Nam Mô A Di Đà Phật
LUẬT SƯ thượng QỦA hạ THANH nói về CHIÊM SÁT SÁM sáng ngày 21/11/2014 tại Phương Trượng Liêu của TINH XÁ CHÁNH GIÁC
Cảm ân Hòa thượng Thanh Công đã tiếp nhận cuộc phỏng vấn, cung thỉnh từ bi khai thị những câu hỏi dưới đây:
Câu hỏi một: Đại sư Ngẫu Ích, đại sư Hoằng Nhất lúc sinh tiền từng ra sức đề xướng Chiêm Sát Sám, tinh xá Chánh Giác cũng là đạo tràng Luật tông hoằng dương Chiêm Sát Sám; cụ ngài đây và phó trụ trì luật sư thượng Thiên hạ Nhân, thủ tọa luật sư thượng Quả hạ Lương đều từng tu qua pháp sám này. Xin hỏi cụ ngài đây cho rằng Chiêm Sát Sám đối với người học giới luật có ý nghĩa đặc thù thế nào?
Luật sư lão HT: Chư vị thiện tri thức, chào mọi người!
Mọi người: A Di Đà Phật
Luật sư lão HT: Chúng ta học tập giới pháp, không ngoài việc vì muốn khôi phục bản tánh thanh tịnh. Nói một cách tương đối, nghiệp chúng ta đã tạo tác trong quá khứ nhất định là không thanh tịnh, thậm chí trong lúc tu học có chướng ngại lớp lớp, do đó trong pháp sám thì Chiêm Sát đáng được chú ý trừ chướng, vì thế đầu tiên chính là sám hối tội nghiệp, thứ hai học tập giới pháp có thể đắc được giới thể thanh tịnh. Cầu đắc giới thể cũng là vì để tu hành, vì để thành tựu Thánh đạo, thành Phật làm Tổ, mục tiêu cũng ở điểm này. Học tập giới luật vì để vận dụng giới pháp vào trong cuộc sống hàng ngày. Có chướng ngại của tội nghiệp thì rất dễ tạo tác ác nghiệp, cho nên tu Chiêm Sát Sám để diệt trừ chướng ngại, khử trừ tội nghiệp của quá khứ, tiếp theo mới trì giới tu học các phương diện, đó là một cái tăng thượng duyên. Trở lại nói đến cầu giới thể, với người xuất gia chúng ta mà nói, càng là một pháp môn phương tiện thù thắng. Bây giờ về mặt cơ bản nói là nhằm vào sám hối tội nghiệp, nói về chúng xuất gia là đắc giới thể. Đây là phần trả lời cho câu hỏi đầu tiên.
Câu hỏi hai: Đại sư Ngẫu Ích đã từng nói, đời mạt pháp muốn đắc giới thanh tịnh mà bỏ qua pháp Luân Tướng Sát Sám lại không có con đường nào khác. Xin cụ ngài đây giải thích tại sao đại sư Ngẫu Ích nói thế.
Luật sư lão HT: Chủ yếu là từ Nam Tông đến này, bảy tám trăm năm nay, việc truyền thừa hạt giống Tăng đã phát sinh vấn đề. Tuy bản thân đến giới tràng thọ giới, tự mình có lúc cũng không cách nào khẳng định bản thân cuối cùng có đắc giới hay không, do đó đã khuyến khích bái Chiêm Sát Sám cầu giới thể thanh tịnh. Bởi vì trong Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh, Thế Tôn sắc lệnh Bồ Tát Địa Tạng vì chúng sanh mạt thế khuyên bảo một pháp môn như vậy, mà ở trong luật pháp là tuân thủ nghiêm ngặt phương diện này. Nhân duyên thọ giới không đầy đủ là không thể đắc giới thể, song y theo trong pháp đại thừa có phương tiện thiện xảo. Luật Thanh Văn thì nói đến tiền lục thức, mà ở trong đại thừa nói đạo lý tâm tánh, cho nên nó có thể thông qua việc trong khi chúng ta bái sám, khiến cho lúc tâm của chúng ta thật sự tương ưng với pháp, đạt được luân tướng thanh tịnh có thể đắc được giới thể. Đây là phương tiện thiện xảo của Thế Tôn, Phật tự thân y theo trong pháp duyên khởi chế định điều kiện chặt chẽ để đắc giới khi thọ giới, thêm nữa vận dụng ngay bên trong giáo, sai bảo Bồ Tát Địa Tạng khai diễn một pháp môn như vậy trong kinh điển. Đây là pháp môn vô cùng thù thắng.
Câu hỏi ba: Ngày nay căn khí của chúng sanh thời kỳ mạt pháp thích hợp nhất tu học pháp môn Tịnh độ. Xin hỏi bái Chiêm Sát Sám đối với người tu học Tịnh độ có giúp đỡ gì không? Hành nhân của Tịnh độ quý ở chỗ chuyên tinh niệm Phật, nếu như bái sám và học giới sẽ bị xen tạp phân tâm, ảnh hưởng niệm Phật hay không?
