“Từ nhỏ người lớn cần phải dạy chúng, người lớn ở trước mặt chúng phải giữ quy cũ. Có quy cũ, chúng thấy từ nhỏ sẽ trở thành thói quen, cho rằng đây là điều thiên kinh địa nghĩa, suốt đời chúng cũng không ra khỏi ranh giới đó. Như vậy tâm sẽ định, tâm định mới khai trí tuệ. Nên huấn luyện cho bọn trẻ được tâm định, huấn luyện chúng được định, dùng phương pháp nào? Học thuộc lòng, học thuộc lòng chúng không suy nghĩ lung tung, không thuộc lòng chúng lại suy nghĩ chuyện này chuyện kia. Vậy nên mỗi ngày dạy chúng đọc sách, không cần giảng ý nghĩa, chỉ cần khiến chúng định tâm.”
“Hựu lý xuất thiên trung, bất giả tu thành”. Giả là mượn, không cần mượn tu mới chứng quả, không cần thiết, vì sao? Trong tự tánh vốn có, giác tánh là vốn có. Ngài Huệ Năng không tu, đột nhiên khai ngộ. Không như người khác, tham thiền không biết bao nhiêu năm, còn ngài chưa vào thiền đường ngày nào. Người ta đến giảng đường nghe pháp bao nhiêu năm, còn ngài chưa từng đi qua. Ngài chưa đến giảng đường ngày nào, cũng không biết chữ. Thế nên ngài Huệ Năng đích thực là lý xuất thiên chân, bất giả tu thành, tức nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ, đây là lời của ngài Huệ Năng nói. Vì vốn tự cụ túc, nên không cần tu, ngài đã kiến tánh nên đạt được tất cả. Quý vị không kiến tánh, hoàn toàn không đạt được gì cả.
Nói đến đây quý vị sẽ hiểu phương pháp dạy học thời xưa. Căn cứ lí niệm này, lý niệm này thâm căn đế cố ở Trung quốc, những gì người xưa hy cầu là gì? Khai ngộ, không phải cầu gì khác. Ngộ từ đâu đến? Ngộ đến từ định. Tâm trôi nỗi nhất định không thể khai ngộ, tâm phải định. Nên người xưa giáo dục, từ nhỏ đã huấn luyện quý vị vững chắc, huấn luyện định. Bọn trẻ rất có quy cũ, như một người lớn trẻ con vậy. Điều này người hiện nay nhìn không quen, trẻ con phải hoạt bát, phải ngây thơ. Như vậy là xong, từ nhỏ quý vị đã tập hư chúng, chúng là chất liệu tốt, từ nhỏ phải có mô phỏng, có quy cũ để chúng làm theo, chúng phải dữ quy cũ. Đệ Tử Quy là nền mống cơ bản nhất, phải cùng nhau tuân thủ, nhà nhà đều không thể rời nó.
Từ nhỏ người lớn cần phải dạy chúng, người lớn ở trước mặt chúng phải giữ quy cũ. Có quy cũ, chúng thấy từ nhỏ sẽ trở thành thói quen, cho rằng đây là điều thiên kinh địa nghĩa, suốt đời chúng cũng không ra khỏi ranh giới đó. Như vậy tâm sẽ định, tâm định mới khai trí tuệ. Nên huấn luyện cho bọn trẻ được tâm định, huấn luyện chúng được định, dùng phương pháp nào? Học thuộc lòng, học thuộc lòng chúng không suy nghĩ lung tung, không thuộc lòng chúng lại suy nghĩ chuyện này chuyện kia. Vậy nên mỗi ngày dạy chúng đọc sách, không cần giảng ý nghĩa, chỉ cần khiến chúng định tâm. Trong sinh hoạt xử sự đối nhân tiếp vật có quy cũ, nhất định phải biết quy cũ, có ưu điểm gì? Người lớn đều giữ quy cũ, người lớn làm gương cho chúng noi theo.
Thế nên Đệ Tử Quy không phải chỉ để bọn trẻ học, mà suốt đời đều không thể rời, từ nhỏ đến già. Đó là cuộc sống, cuộc sống quy phạm, là quy phạm xử sự đối nhân tiếp vật, không thể một ngày không có quy cũ. Một ngày không có quy cũ sẽ loạn, nhà sẽ loạn. Nhà loạn xã hội sẽ loạn, như vậy tai họa sẽ đến, nên nhất định phải giữ quy cũ. Ngày ngày để quý vị thuộc lòng, không cần giảng giải, tâm quý vị sẽ định. Giảng giải quý vị liền nghĩ đông nghĩ tây, đặc biệt là trẻ con chưa thành thục, tư tưởng đó dễ bị thiên lệch. Nên chỉ để quý vị đọc, mà không giảng giải cho quý vị.
