Sa Môn Thích Tăng Hữu Đời Lương Soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
LỜI TỰA
Nghe rằng Bồ Đề là cao tột nhất, thần diệu vắng lặng, trí tròn đầy chiếu sáng. Đạo dứt hết sự đóng khung của hình thức, lý rốt ráo ở cảnh sinh diệt. Hình thức đã dứt từ lâu, há thật sinh ra ở Cung Vua, sinh diệt đã hết, đâu thật xa lìa sự bền chắc. Chỉ có bọn ngu mê, không biết cùng về chốn Đại Giác. Do duyên cảm hóa đến thì liền ứng. Nếu ứng mà bất sinh thì ai cùng ngộ tục, hóa mà không tin thì sao gọi là dẫn dắt thế gian. Do đó nêu tên họ Thích Ca nối truyền các cõi là tôn quí về thể, cõi là sự đẹp lạ của Trời, người. Sau mới cởi giày ở cung chân mà xem cây Đạo, mới bỏ vị Kim Luân mà ngự chốn Đại Thiên, mới phát ra ánh sáng từ sợi lông trắng mà chế phục Pháp Giới, đó là lý do hiện dấu vết. Bèn tự Giáng Thai đến khi phần Tháp biến hóa ra ngàn muôn điềm lành. Và nghĩa thì sáng Kinh Điển, việc thì đầy truyện ký mà có nhiều lời khác nhau, đầu đuôi bất nhất. Và sự thì lộn xộn đồng khác không đều. Đầu đuôi không nhất quán thì phải nhất quán, đồng khác không đều thì phải khế hợp hội thông. Cho nên biết, rộng quá thì khó bao gồm nên tóm tắt lại cho dễ xem. Hữu tôi vì kém thông minh ít học nhân bệnh lại ham chơi bèn mở Kinh mà ghi chép từ đầu đến cuối, kính thuật lại Gia Phả.
Phật Thích Ca lập thành năm quyển. Như nói về nguồn gốc nối dõi thác sinh, nói chỗ yếu Đắc Đạo độ người, nêu cớ Tháp Tượng Nê Hoàn, tả tướng di pháp sắp mất, tổng hợp các Kinh làm bản chánh, phần nối đời thì ghi ở cuối sách, khiến lời Thánh phân biệt với lời tục, chuyện xưa việc nay làm chứng cho nhau. Muôn dặm tuy xa nhưng như đích thân bước đến, việc cách ngàn năm mà như trước mắt. Nay ghi chép các Kinh thuật lại chứ không soạn ra, lại lựa tìm hỏi rất công phu. Nay đem lòng thành kính phát thệ mấy điều:
Tăng Hữu trước lễ Tối Thắng
Tôn Kính lễ pháp tịnh không gì sánh
Kế lạy Ly Cấu Ứng Chân Tăng
Tam Bảo Từ Hộ thường trụ thế
Tượng Mạt ít tin, tin không thuần
Tà kiến ngu mê bị các khổ
Ba Tạng lâu xa khó nghiên cứu
Biếng lười chướng ngại khiến pháp mất
Nên gom các truyện ký Bổn Sư
Kinh Luật truyền chứng thêm lòng tin
Nương theo Đại Sĩ phát tâm nguyện
Dám chứa ý rộng ở đời sau
Nguyện đồng thấy nghe phước tùy hỷ
Đèn pháp chiếu mãi ở vị lai.
THÍCH CA PHỔ
PHẦN MỘT
Phần này có chín chương như sau:
1. Gia phả về các cõi truyền nhau Thỉ Tổ Phật Thích Ca ở kiếp sơ.
2. Gia phả về Thỉ Tổ Phật Thích Ca họ Cù Đàm ở kiếp sơ.
3. Gia phả về sáu đời Thỉ Tổ Phật Thích Ca.
4. Gia phả về Phật Thích Ca giáng sinh và dòng họ Thích cho đến thành Phật.
5. Các điểm đồng khác về gia phả, dòng dõi của Phật Thích Ca ở cuối bảy Đức Phật.
6. Gia phả của Phật Thích Ca đồng với ba ngàn Đức Phật.
7. Gia phả về tên và dòng dõi nội ngoại của Phật Thích Ca.
8. Gia phả về tên họ các đệ tử Phật Thích Ca.
9. Gia phả về bốn bộ đệ tử nổi tiếng của Phật Thích Ca.
I. GIA PHẢ VỀ CÁC CÕI TRUYỀN NHAU
THỈ TỔ PHẬT THÍCH CA Ở KIẾP SƠ
( Xuất xứ từ Kinh Trường A Hàm )
Ở kiếp Sơ khi Trời đất sắp thành chỉ là một biển nước mênh mông, sau đó gió thổi mà kết lại thành Thế Giới. Khi thế gian này sắp thành thì tất cả chúng sinh có phước ở cõi Trời Quang Âm sanh đến làm người, đều là hóa sinh, lấy tâm hoan hỷ làm thức ăn, thân có ánh sáng và thần thông bay đi tự tại, không có nam nữ lớn nhỏ. Chúng cùng ở đời nên gọi là chúng sinh. Đất có mùi vị thơm ngon tự nhiên cũng như đề hồ, mầu như bơ sống, vị ngọt như mật. Chúng sinh bốc lấy nếm thử bèn đắm mê mà lấy ăn. Do đó ánh sáng và thần thông biến mất. Người ăn nhiều đất thì thân hình, mặt mày xấu xa, người ăn ít thì đẹp đẽ. Bèn có kém hèn, có đúng sai. Vị đất dần dần hết ngon, ai nấy đều buồn khổ than thở là tai họa. Vị đất hết rồi lại sinh ra da đất như màng cháo đặc mùi vị cũng thơm ngon bèn lấy ăn, liền sinh ra khinh mạn. Lớp da đất hết lại sinh ra lớp da ngoài của đất. Do ăn da đất nhiều ít mà sinh ra các việc ác. Lớp da ngoài của đất lại mất. Kinh Tăng Nhất A Hàm nói:
Đất tự nhiên có vị ngon béo như rượu nho. Kinh Lâu Thán nói:
Đất béo không sinh nữa, liền sinh hai nhánh nho vị cũng ngọt, ăn nhiều lâu thì chê bai nhau. Sau đó, hai nhánh nho mất đi, liền sinh ra cây lúa. Sau có lúa thóc tự nhiên không có vỏ trấu, không cần phải xay giã, vo nấu mà đầy đủ ngon ngọt. Chúng sinh ăn vào bèn có thân nam nữ.
Kinh Tăng Nhất A Hàm nói: Lúc đó, Thiên Tử người nào có dục ý nhiều thì thành người nữ, rồi khởi dục tình mà đùa vui. Nhìn ngó lẫn nhau mà sinh dục tưởng, ở chỗ vắng làm việc bất tịnh. Các chúng sinh khác nhìn thấy than là phi pháp:
Vì sao chúng sinh có việc như thế. Người nam bèn bị trách mắng, liền tự hối lỗi mà gieo mình xuống đất, người nữ bèn dâng thức ăn đỡ ngồi dậy. Do đó thế gian bèn có danh từ bất thiện là “Chồng”, người dâng cơm kia là “Vợ”, sau đó chúng sinh mới có dâm dật. Rồi cất nhà để ở, chúng sinh dâm dật càng nhiều nên vợ chồng ở riêng. Các chúng sinh khác ở tầng Trời Quang Âm khi hết phước thọ rồi thì đọa xuống cõi này ở trong thai mẹ. Do đó mà thế gian này có thai sinh.
Kinh Lâu Thán nói: Về sau, dần dần mê đắm, rồi lấy người nữ làm vợ, ca múa đùa giỡn nguyện làm vợ chồng để được an ổn. Lúc đó, tạo ra thành Chiêm Bà ở trước, rồi tạo ra các thành quách khác, lúa gạo tự nhiên, sáng cắt thì chiều chín, chiều cắt thì sáng chín, cắt rồi lại mọc (Kinh Trung A Hàm nói cao bốn tấc) không có cành lá. Lúc đó, chúng sinh hằng ngày lấy ăn. Sau lấy để dành ăn năm ngày ăn nên bèn có vỏ trấu, cắt rồi thì không mọc ra nữa mà có rơm khô.
Kinh Lâu Thán nói: Sau có người lười biếng lấy lương thực để ăn bốn, năm ngày, lúa cắt rồi thì không mọc ra nữa.
Hữu tôi cho đó là máy tâm, một khi động lên thì vật liền lìa chân. Tinh linh cảm được còn mau hơn ánh chớp. Có nghe thời Lưỡng Hán, nhà Đông Hán tăng thuế nên biển không có cá, xuống biển mò châu tham lam nên châu không còn trai hến thì ở càng sâu. Đời cận đại so với thời xưa thì rất phù hợp, lúa không mọc nữa thì chẳng có gì lạ.
Khi ấy chúng sinh buồn rầu than khóc bèn chia ra ranh giới ruộng vườn nhà cửa. Sau chúng sinh cất giấu lúa thóc của mình mà đi trộm cướp gạo thóc của người, không ai giải quyết được. Bèn hợp nhau lập lên một vị Chúa Tể để chăn dắt người dân, thưởng thiện phạt ác. Ai nấy đều giảm phần mình mà cùng cung cấp cho ngườiấy. Lúc đó, trong chúng có một người thân hình cao lớn, đẹp đẽ, rất có oai đức được tôn làm Chúa Tể. Người đầu tiên có tên là Dân Chủ Luật Đàm Vô Đức nói:
Xưa có vị Vua ra đời trước nhất tên là Đại Nhân do chúng đề cử lên. Kinh Lâu Thán nói:
Lúc đó, trong chúng có một người rất đẹp đẽ, tôn quí, oai dũng. Mọi người đều tôn làm chủ về pháp luật, gọi làVua. Y theo pháp luật mà lấy tô thuế, nên gọi là Sát Lợi. Lúc đó, thiên hạ cõi Diêm Phù giàu có vui vẻ an ổn, mọc ra cỏ xanh mầu như đuôi chim công. Có tám muôn quận ấp, người dân nhóm họp thành xóm làng, gà gáy đều nghe. Thiên hạ không bệnh hoạn, thời tiết không quá lạnh quá nóng. Vua thì theo pháp luật mà trị nước, vâng giữ mười điều lành thương dân như cha mẹ thương con, dân kính trọng Vua như con kính trọng cha mẹ.Tuổi thọ con người rất cao. Sau có Vua khác đức hạnh không bằng Vua trước nên tuổi thọ giảm dần, đến chỉ còn mười muôn tuổi, sau giảm dần còn một muôn tuổi, đến nay chỉ còn một trăm tuổi.
1. Đầu tiên là Dân Chủ có con tên là Trân Bảo;
2. Trân Bảo có con tên là Hảo Vị;
3. Hảo Vị có con tên là Tĩnh Suy;
4. Tĩnh Suy có con tên là Đảnh Sinh;
5. Đảnh Sinh có con tên là Thiện Hạnh;
6. Thiện Hạnh có con tên là Trạch Hạnh;
7. Trạch Hành có con tên là Diệu Vị;
8. Diệu Vị có con tên là Vị Đế;
9. Vị Đế có con tên là Ngoại Tiên;
10. Ngoại Tiên có con tên là Bách Trí;
11. Bách Trí có con tên là Thị Dục;
12. Thị Dục có con tên là Thiện Dục;
13. Thiện Dục có con tên là Đoạn Kiết;
14. Đoạn Kiết có con tên là Đại Đoạn Kiết;
15. Đại Đoạn Kiết có con tên là Bảo Tạng;
16. Bảo Tạng có con tên là Đại Bảo Tạng;
17. Đại Bảo Tạng có con tên là Thiện Kiến;
18. Thiện Kiến có con tên là Đại Thiện Kiến;
19. Đại Thiện Kiến có con tên là Vô Ưu;
20. Vô Ưu có con tên là Châu Trữ;
21. Châu Trữ có con tên là Thực Sinh;
22. Thực Sinh có con tên là Sơn Nhạc;
23. Sơn Nhạc có con tên là Thần Thiên;
24. Thần Thiên có con tên là Tiến Lực;
25. Tiến Lực có con tên là Lao Xa;
26. Lao Xa có con tên là Thập Xa;
27. Thập Xa có con tên là Bách Xa;
28. Bách Xa có con tên là Lao Cung;
29. Lao Cung có con tên là Thập Cung;
30. Thập Cung có con tên là Bách Cung;
31. Bách Cung có con tên là Dưỡng Chi;
32. Dưỡng Chi có con tên là Thiện Tư.
Từ Thiện Tư đến nay có dòng họ Chuyển Luân Thánh Vương nối nhau mãi không dứt như sau:
1. Vua tên Tiễn Già Nậu Già có năm trăm vị Chuyển Luân Thánh Vương
2. Vua tên Đa La Nghiệp có năm trăm vị Chuyển Luân Thánh Vương.
3. Vua tên Mã A Diệp Ma có bảy vị Chuyển Luân Thánh Vương.
4. Vua tên Trì Địa có bảy vị Chuyển Luân Thánh Vương.
5. Vua tên Chi Thuật Ca Lăng Già có chín vị Chuyển Luân Thánh Vương.
6. Vua tên Chiêm Bà có mười bốn vị Chuyển Luân Thánh Vương.
7. Vua tên Câu La Bà có ba mươi mốt vị Chuyển Luân Thánh Vương.
8. Vua tên Bát Xà La có ba mươi hai vị Chuyển Luân Thánh Vương.
9. Vua tên Di Tư La có tám mươi bốn ngàn vị Chuyển Luân Thánh Vương.
10. Vua tên Cổ Ma có một trăm vị Chuyển Luân Thánh Vương. Cuối cùng có Vua tên Đại Thiện Sinh.
Từ Vua Ý Ma có người con tên là Ô Bà La, Ô Bà La có người con tên là Lệ Bà La.
