Phật giáo không cần phô trương lực lượng, vì thế suốt hơn 2500 năm Phật lịch, kể từ khi đức Phật Thích-Ca xuất thế, mới nhìn vào ta tưởng chừng như Phật giáo thiếu sự tổ chức nhất trí. Do đó, các nhà nghiên cứu Phật giáo muốn chứng tỏ một cách cụ thể, nên lập Hội Phật Giáo Thế Giới.
– THÀNH LẬP :
Hội Phật giáo thế giới (The World Fellowship of Buddhist : WFB) được thành lập vào ngày 25-5-1950 tại Sri Lanka, Colombo, thủ đô Tích-Lan, gồm có 27 quốc gia hội viên thuộc Á Châu (1), Âu Châu và Bắc Mỹ. Đồng thời đây cũng là đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại một Quốc gia có truyền thống đạo Phật lâu đời.
– MỤC ĐÍCH :
Mục đích của Hội Phật gGiáo Thế Giới là kết hợp rộng rãi các nước hội viên Phật giáo trên toàn thế giới thành một khối duy nhất để trao đổi những kinh nghiệm hoằng pháp giúp đỡ lẫn nhau trong tinh thần từ bi, bao dung của Phật, để cùng nhau thực hành những lời Phật dạy, cũng như để duy trì và phát triển Phật giáo ở khắp năm Châu thuộc vùng ảnh hưởng của đạo Phật. Theo như tinh thần của Bản Nội Quy được thành lập, Hội đã vạch đường hướng và mục đích hoạt động :
– Đôn đốc việc giữ gìn giới luật và thực hành theo lời Phật dạy.
– Thắc chặc tình thân hữu huynh đệ giữa các nước Phật giáo thành một khối duy nhất.
– Quảng bá sâu rộng giáo lý Phật-Đà trong các môi trường sinh hoạt, đời sống xã hội.
– Áp dụng Phật giáo vào các lãnh vực xã hội, giáo dục, văn hóa và các phạm vi nhân đạo khác.
– Đem lại nền hòa bình thực sự cho con người và sự hạnh phúc cho nhân loại, cũng như sẵn sàng hợp tác với những tổ chức có cùng một mục đích.
– HỆ THỐNG TỒ CHỨC.
Hội Phật Giáo gồm có : Một Hội-trưởng và mười hai Hội-phó, hội trưởng được chọn lựa trong số các đại biểu có uy tín nhất trong các trung tâm Phật giáo địa phương, một Tổng-thư-ký, hai Phó Tổng-thư-ký và một Thủ-quỷ. Văn phòng thường trực hay bổn bộ của Hội PGTG không đặt cố định ở một nơi mà do các kỳ đại hội được tổ chức hai năm một lần, quyết định. Từ năm 1950-1958 trụ sở của Hội PGTG đặt tại Colombo, thủ đô Tích-Lan (Sri Lanka). Từ năm 1958-1963 văn phòng hội đặt tại Ngưỡng-Quang thủ đô Miến-Điện (Burma), từ năm 1963 cho tới nay bổn bộ của hội đặt tại Bangkok, thủ đô Thái-Lan.
– HOẠT ĐỘNG :
Hội Phật Giáo Thế Giới hoạt động dựa theo các bộ môn sau đây :
– Tài chánh.
– Xuất bản, phiên dịch, giáo dục, văn hóa và nghệ thuật.
– Hoằng pháp và tổ chức.
– Xã hội.
– Hành chánh và liên đới.
– Thanh niên.
Trưởng thành gần 50 năm (1950-1997). Hội Phật Giáo Thế Giới đã có những hoạt động cụ thể như tổ chức được cho tới nay là 20 kỳ đại hội, gồm các nước Phật giáo trên toàn thế giới tham dự tổ chức đại hội. Đại hội PGTG được quy định tổ chức hai năm một lần để kiểm điểm Phật sự đã qua và đặt kế hoạch hoạt động Phật sự tại mỗi vùng hay mỗi trung tâm Phật giáo địa phương. Vào lần đại hội thứ 5 tại Bangkok, năm 1958, HPGTG qui định ngày trăng tròn tháng tư âm lịch làm ngày Phật-Đản.
