Xã hội Trung Quốc, tại sao trước đây tốt đẹp như thế? Người Âu châu trước 2 cuộc thế chiến, có một số học giả đã nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc, họ hết sức khâm phục. Trung Quốc được thống nhất từ thời nhà Tần, mãi đến bây giờ vẫn còn giữ được sự thống nhất này. Trên thế gian này, không thể tìm thấy ở quốc gia thứ hai. Âu châu bị La mã thống trị 1000 năm, sau khi mất nước, họ không thể thống nhất. Mấy ngàn năm nay, quốc gia này lãnh thổ rộng lớn như thế, nhân khẩu nhiều như thế, sắc tộc phức tạp như thế, tại sao được an ổn lâu dài? Họ đã nghiên cứu, kết luận của nghiên cứu chỉ ra rằng: người Trung Quốc, có thể là vì coi trọng mối quan hệ giáo dục gia đình. Tôi nghe được, tôi nói với họ là, điều này hoàn toàn đúng, kết luận này là chính xác. Câu chuyện này là do thầy hiệu trưởng trường đại học Queensland nói cho tôi biết.
Hôm nọ, thầy hiệu trưởng mời tôi dùng cơm ở phòng khách của ông ta, nói cho tôi nghe về sự việc này. Không sai, nhưng vẫn còn thiếu sót nhỏ, chính họ không thể nói được. Người Trung Quốc đã dạy những gì? Họ không nói được. Những gia đình của người Trung Quốc, là gia đình như thế nào? Họ cũng không nói cụ thể. Nên biết, nhà của người Trung Quốc là đại gia đình. Người Trung Quốc thời nay không còn nhà nữa. Thật là bi ai. Người Trung Quốc trước khi kháng chiến, vẫn còn, nhưng không nhiều. Khi tôi ở quê nhà, trong thôn làng mọi thứ rất rõ ràng, thôn này gọi là Vương thôn, người trong thôn này được xem như là người một nhà. Thôn bên kia là Lý thôn, ở đó cũng là người nhà, “Ngũ đại đồng đường bất phân gia”. Cho nên, các vị đã từng xem qua Hồng Lâu Mộng, Hồng Lâu Mộng chính là miêu tả một gia đình, gia đình cộng đồng. Gia đình này, nhân khẩu đại khái khoảng 300 người. Lượng nhà mất dần, con người suy yếu, một hai trăm người, căn nhà này rất lạnh lẽo. Muốn dân tộc mạnh mẽ, mỗi gia đình có khoảng 700 người. 500 đến 700 người thì mới vọng tộc được. Gia đình là một tổ chức của xã hội. Gia đình lớn như thế, nếu không có quy cũ có tồn tại được không? Nó có lộn xộn không? Cho nên người xưa nói: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Quí vị có khả năng trị gia, thì quí vị có sức mạnh trị nước. Gia, nói rộng ra cũng chính là nước. Nó có đạo lý. Gia có gia đạo, có gia quy, có gia học, có gia nghiệp. Nghiệp là sự nghiệp. Sự nghiệp kinh doanh của quí vị . Gia học, chính là trường tư thục. Tư thục, chính là trường học của con em một nhà chúng ta. Nó không cần phải chiêu sinh ở bên ngoài. Những em nhỏ trong gia tộc của ta cùng chung học một trường. Trường học, phần nhiều dùng Từ đường, bởi vì Từ đường ngoài việc dùng cúng quảy trong năm ra, thì ở đó không còn hoạt động gì nữa, cho nên, Từ đường đều biến thành trường học. Lúc nhỏ tôi cũng học ở Từ đường. Lúc đó học trường Tư thục, học ở nhà.