Lệ Bà La có người con tên là Ni Cầu La, Ni Cầu La có người con tên là Sư Tử Giáp, Sư Tử Giáp có người con tên là Tịnh Phạn, Vua Tịnh Phạn Vương có người con tên là Bồ Tát. Bồ Tát có người con tên là La Hầu La. Do đây mà gọi là dòng Sát Lợi.
Hữu tôi xét rằng: Kiếp sơ mịt mờ việc lập ra dòng Vua, bắt đầu từ Dân Chủ và kết thúc ở Thiện Tư, cha con nối nhau ba mươi ba đời Vua. Từ Thiện Tư về sau có mười dòng họ Vua Chuyển Luân. Vua thứ nhất là Dà Nâu đếnVua thứ mười là Ý Ma, hoặc anh em nối nhau, hoặc Thánh Hiền thay nhau làm hưng thạnh, có thể họ khác chen vào mà nối truyền khó biết, gồm đến tám mươi bốn ngàn hai trăm mười vị Vua Thánh. Cho đến Bạch Tịnh nối ngôi là xuất phát từ Ý Ma các Vua Chuyển Luân nối nhau nhiều đời. Đó là do Thích Ca quyền ứng thị hiện giáng sinh mà có con cháu nối nhau, nhưng Kinh chỉ nêu số lớn dường như chưa đầy đủ. Ngày xưa, cácVua Phục Hy, Thần Nông còn chưa biết rõ tháng năm, huống chi là các bậc Thánh đế bay đi trên hư không, năm tháng đã quá xa, kẻ phàm phu làm sao biết được.
II. GIA PHẢ PHẬT THÍCH CA
HỌ CÙ ĐÀM Ở KIẾP HIỀN
( Xuất xứ từ Kinh Thập Nhị Du )
Thuở xưa, cách nay A Tăng Kỳ Kiếp (vô số kiếp) có Bồ Tát làm Vua, cha mẹ mất sớm, bèn nhường ngôi cho người em mà đi cầu Đạo. Vua thấy có Bà La Môn họ Cù Đàm bèn đến học. Bà La Môn nói:
Hãy cởi bỏ áo Vua mặc đồ như ta và mang họ Cù Đàm. Do đó Bồ Tát có họ Cù Đàm vào sâu trong rừng, ăn rau quả, uống nước suối, ngồi Thiền suy nghĩ về Đạo. Bồ Tát đi ăn xin trong nước nhưng quan dân trong nước đều không biết là Vua mà gọi là Tiểu Cù Đàm. Bồ Tát cất Tinh Xá trong vườn mía ở ngoài thành.
Kinh Phật Sở Hành Tán nói: Con cháu của Cam Giá là Vua Thích Ca Vô Thắng tài đức tịnh thuần gọi là Tịnh Phạn. Xét Tổ xa Tịnh Phạn là hậu thân của Cù Đàm vì đời trước ở trong vườn mía, nên Kinh gọi là con cháu của Cam Giá.
Trong khi Bồ Tát ngồi một mình có năm trăm tên cướp trộm vật của quan đi ngang qua chòi tranh của Bồ Tát. Hôm sau, quan quân tìm thấy dấu chân, bèn bắt Bồ Tát gán ghép tội trộm cướp, dùng gậy đâm xuyên quamình, máu chảy ướt đất. Đại Cù Đàm dùng mắt Trời thấy rõ bèn dùng thần thông bay đến hỏi rằng:
Ông bị tội gì mà chịu khổ hình như thế? Con không có con cháu, lấy ai nối dõi. Bồ Tát đáp:
Mạng sống trong giây lát cần gì nêu con cháu. Vua (là em của Bồ Tát) sai người hầu dùng cung nỏ bắn chết.Đại Cù Đàm khóc lóc thảm thiết. Khi chôn rồi bèn giở nắp quan tài ra mò lấy cục máu đem về Tinh Xá. Máu bên trái để vào một bình bên trái, máu bên phải để vào một bình bên phải. Đại Cù Đàm nói rằng:
Đạo Sĩ đã thành tâm, Thiên Thần biến máu thành người. Mười tháng sau thì máu bên trái biến thành ngườinam, máu bên phải biến thành người nữ. Do đó lấy họ Cù Đàm, một tên là Xá Di. Nhân kiếp hiền đến nay là Bảo Như Lai Thích Ca Việt.
Xét: Tiểu Cù Đàm mau hóa thành người là việc ở đời trước, đến kiếp hiền làm Bảo Như Lai ra đời là thần thức của Cù Đàm mới sinh vào Thế Giới này làm Vua. Thích Ca Việt là danh hiệu của vị Vua này. Trộm nghĩ Bảo Như Lai là một tên của bảy Đức Phật trong kiếp hiền. Chỉ dịch tiếng Phạm là Bảo, nên cùng tên với bảy Đức Phật tên khác, thọ năm trăm muôn tuổi.
Kinh Trường A Hàm nói: Vào thời Phật Câu Lưu Tôn, người sống bốn muôn tuổi, thời Phật Câu Na Hàm người sống ba muôn tuổi, thời Phật Ca Diếp người sống hai muôn tuổi. Nay nói Vua Thích Ca sống năm trăm muôn tuổi nếu ở đời Câu Lưu Tôn thì so với dân sống gấp trăm lần. Xét theo tiêu chuẩn thì như khác, nhưng tất cả nghiệp báo không dễ nghĩ bàn. Đến thời Phật Thích Ca ra đời thì người ở Diêm Phù Đề chỉ sống có một trăm tuổi. Chỉ có Uất Đơn thì sống một ngàn tuổi.
Từ Vua thứ hai mươi lăm trở xuống thì tuổi thọ hai, ba trăm muôn tuổi. Vua Văn Đà Yết sống một trăm muôn tuổi, Vua Đảnh Sinh, Vua Già Ca Việt và nhân dân đều sống mười muôn tuổi. Từ Vua Hoan Hỷ đều sống tám mươi bốn ngàn tuổi. Từ Già Ca Việt Ác Niệm giết con trâu để cúng tế, hại mạng nên mất ngôi Kim Luân, chỉ được làm Vua Ngân Luân làm chủ ba thiên hạ, sống một muôn tuổi. Vua Kiên Niệm làm áo giáp sống năm ngàn tuổi, được làm Vua Đồng luân làm chủ hai thiên hạ, làm chủ phương tây nam. Vua Hỷ Sát sống hai ngàn năm trăm tuổi được ngôi Vua Thiết Luân làm chủ thiên hạ ở phía nam. Vua ấy có Thái Tử làm ác nên chỉ sống có một ngàn tuổi. Người xưa bị chín bệnh là nóng lạnh đói khát sinh già bệnh chết. Bà La Môn vì sát sinh cúng tế nên sinh ra bốn trăm linh bốn bệnh. Từ Vua Sư Tử Niệm tuổi thọ của người càng giảm, sống một trăm hai mươi tuổi. Từ sau Vua Sư Tử Niệm là Vua Sư Tử Ý… có tám mươi bốn vị Vua, tuổi thọ của người giảm xuống chỉ còn tám mươi, bảy mươi, sáu mươi, năm mươi, ba mươi, hai mươi, mười tuổi. Sau, Vua Sư Tử Hợp Xa có người con tên là Bạch Tịnh, là cha của Bồ Tát. Tính ra thân Bồ Tát trước sau có tám vạn bốn ngàn Vua Già CaViệt.
Già Ca Việt, tiếng nhà Tề gọi là Phi Hành Hoàng Đế, tức là Kinh Trường A Hàm và Luật Đàm Vô Đức gọi làVua Chuyển Luân (đã kể số đời Vua Chuyển Luân trước đây rất rõ). Ở đây chỉ ghi tóm tắt sợ khó tìm.
Nếu y theo toàn Kinh thì phải lấy Kinh A Hàm làm chánh. Đại Cù Đàm là dòng họ thuần thục. Kinh Đại Phương Tiện nói: Vua Bạch Tịnh nhiều kiếp đến nay đều thường nối ngôi làm Vua Chuyển Luân. Gần ba đời trở lại đây không làm Vua Chuyển Luân mà làm Vua cõi Diêm Phù Đề.
Tăng Hữu tôi thấy Kinh Thập Nhị Du Không có nói: “Ta nghe”, cũng không có “Phật nói” là do La Hán ghi chú lại. Lại tìm họ Cù Đàm là ở nhiều đời của họ này xa xôi khó biết. Nói về Vua Chuyển Luân lược bỏ không đồng khó tìm đầu mối. Song nguồn gốc họ Cù Đàm thì rất rõ ràng nên lược nêu ra.
III. GIA PHẢ VỀ SÁU ĐỜI THỈ TỔ
CỦA DÒNG HỌ THÍCH CA
( Xuất xứ từ Kinh Trường A Hàm )
Thời quá khứ có Vua tên Ý Ma, Luật Đàm Vô Đức gọi là Cổ Sư Ma. Luật Di Sa tắc nói Uất Ma Nhất Ý Uất, ba âm này gần nhau, lấy âm mà suy thì trộm nói Ý Ma là chánh, còn Cổ Ý thì chỉ là giống, nên nói chữ Cổ là viết nhầm.
Vua Ý Ma có bốn người con, thứ nhất là Diện Quang, thứ hai là Tượng Thực, thứ ba là Lộ Chỉ, thứ bốn là Trang Nghiêm. Bốn người con này có phạm chút tội nhỏ, Vua bèn đuổi ra khỏi nước. Bốn người bèn đến ởcạnh núi Tuyết dưới rừng cây trực. Mẹ của họ và gia thuộc đều rất thương nhớ bèn họp lại bàn luận rồi cùngđến chỗ Vua Ý Ma thưa rằng:
Đại Vương nên biết bốn con và xa cách nhau đã lâu, nay muốn đến thăm viếng. Vua bảo muốn đến thì tùy ý. Lúc đó, mẹ và quyến thuộc cùng đến chỗ các con trong rừng cây Trực ở núi Tuyết. Lúc đó, bà mẹ bèn cưới vợ cho các con. Sau, Vua Ý Ma nghe bốn con sinh được các cháu đẹp đẽ. Vua rất vui mừng bảo rằng:
Đây thật là con cháu dòng họ Thích có thể tự lập. Do đó mà có dòng họ Thích.
Thích, đời Tề dịch là Năng. Kinh Thụy Ứng Bản Khởi cũng nói: Thích Ca là năng hiểu biết. Đây là đồng với bốn người con đều nhân lấy tài năng làm họ. Ở dưới rừng cây Trực nên gọi là Thích, tiếng Hồ (Phạm) cũng dịch Trực là Thích. Ở Thiên Trúc một tiếng gồm nhiều nghĩa, đây là loại tiếng này. Vua Ý Ma là người đầu tiên mang họ Thích.