Trong chiều hướng ấy, liệu hội PGTG có làm được gì để cứu nguy Phật giáo các nước đang bị áp bức dưới chế độ bạo tàn của cộng sản như Việt – Miên – Lào ?
Cho đến giờ phút nầy, Phật giáo tại những nơi vừa nêu trên đã bị khống chế, khủng bố, tiêu diệt bằng đủ mọi cách, dưới các chiêu bài lừa bịp quần chúng Phật tử của người Cộng-Sản duy vật phi nhân, nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy hội PGTG tìm ra được một biện pháp thích ứng cụ thể để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả, theo đúng với tinh thần tương hỗ mà hội đã vạch ra. Mặc dù, có những thỉnh nguyện rất chính đáng như torng kỳ đại hội PGTH lần thứ 12 nhóm họp tại Tokyo Nhật-Bản, từ ngày 1 đến 6 tháng 10 năm 1978, sáu vị tăng sĩ thuộc chi bộ Phật giáo Việt-Nam Thống-Nhất đã tuyệt thực trước đại hội ba ngày để đưa những thỉnh nguyện yêu cầu đại hội giải quyết :
– Yêu cầu đại hội PGTG nỗ lực vận động cho hòa bình thế giới và nhân quyền tại Việt – Miên – Lào.
– Yêu cầu đại hội PGTG đưa vấn đề đàn áp nhân quyền và tôn giáo tại Việt-Nam vào nghị trình đại hội.
– Yêu cầu đại hội PGTG đề cử một phái đoàn quan sát sang Việt-Nam để gặp các nhà lãnh đạo Phật giáo và các vị lãnh đạo tinh thần thuộc các tôn giáo khác hiện đang bị giam giữ trong các lao tù Cộng-sản Việt-Nam.
– Yêu cầu đại hội PGTG can thiệp với chính quyền Cộng-sản Việt-Nam thả tức khắc những tù nhân chính trị, tôn giáo và hàng trăm ngàn người yêu nước khác đang ở trong các trại học tập cải tạo.
Đây là một vấn đề mà ai cũng nghĩ là ngoài phạm vi của đại hội, nhưng ít ra các khía cạnh liên quan tới tôn giáo phải được giải quyết tận gốc với uy tín sẳn có của các nhà lãnh đạo PGTG.
Ngoài ra, Ủy ban liên lạc Tăng Ni Việt-Nam tại Pháp cũng đặt ra ba điểm và yêu cầu đại hội tìm biện pháp giải quyết :
– Vấn đề nhân quyền phải được tôn trọng để mọi người trên thế giới góp chung tiếng nói xây dựng cho nền hòa bình thực sự cho nhân loại.
– Tìm cách can thiệp với chính quyền ba nước Đông dương thả tức khắc các tăng ni đã bị bắt giam trái phép cũng như các nhà lãnh đạo tinh thần thuộc các tôn giáo khác. Ngăn chặn việc đập phá các tượng Phật, chiếm đoạt chùa chiền một cách trái phép.
– Kêu gọi sự họp tác chặt chẻ giữa các nước trên thế giới tìm cách giúp đỡ hữu hiệu cho những người tị nạn đang còn lênh đênh trên biển cả tìm tới đất liền nơi các nước tự do, đặc biệt là các nước trong vùng Đông-Nam-Á.
