Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không
Là quý vị quán sát, không phải gọi là nhìn, quán và nhìn cùng một ý nghĩa, nhưng phàm phu gọi là nhìn, còn Bồ Tát thì gọi là quán. Nhìn, trong chân nhãn có giả nhãn, cho nên thường nhìn sai. Huệ nhãn là chân nhãn, trong chân nhãn có A lại da, A lại da làm chủ quản gia, cho nên hoàn toàn nhìn sai.
Thức A lại da, khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước đều thuộc về thức A lại da. Trong quán, không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước nên gọi là quán.
Cho nên quán là chân tâm, nhìn là vọng tâm. Vọng tâm nên thường thấy sai, chân tâm không nhìn sai, nên họ quán, họ thông đạt, đó gọi là huệ.
Huệ năng quán chúc, năng chiếu muôn sự muôn vật trong biến Pháp Giới Hư Không Giới, tánh tướng sự lý nhân quả đều thông đạt, gọi là huệ nhãn. Hựu kiến chân giả, huệ nhãn thấy được chân.
Tịnh Ảnh viết:
Năng quán chân không, cố danh kiến chân.
Chân không ở đâu?
Ở trong muôn sự muôn vật, không có một sự việc nào, không có một vật nào không phải là chân không.
Ai có thể thấy được?
Bồ Tát thấy được.
Bồ Tát nào?
Pháp thân Bồ Tát. Ở trước chúng ta nói pháp nhãn duyên tục đế trí, Phật Bồ Tát trong mười Pháp Giới có thể làm được, huệ nhãn này duyên chân đế trí, chỉ có pháp thân đại sĩ làm được, Phật Bồ Tát trong mười Pháp Giới không làm được, họ cao hơn mười Pháp Giới, kiến chân này tức là kiến tánh, họ đã minh tâm kiến tánh.
Trong Đại Thừa Nghĩa Chương nói:
Huệ nhãn liễu kiến phá tướng không lý cập kiến chân không.
Nghĩa là huệ nhãn có thể thấy tất cả tánh tướng của hiện tượng. Tánh là năng sanh năng hiện, tướng là sở sanh sở hiện, năng sanh là thật, sở sanh là hư vọng.
Vì sao vậy?
Vì năng sanh là bất sanh bất diệt, sở sanh là hữu sanh hữu diệt. Năng sanh là chân đế, sở sanh là vô thường, họ điều hiểu rõ ràng minh bạch.
Ở trong tất cả hiện tượng, họ có thể thọ dụng, thọ dụng vô cùng hoan hỷ, nhất định họ không có chấp trước, thông thường chúng ta nói là khống chế, chiếm hữu, họ tuyệt đối không có ý niệm này.
Vì sao?
Vì Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Trong Kinh Bát Nhã nói, tất cả pháp, bao gồm thân thể của chúng ta, bao gồm tâm lý của chúng ta, tức là có thể tư duy tưởng tượng tâm này là vọng tâm, đều là giả, là bất khả đắc, Nhất thiết pháp, vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc, họ nhìn rất rõ ràng.
Cho nên ứng hóa ở trong mười Pháp Giới, giúp đỡ những chúng sanh mê hoặc điên đảo tạo nghiệp thọ báo khổ nạn, họ du hóa ở nơi này, thị hiện các việc, diễn thuyết diệu pháp, ngay cả vết tích họ cũng không dính, đây gọi là chiếu chân đạt tục.
Vì sao họ không dính?
Vì họ vốn không có hiện tượng sự việc này, cho nên họ không dính.
Ngày nay chúng ta đối với hiện tượng này đích thực còn có ý niệm khống chế, có ý niệm chiếm hữu, nguyên nhân vì sao?
Vì chúng ta không thật sự nhận thức chân tướng sự thật. Quý vị nói không nhận thức, quý vị đọc Kinh Điển nhiều năm như vậy, nghe nhiều năm như vậy, nghe đến quen tai, bản thân nói được, nhưng không buông bỏ được.
Đó là gì?
Là Nói được không làm được, không phải trí huệ chân thật, câu này nói rất hay.
Chúng ta đạt được không phải là trí huệ chân thật, trí huệ chân thật là gì?
Trí huệ chân thật là chứng ngộ, chúng ta đạt được là giải ngộ, nghe người khác nói, Kinh Điển đều đọc rồi, Kinh Điển nói như vậy, rốt cuộc không phải là cảnh giới của chúng ta.
***
Discussion about this post