Di Sa Tắc nói: Ở thời quá khứ có Vua tên là Uất Ma có bốn người con, thứ nhất là Chiếu Mục, thứ hai làThông Mục, thứ ba là Điều Phục Tượng, thứ bốn là Ni Lâu. Đều rất thông minh và có oai đức lớn. Bà Hoàng Phi thứ nhất có con tên là Trường Sinh, hình dung xấu xí, mọi người đều xem thường. Bà mẹ nghĩ rằng con ta tuy lớn mà tài năng không bằng người, nhưng cả bốn người con kia đều có oai đức, đều nối ngôi trị nước. Làmcách nào để cơ nghiệp của con ta được vững chắc, bèn lập phương tiện là tự trang điểm đẹp đẽ, nhân lúc Vuavui vẻ mà đến gần. Vua hỏi có ý muốn gì, nếu làm được thì ta không từ chối. Bèn thưa rằng:
Bốn đứa con đều có oai đức và thông minh tài trí. Con thiếp tuy lớn, tánh dữ hình xấu, việc nối ngôi của conthiếp ắt khó được. Vậy nếu bệ hạ đuổi bốn người con kia ra khỏi thành thì lòng thiếp mới an. Vua nói bốnngười con kia đều nhân từ hiếu thảo không có lỗi lầm gì làm sao đuổi đi được. Hoàng Phi nói:
Thiếp cực nhọc lo toan việc nhà việc nước, bốn người con kia oai vệ, dân chúng, đều qui phục, đã lập bè đảng,một khi sớm tranh ngôi thì sẽ giết nhau nước nhà sẽ thuộc về người khác. Xin Vua suy tính kỹ, không phải vìmột người con riêng. Vua bảo Phi nói phải, ta tự biết mình phải làm gì. Liền gọi bốn người con bảo rằng:
Các con có lỗi với ta, ta không muốn thấy các con phải chết. Vậy hãy ra khỏi nước mà tự sống, không nên dòm ngó ngôi Vua, sau sẽ hối hận. Bốn người con vâng lệnh sửa soạn hành lý ra đi. Bây giờ, người mẹ và các chị em ruột biết không lỗi mà bị đuổi đi, bèn cùng dắt nhau ra đi, các lực sĩ dân chúng cùng xin theo rất đông, cùng đến phía bắc núi Tuyết. Nơi đây đất đai rộng rãi và phì nhiêu. Không mấy năm thì thành một nước mạnh giàu có. Sau, Vua gọi các con về gặp nhưng đều nói là có lỗi chẳng dám về. Vua bèn than con ta có tài năng,do đó mà có dòng họ Thích (Thích= năng). Truyện khác thì nói: Nước này có cây Thích Ca rất sum suê. Thầy tướng nói chỗ này sẽ sinh ra Vua. Bèn dời bốn người con đến lập Quốc. Nên gọi là dòng họ Thích. Tuy không phải Kinh nói nhưng cũng ghi thêm vào đây.
Xét rằng: Luật nói việc bốn người con thì rất giống với Kinh A Hàm, thầm nghĩ:
Kinh có thêm thắt là do người dịch có châm chước, người trích văn có sở thích riêng, cho nên thường không giống nhau. Cũng như sử sách nhà Hán và sách ngoài có nhiều điểm trái nhau, huống chi là việc cách xa muôn dặm và từ mấy ngàn năm. Người sáng suốt chọn điều tốt mà theo, ngoài văn mà vẫn biết đúng.
Ni Lâu có người con tên là Ô Đầu La. Ô Đầu La có người con tên là Cù Đầu La. Cù Đầu La có người con tên là Thi Hưu La. Thi Hưu La có bốn người con, một người trong đó là Tịnh Phạn.
Luận Đại Trí Độ nói: Xưa có dòng Vua tên Sư Tử Giáp có bốn người con, người lớn nhất tên là Tịnh Phạn. Kinh Trường A Hàm và Luật Đàm Vô Đức giống nhau. Chỉ có Di Sa Tắc nói Thi Hưu La có người con là Tịnh Phạn, có thể do truyện chép sai. Nếu theo số đông thì lấy Kinh A Hàm làm chánh. Vua Tịnh Phạn có người con tên là Bồ Tát.
Hữu tôi xét: Theo Phật Định Quang thọ ký thì ghi hiệu là Thích Ca. Vì khế hợp với Huyền Minh nên mượn dòng họ Thích mà giáng sinh. Danh là báo hiệu lúc hình chưa có, Tích là phù hiệu sau khi đã sinh, bèn xuống cõi Trời cõi người rất nhiều kiếp.
IV. GIA PHẢ VỀ ĐỨC THÍCH CA TỪ
KHI GIÁNG SINH ĐẾN KHI THÀNH PHẬT
( Xuất xứ từ Kinh Phổ Diệu,
còn gọi Phương Đẳng Bổn Khởi )
Bồ Tát ở cung Trời Đâu Suất, có sáu mươi sáu ức vị Thiên Tử cùng bàn xem Bồ Tát hiện sinh vào dòng họ nào?Có người nói dòng họ Duy Đề nước Ma Kiệt, bà mẹ chân chánh mà cha thì không chân chánh. Còn nước Câu Tát cả cha mẹ dòng họ đều không chân chính. Vua nước Hòa Sa thì không có oai thần, bị người khác sai khiến.Nước Duy Da Ly Hạnh bất hòa không thanh tịnh. Còn nước Bát Thọ thì có nhiều dối trá, chí tánh thô bạo, chẳngnên sinh vào nước đó. Lúc đó, có một vị Thiên Tử tên là Tràng Anh đến hỏi Bồ Tát rằng:
Bồ Tát Nhất Sinh Bổ Xứ sau cùng sẽ sinh vào dòng họ nào. Bồ Tát nói dòng họ nước nào có sáu mươi đức, Nhất sinh bổ xứ sẽ Giáng Thần vào đó. Nay, trong thành Ca Duy La Vệ dòng họ Thích mạnh mẽ, đất nước phì nhiêuvui sướng, người dân đông đảo gieo nhiều phước lành, mọi người hòa thuận kính nhường nhau. Tất cả dòng họThích đều kính ngưỡng Nhất Thừa. Vua Bạch Tịnh thì tánh hạnh nhân hiền, Phu Nhân thì đẹp đẽ trinh lương,thường giữ thân, miệng, ý vững chắc như kim cương, năm trăm đời trước có làm mẹ Bồ Tát. Nên Giáng Thầnvào thai của bà. Lúc đó, Bồ Tát hỏi Thiên Tử nên dùng thân gì mà Giáng Thai? Có người nói thân Nho Đồng,có người nói nên dùng thân Thích Phạm, người khác nói lấy thân mặt Trời, mặt trăng hoặc thân chim cánh vàng.Lúc đó, có vị Phạm Thiên tên là Cường Oai từ Tiên Đạo đến bảo các vị Trời rằng:
Thân voi là bậc nhất, voi trắng sáu ngà oai thần. Sách Phạm chép thế gian có ba con thú thỏ, ngựa và voi trắng.Thỏ lội qua sông chỉ có một mình, ngựa kéo mạnh hơn nhưng qua sông chẳng biết cạn sâu, chỉ có voi trắng quasông thì biết đến đáy sông. Thanh Văn, Duyên Giác cũng như thỏ, ngựa tuy qua biển sinh tử mà không biết đượcgốc Pháp. Còn Bồ Tát Đại Thừa ví như voi trắng, hiểu rõ ba cõi mười hai duyên khởi vốn là không, cứu hộ tất cả các loài. Bồ Tát đợi hết đông lạnh, cuối xuân, đến đầu mùa hạ, lúc này hoa cỏ xinh tươi không quá lạnh không quá nóng, bèn từ cung Trời Đâu Suất hóa thành voi trắng, miệng có sáu ngà, các căn vắng lặng ánh sáng chói lòa, chui vào hông phải của mẹ, Hoàng Hậu, thơm tho sạch đẹp, ngủ vừa thức dậy, thấy voi trắng chui vàohông thì thân tâm an ổn vui vẻ.
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Bồ Tát hiện thân ngồi trên voi trắng, đầu đội mũ mặt Trời sáng lòa. Kinh TuHành Bản khởi nói:
Phu Nhân nằm mộng thấy trong hư không có người ngồi voi trắng chiếu sáng khắp thiên hạ, bèn đến dưới cây Vô Ưu. Kinh Đại Hoa Nghiêm nói khi Bồ Tát từ cõi Trời Đâu Suất Giáng Thần thì trong rừng có mười tướng lành:
1/ Bỗng nhiên rộng rãi,
2/ Đất đá biến thành kim cương,
3/ Cây báu sắp thành hàng,
4/ Nước trầm hương, bột thơm các thứ trang nghiêm,
5/ Tràng hoa đầy khắp,
6/ Nước báu tuôn chảy,
7/ Ao có hoa đẹp,
8/ Trời rồng, dạ xoa chấp tay đến hầu,
9/ Thiên nữ chắp tay cung kính,
10/ Tất cả Chư Phật mười phương đều phát ra ánh sáng chiếu khắp khu rừng Phật thọ sinh.
Hoàng Hậu sai người hầu báo tin cho Vua Bạch Tịnh. Vua nghe tin rất vui mừng bèn đến dưới cây Vô Ưu chúa,nghĩ nên để Hoàng Hậu ở nơi nào. Lúc đó, Trời Đế Thích và Trời Hóa Tự Tại đều lên cung Trời, đem hoa hươngâm nhạc hay ho đến cúng dường. Hoàng Hậu thân nhẹ nhàng không nghĩ đến ba độc. Nếu có người bệnh về thân tâm, xin Hoàng Hậu xoa đầu thì các bệnh liền hết. Bồ Tát ở trong thai mười tháng dạy bảo các vị Trời, nhân dân, trong ba mươi sáu năm, lập ra Thanh Văn và các Đại Thừa. Bồ Tát khi sinh ra có ba mươi hai điềm lành:
1/ Cây sau vườn tự nhiên có trái,
2/ Ao mọc ra hoa sen xanh, lớn như bánh xe.
3/ Cây khô mọc ra hoa lá,
4/ Thiên Thần kéo xe bảy báu đến,
5/ Kho báu trong lòng đất xuất hiện,
6/ Các mùi thơm nồng nặc xa gần,
7/ Năm trăm con Sư Tử ở núi Tuyết về ở trước cửa Thành,
8/ Voi trắng về ở trước điện Vua,
9/ Trời mưa nhẹ nước thơm.
10/ Trong cung Vua có trăm thức ăn ngon chiêu đãi những người đói khát. Với ba mươi hai tướng ai nấy đềukhen ngợi việc chưa từng có.
Khi Hoàng Hậu sắp sinh có ý muốn đến vườn hoa thì mây kết thành xe báu, thể nữ vây quanh cùng đến dưới cây Vô Ưu. Hoàng Hậu ngồi giường Sư Tử, sáu phương rung chuyển ba ngàn cõi nước. Bốn vị Thiên Vương kéo xe Hoàng Hậu, Phạm Thiên dẫn đường đi trước, khi đến dưới cây thì cây chìa cành ra cho Hoàng Hậu. Trăm ngàn vị Trời đều vui mừng tung hoa. Khi ấy, Bồ Tát từ hông phải bước ra.
Kinh Phật Sở Hành Tán nói: Vua Ưu Lưu thì sinh ở vế, Vua Ty Thâu thì sinh ở tay, Vua Mạn Đà thì sinh ở đỉnh đầu, Vua Già Xoa thì sinh ở nách. Bồ Tát thì cũng thế từ hông phải mà sinh. Kinh Đại Thiện Quyền chép:
Bồ Tát phát ý có thể từ Trời Đâu Suất, không do bào thai trong giây phút thì thành Chánh Giác. Nhưng sợ người nghi từ đâu biến hóa đến mà không chịu nghe nhận Pháp Ngài, cho nên hóa hiện cũng ở trong thai. Mọi người bảo Hoàng Hậu sinh Bồ Tát cũng có đau đớn, muốn hiện an ổn, bà bèn đến vịn cây thì Bồ Tát sinh ra. Ấy là vì Bồ Tát khéo dùng phương tiện. Bỗng nhiên hiện thân trên hoa sen báu mà bước đi bảy bước, nói tiếng Phạm rằng: “Trên cõi Trời, dưới thế gian chỉ có Ta là tôn quí nhất”.
Kinh Đại Thiện Quyền nói: Bồ Tát đi trên đất bảy bước mà không đi tám bước là nêu bảy giác ý của bậc Chánh Sĩ. Đưa tay lên mà nói:
Ta ở đời nếu không hiện điềm này, ai nấy đều tự tôn thì ngoại đạo phạm chí phải đọa đường ác, đây là khéo thực hành phương tiện. Trời mưa hương thơm, chín rồng ở trên phun nước xuống tắm gội Bồ Tát.
