Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không
Đệ nhất, xuất Bồ Đề tâm công dụng giả đây là nói công dụng của tâm Bồ Đề. Đại Kinh vân, ở đây nói Đại Kinh chính là Kinh Vô Lượng Thọ. Phàm dục Vãng Sanh Tịnh Độ, yếu tu phát Bồ Đề tâm vi nguyên, hai chữ Yếu tu này vô cùng quan trọng.
Yếu là trọng yếu, tu là cần thiết. Quan trọng nhất là cần phải phát tâm Bồ Đề, tâm Bồ Đề là căn nguyên của Vãng Sanh, như nguồn nước vậy.
Nếu không phát tâm Bồ Đề, làm sao có thể Vãng Sanh?
Phát tâm Bồ Đề quả thật rất quan trọng.
Vân hà, ý này có nghĩa là gì?
Bồ Đề giả đây là giải thích Bồ Đề. Nãi thị Vô Thượng Phật đạo chi danh dã, Bồ Đề chính là tiếng Phạn, dịch thành tiếng trung có nghĩa là giác, đại giác, giác ngộ triệt để, không có gì không giác, đây là Vô Thượng Phật Đạo.
Trong Kinh Phật gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu tam Bồ Đề, dịch thành tiếng Trung Quốc có nghĩa là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Nếu người muốn phát tâm làm Phật, tâm này rộng lớn, chu biến pháp giới.
Tâm này không có giới hạn, trong Phật Pháp thường nói:
Tâm ôm trọn cả hư không pháp giới. Chính là tâm Bồ Đề, tâm Bồ Đề là chân tâm. Chân tâm giác mà không mê, vọng tâm mê mà không giác.
Ngày nay chúng ta dùng vọng tâm:
Vọng tâm mê mà không giác, chân tâm giác mà không mê. Chúng ta muốn làm Phật, quý vị xem, tâm phải rộng lớn, đây là điều kiện đầu tiên. Tâm nhỏ không làm Phật được, tâm nhất định phải lớn, phải chu biến pháp giới.
Tâm này rất rốt ráo, nó như hư không vậy, điều này quá quan trọng, có thể bao dung tất cả, đây là tâm Bồ Đề.
Đây cũng chính là nói, cư dân ở Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, tâm lượng của họ đều lớn như thế, vì sao?
Chân tâm, họ không phải vọng tâm, vọng tâm mới có tự tư tự lợi. Tâm lượng của vọng tâm rất nhỏ, tâm lượng của chân tâm không có biên tế, thế nên chu biến Pháp Giới, khắp cả Hư Không, không có biên tế.
Đây là gì?
Đây là bản tánh của chúng ta, là chân tâm của chúng ta.
Tâm này dài rộng, không có biên giới, đây là từ trên thời gian mà nói, hai câu trước là từ trên không gian mà nói. Trên thời gian mà nói, nó vĩnh viễn lớn như vậy, nó không nhỏ lại. Vọng tâm có khi lớn, có khi nhỏ. Lớn cũng không phải rất lớn, nhỏ sẽ biến thành rất nhỏ, gọi là lòng dạ hẹp hòi.
Thử tâm phổ bị, ly nhị thừa chướng phổ là phổ biến, bị là đầy đủ, thế nên họ không có chướng ngại của nhị thừa. Nhị thừa cũng chứng được Chánh Giác, nhưng họ không đạt được Chánh Đẳng Chánh Giác. Chánh Đẳng Chánh Giác là Bồ Đề, chỉ có Chánh Giác, không có Chánh Đẳng Chánh Giác.
Đây là Thanh Văn, Duyên Giác, đều coi là Tiểu Thừa. Tâm Tiểu Thừa cũng không tệ, nhưng có lúc không kiên nhẫn.
Ví dụ chúng sanh khó độ, thôi vậy, không độ họ nữa, đây chính là tâm nhị thừa. Không như Bồ Tát, khó độ, khó độ cũng phải độ. Họ có tâm kiên nhẫn, họ có trí tuệ, họ có phương tiện thiện xảo.
Nhược năng nhất phát thử tâm, khoảnh vô thỉ sanh tử hữu luân, sở hữu công đức hồi hướng Bồ Đề, giai năng viễn nghệ Phật quả, vô hữu thất diệt. Tâm này vừa phát, khoảnh có nghĩa là huỷ hoại, nghĩa là bại vong, là phóng túng.
Phóng túng là gì?
Vô thỉ sanh tử hữu luân. Hữu là tam hữu:
Dục giới hữu, sắc giới hữu, vô sắc giới hữu, chính là lục đạo là sanh tử luân hồi trong lục đạo. Vô thỉ kiếp đến nay sanh tử luân hồi trong lục đạo, luân chính là trôi lăn trong luân hồi sanh tử, tất cả đều rất phóng túng. Cũng chính là nói tất cả. Khoảnh là huỷ đi, huỷ diệt nó.
Tất cả công đức hồi hướng Bồ Đề, tâm Bồ Đề có sức mạnh lớn như vậy, cũng chính là nó có thể diệt trừ tâm luân hồi. Tôi nói như vậy mọi người càng dễ hiểu.
Vô thỉ sanh tử hữu luân chính là tâm luân hồi lục đạo. Có tâm luân hồi lục đạo, sẽ có quả báo lục đạo luân hồi. Tâm luân hồi đoạn, lục đạo luân hồi sẽ không còn, lúc này tất cả công đức đều hồi hướng Bồ Đề.
***
Discussion about this post