Khi nào giảng cho quý vị? 13 tuổi vào thái học, 13 tuổi đến 15 tuổi. Trể nhất là 15 tuổi, sớm nhất 13 tuổi. Trong đó không có trung học, mà vào thái học. Vào học ở thái học có thầy giáo giảng giải và thảo luận với quý vị, quý vị có thể đưa ra câu hỏi để thầy giáo giải đáp. Trong thái học không có sách, vì sao? Đều học thuộc lòng. Thầy giáo cũng thuộc lòng, học sinh cũng học thuộc. Nói với quý vị hàng thứ mấy trang thứ mấy của Luận Ngữ, quý vị đều biết rõ, vì đã thuộc làu. Vì vậy thầy giáo và học sinh đều thuộc.
Điển tịch quan trọng phải thuộc hết trong vòng sáu bảy tuổi đến 12 tuổi, trẻ em ký ức tốt. Khi lớn trích dẫn kinh điển không cần tra sách, đâu như hiện nay tra sách thật cực khổ, còn họ đều thuộc và nhớ hết. Thế nên đọc sách rất hạnh phúc, đến thái học rất hạnh phúc. Mỗi ngày thật sự phụng sự sư trưởng, tôn trọng thầy giáo như cha mẹ vậy, siêng năng học tập chính là báo ân thầy. Thầy giáo dạy học thông thường đều là du sơn ngoạn thủy, nói đến điển cố trong sách, giảng đến chổ nào liền đến đó xem, để quý vị thấy được tình trạng thực tế. Đem theo cơm rượu, học sinh lo phục dịch, đem theo một nhóm học sinh du sơn ngoạn thủy. Đi chơi về thì bài học này cũng dạy xong, nên đi học hạnh phúc biết bao! Có đâu như bây giờ đi học quả thật rất khổ!
Chúng ta thấy hiện nay các em đi học rất vất vã, có còn giám đầu thai làm người chăng? Không giám, quá khổ! Đi học là một chuyện vui, từ nhỏ đọc sách là niềm hạnh phúc. Hạnh phúc suốt cả đời, có đâu đi học sao lại khổ như vậy, như vậy ai làm điều này? Nên đi học là hạnh phúc của cuộc đời, dạy học là hạnh phúc của nhân sinh. Nếu không hạnh phúc thì Đức Phật Thích Ca đã không làm điều này. Ngài rất thông minh, không phải dại.
Khổng tử chu du các nước trở về, mới thưởng thức được niềm vui này, học mà được hành thì không có niềm vui nào bằng. Nếu thưởng thức được từ sớm thì ông hà tất phải chu du liệt quốc để cầu chức quan? Không cần thiết. Ông nhất định nghĩ đến phải học theo Đức Thế Tôn, thế nên thật sự cầu học vấn, cầu trí tuệ, không phải cầu gì khác. Trong Phật pháp cầu trí tuệ, trong Nho giáo nói cầu học vấn, là một chuyện vui! Vô cùng hạnh phúc an vui, hoàn toàn không liên quan đến danh lợi. Đây không phải là địa vị, không phải tài phú, không liên quan đến những điều này, chỉ để nâng cao cảnh giới chính mình.
Thông thường trong tôn giáo nói luân hồi, đời sau của họ là thiên đường, thù thắng hơn so với nhân gian, vì sao? Đạo đức của họ được nâng cao, tự nhiên chiêu cảm được cảnh giới này. Người hiếu học nhất định ở cùng người hiếu học, người có đạo đức nhất định ở cùng người có đạo đức, đây chính là vật tụ tập theo loại, người nhân gian cũng như vậy. Thích nhảy thì gần với người thích nhảy, thích chơi bời thì gần người thích chơi bời, thích đọc sách nhất định ở cùng người đọc sách. Chí không đồng thì đạo không hợp, họ sẽ không tụ tập với nhau. Thích đạo đức, trời nói đạo đức, đạo đức của trời cao hơn người, nhất định họ đến đây. Thích tham sân si mạn chính là tam ác đạo, họ nhất định đi đến đây. Không phải Diêm Vương tìm họ, không phải, là họ như thế nào? Ý niệm của họ đi đến phương hướng đó, họ tự nhiên đi, như vậy mới hợp tình hợp lý.