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Phạm Thích đứng hầu ở dưới, Tứ Thiên Vương ẵm Bồ Tát để trên ghế vàng. Kinh Tu Hành Bản Khởi nói:
Anh em Long Vương bên trái thì mưa nước ấm, bên phải thì mưa nước lạnh. Phạm Thích dùng áo Trời mặc cho Ngài. Năm trăm kho báu cùng lúc xuất hiện. Phạm Chí xem bói khắp khen muôn năm, liền đặt tên cho Thái Tử là Tất Đạt, tiếng Hán gọi là Tài Cát. Năm ngàn thanh y đều sanh ra lực sĩ. Ngựa trắng sinh con lông trắng như tuyết, dê đẻ con đẹp, năm ngàn ngọc nữ đều đến hầu. Kinh Tu Hành Bản Khởi nói:
Ở trong nước tám vạn bốn ngàn vị Trưởng Giả đều sinh con trai, tám vạn bốn ngàn ngựa hay đều sinh con một màu lông toàn trắng, lông đuôi để xỏ hạt nên gọi là Kiền Đặc. Người nài ngựa tên là Xiển Đặc. Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói:
Người hầu tên Xa Nặc, ngựa tên Kiền Trắc.
Bồ Tát sinh được bảy ngày thì mẹ mất. Vì sao? Vì Bồ Tát xét mẹ sắp mất nên mới đến hạ sinh. Khi có thai Bồ Tát thì các vị Trời cúng dường thức ăn của cõi Trời nên không ăn thức ăn của thế gian nữa. Vốn phước phải như thế, Chư Phật xưa nay cũng đều như vậy. Thái Tử sanh được bảy ngày thì mẹ mất được sinh lên cung TrờiĐao Lợi để hưởng phước. Có năm muôn vị Phạm Thiên đều cầm bình báu, và hai muôn người vợ ma cầm sợi báu để hầu mẹ Bồ Tát.
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Bồ Tát vốn biết đức của Mẹ không kham nhận được lễ ấy nên nhân lúc mẹ sắpmất mà đến gá sinh. Kinh Trường A Hàm nói:
Phật Tỳ Bà Thi Giáng Thần vào thai mẹ, chuyên niệm bất loạn, an vui không sợ, thân mẹ chết rồi thì liền đượcsinh lên cõi Trời Đao Lợi, đây là pháp thường hằng. Kinh Đại Thiện Quyền nói:
Sau khi sinh được bảy ngày thì mẹ mất, vì có phước nên sinh lên cõi Trời, chẳng phải lỗi của Bồ Tát. Trước ởcung Trời Đâu Suất thấy biết Hoàng Hậu Ma Da sắp mất chỉ còn có mười tháng bảy ngày nên mới Giáng Thầnthọ sinh, ấy là Bồ Tát khéo léo phương tiện. Có người nói Thái Tử tuổi nhỏ ai có khả năng nuôi dưỡng, chỉ cóĐại Ái Đạo mới có khả năng nuôi lớn mà thôi. Đại Ái Đạo là dì của Thái Tử, vốn thanh tịnh không có chồng con. Lúc đó, Vua Bạch Tịnh mời Đại Ái Đạo đến nuôi dưỡng. Các quan tâu Vua rằng: Nghe ở núi Tuyết có tiênPhạm Chí tên là A Di Đầu, học rộng biết tướng pháp. Vua rất vui mừng bèn ngồi voi trắng đến chỗ A Di Đầu.Đạo Nhân khoác áo lông xem tướng Thái Tử thấy có ba mươi hai tướng thân thể mầu vàng đỉnh đầu có nhục kế, tóc mầu xanh biếc, giữa hai đầu chân mày có sợi lông trắng, cổ có vòng sáng, mắt xanh, trên dưới đều đầy đặn, miệng có bốn mươi răng trắng đều bằng khít, hàm rộng, lưỡi dài, ngực Sư Tử, thân ngay ngắn, cánh tay ngón taydài, mặt dưới chân bằng, gót đầy, bàn tay dầy mềm, dưới lòng bàn chân có hình bánh xe ngàn căm. Có mã âmtàng, chân nai, xương như móc xích, lông xoắn về bên phải, mỗi lỗ chân lông có một sợi lông, da mềm mạikhông dính bụi nước, ngực có chữ muôn. Tiên A Di Đầu thấy thế than thở, khóc lóc chẳng nói nên lời. Vua kinh hoàng hỏi có điềm chẳng lành chăng? Vị Tiên đáp rất tốt, không có gì bất lợi. Mừng cho Đại Vương sinh được Thần Nhân. Hôm qua Trời đất rung chuyển vì việc này. Theo tướng pháp của tôi, Vua sinh con có ba mươi haitướng nếu ở tại gia thì làm Vua Chuyển Luân, bảy báu tự đến. Nếu bỏ ngôi Vua Xuất Gia thì tự nhiên thành Phật.Tôi tiếc rằng tuổi đã xế chiều, sau này không được gặp Phật, nên tự buồn khóc. Vua Tịnh Phạn bèn xây cung điện ba mùa, chọn năm trăm kỹ nữ toàn người đẹp có tài giỏi, thay nhau hầu hạ. Vua bảo Đại Ái Đạo ẵm TháiTử đến đền tế Trời. Thái Tử ở đó cười nói vui vẻ, khi bước vào Đền thì tất cả các Tượng Thần đều đứng dậy lạy Bồ Tát.
Thái Tử lên bảy tuổi, dòng họ Thích đều theo ngồi xe dê đến chỗ thầy dạy học. Thầy tên là Tuyển Hữu. Bồ Tát tay cầm bút vàng, giấy chiên đàn viết chữ trên bàn minh châu, hỏi thầy Tuyển Hữu nay thầy dạy con sách nào?
Thầy đáp: Dạy cho Phạm Khư Lưu.
Bồ Tát hỏi: Sách lạ có sáu mươi bốn thứ, nay sao thấy nói có hai thứ.
Thầy hỏi:Đều có tên gọi là gì?
Đáp: Sách Phạm, sách Khư Lưu, sách Hộ Chúng, sách Tật Kiên, sách Long Quỉ, sách Kiền Tra Hòa, sách A TuLuân, sách Lộ Luân, sách Thiên Phúc, sách Chuyển Số, sách Chuyển Nhãn, sách Quán Không, sách Nhiếp Thủ,trong sáu mươi bốn sách này lấy gì dạy nhau? Lúc đó thầy vui mừng nói kệ khen Bồ Tát. Vì các Đồng Tử, phânbiệt từng điều một, các chữ gốc ngọn, khuyên phát Đạo ý Chánh Chân Vô Thượng Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Lúc đó, cách Thánh đã lâu bèn viết hai chữ đem hỏi Thầy, Thầy không hiểu bèn khơi dậy chí của Ngài.
Lúc đó, các Trưởng Giả lực sĩ dòng họ Thích tâu với Vua Bạch Tịnh rằng: Nếu Thái Tử thành Phật thì dứt mất giống Phật?
Vua đáp: Phải cưới Vương Nữ làm vợ Thái Tử. Bồ Tát nghĩ rằng:
Ta chẳng vì tham dục ở Trời Đâu Suất mà đến đây dùng quyền phương tiện để thử xem. Bèn sai thợ giỏi làm tượng vàng đề chữ rằng cô gái nào có đức nghĩa như ta lúc ban đầu thì sẽ cưới làm vợ. Lúc đó, Vua Bạch Tịnh bảo:
Hữu Phạm Chí vào nước Ca Di Vệ tìm kiếm khắp nơi. Phạm Chí thấy một ngọc nữ xinh đẹp như hoa sen. Vuahỏi:
Con gái của ai? Phạm Chí đáp:
Là con của dòng họ Thích Chấp Tượng. Vua nói:
Để tự nàng chọn. Bèn mời người đẹp đến giảng đường. Khi ấy, cô gái Câu Di đến chỗ Bồ Tát, ngắm nhìn Bồ Tát không nháy mắt. Bồ Tát mỉm cười, cầm bảo anh tặng Câu Di, nàng đáp “Thiếp không thích vật báu, chỉ dùng công đức trang nghiêm. Vua sai Phạm Chí đến xin cưới cô gái ấy làm vợ. Họ thích Chấp Trượng nói tánh ta thích người có tài nghệ mới gả. Vua hỏi Bồ Tát có thi tài được chăng? Bồ Tát đáp:
Được. Vua bèn ra lệnh khắp nước giống trống khua chiêng thông báo bảy ngày nữa Thái Tử thi tài. Người nào có tài đều đến thi, ai thắng sẽ gả công chúa cho. Do đó, Điều Đạt tay phải dắt voi tay trái đánh chết. Nan Đà thì ra cửa thành kéo thân voi chết dẹp qua bên đường. Bồ Tát ra khỏi cửa Thành nói:
Để thây voi chết ở đây hôi thối lắm. Bèn đưa tay phải nâng thân voi quăng ra ngoài thành. Lúc đó, quan Đại Thần là Viêm Quang có tài tính toán thuật thuật bậc nhất thì nói toán thuật cũng không ai bằng Bồ Tát. Các loại cây cỏ, từng giọt nước, mỗi thứ đều biết. Các thứ cờ vây, Xu Bồ, Lục Bác, Thiên Văn, Địa lý, tám muôn thuật lạ tất cả đều rành nhưng cũng không bằng Bồ Tát. Điều Đạt và Nan Đà muốn đánh nhau, Bồ Tát thương xót nhấc thân Điều Đạt hất lên hư không quay ba vòng rồi rớt xuống nhưng không đau. Vua và dòng họ Thích muốn thi bắn tên. Điều Đạt để chiếc trống cách xa bốn mươi dặm, Nan Đà để xa sáu mươi dặm, Bồ Tát thì để xa một trăm dặm. Điều Đạt bắn đến trống thứ bốn mươi thì không qua được nữa, Nan Đà cũng chỉ bắn đến trống thứ sáu mươi thôi. Bồ Tát giương cung thì cung liền gãy. Hỏi:
Có cung khác để tôi dùng chăng? Vua nói:
Tổ Phụ ta có một cây cung kỳ lạ chưa ai bắn được, hiện để tại đền Trời, sẽ mang đến. Tất cả dòng họ Thích đều không giương nổi cung. Bồ Tát thử kéo dây cung buông ra thì tiếng nghe vang khắp thành. Lắp tên vào thì bắn lủng đến chiếc trống cách xa một trăm dặm, mũi tên chui vào lòng đất khiến suối nước chảy ra. Trong núi Thiết Vi cả ba ngàn cõi Tam Thiên đều rung chuyển. Tất cả dòng họ Thích quái lạ cho là chưa từng có. Bấy giờ, dònghọ Thích Chấp Trượng bèn gả con gái Câu Di cho Bồ Tát làm vợ. Thuận theo thói đời Bồ Tát cũng giả hiện tướng đùa vui.
Kinh Tu Hành Bản Khởi nói: Năm Thái Tử mười bảy tuổi. Vua chọn nhiều cô gái đẹp nổi tiếng đều không vừa ý. Có một nước nhỏ tên Tu Ba Phất, Hán dịch là Thiện Giác có con gái tên là Câu Di rất đẹp, tám nước đến cầu hôn mà không được. Vua Bạch Tịnh mời đến bảo rằng:
Ta cưới con gái Ngài cho Thái Tử. Thiện Giác buồn lo nếu không nhận lời thì nước sẽ bị đánh chiếm, nếu chấp thuận thì tám nước kia kết oán. Cô gái thưa với Vua Bạch Tịnh rằng:
Ai thi tài giỏi nhất nước thì tôi sẽ làm vợ người ấy. Vua bèn ra lệnh cho các quan cùng ra hý trường. Thái Tử ném voi và bắn trúng núi Thiết Vi, Thiện Giác bèn đưa con gái đến cung Thái Tử.
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Năm Thái Tử mười bảy tuổi. Vua chọn vợ cho có cả ngàn người, cuối cùng có một cô gái tên là Câu Di xinh đẹp bậc nhất, lễ nghi đầy đủ. Đó là cô gái bán hoa đời trước. Thái Tử cưới về nhưng đã lâu không tiếp xúc. Người vợ có dục tình muốn gần gũi, Thái Tử nói:
Thường có hoa đẹp đặt giữa ta và nàng cùng nhìn nhau chẳng tốt hay sao? Câu Di liền sắm đủ hoa đẹp và muốn gần. Thái Tử bảo:
Hoa này làm dơ bẩn giường chiếu. Sau đó bảo rằng:
Có áo lót mình đặt ở đây, hai người cùng nhìn thấy chẳng tốt sao? Người vợ sắm đủ áo lót nhưng cũng có ý muốn gần. Thái Tử nói:
Người nhơ uế sẽ làm dơ áo lót này. Người vợ chẳng dám gần gũi. Các thị nữ đều nghi là Thái Tử là người bất năng nam. Thái Tử chỉ tay vào bụng vợ bảo sáu năm sau sẽ sinh con trai, vì người vợ đã có mang.
