Trong bất cứ một quốc gia nào mà tôn giáo bị cấm chỉ mọi hoạt động hay nhà cầm quyền tìm đủ mọi cách để hạn chế sự sinh hoạt của đạo giáo. Từ đó vấn đề tự do tôn giáo được đặt ra.
Không có tụ do tôn giáo có nghĩa là tôn giáo không được quyền truyến bá sâu rộng trong dân chúng tức là có hàm ý nghĩa mất cả sự tự do thuộc lãnh vực tinh thần, một trong bốn quyền tự do căn bản như tư tưởng, tín ngưỡng, ngôn luận và hội họp.
Tự Do Tôn Giáo Và Tự Do Tín Ngưỡng Khác Hay Giống Nhau ?
Nhìn một cách tổng quát thì tự do tín ngưỡng bao hàm một nghĩa rộng và nằm trong khía cạnh chọn lựa. Bởi lẻ, mọi người khi sinh ra cho tới giai đoạn biết nhận thức hay do truyền thống lâu đời, có quyền tin theo bất cứ một vị giáo chủ của bất cứ một tôn giáo nào, kể cả những vị thần linh, cho tới việc chú thuật, phù phép, đồng bóng, luyện đơn, giáng cơ .., tức là tin theo những điều mà chính ta cho là hợp lý và đúng thì không một ai nhân danh dưới bất cứ một quyền lực hay danh nghĩa nào để tước đoạt được quyền tối thượng nầy của con người cả. Từ đó, người ta mới phân biệt được rằng tự do tín ngưỡng là giai đoạn còn đắn đo, cân nhắc và lựa chọn mà con người phải có một thái độ dứt khoát trước khi thực hiện đức tin. Trong khi đó, tự do tôn giáo mang một ý nghĩa tích cực hơn thuộc về chiều sâu và đã nằm trong khuôn khổ của lãnh vực tinh thần thuần lý tức là đức tin của người tín đó đã đặt được cơ sở nơi tôn giáo mà họ đang tôn thờ và tích cực bảo vệ, duy trì.
Bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền được ban hành ngày 10/12/1948 nơi điều 18 cũng đã qui định quyền tự do tín ngưỡng là một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Tất cả mọi người sinh ra trên mặt trái đất không phân biệt sang hèn, quí tiện, trai gái, già trẻ đều có quyền chọn lựa đức tin thích hợp để tôn thờ như là một lý tưởng cao cả của họ, không một ai có thể dùng thế lực để uy hiếp buộc phải theo tôn giáo nầy hoặc tôn giáo khác.
Trước khi chưa có bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và sau khi bản minh văn nầy ra đời, quyền tự do tôn giáo có được tôn trọng một cách đúng mức ?
Quyền tự do tín ngưỡng (tôn giáo) đã bị đàn áp, tước đoạt dưới các chế độ quân chủ chuyên chế, độc tài phát xít, cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại các nước Cộng-Sản nắm quyền. Do đó, các nhà lãnh đạo các quốc gia yêu chuộng tự do trên thế giới nhìn thấy tình trạng bi đát ấy và muốn cho quyền tự do tối thượng của con người phải được tôn trọng, nên đã đồng ý với nhau thảo soạn bản văn gồm các điều khoản căn bản của quyền làm người mà vấn đề tôn giáo chiếm một phần quan trọng, đã được ban hành 50 năm trước. Điều nầy cũng có nghĩa là từ khi có mặt loài người trên mặt đất cho tới ngày nay đã trãi qua một giai đoạn trường kỳ lịch sử, vấn đề giới hạn, ức chế, đàn áp tôn giáo đã diễn ra nhiều nơi, nhưng vì con người chưa đạt tời một trình độ văn minh đủ để nhận chân ra được đức tin của mình đã bị tước đoạt phi lý. Hoặc giả, trong thời buổi mà phương tiện truyền thông chưa được tinh vi ngày trước, con người ở đâu có bị đàn áp cũng âm thầm lãnh nhận mọi hậu quả và tiếng kêu cứu của họ, nếu có, quả thật rất bé bỏng và vô hiệu !
Ngày nay, vấn đề tự do tôn giáo không hẳn đã được tôn trọng đúng mức, nhất là ở trong các chế độ độc tài, chuyên chính vô sản, chủ nghĩa duy vật của người cộng sản phi nhân…vẫn còn bị cướp đoạt quyền tối thượng nầy của người dân một cách quá đáng như tại các nước Việt-Miên-Lào và một số quốc gia thuộc Á-Phi và Châu-Mỹ La-Tinh.
Theo Thích-Đức-Niệm, trong quyển “Nghiên Cứu Văn Học Việt-Nam Triều Lý Và Văn Học Trung-Quốc” đã viết :
“Trong phạm vi sinh hoạt của nhân loại được cấu thành bởi hai khía cạnh tâm linh và cơ thể. Để cho đời sống được quân bình toàn vẹn thì giữa đời sống vật chất và tín ngưỡng không thể thiếu một. Cũng như loài chim phải đủ đôi cánh mới bay đi tự tại, loài người có bộ chân mới đi lại được trong thiên hạ. Nguồn gốc của văn hóa, triết học nhân loại đều từ tín ngưỡng tôn giáo mà thành. Đạo Do-Thái (Thiên-Chúa) làm nẩy sinh ra Triết-học Tây-phương, cũng như đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật là giềng mối của Triết-học Đông-phương …” (Luận án Tiến-sĩ Đại-học Sư-phạm Đài-Loan, Thích-Đức-Niệm)
Vì thế, một khi quyền tự do tôn giáo đã bị xâm phạm và tước đoạt, thì người tín đồ của tôn giáo sẽ vùng lên tranh đấu bằng bất cứ giá nào, để đòi cho được quyền nầy phải thuộc về toàn dân, kể cả việc hy sinh thân mạng cho tôn giáo để được tự do, người ta vẫn không tiếc đời sống vật chất tầm thường mà tinh thần bị câu thúc, gò bó. Cũng vì nghĩa của hai chữ TỰ DO mà đã có biết bao nhiêu vị Thánh-tử vì đạo đem đổi sinh mạng mình cho lý tưởng của tôn giáo một cách hào hùng, bất khuất.
Vấn đề đời sống tinh thần của con người càng bị chèn ép, ức chế, giới hạn bao nhiêu, người ta càng vùng lên như một sức công phá ngấm ngầm làm tan rả chế độ khát máu độc tài như lịch sử đã minh chứng.
Discussion about this post