Gia quy, bây giờ còn gọi là Đệ tử quy, một bộ phận trong gia quy, tức là một bộ phận của cộng đồng học tập, mỗi nhà đều có gia quy đặc biệt riêng của nó. Tại sao? Sự nghiệp làm ăn của họ không giống nhau. Sự nghiệp bất đồng, cho nên, nó có những quy định bất tương đồng mà buộc phải tuân thủ. Vì đây là cộng đồng, bất kể bạn làm ngành nghề nào, nhất định phải tuân theo nó. Quy cũ là nền tảng. Ngôi nhà không những lo nuôi dạy trẻ em mà còn phải chăm lo cho người già nữa. Cho nên, người sống trên thế gian này, tại sao? Mọi người đều biết nhau, vì nhà. Làm cho tổ tông sáng ngời, cửa nhà rộng lớn. Làm nhà, làm ở khu đất này, nhà của tôi chính là khu vực này. Họ đã yêu nước, yêu nước từ nơi việc yêu nhà mà ra. Nếu con người không thích nhà thì họ sao có thể yêu nước được? Không bao giờ có chuyện gì. Người Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới, bạn xem những Hoa kiều, họ biết gắn bó với nhau. Từ đâu mà được vậy? Từ nhà. Người ngoại quốc rất ái mộ, nghiên cứu, họ đi tìm hiểu những nơi xa xôi, nhưng chưa thâm nhập, họ thâm nhập được có hiệu quả, nó sẽ có tác dụng.
Gia giáo của người xưa rất quan trọng. Bắt đầu dạy từ lúc nào vậy? Từ ngày người mẹ mới mang thai, gọi là thai giáo. Quí vị thử nghĩ xem, lợi hại biết là bao. Bây giờ loại thai giáo này, được người Tây phương chứng minh. Họ dùng cái gì để chứng minh? Họ dùng thôi miên. Thôi miên kêu quí vị quay lại, quay lại khi đang còn ở trong tử cung của người mẹ, quí vị có cảm giác như thế nào, sẽ nói ra. Người mẹ khởi tâm động niệm, nó cũng có cảm giác. Người mẹ ăn uống nó cũng có cảm giác. Cho nên, thai giáo có ý nghĩa rất lớn.
Khi người mẹ mang thai, không nên có tà niệm. Tư tưởng, suy nghĩ phải trong sạch, chơn chánh. Không nên có phiền não, không nên u buồn. Nếu bạn có phiền não, có âu sầu, tức là đã gieo hạt giống bệnh hoạn cho thai nhi rồi. Người mẹ phải chú ý vấn đề này. Đứa nhỏ vừa ra đời, cha mẹ nhất định phải thực hành được đệ tử quy , làm để cho đứa bé xem, trẻ con nhìn. Nó vừa sanh ra, con mắt mở to nó có thể nhìn, tai nó có thể nghe, nó đã được học tập, bắt chước. Cho nên người xưa dạy trẻ con, lúc trẻ con bắt đầu học tập, cái gì không hay thì không để cho nó nhìn thấy. Không nên để nó nghe được, không nên cho nó tiếp xúc. Những gì nó thấy, đều là chơn chánh, hoàn toàn tốt đẹp. Nếu để nó nhìn 1000 ngày, thì lúc lên 3 tuổi, từ khi sanh đến lúc 3 tuổi là 1000 ngày, giai đoạn này gọi là cội rễ giáo dục . Dạy người của người xưa là dạy như thế đó.
Sau giai đoạn giáo dục kiểu này xong, đứa trẻ bắt đầu có thói quen. Người Trung Quốc nói: “Thiếu thành nhược thiên tánh, tập quán thành tự nhiên”. Có nghĩa là, cự li giữa thói quen và bản tánh rất gần nhau. Không thể phân biệt. Nên ngạn ngữ có câu: “3 tuổi tưởng 80”. 3 tuổi nuôi dưỡng thành công, thì 80 tuổi cũng không thay đổi. Khả năng này quá lớn.
Bây giờ nền giáo dục này không còn nữa, đã mất bốn đến năm đời nay rồi. Chúng ta không thể trách ai cả. Tại sao ta không học được? vì cha mẹ của quí vị không được học. cha mẹ của quí vị không biết. Trước đó nữa, ông bà nội của quí vị cũng không biết, cho nên cha mẹ quí vị không học được. Ngược về trước nữa, ông bà cố của quí vị cũng lơ là vấn đề này, nên ông bà nội không được học. Đại khái là phải truy tìm đến đời ông sơ nữa kìa! May ra ông mới hiểu.