Kinh Đại Thiện Quyền nói: Vì sao Bồ Tát mà có vợ? Bồ Tát vô dục nhưng thị hiện có vợ con để ngăn ngừa người nghi rằng Bồ Tát chẳng phải đàn ông hay bị thiến, cho nên cưới vợ là Câu Di dòng họ Thích. La Vân thì ở trên cõi Trời qua đời mà biến hóa xuống, không do cha mẹ tạo ra. Ấy là do bổn nguyện của Bồ Tát mà được như thế.
Lúc đó, Vua Bạch Tịnh nghĩ rằng: Thái Tử muốn dạo chơi, bèn ra lệnh sửa sang dọn dẹp đường phố chớ để Thái Tử thấy việc bất tịnh mà không vừa ý. Lúc đó, Thái Tử ra cửa thành Đông. Do oai thần của Bồ Tát lập ra mà các vị Trời hóa thành người già tóc bạc răng rụng, mắt mờ tai điếc, chống gậy mà đi. Bồ Tát biết mà hỏi rằng:
Đây là ai? Người hầu thưa: Đây là người già. Bồ Tát nói mạng người ngắn ngủi cũng như dòng thác đổ, chẳng trở lại được. Không chỉ riêng người này mà cả thiên hạ đều như thế. Rồi trở về cung thương xót khắp mười phương. Bồ Tát lại ra cửa thành nam, giữa đường gặp một người bệnh, mình mẩy gầy đét, nước trong bụng chảy ra, nằm bên vệ đường. Người hầu thưa:
Đây là người bệnh, mạng sống chỉ còn chốc lát. Bồ Tát nói:
Muôn vật vô thường có thân thì có khổ, ta cũng phải như thế. Rồi trở về cung. Sau lại dạo chơi cửa thành Tây,thấy một người chết, bà con ngồi cạnh khóc lóc thảm thiết. Bồ Tát hỏi người này là ai? Người hầu đáp:
Đây là người chết. Người có sinh ra thì phải có chết, cũng như mùa xuân phải có mùa đông, người và vật một thứ nếu không sinh ra thì không chết. Bồ Tát nói hễ người chết thì rất đau đớn, là nơi tinh thần nương vào đó.Ta thấy người chết cơ thể tan hoại mà tinh thần không mất. Ta chẳng thể lấy cái chết mà thọ sinh qua lại năm đường, cực nhọc tinh thần. Rồi liền trở về cung. Hôm khác, lại ra cửa thành bắc thì thấy một vị Sa Môn y phục ngay ngắn, tay ôm bình bát. Bồ Tát hỏi: Đây là ai. Người hầu thưa:
Đây là Tỳ Kheo vì bỏ tình dục, các điều nhơ khó dính mắc, sạch như không, từ tâm thương xót tất cả, muốn độ mười phương. Bồ Tát nói: Lành thay, chỉ đây là hợp với ý ta. Bồ Tát thầm nghĩ:
Ta chẳng từ biệt Vua cha mà lén đi Xuất Gia. Lúc đó, đêm yên ắng, Bồ Tát vào cung điện Vua, ánh sáng chiếu gần xa. Cha vừa thức giấc, bèn thưa rằng:
Các Trời khuyên con nên đi Xuất Gia. Vua cha buồn rầu, con muốn điều gì? Lúc nào trở về? Bồ Tát nói:
Muốn được bốn điều:
Một là không già, hai là không bệnh, ba là không chết, bốn là không chia lìa. Nếu cha cho bốn điều ấy thì con sẽ không Xuất Gia. Vua nghe càng buồn. Bốn điều mong này xưa nay chưa hề có được. Sáng hôm sau, Vua liền ra lệnh năm trăm người lực sĩ ngày đêm hầu hạ canh giữ Bồ Tát, bốn cửa thành khi đóng mở thì tiếng vang xa bốn mươi dặm. Lúc đó, vào lúc nửa đêm, Bồ Tát thấy các kỹ nữ thân thể bày ra như cây chuối, đầy nước mũi nước mắt, đờn sáo bỏ ngang dọc. Nhìn vợ thì thấy có đủ hình thể nhưng não tủy tim gan phổi ruột do lớp da bọc bên ngoài, bên trong hôi thúi, chỉ tạm gá vào nhau chẳng được bao lâu. Ba cõi không chỗ nương cậy, chỉ có Đạo là chỗ nương nhờ. Các tầng Trời cõi dục đứng trên hư không, có vị Thiên Tử bạch Bồ Tát rằng:
Giờ khắc đã đến, sao (mai) vừa mọc. Bèn gọi Xa Nặc sửa soạn ngựa kiền trắc. Nói xong thì Tứ Thiên Vương cùng vô số duyệt xoa rồng v.v… đều mặc áo giáp từ bốn phương nhóm họp đến, cúi đầu lạy Bồ Tát. Trongthành nam nữ đều ngủ mê, các loài chim công cũng đều ngủ mê.
Kinh Tu Hành Bản Khởi nói: Các vị Trời nói:
Thái Tử mau nên đi, sợ bị giữ lại. Bèn mời Ô tô mạn, Hán Dịch là thần ngủ mê, vừa đến thì mọi người trong cung đều ngủ mê. Xa Nặc lo lắng cửa thành đóng rồi ai mở ra được. Các quỉ thần A Tu La v.v… bèn đến mở cửa, bốn vị Thần nâng chân ngựa, Thiên Đế dẫn đầu, phát ra ánh sáng thanh tịnh rực rỡ đưa đến cây Phật. Đến sáng, Câu Di thức dậy không thấy Thái Tử liền gieo mình xuống đất, than khóc rằng nay Thái Tử bỏ ta mà đi đế chỗ nào?
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Vua tự đến ruộng lúa, từ xa thấy Thái Tử ngồi dưới tàng cây. Vua sửng sốt như người ngủ mới thức, sợ sệt xuống ngựa đảnh lễ. Thái Tử lạy nói:
Nay chính là con, Đại Vương sao uổng công đến đây, khi đắc Đạo rồi con sẽ trở về, không quên lời thề xưa. Bồ Tát cởi áo báu giao cho Xa Nặc về thưa với Vua cha và Xá Di “Nếu thành Chánh Giác thì sẽ trở về”. Xa Nặc khóc như mưa, ngựa trắng quì xuống đất liếm chân Bồ Tát. Vua thấy Xa Nặc đem áo báu và ngựa trắng trở về mà không thấy Thái Tử thì gieo mình xuống đất, bảo:
Con ta giờ đây sao đến nỗi như thế! Câu Di buồn khóc ôm cổ ngựa trắng hỏi Thái Tử cỡi ngươi sao chỉ một mình ngươi trở về. Vua nghĩ Bồ Tát chẳng bỏ ý muốn, bèn bảo khắp các Đại Thần dắt con trai, ẵm cháu đến cùng đùa vui, bảo:
Ta có một con trai bỏ ta đi vào núi, nay chọn con cháu các ngươi năm người theo hầu Thái Tử. Nếu bỏ về nửa chừng ta sẽ giết chết cả họ. Năm người đuổi theo mà không kịp. Bèn nghĩ thôi thì làm người ẩn dật, trở về sẽ bị giết cả họ, ở đây rau quả nước suối không thiếu. Bồ Tát muốn làm Sa Môn bèn vào rừng sâu. Thiên Vương cầm dao cạo tóc, Đế Thích nhận lấy tóc, liền thành Sa Môn, nhục kế hiện ra. Kinh Đại Thiện Quyền nói:
Bồ Tát tự cạo tóc, các Trời rồng thần không nhìn thấy được đỉnh huống chi là cạo tóc. Bồ Tát nghĩ Vua Bạch Tịnh nghe ai cạo tóc con mình chắc chắn sẽ nổi giận. Nếu nghe con tự cạo thì sẽ im lặng, đó là phương tiện. Bồ Tát đền bờ sông Ni Liên, ở chỗ vắng vẻ mà suy nghĩ từ suốt sáu năm, tu các hạnh khổ, ngày ăn một hạt mè, hạt gạo, ngồi kiết già không nghiêng ngã. Mưa lớn sấm chớp mùa đông mùa hạ vẫn ngồi yên, không hề lấy tay che chắn. Mọi người lấy làm lạ lấy cỏ chọc vào mũi vào tai cũng không động.
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Bồ Tát lấy cỏ trải đất, chắp tay nhắm mắt tự thệ rằng: Dầu ta thịt xương rã nát, nếu không thành Phật thì không bao giờ đứng dậy. Thiên Thần dâng thức ăn, Bồ Tát chẳng nhận. Trời khiến chung quanh tự nhiên có cháo sữa, mà ngày chỉ ăn một hạt mè, hạt gạo để nối tiếp tinh khí mà ngồi suốt sáu năm. Kinh Quán Phật Tam Muội nói:
Ngồi dưới cây thân hình gầy ốm, chỉ có ánh sáng mầu vàng càng hiện rõ, xương gân chống đỡ nhau. Sau sáu năm tâm tự nghĩ rằng nay đem thân ốm gầy đến cây Phật, đời sau sẽ có người cho rằng do đói mà được Đạo. Bèn ăn uống lại để thân thể bình phục, sau mới thành Phật. Lúc đó, có con gái của vị Trưởng Giả đã có chồng sinh con trai, lòng rất vui mừng có nuôi bò để lấy sữa, đã chọn sữa ngon nấu cháo để cúng thần. Cô gái hầu vào rừng thấy Phật ngồi, không biết là vị thần nào, bèn về thưa lại rằng:
Có thần ngồi dưới gốc cây dáng vẻ oai nghiêm đẹp lạ. Cô gái vui mừng đến múc sữa từ nồi ra thì cháo sữa văng cao hơn trượng không thể lấy được, cô gái lấy làm lạ thì trên hư không có tiếng nói rằng:
Có Đại Bồ Tát đã từ đứng dậy khỏi chỗ ngồi, nhà ngươi có nguyện mau đem cháo đến cúng dường trước, sẽ thành Chánh Giác. Cô gái nghe tiếng các vị Trời nói bèn múc sữa đầy bát vàng. Bồ Tát ở bên sông Ni Liên dùng thần thông xuống sông tắm gội. Trời Đâu Suất dâng Ca Sa cõi Trời cho Bồ Tát mặc vào đứng bên sông Ni Liên, cô gái con Trưởng Giả dâng cháo sữa rồi lạy dưới chân. Bồ Tát dùng cháo sữa xong biết khí lực đầy đủ. Đến chỗ cây Phật ở bên đường, có một người tên là Cát Tường có cỏ xanh mềm mại không rối. Bồ Tát đến nói ta muốn dùng cỏ này. Vừa trải cỏ ngồi thì mặt đất rung chuyển. Các vị Trời hóa thành tám vạn cây Phật, có tòa Sư Tử, có cây cao tám ngàn dặm hoặc bốn ngàn dặm. Mỗi vị Trời đều thầm mong Phật ngồi trên tòa mình mà không ngồi trên tòa khác. Chúng sinh thấp kém phước mỏng thì thấy thân Bồ Tát ngồi trên nệm cỏ. Bồ Tát ngồi xong bèn nghĩ ma ba tuần rất tôn quí, nay ta thành Vô Thượng Chánh Giác, sẽ cùng đến đây mà hàng phục nhiếp hóa ta, bấy giờ bèn khởi chúng sinh ba cõi. Lúc đó, Bồ Tát ngồi dưới cây Phật.
Kinh Thọ Thai nói: Ngồi dưới cây Diêm phù ba mươi tám ngày nhìn cây mà suy nghĩ, cảm động Trời đất đều rung chuyển sáu cách, phát ra ánh sáng rực rỡ, bao trùm các cung điện ma. Lúc đo, ma ba tuần đang nằm ngủ mộng thấy ba mươi hai thứ thần biến, cung điện tối đen dơ uế, rơi vào đường tà. Nước ao khô cạn, các nhạc khí bể nát, đầu các quỉ duyệt xoa đều rơi xuống đất. Các vị Trời bỏ đi không nghe lời dạy. Thức dậy vô cùng sợ sệt bèn nhóm họp các Đại Thần và binh chúng, kể lại điềm mộng, hỏi làm cách nào để đối phó. Quỷ bèn triệu tập ngàn người con, nhưng hết năm trăm người đã tin theo Bồ Tát, chỉ còn năm trăm người con vẫn còn hung ác nghe theo lời ma. Ma vương rối ruột bảo bốn cô con gái:
1/ Dục Phi
2/ Duyệt Bỉ
3/ Khoái Quán
4/ Kiến Trùng.