Luật sư lão HT: Thì ví như nói đến phương diện trì giới và niệm Phật. Trì giới chẳng qua chính là vì làm cho ba nghiệp thân khẩu ý của chúng ta đều có thể y chiếu phép tắc của Phật mà phụng hành. Thế thì không kết tội chúng ta. Nếu như đệ tử Phật chúng ta thọ giới, bất luận tại gia hay xuất gia, hễ là đệ tử Phật chân chánh không có ai không thọ giới, bất kỳ tông phái tu bất kỳ pháp môn nào đều không có ai không trì giới. Thế ba nghiệp thân khẩu ý của chư vị vẫn chưa thể nào y chiếu theo giới pháp để tuân thủ như pháp, thì càng phải chuyên tinh nghiêm túc học giới. Do đó Phật đà chế định tỳ kheo phải năm hạ chuyên tinh giới luật, tỳ kheo ni phải sáu năm, hiểu được ba nghiệp thân khẩu ý y chiếu giới pháp phụng trì một cách như pháp, điều này thì đúng rồi. Chư vị có thể phụng trì như pháp, chư vị có thể nhất tâm chuyên tinh niệm Phật, như vậy càng thù thắng. Vì vậy phải trì giới niệm Phật, hơn nữa hai phước phía trước trong tịnh nghiệp tam phước: Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp; phước thứ hai: Thọ trì Tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi đều có quan hệ với trì giới. Đây cũng là khai thị của Thế Tôn. Vì thế người niệm Phật chúng ta cũng đều phải nghiêm túc trì giới. Không trì giới, thì Phật phải trị tội chúng ta, do đó không phải trì giới thì có xen tạp. Ba nghiệp thân khẩu ý của chư vị vận hành thao tác như pháp rồi, không trở ngại chư vị niệm Phật. Chư vị vẫn chưa thể vận hành thao tác như pháp, mà chư vị muốn niệm Phật, thế thì Phật trị tội chư vị. Bởi vì ba nghiệp thân khẩu ý của chư vị không y chiếu giới pháp phụng hành, giới pháp chính là hành giáo, giới pháp phải y giáo phụng hành. Chư vị có thể học tốt rồi, ba nghiệp thân khẩu ý tuân theo giới pháp để phụng hành, thế thì tốt rồi. Thế thì chư vị có thể nhất tâm chuyên tinh niệm Phật, cho nên không trở ngại. Ngoài ra nói đến vấn đề bái Chiêm Sát Sám có khả năng bị xem là xen tạp hay không? Nếu như là căn tánh giống lão Hòa thượng Hải Hiền, ngài ấy một câu Phật hiệu niệm đến cùng, ngài ấy có thể. Thế nhưng có một số người niệm Phật không đắc lực, không tương ưng, có chướng ngại, tội chướng đã chướng ngại, thế thì cần thiết phải có một loại công phu trợ hạnh, phương tiện thiện xảo của trợ hạnh. Chiêm Sát Sám là phương tiện trợ hạnh tốt nhất, cho nên phải thông qua việc diệt trừ tội chướng, thế khi chúng ta niệm Phật thì đổi lại có thể tương ưng. Cho nên đại sư Triệt Ngộ cũng nói như vầy: Nhất thiết pháp môn dĩ minh tâm vi yếu, nhất thiết hành môn dĩ giới tâm vi yếu. Do đó, hết thảy các pháp đều là vì khai ngộ lý thể tâm tánh chúng ta, hết thảy các pháp đều không có chống trái nhau, chỉ cần nói hiểu rõ cá nhân chúng ta cần thiết pháp gì để học tập khế với cơ của chúng ta, ví dụ như bái sám cảm giác khế với cơ chúng ta, thì chúng ta không ngại dùng nó làm một loại trợ hạnh. Chư vị trì giới niệm Phật đã có thể khế nhập, cảm giác thân tâm đều vô cùng tốt, thế thì chuyên tinh niệm Phật, không cần thiết tu pháp nào khác, nhưng trì giới nhất định phải cần thiết. Vì vậy giống đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ, ngài có Tứ Liệu Giản thì cũng có nhắc đến: Có Thiền có Tịnh độ, như Hổ mọc thêm sừng, đời này làm thầy của người, đời sau làm Phật Tổ. Cụ ngài không có nói có Tịnh độ không cần thiết phải có Thiền, ngược lại chư vị có Thiền thì [như hổ mọc thêm sừng] thì càng dõng mãnh hơn. Đương nhiên chư vị không có Thiền mà có Tịnh độ cũng là vạn tu vạn người đi, điều này cũng là đúng đấy. Thế nhưng không có nói rằng, Tịnh độ có Thiền là xen tạp. Tổ sư cũng không có nói như thế, ngược lại là hổ mọc thêm sừng. Cho nên pháp pháp đều là viên dung vô ngại mà, vì vậy chúng ta dùng niệm Phật làm chánh hạnh, dùng các pháp khác làm trợ hạnh. Trì giới còn có bái Chiêm Sát sám v.v…các pháp khác. Chỉ cần tương ưng với chúng ta, pháp có thể khế nhập thì thù thắng nhất, vì thế phải chánh trợ nhị hạnh giúp đỡ lẫn nhau, thế thì càng vững vàng rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Chuyển ngữ: Lạc Hỷ
Discussion about this post