Những thỉnh nguyện đã được đại hội hứa giải quyết ổn thỏa, đã ghi vào bản đúc kết của chương trình đại hội. Suốt trong thời gian một tuần lễ, các đại biểu tham dự đại hội còn hứa sẽ vận động phong trào địa phương ủng hộ cho công cuộc tranh đấu chính nghĩa của chúng ta sớm đạt thành kết quả, chúng ta hãy chờ xem …
GHI CHÚ :
(1) Kỳ Đại Hội PGTG lần đầu tiên tổ chức tại Sri Lanka, Tích-Lan gồm có 27 nước hội viên tham dự, trong số đó có phái đoàn Phật giáo Việt-Nam do Thượng-Tọa Tố-Liên làm trưởng đoàn phó hội. Lá cờ PGTG được phổ cập tại Việt-Nam kể từ kỳ đại hội Phật giáo toàn quốc năm 1951 tại Huế.
(2) Các kỳ Đại Hội PGTG đã được tổ chức tại các nước : Colombo, Tích-Lan vào năm 1950, lần thứ nhất
– Tokyo, Nhật-Bản lần thứ 2 vào năm 1952.
– Ngưỡng-Quang, Miến-Điện lần thứ 3 vào năm 1954.
– Kathmandu, Nepal lần thứ 4 vào năm 1956.
– Bangkok, Thái-Lan lần thứ 5 vào năm 1958.
– Pnompenh, Cambodge lần thứ 6 vào năm 1961.
– Sarnath, Ấn-Độ lần thứ 7 vào năm 1964.
– Chieng Mai, Thái-Lan lần thứ 8 vào năm 1966.
– Kuala Lumpur, Mã-Lai lần thứ 9 vào năm 1969.
– Sri Lanka, Colombo lần thứ 10 vào năm 1972.
– Bangkok, Thái-Lan lần thứ 11 vào năm 1976.
– Tokyo và Kyoto, Nhật-Bản lần thứ 12 vào năm 1978.
– Bangkok, Thái-Lan lần thứ 13 vào năm 1980.
– Colombo, Tích-Lan lần thứ 14 vào năm 1984.
– Kathmandu, Nepal lần thứ 15 vào năm 1986.
– Los Angeles, Hoa-Kỳ lần thứ 16 vào năm 1988.
– Seoul, Nam-Hàn lần thứ 17 vào năm 1990.
– Taiwan, Đài-Loan lần thứ 18 vào năm 1992.
– Bangkok, Thái-Lan lần thứ 19 vào năm 1994.
– Dự định tổ chức lần thứ 20 vào năm 1996 tại Tích-Lan, sau đó đổi sang Nam-Hàn nhưng vì các biến cố chính trị tại 2 quốc gia nầy cho tới nay (1997) đại hội lần thứ 20 vẫn chưa triệu tập.
SÁCH THAM KHẢO.
Hán-văn :
1- Tối Tân Thật Dụng Phật Học Tự Điển Đinh-Phước-Bảo, Hà-Tú-Bồi Taipei 1976.
2- Trung-Quốc Phật Giáo Sử và Phật Giáo Sử Tích Dương-Gia-Lạc Taiwan 1972.
3- Ấn-Độ Phật Giáo Sử Lược Đạt-Danh biên Taipei 1970.
4- Lĩnh-Nam Chích Quái Võ-Quỳnh hiệu đính.
5- Trung A-Hàm.
6- Trường A-Hàm.
7- Tạp A-Hàm.
8- Tăng Nhất A-Hàm.
9- Hán Việt Tự Điển Thiều-Chữu.
10- Tứ-Thập-Nhị-Chương Kinh.
11- Cao Tăng Truyện Ven. Thích-Huệ-Đạo Taipei 1975.
12- Tân, Tục Cao Tăng Truyện Hành-Dương, Dư-Vị-Am Taiwan 1973.
13- Tam-Tạng Pháp Sư Truyện Thích-Huệ-Lập Taipei 1978.
14- Phật Học Ngũ Thư Dương-Gia-Lạc Taiwan 1974.
15- Phật Học Đại Cương Tạ-Mông Taiwan 1968.
