PHƯƠNG PHÁP GIẢNG KINH
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
1/ Cổ đức giải hành trước, rồi mới giảng sau.
2/ Ví dụ câu chuyện nhất định phải phù hợp với nghĩa Kinh.
3/ Kỵ độc đoán.
4/ Phải khơi gợi hứng thú cho người khác, quan sát tâm trạng thính chúng.
5/ Phải có số liệu phong phú, phương tiện thiện xảo, trừ hoặc, giải nghi.
6/ Phải có tâm từ bi, lợi tha, báo ân và cứu khổ.
7/ Đề phòng ấn tượng không tốt với tứ chúng, quay đầu bỏ đi.
8/ Phải học rộng, xét hỏi, suy xét cẩn thận, phân biệt rõ ràng, thực hành.
9/ Trước tiên phải cần học, siêng tu, làm rõ, hiểu thấu suốt, thấu triệt.
10/ Kỵ ỷ cho mình có tài mà xao lãng, đến lúc lười biếng, xã giao cho có lệ.
11/ Trên khế Phật lý, nếu không thì là ma thuyết. Dưới khế quần cơ, nếu không sẽ trở thành chuyện phiếm.
12/ Chú sớ lấy xưa làm chuẩn, lấy bây giờ làm phụ trợ.
13/ Khi giảng phải chuẩn bị từ điển và từ điển Phật học.
14/ Trước tiên, đọc nhiều các bản chú giải. Khi giảng lấy một bản làm chuẩn, ý ở tham khảo phải chủ kiến, kỵ tài, kỵ khuyếch đại, kỵ ngạo mạn, kỵ giải thích sai. Phải có kiến giải chính xác.
15/ Nghĩa văn sâu nên nói dễ hiểu, nghĩa văn cạn nên nói sâu sắc.
16/ Nên nói ý chính trong Kinh, phải giảng giải theo thứ tự, trước sau tương ứng.
9 ĐIỀU TRỌNG YẾU KHI GIẢNG KINH.
1/ Thân đoan chánh, mắt nhìn khắp, uy nghi, chỉnh tề, hành động, cử chỉ khoan thai, thân khẩu ý đều tập trung. Kỵ khế xuất, hoặc châu mày…
2/ Âm thanh trước thấp, sau cao. Cao thấp, nhanh chậm, ý thức được âm tỳ. Phối hợp ý văn, ngôn ngữ phong phú và ngắn gọn đều phải thích hợp với trình độ. Rất kỵ quá gấp, rời kinh quá xa, tạp loạn khó thu hồi.
3/ Lời nói đầu giảng Kinh: quán nhân duyên, thuyết pháp lợi ích của nghe giảng cần phải tóm tắt.
4/ Giảng Kinh Giáo nhiều thì cần chuẩn bị trước, phân đoạn tinh tường, câu chữ rõ rang, trước sau nối tiếp liền một mạch.
5/ Thuyết minh đại cương, không rườm rà, tiểu tiết, tùy cơ ứng biến; đơn giản, phức tạp; sâu cạn tùy thời thay đổi. Tất cả vì thính chúng nhận lợi ích từ Phật Pháp.
6/ Khéo đọc Kinh văn, đọc ra ý nghĩa của câu chữ, thứ tự mỗi câu, đọc câu chữ, khai phá từ mới, giải thích danh từ, câu… sau đó giảng nghĩa lớn của đoạn.
7/ Ví dụ câu chuyện phải hợp với Pháp, không được rời văn xa, khai thị, khuyên tu, chứng minh là trọng điểm, phải có căn cứ, có sự, có lý.
MỤC TIÊU HOẰNG KINH
1/ Mở mang chánh trí.
2/ Hiểu sâu nhân quả, tha thiết sám hối.
3/ Chí thành cung kính, khuyến phát Bồ Đề Tâm
4/ Khẩn thiết cầu khẩn, tôn sùng Tịnh Độ.
5/ Tạo lập bi nguyện, từ bi cứu giúp chúng sanh.
6/ Xả sạch tam độc, thành tựu thiện pháp
GIẢNG KINH
1/ Tại sao phải giảng Kinh?
2/ Giảng cho ai?
3/ Giảng vào lúc nào?
4/ Giảng ở nơi nào?
5/ Giảng cái gì?
6/ Giảng như thế nào?
7/ Có hiệu quả gì?
TAM PHÁP HỌC KINH
1/ Nhìn thấu
2/ Buông xuống
3/ Bố thí.
4/ Nhẫn nhục.
5/ Không hoài nghi.
6/ Không xen tạp.
7/ Lão thật.
8/ Niệm Phật.
NGƯỜI GIẢNG KINH.
Người giảng Kinh phải làm được phá tự, thích danh, giải cứu, tiêu văn, hóa nghĩa, còn phải đan xen chút thảo luận, nhân duyên, ví dụ, phân đoạn, sơ kết, tổng kết. Còn phải diễn biện tài, thọ pháp nhãn, chánh kiến, độ ác thú, diệt ác, khai thị môn, khai thị thiện hành, nói rõ Vô Lượng Quang, biểu thị trí tuệ, Vô Lượng Thọ biểu thị lý thể, thanh tịnh, lìa vọng tưởng, bình đẳng, lìa phân biệt, rất có kiến giải, nói điều rất kinh nghiệm.
A Mi Đà Phật.
Trích: HT Tịnh Không.