Tôi chừng này tuổi, sống ở quê hương tôi, bởi vì văn hóa ở quê nhà rất tốt, bắt nguồn của phái Đồng thành, cho nên không khí học hành rất là thịnh, người ở quê đó đều được học. Chúng tôi còn ở vùng sâu vùng xa, biết được sự việc này, chính mắt mình nhìn thấy, sau khi kháng chiến thắng lợi thì không còn nữa, đến Trung Quốc đi rất nhiều địa phương. Tôi rất để tâm đến vấn đề này. Nhà có còn hay không? Còn. Giống như ở Giang Nam Trung Quốc, những dãy nhà vẫn còn đó, nhưng người không có, không ai tới lui nữa. Cho nên di tích xưa còn không ít, quí vị đến đó có thể thấy, không có người.
Chúng ta chiến tranh 8 năm với người Nhật Bản, tổn thất lớn nhất của chúng ta là cái gì? Nhà chúng ta không còn nữa. Chết bao nhiêu người, mất biết bao nhiêu tài sản, điều này không thành vấn đề. Truyền thống xưa của chúng ta, tinh thần nhà chung của ta không còn, đây mới là tổn thất không gì thay thế được. Xã hội hôm nay của chúng ta đây, xảy ra bao tai họa lớn như thế, căn nguyên chính là ở chỗ này. Giáo dục gia đình kiểu như vậy, bây giờ không còn nữa. Sở dĩ tinh thần giáo dục nhà của người xưa, mạnh mẽ như thế, là bắt nguồn từ Tề gia trị quốc bình thiên hạ. Chính là điểm này. Bây giờ làm sao khôi phục đậy? Chúng tôi nghĩ không thể nào được, không có biện pháp khôi phục. Cho nên chúng tôi suy nghĩ rất nhiều, và thường nghe người ta nói: “Nhà xí nghiệp”, nó đã nhắc nhở cho tôi rất lớn. Nếu như xí nghiệp chơn chánh, có thể đem tinh thần và truyền thống xưa, tinh thần của nhà, gia đạo của nhà, gia quy, gia học, gia nghiệp, nếu như có thể khôi phục trở lại, thì dân tộc ta , ít nhất vẫn còn 1000 năm nữa hưng thịnh ở đời.
Giáo dục thuở ban sơ dạy những gì? Dạy luân lý, dạy đạo đức, dạy nhân quả. Đây chính là điểm cơ bản của 3 nhà Thích, Đạo và Nho vậy. Gốc rễ truyền thống văn hóa của chúng ta. “Đệ tử quy” của Nho gia; “Thái thượng cảm ứng biên” của Đạo giáo; “Thập thiện nghiệp đạo” của Phật giáo . Ba điều cơ bản này. Hồi trước người ta đi học, lúc nhỏ không thể không tiếp nhận 3 điều đó. Ba điều cơ bản này, đều do cha mẹ chỉ dạy, sáu bảy tuổi đi học, đến trường Tư thục, những quy cũ này, nó đã học được rất thành công, đến trường học, thầy giáo thay thế cho cha mẹ. Thầy giáo cũng đem những khuôn phép này, làm lại cho học sinh xem, học sinh mới phục, mới bội phục quí vị .
Thầy giáo làm tấm gương, thầy giáo giảng giải, tại sao phải hiếu thuận. Cho nên, giảng giải phải từ 6 tuổi trở về sau. Trước 6 tuổi chỉ có học, không giảng giải. “Đệ tử quy” là trước 6 tuổi phải hoàn thành rồi. Đặc biệt, trước 3 tuổi đã làm xong. Điều này, người ngoại quốc không thể nào biết được. Lúc chúng tôi nói chuyện với họ, sau khi nghe xong họ vô cùng kinh ngạc, mới hiểu tại sao Trung Quốc có được mấy ngàn năm an bình thịnh trị. Vấn đề này ắt có đạo lý của nó. Không phải ngẫu nhiên mà có được. Trung Quốc mấy ngàn năm nay, xã hội đã lấy việc giáo dục đặt lên hàng đầu. Nhà cũng như thế. Gia giáo là số một. Tại sao? Vì mọi người được giáo dục tốt, thì họ đều là người tốt. Việc của mỗi người làm đều là việc tốt, người tốt làm việc tốt, cho nên xã hội phồn vinh, xã hội hưng thịnh. Cuộc sống đích thực của nhân dân chính là cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn.
360 nghề. Người Trung Quốc ưa nói 360 nghề. Tại sao? Vì một năm có 360 ngày. Từ chỗ này mà ra. Đây, chính là nói về nghề nghiệp trong xã hội. tất cả nghề nghiệp, nghề nào tốt đẹp nhất, người ta ưu thích nhất? Nói cho quý vị biết, chính là làm quan. “Học không giỏi thì làm lính”, đánh giặc. Tại sao vậy? Vì nghề này có địa vị rất cao. Họ là quan viên, đối xử không tệ. Khó khăn nhất là cái gì? Không có việc gì làm. Vì sao không có việc? Vì không có vụ án nào. Không có ai phạm tội. Cho nên làm quan là nghề thoải mái nhất, nghề nhàn rỗi nhất. Chúng tôi đọc Tứ Khố Toàn Thư, những tập trong Tứ Khố Toàn Thư là văn học, quí vị hãy xem bên trong đó, hơn một nữa đều là ghi chép lại việc làm quan, họ không có việc làm, ở trong nhà làm thơ, viết từ, viết văn chương, du sơn ngoạn thủy, cả tháng trời mới được mấy vụ án, là quá lắm rồi, nhiều lắm rồi, thế mới hiểu được sự tốt đẹp của xã hội lúc đó, chính là nhờ gia giáo của mỗi người dạy họ sống tốt. Trong xã hội không có ai hại ai, không gây án mạng. Cho nên làm quan rất nhẹ nhàng; làm vua thì gọi là “Buông tay mà trị”. Vua cũng không có việc làm, thiên hạ thái bình. Đó là Thái bình thiên tử. Giáo dục làm thành công.
Ngày nay, chúng ta xem xã hội bây giờ. Xã hội hôm nay, trong các ngành nghề, khổ nhất là nghề gì? Là làm quan. Vô cùng khổ sở, giải quyết vụ án không hết. Trước đây làm quan không có vụ án nào cả, bây giờ thì giải quyết hoài cũng không xong. Tại vì sao? Vì giáo dục lơ là, người học hư hỏng, đặc biệt là do hai thứ, đem dạy dân chúng hỏng hết, dạy cho toàn thể xã hội rối thêm. Hai thứ ở đây là cái gì? Thứ nhất là truyền hình, thứ hai là Internet bây giờ, gặp mỗi người, quí vị hỏi thử xem, một ngày xem ti vi bao nhiêu tiếng đồng hồ? Đây là làm giáo dục, truyền hình đã dạy họ cái gì? Dạy họ bạo lực tình dục, sát đạo dâm vọng. Điều này có thật, không phải giả. Chỉ cần những thứ này còn tồn tại, muốn xã hội được hòa bình yên ổn, thì vĩnh viễn không bao giờ làm được. Vấn đề này không thể không biết. Hai thứ này sẽ hủy diệt một quốc gia, sẽ hủy diệt một dân tộc, sau cùng là hủy diệt cả thế giới. Quá nguy hại.
Vấn đề này, chẳng phải tôi cảnh giác đâu, mà do thầy của tôi là Phương Đông Mỹ tiên sinh – ngài nói cho tôi biết. Thời trai trẻ tôi ở Đài Loan, lúc đó tôi còn nhỏ tuổi, khi đó đại khái khoảng 40 tuổi, ba bốn mươi tuổi, Đài Loan từng có một lần, đề xướng phục hưng văn hóa Trung Hoa. Một hôm nọ, có 3 vị quan viên của Bộ giáo dục, đến nhà của thầy Phương, thỉnh giáo người nhà của thầy, ngay hôm đó tôi cũng ở đấy, tôi ở tại nhà thầy. Những quan viên này đã đề xuất một vấn đề, rằng, chính phủ đang đề xướng phục hưng văn hóa Trung Hoa, nên làm như thế nào cho chu đáo? Sau khi thầy Phương nghe xong câu hỏi này, ít nhất là 5 phút đồng hồ, biểu lộ dáng vẽ nghiêm túc, một câu cũng không nói. Sau 5 phút thầy bắt đầu nói, thầy nói có, phương pháp thì có. Họ bèn hỏi phương pháp đó là gì? Ngài nói: thứ nhất, lúc đó ở Đài Loan có 3 đài truyền hình. Truyền hình phải đóng cửa. Đài Loan còn có mấy mươi đài truyền hình vô tuyến. Tất cả phải dẹp bỏ. Báo chí ngừng phát hành, tạp chí ngừng xuất bản. Ba vị quan viên này la lên. Thầy, việc này không thể làm được! Thầy Phương bèn nói: những thứ này, hằng ngày đang phá hoại văn hóa truyền thống của Trung Quốc, chỉ cần tồn tại những thứ này, anh lại muốn phục hưng ư? Làm không được đâu. Lời này là chân thật, một chút cũng không giả dối. Cho nên, hiện tượng xã hội của Đài Loan, mãi đến bây giờ, vẫn còn hỗn loạn. Cảnh báo của thầy Phương, lúc đó những quan viên này lại hỏi: nước Mỹ bây giờ là cường quốc số một của thế giới. Họ đặt câu hỏi khá hay. Thầy nói: La mã sẽ có một ngày diệt vong. Xin hỏi thầy: nước Mỹ tương lai diệt vong, nhân tố đầu tiên là cái gì? Ngay lập tức thầy Phương trả lời: Truyền hình. Nước Mỹ tương lai sẽ diệt vong. Nguyên nhân của nó là do truyền hình. Sau đó, đặc biệt nói rõ cho họ biết, Đài Loan chưa đạt đến mức độ này. Truyền hình Đài Loan, nếu cuồng vọng như Hoa Kỳ, không có hạn chế của nó, thì sau những chương trình vừa xuất hiện đó, Đài Loan cũng sẽ tiêu luôn. Giáo dục! Nên biết, điều quan trọng ở đây là cái gì? Là làm chủ giáo dục. Ngày nay, giáo dục hôm nay không còn là vấn đề quan trọng của quốc gia nữa, phương tiện truyền thông mới là quan trọng. Cho nên, những người làm quan, đáng thương, vô cùng đau khổ, giải quyết công việc không xong.
Bây giờ tự do dân chủ rồi. Thời xưa không có đâu. Lúc đó là thời đại quân chủ, ngôn luận không được tự do, phát hành báo chí cũng không được. Chính phủ phải bảo đảm đời sống tinh thần của nhân dân. Họ có sứ mạng đó. Cho nên, họ có tiêu chuẩn. Những tiết mục văn nghệ trình diễn phải có tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn của nó, như trong Luận ngữ đã nói: “Tư vô tà – Suy nghĩ không tà”. Những tiết mục muốn biểu diễn, đều phải phù hợp tiêu chuẩn này. Không thể để quần chúng sau khi xem xong khởi lên tà tư tà niệm. Họ áp dụng tiểu chuẩn đó. Bạn xem, thời xưa họ đã dùng đến 3 chữ này. Tiêu chuẩn của 3 chữ này, tại Trung Quốc đã dùng nó mấy ngàn năm rồi. Chỉ cần để người ta tiếp xúc được, nhìn thấy được, nghe được rồi mà sinh ra tà niệm thì quyết định cấm hẵn. Bây giờ bắt chước người ngoại quốc, cái này phải là tự do dân chủ thì xong rồi; nhân dân phải chịu khổ, phải chịu nạn.
Trong cuộc sống của chúng ta, vận may vô cùng ở đây là gặp được Phật pháp. Gặp được Phât pháp rồi thì cuộc sống này không còn khổ nữa. Cuộc đời này sống rất hạnh phúc, rất viên mãn. Điều này, thầy Phương ban đầu đem Phật pháp gới thiệu cho tôi; học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người. Tôi học được, năm tới là tròn 60 năm. Tôi giảng kinh, dạy học đã 52 năm. Năm tới là “Ngũ thập tam tham”, tức là 53 năm. Hạnh phúc mỹ mãn vô cùng. Lời của thầy Phương là thật, không chút giã dối.
Discussion about this post