“Nhân bổn tự cụ túc, cố bất giả tu thành”. Câu nói này vô cùng quan trọng, họ đầy đủ điều gì? Mọi thứ đều đầy đủ, không thiếu thứ gì. Đầy đủ trí tuệ, đầy đủ năng lực, đầy đủ thần thông, đầy đủ tướng hảo. Người xưa nói phú quý_Người xưa nói tướng hảo chính là phú quý, tất cả đều đầy đủ, không có thứ nào không đầy đủ, nên họ không cần tu. Nhưng người không có kiến tánh, tự tánh tuy đầy đủ, nhưng quý vị không dùng được nó, quý vị cần phải tu.
Phật đối với chúng sanh trong lục đạo, người chưa kiến tánh, dạy quý vị điều gì? Dạy quý vị tu phước, dạy quý vị tu huệ, đây chính là dạy quý vị bố thí. Quý vị muốn phát tài thì có thể phát chăng? Có thể. Phát như thế nào? Bố thí tài được tài phú, pháp bố thí được thông minh trí tuệ, bố thí vô úy được mạnh khỏe trường thọ. Nếu quý vị muốn có ba thứ này, ba thứ này không ai không muốn. Muốn phát tài, muốn thông minh trí tuệ, muốn mạnh khỏe trường thọ. Người Cơ Đốc Giáo cũng muốn, tôi ở Mỹ nhiều năm, tôi đem ba điều này hỏi giáo đồ Cơ Đốc, muốn. Tôi nói muốn, có thể đạt được, làm sao đạt được? Là Đức Phật nói, ngài nói Phật giáo? Đúng vậy, không sai. Phật giáo là giáo dục, không xung đột với tôn giáo của quý vị. Giáo của quý vị là tôn giáo, thượng đế là cha quý vị, quý vị là con cái của thượng đế, đúng chăng? Đúng.
Đức Thế Tôn là thầy của quý vị, quý vị là học sinh của ngài, có xung đột chăng? Không xung đột. Quý vị ở nhà có cha mẹ, đến trường có thầy giáo. Quý vị có thể đến chổ Đức Thế Tôn để học phát tài, học thông minh trí tuệ, học mạnh khỏe trường thọ, có gì vui hơn nữa mà không làm? Nên tôi đã dạy họ, ngày chủ nhật quý vị đi lễ nhà thờ, ngày thứ sáu đi chùa, vậy là họ đều đến! Hoan hỷ, hạnh phúc, không hề có sự xung đột. Quý vị xem, ở nhà quý vị có cha mẹ, ở trường có thầy cô giáo. Tôi nói quý vị đến chổ Đức Thế Tôn, đây là học trí tuệ, học mạnh khỏe trường thọ, học phát tài, thượng đế của quý vị cũng rất vui. Quý vị thử nghĩ xem, người làm cha mẹ sẽ nghĩ, đứa con này của tôi đã có thầy giáo tốt dạy, cha mẹ có vui chăng? Thượng đế vui lòng, không phản đối quý vị. Thế nên thứ sáu cửa chùa chúng tôi đặc biệt mở cửa, để người bất đồng tôn giáo đến học tập.
Chúng ta tiếp xúc hòa đồng tốt đẹp với tôn giáo khác, “Phật thị môn trung có cầu tất ứng”, nếu làm theo như vậy, nhất định có hiệu quả. Thật sự đã phát tài, đã làm được nên ngày càng hoan hỷ, nhưng không nên phản bội tôn giáo của mình, vì sao? Phản bội tôn giáo của mình là đại bất hiếu, Phật không thu nhận quý vị, Phật không nhận người phản bội. Trong kinh Phật có rất nhiều người bất đồng tôn giáo đến học theo Đức Phật, nhưng Phật tuyệt đối không dạy họ cải đạo, đó là việc không đạo đức.
Chúng ta giao tiếp với rất nhiều tôn giáo, họ sợ nhất, lo lắng nhất chính là chúng ta lôi kéo tín đồ của họ, họ sợ điều này nhất. Sau này lui tới với tôi, không lôi kéo tín đồ. Phải khuyến khích họ, khuyến khích họ càng phải tín ngưỡng tôn giáo của họ, như vậy mỗi tôn giáo đề hoan hỷ. Quý vị phải trung thành với cha mẹ mình, phải trung thành với thượng đế của quý vị. Quý vị phải làm con ngoan của thượng đế, đừng để thượng đế mất mặt. Mười mấy năm lại đây chúng tôi giao tiếp với rất nhiều tôn giáo, quý vị xem tiếp xúc rất hòa hợp, đối đãi bình đẳng. Thật sự hổ trợ hợp tác, họ có rất nhiều hoạt động đến tìm tôi. Tổ chức đoàn thể này đến nước ngoài du lịch mời tôi làm cố vấn, tôi cùng đi chơi với họ. Tôn giáo có thể đoàn kết. […]
Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Discussion about this post