16- Trung-Quốc Văn Học Sử Việt-Nam Lý Triều Văn Học Chi Nghiên Cứu Ven. Dr. Thích-Đức-Niệm Taiwan 1978.
Nhật-văn :
1- Shukyo Senshi Keitai To Kiron Yanagawa Keiichi dịch 1972.
2- Betonamu No Shukyo 1976.
3- Shukyo Gaku Hand Book Mizunokogen & Shibatadoken 1976.
4- Bukkyo Shi Yasuaki Nara 1979.
5- Nihonshi Toro Sakamoto 1970.
6- Se Kaizinmeijiten Kyogaku Kenkyusha 1980.
7- Sekai Zinmei Jiten Naosuke Sato & Koji Hirata 1973.
8- Kodera Junrei Eizaburo Saito 1980.
9- Kodai Jiin No Seiritsu Masaji Shimizu 1979.
10- Kankoku Kodera Hakkutsu Tomaru Katsumi 1980.
11- Tanbo Nihon No Kodera 1980.
12- Bukkyo Shiso I & II Mistu Yoshisaigusa 1975.
13- Toichi Stushin Youshioka Roshi 1977-1980.
14- Bukkyo Times Shoto Shu 1976.
15- Zen Toichi Yoshi Oka 1978
16- Zen No Tomo Shoto Shu 1975-1980.
17- Bukkyo Daiziten Shikita.
Anh Và Pháp-văn :
1- English – Japanese dictionary Kenkyusha 1978.
2- La Rousse Librairie Larousse 1979.
3- Presence du Buddhisme France – Asie, Saigon 1959.
4- Essais sur le Buddhisme Zen D.Z. Suzuki Paris 1954.
5- Buddhism & Zen in Vietnam Ven. Thich-Thien-An Tokyo 1975.
6- Dialogue Writers Laboi Saigon 1965.
7- Vietnamese Studies & Their Relationships to Asian Studies.
8- L’art Vietnamien Louis Bezacier Paris 1955.
9- History of Buddhist Thought E.J. Thomas London 1933.
10- Le Buddhisme En Annam, Des Origines Au 13e Siecle Tran-Van-Giap.
11- Beyond Vietnam Edwin O. Reischauer Tokyo 1970.
12- Religions in Japan William K. Bunce Tokyo 1959.
13- Buddhist Scriptures Translated by Edward Conge London 1959.
14- Zen Philosophy, Zen Practice Thich-Thien-An USA 1975.
Việt-văn :
1- Việt Nam Phật Giáo Sử Lược T.T. Thích-Mật-Thể, Phật Học Viện Trung Phần 1960.
2- Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Nguyễn-Lang Paris 1978.
3- Hoàng-Việt Thi Tuyển Đại học sư phạm Saigon.
4- Na-Tiên Tỳ-kheo Kinh
5- Tứ-Phần Giới Luật
6- Kinh Pháp-Hoa T.T. Thích-Trí-Tịnh dịch 1966.
7- Phật Pháp Thích-Minh-Châu, Thích-Thiên-Ân, Thích-Đức-Tâm, Thích-Chân-Trí 1959
8- Phật Học Phổ Thông Thích-Thiện-Hoa
9- Đạo Phật Ngày Nay Thích-Nhất-Hạnh
10- Đạo Phật Ngày Mai B’sudanglu Saigon 1970
11- Đạo Phật Hiện Đại Hóa Nhất-Hạnh Saigon 1965
12- Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời Nhất-Hạnh Saigon 1964
13- Kinh Pháp-Cú
14- Kinh Bác Đại Nhân Giác Nhất-Hạnh dịch và chú giải Paris 1978
15- Tư Tưởng Việt Nam Nguyễn-Đăng-Thục Khai-Trí 1964
16- Saigon Năm Xưa Vương-Hồng-Sển Khai-Trí 1969
17- Sổ Tay Văn Hóa Việt Nam Trương-Chính, Đặng-Đức-Siêu, Văn-Hóa 1978
18- 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Thích-Thiện-Hoa Saigon 1970
19- Văn Học Đời Lý Ngô-Tất-Tố Khai-Trí 1960
20- Phật Giáo Việt Nam Nguyễn-Đăng-Thục Saigon 1974
21- Thiền Học Việt Nam Nguyễn-Đăng-Thục Saigon 1964
22- Thiền Học Trần-Thái-Tông Nguyễn-Đăng-Thục Vạn-Hạnh 1971
23- Văn Học Sử Phật Giáo Cao-Hữu-Đính Saigon 1971
24- Huyền Học Đạo Phật và Thiên Chúa Giáo
25- Nghi Thức Tụng Niệm
26- Tam Quy Ngũ Giới Thích-Thanh-Từ
27- Nẽo Vào Thiền Học Nhất-Hạnh
28- Chữ Thời Kim-Định
29- Vấn Đề Quốc Học Kim-Định Saigon 1971
30- Kim Cổ Kỳ Quan
31- Việt Nam Văn Hóa Sử Cương Đào-Duy-Anh Saigon 1971
32- Việt Nam Sử Lược Trần-Trọng-Kim Bộ Giáo Dục 1968
33- Nho Giáo Saigon 1971
34- Văn Minh Việt Nam Lê-Văn-Siêu Saigon 1965
35- Tuấn, Chàng Trai Nước Việt Nguyễn-Vỹ 1969
36- Từ Thực Dân Đến Cộng Sản Hoàng-Văn-Chí NVTĐ Tokyo 1980
37- Một Cơn Gió Bụi Trần-Trọng-Kim 1969
38- Việt Nam Phật Giáo Tranh Đấu Sử Tuệ-Giác Saigon 1964
39- Tìm Về Dân Tộc Học Lý-Chánh-Trung Saigon 1967
40- Phật Giáo Khái Luận Mật-Thể, Minh-Đức 1971
41- Việt Nam Khảo Cổ Tập San Bộ Quốc Gia Giáo Dục Saigon 1961
42- Dược Sư (Kinh sám) Trí-Quang Saigon 1974
43- Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển Trịnh-Văn-Thanh Saigon 1966
44- Hoàng-Lê Nhất Thống Chí Nguyễn-Đức-Văn, Kiều-Thu-Hoạch dịch 1970
45- Nhận Định Nguyễn-Văn-Trung Nam-Sơn 1966
46- Lược Sử Triết Học Đông Phương Hoàng-Xuân-Việt Khai-Trí 1968
47- Đường Về Cực-Lạc Thích-Trí-Tịnh 1970
48- Sám Giảng Thi Văn Toàn Bộ Huỳnh-Phú-Sổ PG Hòa-Hão 1964
49- Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ và Triết Học Phạm-Công-Thiện, An-Tiêm 1966
50- Việt Nam Văn Học Sử Yếu Dương-Quảng-Hàm Bộ Giáo Dục 1968
Các Tạp Chí :
1- Hải Triều Âm Tổng Vụ Văn Hóa Saigon 1973-1974
2- Phật Giáo Việt Nam Tổng Hội PGVN Hoa-Kỳ 1978-1980
3- Khuông-Việt Chi bộ PGVN Tokyo 1975-1980
4- Tư Tưởng Vạn Hạnh Đại Học Vạn Hạnh 1964, 1970, 1973
5- Khánh-Anh Chùa Khánh-Anh Paris 1976-1980
6- Dân Tộc Sinh Viên Thụy Sĩ 1974-1980
7- Dân Việt Hội Sinh Viên Tây Đức 1975
8- Young East Hội Phật Giáo Tohokai Nhật 1977
9- Phổ Thông Nguyễn-Vỹ Saigon 1962
10- Văn Hóa Á Châu Hội Văn Hóa Á Châu Saigon 1956
11- Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948
12- Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Saigon 1964
Discussion about this post