Các con hãy đến chỗ hắn ta mà mê hoặc phá rối. Các cô con gái liền đến chỗ Bồ Tát nói ngọt làm nũng, liếc mắt tình tứ, lộ bày đùi ngực, làm các tiếng chim kêu. Ma nữ rất khéo mê hoặc dụ dỗ rằng:
Chúng tôi đang ở tuổi xuân thì đẹp hơn ngọc nữ, nguyện sớm tối luôn hầu hạ Ngài. Bồ Tát đáp rằng:
Các ngươi có phước đời trước nên được hưởng phước Trời, thân hình đẹp đẽ nhưng tâm địa xấu xa, chỉ là túi da chứa vật hôi thúi đến đây làm gì? Đi đi ta không cần. Ma nữ bỗng biến thành các mụ già, liền trốn mất. Kinh Quán Phật Tam Muội nói:
Ma có ba con gái đứa lớn là Duyệt Bỉ, đứa kế là Hỷ Tâm, đứa út là Đa Mị thưa với cha rằng:
Chúng con sẽ đến phá rối xin cha chớ lo. Rồi tự trang điểm hơn cả ma hậu gấp ngàn muôn lần, liếc mắt làm nũng đi nhiễu quanh Bồ Tát bảy vòng, kính lễ bạch rằng:
Thái Tử ngày xưa các quan hầu hạ, sao bỏ ngôi Trời mà đến ngồi dưới cây này. Chúng tôi là thiên nữ đẹp nhất sáu tầng Trời, nay đến đây hầu hạ Thái Tử. Chúng tôi rất giỏi xoa bóp nay muốn gần gũi, ngồi lâu dưới cây thân thể mệt mỏi sẽ chết tức khắc, lại ăn các thứ cam lồ đựng trong bình báu, thức ăn cõi Trời trăm thứ thơm ngon. Nhưng Thái Tử vẫn ngồi im, thân tâm không động. Từ sợi lông trắng giữa hai đầu chân mày phát ra ánh sáng khiến ma nữ tự thấy thân mình máu mủ nhầy nhụa, chín lỗ ứa nước, sinh tạng thục tạng rõ ràng, đầy dẫy giòi tửa lúc nhúc chui rúc, cắn hút các tạng v.v… Các ma nữ thấy thế thì ghê tởm nôn ói. Bỗng trên thân bên trái hiện đầu rắn, bên phải hiện đầu chồn, ở giữa là đầu chó, cõng mụ già trên lưng tay ôm thây đứa trẻ chết. Các ma nữ sợ quá bỏ chạy. Cúi đầu nhìn rún thấy thân xấu xí hôi thúi. Lại thấy các con sâu có hình chiếc vòng tay,xúm xít đeo dính mà có rất nhiều miệng sinh ra các độc, cắn hút nữ căn. Các ma nữ thấy vậy tâm rất chua xót như tên bắn vào tim, lủi thủi mà đi. Về than thở trước ma cha. Ma độc càng mạnh bèn nhóm họp bốn bộ mười tám ức chúng, biến thành các loài Sư Tử, cọp, beo, gấu, khỉ hoặc thú đầu người mình rắn, xô núi phun lửa, sấm chớp bốn bề, tay cầm giáo mác, Bồ Tát từ tâm mảy may không động, mặt mày sáng tươi đẹp đẽ, quân ma chẳng dám đến gần.
Kinh Quán Phật Tam Muội nói: Ma Vương giận dữ, ra lệnh sáu tầng Trời và tám bộ hãy đến chỗ Cù Đàm. Lúc đó, các quỉ như mây bay đến.
Hoặc có các quỉ đầu như đầu trâu, đầu bốn mươi tai, có thêm mũi tên sắt bắn ra khắp nơi. Hoặc có các quỉ đầu như đầu chồn, có mười ngàn mắt, tiếng gầm rống như sấm sét. Quỉ thần đồng trống, các đại tướng quân, v.v…một cổ sáu đầu, bụng có sáu mặt, đầu gối có hai mặt, mình có lông như mũi tên, lắc mình thì bắn vào người, mắt mở đỏ quạch có máu chảy ra, liền vội chạy đến. Ma bảo các quỉ: Cù Đàm là người lành, có thể biết Thần Chú, phải chống bốn thứ binh hóa binh, bèn hoá thành, bèn hoá thành bốn binh như rừng cây, mới làm sợ hãi được, từ trên hư không xuống bên cây Đạo. Ma lại nghĩ:
“Nếu chúng này không hàng phục được Cù Đàm thì hãy lột mũ báu ném xuống đất”. Bèn đến cung điện VuaDiêm la bảo các quỉ rằng:
Ngục tốt các ngươi và Vua Diêm la ở ngục A Tỳ, dao kiếm kích vòng lửa, xe lửa, lò than tất cả đều mang đến Diêm Phù Đề. Ma vương thổi còi ra lệnh các binh ma mau hại Cù Đàm. Trên thì sấm sét mưa lửa và hoàn sắt nóng rơi xuống, dao kiếm vũ khí che rợp hư không, tên lửa bắn ra, nhưng không đến gần được Bồ Tát. Khi ấy,Bồ Tát từ giữa hai đầu chân mày phát ra luồng sáng đến địa ngục A Tỳ khiến các người tội thấy sợi lông trắng phun nước, khiến lửa lớn tạm tắt, tự nhớ được tội ác đời trước của mình, tâm được mát mẻ, xưng Nam Mô Phật. Nhờ đó, nhân duyên tạo tội hết, liền được sinh làm người, ma thấy thế liền buồn rầu trở về cung, ánh sáng trắng phát ra soi thẳng đến sáu tầng Trời cõi dục, thấy trong lỗ lông trắng có bảy Đức Phật quá khứ đứng trên hoa sen báu. Như thế ánh sáng chiếu đến bảy tầng Trời cõi Vô Sắc, chiếu khắp tất cả như gương pha lê. Tám mươi bốn ngàn thiên nữ thấy thân ma ba tuần như cây khô chỉ nhìn Bồ Tát phát ra ánh sáng từ sợi lông trắng. Vô số Thiên tử, Thiên nữ đều phát Đạo ý sinh tâm Bồ Đề.
Ma vương từ trước gây khó dễ cho Phật, Bồ Tát dùng năng lực trí tuệ đưa tay vỗ đất, đất liền rung chuyển, ma và cung thuộc ngả nghiêng mà rơi đổ. Hàng phục ma oán xong thì thành chân Chánh Giác.
Hữu tôi xét thấy: Pháp Thân vô hình, các hữu đã diệt, giác trí không khởi. Muôn vọng động đều lặng yên mà hiện có thác sinh, Giáng Thần thai hóa là sao? Ấy là nương duyên lớn để ứng tục, dùng năng lực bổn thệ để hoằng Từ. Cho nên có thể vận quyền Bát Nhã, dùng thế Thủ Lăng mà hồi linh Đâu Suất, diệu hóa xích trạch, đào huyện chẳng phải ta mà lợi ích do vật, há nói voi có nghĩ bàn mà nói được cái cùng cực. Cho nên vì nhiếp thọ loài chúng sinh mà phải ở ngôi cao, dẹp các khoe khoang nên thi thố tài ba, dứt hết lưới ái nên bỏ nước vào túi, hiển bày Pháp tôn quí nên cây đạo hàng ma, các dấu vết lạ là nhằm trấn áp tục, ứng thể viên thông mà tùy phương biến hiện, Pháp Thân vắng lặng bất động không hề khởi diệt. Song thói đời quen trệ, cho tích là chân, muốn quán Như Lai mà lạc đường càng xa. Cho nên Kinh Niết Bàn nói:
Nếu nói Bồ Tát ở cung Vua Bạch Tịnh nhờ cha mẹ sinh và nuôi thân thì đó là ma nói, bởi đó là chứng tích mà mê bản, nếu Bản Tích cùng chiếu, quyền thật đều sáng thì xem Kinh vô ngại, Pháp Thân sẽ thấy.
V. GIA PHẢ VỀ ĐIỂM ĐỒNG KHÁC GIỮA
DÒNG HỌ THÍCH CA VỚI BẢY ĐỨC PHẬT
( Xuất xứ từ Kinh Trường A Hàm )
Phật bảo các Tỳ Kheo ở thời quá khứ cách nay chín mươi mốt kiếp có Đức Phật tên là Tỳ Bà Thi Như Lai ChíChân xuất hiện ở đời. Lại ở quá khứ cách nay ba mươi mốt kiếp có Phật tên là Thi Khí Như Lai xuất hiện ra đời.Lại trong ba mươi mốt kiếp đó có Đức Phật tên là Tỳ Xá Bà Như Lai Chí Chân xuất hiện ở đời. Lại nữa, trong kiếp hiền này có Phật tên là Câu Lâu Tôn, lại tên là Câu Na Hàm, lại tên là Ca Diếp. Nay Ta cũng ở trong kiếphiền mà thành Tối Chánh Giác (tên là Thích Ca).
Trong thời Phật Tỳ Bà Thi con người sống lâu tám muôn tuổi, thời Phật Thi Khí người sống bảy muôn tuổi, thời Phật Tỳ Xá Bà người sống sáu muôn tuổi, thời Phật Câu Lâu Tôn người sống bốn muôn tuổi. Thời Phật Câu Na Hàm người sống ba muôn tuổi, thời Phật Ca Diếp người sống hai muôn tuổi. Nay ta đời người sống một trăm tuổi, ít người hơn, nhiều người giảm, Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Bà xuất thân từ dòng Sát Lợi, họ là Câu Lợi Nhã. Phật Câu Lâu Tôn, Phật Câu Na Hàm và Phật Ca Diếp thì xuất thân từ dòng Bà La Môn, họ là Ca Diếp. Còn Ta Như Lai Chí chân thì thuộc dòng Sát Lợi, họ Cù Đàm.
Phật Tỳ Bà Thi ngồi ở dưới cây Ta La mà thành tối Chánh Giác. Phật Thi Khí ngồi dưới cây Phân Đà Lợi màthành tối Chánh Giác. Phật Tỳ Xá Bà ngồi dưới cây Ba La mà thành tối Chánh Giác. Phật Câu Lâu Tôn ngồi dưới cây Thi Lợi Sa mà thành tối Chánh Giác. Phật Câu Na Hàm ngồi dưới cây Ô Tạm Bà La Môn mà thành tốiChánh Giác. Phật Ca Diếp ngồi dưới cây Ni Câu Luật mà thành tối Chánh Giác. Nay Ta Như Lai Chí Chân ngồi dưới cây Bát Đa mà thành tối Chánh Giác.
Tỳ Bà Thi Như Lai ba hội nói Pháp. Hội thứ nhất đệ tử có mười sáu muôn tám ngàn người (một trăm sáu mươi tám ngàn). Hội thứ hai có mười muôn người (một trăm ngàn), hội thứ ba đệ tử có tám muôn người (tám mươi ngàn). Thi Khí Như Lai cũng ba hội nói Pháp. Hồi thứ nhất đệ tử có mười muôn người (một trăm ngàn), hội thứ hai đệ tử có tám muôn người (tám mươi ngàn), hội thứ ba đệ tử có bảy muôn người (bảy mươi ngàn). Tỳ Xá Bà Như Lai có hai hội nói Pháp. Hội thứ nhất đệ tử có bảy muôn người (bảy mươi ngàn), hội thứ hai đệ tử có sáu muôn người (sáu mươi ngàn). Câu Lâu Tôn Như Lai có một hội nói Pháp, đệ tử có bốn muôn người (bốn mươi ngàn). Câu Na Hàm Như Lai có một hội nói Pháp, đệ tử có ba muôn người (ba mươi ngàn). Ca Diếp Như Lai có một hội nói Pháp, đệ tử có hai muôn người (hai mươi ngàn); Nay Ta một hội nói Pháp, đệ tử có một ngàn hai trăm năm mươi người.
Phật Tỳ Bà Thi có hai vị đệ tử: Một tên Khiên Đồ, hai tên Đề Xá, là bậc nhất trong các đệ tử.
Phật Tỳ Bà Thi có hai đệ tử: Một tên A Tỳ Phù, hai tên Tam Bà Bà, là bậc nhất trong các đệ tử.
Phật Tỳ Xá Bà có hai đệ tử: Một tên Phù Du, hai tên Uất Đa Ma là bậc nhất trong các đệ tử.
Phật Câu Lâu Tôn có hai đệ tử: Một là tên Tát Ni, hai tên Tỳ Lâu, là bậc nhất trong các đệ tử.
Phật Câu Na Hàm có hai đệ tử: 1/ Thư Bàn Na, 2/ Uất Đa Lâu là bậc nhất trong các đệ tử.
Phật Ca Diếp có hai đệ tử: 1/ Đề Xá, 2/ Bà La Bà là bậc nhất trong các đệ tử.
Nay Ta có hai đệ tử: Một tên Xá Lợi Phất, hai tên Mục Kiền Liên là bậc nhất trong các đệ tử.
Phật Tỳ Bà Thi có vị đệ tử chấp sự tên là Vô Ưu, Phật Thi Khí có vị đệ tử chấp sự tên là Nhẫn Hạnh, Phật Tỳ Xá Bà có vị đệ tử chấp sự tên là Tịch Diệt. Phật Câu Lâu Tôn có vị đệ tử chấp sự tên là Thiện Giác. Phật Câu Na Hàm có đệ tử Chấp Sự tên là An Hòa. Phật Ca Diếp có vị đệ tử chấp sự tên là Thiện Hữu, Còn đệ tử chấp sự của Ta tên là A Nan.
Phật Tỳ Bà Thi có người con tên là Phương Dung. Phật Thi Khí có người con tên là Vô Lượng. Phật Tỳ Xá Bà có người con tên là Diệu Giác, Phật Câu Lâu Tôn có người con tên là Thượng Thắng, Phật Câu Na Hàm cóngười con tên là Đạo Sư, Phật Ca Diếp có người con tên là Thắng Quân, còn Ta có người con tên là La Hầu La.
Phật Tỳ Bà Thi có người cha tên là Bàn Đầu, dòng Vua Sát Lợi, mẹ tên là Bàn Đầu Bà Đề, thành Vua tên là Bàn Đầu Ba Đề; Phật Thi Khí có cha tên là Minh Tướng, dòng Vua Sát Lợi, mẹ tên là Quang Diệu, thành Vuatên là Quang Tướng; Phật Tỳ Xá Bà có cha tên là Thiện Đăng, dòng Vua Sát Lợi, mẹ tên là Xứng Giới, thànhVua tên là Vô Dụ; Phật Câu Lâu Tôn có cha tên là Lễ Đắc, dòng Bà La Môn, mẹ tên là Thiện Chi, Vua tên là An Hòa. Đặt theo tên Vua nên tên thành cũng là An Hòa; Phật Câu Na Hàm có cha tên là Nội Đức, dòng Bà La Môn, mẹ tên là Thiện Thắng, lúc đó cõi nước tên Thanh Tịnh nên thành cũng tên Thanh Tịnh; Phật Ca Diếp cha tên là Phạm Đức, dòng Bà La Môn, mẹ tên là Tài Chủ, lúc đó Vua tên là Ba Tỳ, thành Vua tên là Ba La Nại; Phật Thích Ca, cha tên là Tịnh Phạn, dòng Vua Sát Lợi, mẹ tên là Đại Thanh Tịnh Diệu, thành Vua tên là Ca Tỳ LaVệ.
Kinh Quán Phật Tam Muội nói: Phật Tỳ Bà Thi thân cao sáu mươi do tuần, có vầng ánh sáng tròn rộng một trămhai mươi do tuần. Phật Thi Khí thân cao bốn mươi hai do tuần, có vầng ánh sáng tròn rộng bốn mươi lăm dotuần, ánh sáng quanh thân rộng một trăm do tuần. Phật Tỳ Xá Bà thân cao ba mươi hai do tuần, vầng ánh sáng tròn rộng bốn mươi hai do tuần, ánh sáng quanh thân sáu mươi hai do tuần. Phật Câu Lưu Tôn thân cao hai mươilăm do tuần, vầng ánh sáng tròn rộng ba mươi hai do tuần, ánh sáng quanh thân rộng năm mươi hai do tuần.Phật Câu Na Hàm Mâu Ni thân cao hai mươi do tuần, vầng ánh sáng tròn rộng ba mươi do tuần, ánh sáng quanhthân rộng bốn mươi do tuần. Phật Ca Diếp thân cao mười sáu trượng, Phật Thích Ca Mâu Ni thân cao mộttrượng sáu, vầng ánh sáng rộng bảy tấc, thân Phật đều có mầu vàng ròng.
Hữu xét: Bảy Đức Phật nối nhau, hóa tích đều khác. Pháp Thân thì bình đẳng không có hơn kém, vì nghiệp chúng sinh khác nên ứng hiện khác nhau mà thôi. Do đó, Đức Thích Ca ra đời thân tướng có mầu vàng ròng mà cả ngàn Tỳ Kheo đều thấy mầu đỏ, mười sáu tín sĩ nói thấy mầu xám. Mầu sắc là do họ có khác, Chư Phật thìluôn đồng nhất. Theo đây mà nói thì không mê lầm.
VI. GIA PHẢ VỀ ĐỨC THÍCH CA
ĐỒNG VỚI BA NGÀN VỊ PHẬT
( Xuất xứ từ Kinh Dược Vương Dược Thượng Quán )
Phật Thích Ca Mâu Ni bảo đại chúng rằng: Ta từ xa xưa, cách nay vô số kiếp, ở trong thời Mạt Pháp của Phật Diệu Quang, Xuất Gia học đạo nghe năm mươi ba danh hiệu Phật, nghe xong chắp tay tâm rất vui mừng, lại dạy khuyên người khác lắng nghe tụng trì. Người khác nghe xong cùng xoay vần bảo nhau đến ba ngàn người. Ba ngàn người này khác miệng đồng tiếng xưng niệm danh hiệu Chư Phật và nhất tâm kính lễ, nhờ năng lực nhân duyên công đức nầy mà siêu thoát được tội trong vô số kiếp sinh tử. Trong ngàn người thì Phật Hoa Quang đứng đầu, cuối cùng là Tỳ Xá đều được thành Phật Đạo ở kiếp Trang Nghiêm, đó là một ngàn Đức Phật quá khứ. Trong các Đức Phật nầy thì Phật Câu Lưu Tôn đứng đầu, cuối cùng là Lâu Chí Như Lai ở trong kiếp hiền mà thứ lớp thành Phật. Trong ngàn Phật sau thì Nhật Quang Như Lai đứng đầu cuối cùng là Tu Di Tướng, sẽ được thành Phật trong kiếp Tinh Tú. Hiện tại Chư Phật mười phương như Thiện Đức Như Lai, v.v… cũng được nghe danh hiệu năm mươi ba Đức Phật ấy, cho nên ở các Thế Giới mười phương đều được thành Phật. Năm mươi ba danh hiệu Phật ở quá khứ là trong Kinh Dược Vương Dược Thượng Quán, còn tên ba ngàn Phật là Kinh Chư Phật tập Công Đức Hoa. Còn ngàn Đức Phật có tên danh hiệu, cõi nước, dòng ho, cha mẹ, đệ tử quyến thuộc, chúng hội năm tháng là trong Kinh Hiền Kiếp. Thích Ca là Phật thứ bốn trong một ngàn vị Phật ở kiếp Hiền.
Tăng Hữu Xét thấy: Duyên cảm của Đại Giác rất chí cực. Hễ nghe danh mà kính lễ thì thắng nghiệp khởi lêntrong phút giây, y cứ vào tâm mà hóa tưởng thì quả mầu sẽ thành trong nhiều kiếp. Cho nên năm mươi badanh hiệu Phật nghe thì liền sạch hết các bụi nhỏ. Ba ngàn vị Chí chân ánh sáng khắp Hằng Sa, tuy chắp tay lànhân xa nhưng báo của Thọ Vương thì rất gần. Lễ bái khen ngợi chẳng lẽ là vô ích hay sao?
VII. GIA PHẢ VỀ DANH HIỆU
VÀ DÒNG DÕI NỘI NGOẠI
CỦA ĐỨC THÍCH CA
( Xuất xứ từ Kinh Trường A Hàm )
Vua Thi Hưu La họ Thích có bốn con: Đây là theo luật Di Sa Tắc, Còn Kinh Trường A Hàm, luật Đàm Vô Đức, luận Đại Trí thì nói Sư Tử Giáp sinh ra Vua Tịnh Phạn.
1/ Tịnh Phạn, 2/ Bạch Phạn, 3/ Hộc Phạn, 4/ Cam Lộ Phạn.
Tịnh Phạn có hai người con: Một là Bồ Tát (Tất Đạt Đa), hai là Nan Đà.
Bạch Phạn có hai người con: Một là Ma Ha Nam, hai là A Na Luật.
Cam Lộ Phạn có hai người con: Một là Bà Bà, hai là Bạt Đề.
Điều Đạt sinh ngày bảy tháng bốn vào giờ ăn trưa, thân cao một trượng năm thước bốn tấc. Bồ Tát sinh ngày tám tháng bốn (nay cho là mười lăm tháng bốn) vào nửa đêm khi Sao Mai vừa mọc, thân cao một trượng sáu thước. Em của Phật là Nan Đà sinh ngày chín tháng bốn, thân cao một trượng năm thước bốn tấc, A Nan sinh ngày mười tháng bốn, thân cao một trượng năm thước ba tấc.
Họ ngoại của Bồ Tát ở cách thành Ca Duy La Duyệt (Ca Tỳ La Vệ) tám trăm dặm, họ Cù Đàm, làm Vua nước nhỏ một trăm muôn hộ, tên là Vua Nhất Ức. Vợ Bồ Tát họ Cù Đàm, Trưởng Giả Xá Di tên là Thủy Quang, mẹ vợ tên là Nguyệt Nữ có một ngôi thành lớn ở gần bên. Khi sinh con gái là lúc mặt Trời sắp lặn, còn chút ánh nắng chiếu sáng nhà cửa, do đó đặt tên là Cù Di, là vợ thứ nhất của Thái Tử.
Vợ thứ hai của Thái Tử sinh ra La Vân tên là Da Duy Đàn (Da Du Đà La), cha là Trưởng Giả Di Thí.
Tăng Hữu xét thấy: Các Kinh Thụy Ứng Bản Khởi, Thiện Quyền và Luận Đại Trí Đô đều nói La Hầu La là con do Câu Di sinh ra, chỉ có Kinh Thập Nhị Du nói: Là vợ thứ hai của Thái Tử. Vậy theo số đông thì thấy Kinh Thụy Ứng nói là đúng.
Vợ thứ ba của Thái Tử tên là Lộc Dã, cha tên là Trưởng Giả họ Thích. Vì có ba vợ nên Vua lập ra điện ba mùa, có hai muôn thể nữ hầu hạ. Vì Thái Tử sẽ làm Vua Già Ca nên ba điện có đến sáu muôn thể nữ.
Tăng Hữu xét thấy: Đấng Đại Giác hiện thân đều theo phép thế tục, cho nên việc cưới vợ sinh con để nối dõi tùy duyên mà rộng mở đó thôi.
VIII. GIA PHẢ VỀ CÁC ĐỆ TỬ
CỦA PHẬT THÍCH CA
( Xuất xứ từ Kinh Tăng Nhất A Hàm )
Phật bảo các đệ tử rằng: Có bốn con sông lớn đều bắt nguồn từ suối A Nậu Đạt chảy ra, đó là sông Hằng Già, sông Tân Đầu, sông Bà Xoa, và sông Tư Đà Ba. Sông Hằng Già chảy về phía Đông, ra cửa Ngưu Đầu. Sông Tân. Đầu chảy về phía Tây, ra cửa Tượng. Sông Bà Xoa chảy về phía Bắc, ra cửa Mã. Lúc đó, bốn sông nàychảy quanh ao A Nậu Đạt, rồi Hằng Già ra biển Đông, Tân Đầu ra biển Nam, Bà Xoa ra biển Tây, Tư Đà ra biển Bắc. Khi bốn sông lớn chảy ra biển thì không còn tên gọi cũ mà đồng gọi là Biển. Đây cũng có bốn dòng họ làSát Lợi, Bà La Môn, Trưởng Giả, Cư Sĩ. Ở Như Lai khi đã cạo râu tóc mặc ba pháp y Xuất Gia học đạo rồi thìkhông còn dòng họ, chỉ gọi là Sa Môn đệ tử Phật Thích Ca. Vì sao? Vì chúng của Như Lai cũng như biển lớn.Bốn Đế cũng như bốn sông lớn, dứt bỏ kiết sử mà vào thành Vô Uy Niết Bàn. Cho nên các Tỳ Kheo có bốndòng họ khi cạo bỏ râu tóc giữ niềm tin cho vững chắc, Xuất Gia học Đạo thì phải bỏ tên riêng của mình tự gọi là Tỳ Kheo Xuất Gia học Đạo đệ tử họ Thích. Nếu nói về nghĩa sinh con thì phải gọi Sa Môn là con nhà họThích. Vì sao? Vì sinh là do ta sinh, thành là do pháp mà thành. Cho nên, Tỳ Kheo phải cầu phương tiện đượclàm con nhà họ Thích. Các Tỳ Kheo phải học như thế.
Luật Di Sa Tắc nói: Tỳ Kheo các thầy có đủ mọi thành phần mà Xuất Gia đều bỏ tên họ mình, được gọi là Sa Môn con nhà họ Thích. Kinh Trường A Hàm nói:
Khi Phật Di Lặc ra đời các Tỳ Kheo đệ tử đều được gọi là đệ tử họ Từ. Như nay đệ tử ta đều xưng là con nhà họ Thích.
Tăng Hữu xét thấy: Bốn sông chảy ra biển đều gọi chung là biển, bốn dòng họ vào Đạo đều gọi là Thích. Có thể nói đều là khác dòng mà cùng chung một vị.
IX. GIA PHẢ VỀ BỐN BỘ ĐỆ TỬ NỔI TIẾNG
CỦA PHẬT THÍCH CA
(Một trăm Tỳ Kheo xuất xứ từ
Kinh Tăng Nhất A Hàm)
Phật nói: Trong số đệ tử Thanh Văn của Ta, có:
1. Tỳ Kheo A Nhã Luân là người đầu tiên nhận được pháp vị, suy nghĩ Bốn Đế, nhận thức rộng rãi, khéo léo khuyến hóa, nuôi dưỡng thánh chúng chẳng mất oai nghi.
2. Tỳ Kheo Ưu Đà Di, thì khéo khuyên dạy làm phước độ người.
3. Tỳ Kheo Ma Ha Nam, thì mau thành tựu thần thông không lui sụt nửa chừng.
4. Tỳ Kheo Thiện Trửu, thường bay trên hư không, chân không dính đất.
5. Tỳ Kheo Bà Phá, ở trên hư không giáo hóa, ý không mong cầu.
6. Tỳ Kheo Ngưu Tích, thích ở trên cõi Trời, không ở cõi người.
7. Tỳ Kheo Thiện Thắng, thường quán tưởng các chất dơ bất tịnh.
8. Tỳ Kheo Ưu Lưu Tỳ Ca Diếp: Ủng hộ Thánh Chúng, cúng dường bốn thứ cần dùng.
9. Tỳ Kheo Giang Ca Diếp, tâm ý vắng lặng, hàng phục các kiết.
10. Tỳ Kheo Tượng Ca Diếp, quán rõ các pháp đều không hề chấp đắm.
11. Tỳ Kheo Mã Sư: Oai dung đẹp đẽ, bước đi khoan thai.
12. Tỳ Kheo Xá Lợi Phất: Trí tuệ vô cùng, dứt hết các nghi.
13. Tỳ Kheo Đại Mục Kiền Liên: Thần túc nhẹ nhàng, bay khắp mười phương.
14. Tỳ Kheo Nhị Thập Ức Nhĩ: Siêng năng mạnh mẽ, chịu đựng các khổ hạnh.
15. Tỳ Kheo Đại Ca Diếp: Thực hành được mười hai hạnh Đầu Đà khó thực hành.
16. Tỳ Kheo A Na Luật: Thiên nhãn bậc nhất, thấy các cõi nước ở mười phương.
17. Tỳ Kheo Ly Việt: Ngồi Thiền nhập định, tâm không tán loạn
18. Tỳ Kheo Đà La Bà Ma La: Hay rộng khuyên tu, lập bày trai giảng.
19.Tỳ Kheo Tiểu Đà La Bà Ma La: Xây cất nhà cửa, cúng dường cho Chiêu Đề Tăng.
20. Tỳ Kheo La Tra Bà La là dòng họ giàu sang mà Xuất Gia học Đạo.
21. Tỳ Kheo Đại Ca Chiên Diên, khéo phân biệt nghĩa, giảng nói Đạo giáo.
22. Tỳ Kheo Quân Đầu Bà Hán, trù tính giỏi không trái với phép cấm.
23. Tỳ Kheo Tân Đầu Lô: Hàng phục ngoại Đạo, thực hành Chánh Pháp.
24. Tỳ Kheo Sám: Cúng dường bốn thứ cần dùng và trông nom thuốc men cho Chư Tăng bị bịnh.
25. Tỳ Kheo Bằng Kỳ Xá: Biện luận không trệ ngại, giỏi làm kệ khen ngợi đức của Như Lai.
26. Tỳ Kheo Ma Ma Câu Hy La: Có bốn biện tài, giỏi vấn nạn đối đáp.
27. Tỳ Kheo Kiên Lao: Thích ở chỗ thanh tịnh vắng vẻ, không thích đông người.
28. Tỳ Kheo Nan Đề: Khất thực nhẫn chịu, không ngại lạnh nóng.
29. Tỳ Kheo Kim Tỳ La: Ngồi riêng chỗ vắng, chuyên ý nghĩ về Đạo.
30. Tỳ Kheo Thi La: Ngồi ăn một chỗ, không dời chỗ khác.
31. Tỳ Kheo Phù Di: Giữ gìn ba y, ăn ngủ không lìa.
32. Tỳ Kheo Hồ Nghi Ly Việt: Ngồi thiền dưới cây, ý không dời đổi.
33. Tỳ Kheo Bà Sai: Khổ thân ngồi ngoài Trời, không tránh mưa gió.
34. Tỳ Kheo Đà Tố: Vui riêng ở chỗ vắng, chuyên ý suy nghĩ.
35. Tỳ Kheo Ni Bà: Mặc y ngũ nạp, không thích làm đẹp.
36. Tỳ Kheo Ưu Đa La: Thường sống nơi mồ mả, không thích ở chỗ có người sống.
37. Tỳ Kheo Lô Hê Ninh: Thường ngồi trên nệm cỏ, nói phước độ người.
38. Tỳ Kheo Ưu Kiềm Ma Cư Để: Không nói chuyện với người, ngó xuống đất mà đi.
39. Tỳ Kheo Na Đề: Đi đứng nằm ngồi thường nhập Tam Muội.
40. Tỳ Kheo Ưu Ma Lưu Chi: Thích đến nước xa, truyền trao cho mọi người.
41. Tỳ Kheo Già Kiệt: Thích nhóm họp Thánh Chúng, luận nói Pháp vị.
42. Tỳ Kheo Bà Câu La: Sống rất lâu, thường ở chỗ vắng, không thích ở trong chúng.
43. Tỳ Kheo Mãn Đầu Tử: Hay nói Pháp, rộng phân biệt nghĩa lý.
44. Tỳ Kheo Ưu Ba Ly: Giữ gìn giới luật không hề trái phạm.
45. Tỳ Kheo Bà Ca Lợi: Được tín giải thoát, ý không dụ dự.
46. Tỳ Kheo Nan Đà: Hình dung đẹp đẽ khác thường, các căn vắng lặng, tâm không dời đổi.
47. Tỳ Kheo Bà Đà: Biện tài giỏi, dứt hết nghi ngờ vướng mắc cho người.
48. Tỳ Kheo Tư Ni: Nói rộng nghĩa lý chẳng trái nhau.
49. Tỳ Kheo Thiên Tu Bồ Đề: Thích mặc áo đẹp, bổn hạnh thanh tịnh.
50. Tỳ Kheo Nan Đà Ca: Thường thích dạy dỗ người mới học.
51. Tỳ Kheo Tu Ma Na: Giỏi khuyên Tỳ Kheo Tăng, Ni sám hối giới cấm.
52. Tỳ Kheo Thi Bà La: Công đức đầy đủ chỗ ưa thích không lỗi.
53. Tỳ Kheo Ưu Ba Tiên Ca Lan Đà Tử: Đầy đủ các pháp đạo phẩm.
54. Tỳ Kheo Bà Đà Tiên: Nói năng vui vẻ, không gây tổn thương ý người.
55. Tỳ Kheo Ma Ha Diên Na: Tu hành an ban, suy nghĩ chất bất tịnh chảy ra.
56. Tỳ Kheo Ưu Đầu Bàn: Nghĩ ngã vô thường tâm không có tưởng.
57. Tỳ Kheo Câu Ma La Ca Diếp: Thường luận nói các thứ làm vui thích tâm thức.
58. Tỳ Kheo Diện Vương: Chỉ mặc áo xấu rách không hề mắc cỡ.
59. Tỳ Kheo La Vân: Chẳng phạm giới cấm, thường tụng đọc không biếng lười.
60. Tỳ Kheo Bác Thố: Dùng năng lực thần thông ẩn mình vào cái bình.
61. Tỳ Kheo Lợi Bác Thố: Có khả năng biến hóa thân thành ra các thứ.
62. Tỳ Kheo Thích Vương: Dòng dõi giàu sang, tánh tình mềm mỏng.
63. Tỳ Kheo Bà Đề Bà La: Khất thực không nhàm chán, giáo hóa vô cùng, khí lực mạnh khỏe không hề sợ khó.
64. Tỳ Kheo La Bà Na Bà Đề: Tiếng nói vang đến cõi Trời Phạm Thiên.
65. Tỳ Kheo Ương Ca Xà: Thân thể sạch thơm, xông khắp bốn phương.
66. Tỳ Kheo A Nan: Biết thời biết người, đến đâu cũng vô ngại, nghe rồi không quên, học rộng hiểu xa, thường hậu hạ Phật.
67. Tỳ Kheo Ca Trì Lợi: Ăn mặc trang nghiêm, đi đứng thường nhìn bóng mình.
68. Tỳ Kheo Nguyệt Quang: Các Vua trọng đãi, các quan kính trọng.
69. Tỳ Kheo Luân Đề: Trời người kính trọng, thường thăm hỏi buổi sáng, vì xả bỏ hình dáng người Trời.
70. Tỳ Kheo Thiên: Dắt dẫn các vị Trời, truyền trao Chánh Pháp.
71. Tỳ Kheo Quả Y: Tự nhớ việc đời trước, cách nay vô số kiếp.
72. Tỳ Kheo Ương Quật Ma: Thể tánh nhanh nhạy, trí tuệ sâu xa.
73. Tỳ Kheo Tăng Ca Ma: Có khả năng hàng phục ngoại đạo tà nghiệp.
74. Tỳ Kheo Chất Đa Xá Lợi Phất: Nhập vào thủy Tam Muội, không cho là khó, có nhiều hiểu biết, được người yêu mến.
75. Tỳ Kheo Thiện Lai: Nhập vào Hỏa Tam Muội chiếu khắp mười phương.
76. Tỳ Kheo Na Đà La: Hàng phục được rồng, khiến kính thờ Tam Bảo.
77. Tỳ Kheo Quỉ Địa: Hàng phục quỉ thần, khiến bỏ ác làm lành.
78. Tỳ Kheo Lô Già: Hàng phục vui hòa, siêng làm các hạnh lành.
79. Tỳ Kheo Tu Bồ Đề: Thường ưa thích không định, phân biệt nghĩa không, chí ở trong vắng lặng, đức nghiệp mầu nhiệm.
80. Tỳ Kheo Kỳ Lợi Ma: Thực hành định vô tưởng, dứt bỏ các niệm.
81. Tỳ Kheo Viêm Thạnh: Nhập vào Định Vô nguyện, ý không khởi loạn.
82. Tỳ Kheo Phạm Ma Đạt: Nhập Từ Tam Muội, tâm không giận dữ.
83. Tỳ Kheo Tu Thâm: Nhập Bi Tam Muội, thành tựu bổn nghiệp.
84. Tỳ Kheo Ta Di Đà: Được Đức hỷ Hạnh, không có các tướng.
85. Tỳ Kheo Diệu Ba Ca: Thường giữ gìn tâm ý, không hề lìa bỏ.
86. Tỳ Kheo Đàm Di: Thực hành Tam Muội Viêm Thạnh, không bao giờ buông bỏ.
87. Tỳ Kheo Tỷ Lợi Đà Đà Bà Giá: Nói năng thô lỗ, không chừa kẻ tôn quí mà nhập vào Tam Muội Kimquang.
88. Tỳ Kheo Vô Úy: Nhập vào Tam Muội Kim cang không trở ngại.
89. Tỳ Kheo Đà Ma: Thường thích vắng lặng không thích ở chỗ náo loạn.
90. Tỳ Kheo Tu Ni Đa: Lời nói rạch ròi, không yếu mềm nhược.
91. Tỳ Kheo Tu La Đà: Nghