. Vua Ti-Srong từ trần vào năm 786.
Một nhóm 7 Tăng sĩ Tây-Tạng đã làm việc phiên dịch kinh Phật từ tiếng Phạn sang tiếng Tây-Tạng. Một vị nỗi danh trong số đó là Vairocana, đã dịch một số lớn những sách Phật nổi tiếng. Việc trao đổi quan hệ giữa Ấn-Độ – Tây-Tạng nhờ những tác phẩm phiên dịch kia mà thành tốt đẹp.
Những tác phẩm của Thế-Thân, Vô-Trước, Long-Thọ Bồ-Tát, nhất là phần Duy-Thức-Học đều đã được dịch sang tiếng Tây-Tạng. Người cháu vua Ti-Srong-De-Tseu là Bons là một Phật tử lên kế vị năm 900, nhưng không nhiệt tâm ủng hộ và Phật giáo phải chịu đình trệ trong 2 thế kỷ.
Năm 1122, có Marpa cũng như Padmasambhava đều không phải là tu sĩ Phật giáo, nhưng họ là những người được dân chúng coi như bậc Tôn-sư hướng dẫn tinh thần.
Năm 1575, nhà sử gia nổi tiếng là Taranatha lập một chi nhánh của trường phái Sa-skya-pa được điều hành bởi vị Thánh sống Ourga “Jetsun Dampa” (Saint Reverend).
Vào những năm đầu thế kỷ 16, vị đại thánh Lama d’Ourge đã từ trần. Lúc bấy giờ trật tự, xã hội, chính trị trong nước trở nên rối ren.
Năm 1356, vua Tsong-kha-pa thành lập triều đại Dge-lugs-pa là một hình thức tôn giáo quốc gia và đây là thời kỳ mở đầu cho chế độ Đạt-Lai Lạt-Ma, chúng ta ưa gọi là những vị Phật sống tại Tây-Tạng.
Từ khi có các vị Đạt-Lai Lạt-Ma, Phật giáo dưới triều Dge-lugs-pa bành trướng rất mạnh. Giáo pháp Đại-thừa được xiển dương rộng rãi. Những Tăng sĩ được sự khuyến khích giúp đở, nhờ đó dân tộc Tây-Tạng thấm nhuần được giáo lý đạo Phật như món ăn tinh thần cần thiết.
Ngày nay nhìn vào Phật giáo Tây-Tạng, người ta nghĩ ngay tới hình ảnh sống thực của những vị Đạt-Lai Lạt-Ma mà chính dân tộc bản xứ cũng coi như những vị Bồ-Tát hóa thân vậy.
phật giáo Tây-Tạng được xem như là quốc giáo vì biết áp dụng tinh thần từ bi, hùng lực của tôn giáo vào việc xây dựng quốc gia, đã đem lại được cho toàn dân một nền hòa bình an lạc.
Bất hạnh thay năm 1959, Tây-Tạng bị Trung-Cộng đàn áp. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 14 phải lánh nạn sang Ấn-Độ, có đem theo khoảng 100,000 dân, lập thành trung tâm Phật giáo. Từ đó đến nay đức Đạt-Lai Lạt-Ma không ngừng vận động dư luận quốc tế cho dân tộc Tây-Tạng thoát ách thống trị Trung-Hoa, đòi độc lập tự do.
Discussion about this post