“Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ”. Di Đà và Tịnh độ không rời xa tự tánh, tự tánh của ai? Tự tánh của chính mình.
Toàn bộ vũ trụ giống như một tấm lưới, giống như mạng internet vậy, không nhìn thấy.
Mạng lưới này là gì? Nó chính là Thường tịch quang, giới khoa học tưởng tượng mạng lưới này chính là thường tịch quang, tồn tại mọi lúc mọi nơi. Vì sao không nhìn thấy? Vì chỉ là tưởng tượng hình như là như vậy, họ nghĩ không sai. Vì tâm tánh tịch quang, mạng lưới chính là tâm tánh, nó không có hiện tượng vật chất, không có hiện tượng tinh thần, cũng không có hiện tượng tự nhiên. Nên khoa học kỹ thuật và tư tưởng của chúng ta đều không đạt được.
Chúng ta dùng tư tưởng cũng được, dùng khoa học kỷ thuật cũng được, nhưng nó nhất định phải có đối tượng, phải có đối tượng nó mới tìm ra được. Tự tánh không có, tự tánh có thể sanh vạn pháp. Các nhà khoa học phát hiện, hiểu rõ hiện tượng vật chất, vật chất là gì? Vật chất là huyễn tướng do ý niệm tích lũy sản sinh ra, ý niệm không có, vật chất cũng không có. Ý niệm và vật chất chắc chắn không thể tách rời nhau.
Chỉ có trí tuệ giống như Bồ Tát Quán Thế Âm, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, ngũ uẩn giai không là gì? Chính là trong Kinh Bát Nhã nói: “nhất thiết pháp tất cánh không, vô sở hữu, bất khả đắc”. Bồ Tát Quán Âm biết, nên ngài không có vọng niệm nào, ngài thấu hiểu chân tướng sự thật. Chân tướng sự thật này, nhỏ đến_hiện nay gọi là lượng tử, tiểu quang tử, nhỏ nhất trong đơn vị vật chất, không có gì nhỏ hơn nó.
Tất cả hiện tượng vật chất đều là nó tổ hợp thành, sức mạnh nào đang chi phối tổ chức này, chủ đạo những tổ chức này? Chính là ý niệm, đều do ý niệm. Ngày nay chúng ta gọi là cộng nghiệp, biệt nghiệp, do nó chủ đạo. Thật sự hiểu rõ ràng minh bạch vấn đề này, tâm chúng ta sẽ định, vì sao vậy? Vì chủ quyền thao túng tất cả pháp đều nằm trong tay ta, không phải ở người khác. Chỉ cần ý niệm ta chánh đáng, không có gì không chánh. Ý niệm ta thiện, không có gì là không thiện.
Như vậy chúng ta phải cảnh giác cao độ, tham sân si mạn nghi là bất thiện, ý niệm này tổ hợp lại chính là phiền não, chính là rắc rối. Trái lại không tham, không sân, không si, không ngạo mạn, không hoài nghi, đây là thiện. Trái với thập thiện là thập ác. Thập ác biến hiện ra thế giới nào? Luân hồi lục đạo, thập thiện biến thành tứ thánh Tịnh độ: Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, Phật. Đều do một niệm của chính mình làm chủ tể.
“Lấy thiện căn phước đức trì danh, đồng với Phật”, quý vị xem câu này Hoàng Niệm Tổ nói: “Đại sư Linh Phong nói đây quả là tủy của mười phương Như Lai”, đây là tinh túy. “Thật ứng” chính là thực tế, cho nên “tận vị lai tế đảnh lễ vái lạy một câu này”, ai có thể hiểu được? Đại sư Ngẫu Ích hiểu được, vì sao vậy? Nếu ngài không hiểu ngài sẽ không nói được như vậy, câu này là do ngài nói. Thiện căn phước đức chấp trì danh hiệu quả thật rất lớn!
Nếu thật sự hiểu được, quý vị có thể không niệm chăng? Là điều không thể.
Nếu muốn tu thiện căn đệ nhất, phước đức đệ nhất của pháp thế xuất thế, niệm Phật là đủ. Niệm bao nhiêu năm nhưng thiện căn phước đức không hiện tiền, đó là nhân duyên gì? Chỉ niệm trên miệng mà không để trong lòng, miệng không thể chuyển biến cảnh giới, tâm mới có thể chuyển biến cảnh giới. Tâm ta tạp loạn, nên câu Phật hiệu trên miệng, cũng biến thành tạp loạn, không rõ ràng, chính là như vậy.
Trong giáo lý đại thừa yêu cầu chúng ta, dùng tâm thanh tịnh niệm Phật. Điều kiện cơ bản vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc là tâm tịnh tức cõi Phật tịnh. Nên niệm Phật đừng để ý nhiều hay ít, chỉ quan tâm ta dùng tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, chân thành cung kính, như vậy mới có hiệu quả. Không dùng tâm như vậy niệm Phật, hiệu quả không lớn.
“Lúc niệm Phật, tức là lúc thiện căn phước đức đồng với Phật”, điều này đúng là vi diệu, người này dùng tâm gì? Là tâm Phật A Di Đà, đồng tâm với Phật A Di Đà, đồng nguyện với Phật A Di Đà. Phật A Di Đà phát 48 nguyện, họ cũng là 48 nguyện. Phật A Di Đà tu hành năm kiếp vô cùng gian nan, ngày nay chúng ta tu hành dễ dàng hơn ngài, vì sao vậy? Chúng ta chỉ dùng một câu danh hiệu Phật A Di Đà là được, là viên mãn, đã đem công đức tu hành năm kiếp của ngài dung hợp thành một với chúng ta. Vì chúng ta với Phật là cùng một tâm tánh, nhất định phải biết điều này.
Về mặt lý mà nói, trong kinh giáo thường có câu này: “Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ”. Di Đà và Tịnh độ không rời xa tự tánh, tự tánh của ai? Tự tánh của chính mình.
__(((卍)))__ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
__(((卍)))__ Tập 569
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Discussion about this post