Phần trước chúng ta đã tìm hiểu bốn hình thức Cấu tạo của chữ Hán nhưng để hiểu rõ hơn ý nghĩa của từng chữ Hán ta cần tìm hiểu Lục thư.
Lục Thư chỉ 6 cách sáng tạo ra chữ Hán. Các sách nói về Lục Thư hầu hết dựa theo sách Thuyết Văn Giải Tự 說文解字 của Hứa Thận 許慎 (~58 – 147) thời Đông Hán 东汉. Dưới đây ta sẽ tìm hiểu lần lượt các cách sáng tạo chữ Hán.
1/ Tượng hình
Chữ tượng hình 象形 được giải thích là: Thấy vật gì, vẽ vật ấy. Nhìn chữ có thể tưởng tượng ra hình dạng của vật ấy.
2/ Chỉ sự
Chữ Chỉ Sự 事指 cũng gọi là tượng sự, xử sự. Trông mà biết được, xét mà rõ ý; chỉ vào sự vật mà viết ra chữ.
3/ Hình thanh
Chữ Hình Thanh 形聲 còn gọi là tượng thanh, hài thanh. Chữ hình thanh gồm có hai phần: một phần chỉ nghĩa, một phần chỉ thanh. Vị trí của hai phần này thay đổi tùy theo chữ. Đây là loại chữ thông dụng nhất.
Nói cách khác, chữ Hài thanh dùng một chữ cũ có âm thanh tương tự với âm thanh định đặt ra rồi ghép với một bổ để chỉ ý nghĩa của chữ mới.
4/ Hội ý
Chữ Hội Ý 會意 còn gọi là Tượng ý. Một chữ có nhiều phần, mỗi phần có một nghĩa, hợp các nghĩa của từng phần sẽ có nghĩa của toàn chữ
5/ Chuyển chú
Chữ Chuyển Chú 轉注 là cách dùng một chữ có sẵn, thay đổi hình dạng đôi chút để đặt ra chữ khác có nghĩa tương tự.
Có thể nói Chữ chuyển chú là chữ có cách đọc tương tự, đôi khi có thay đổi nét chữ chút ít so với chữ gốc. Nhưng cả hai có nghĩa gần nhau.
6/ Giả tá
Chữ Giả Tá 假借 là những chữ không có thất. Mượn thanh của từ này để diễn tả từ khác mà nó có ý nghĩa khác. Ngay nay ta có thể hiểu là từ đồng âm khác nghĩa (Đọc giống nhau nhưng có nghĩa khác.)
|
Discussion about this post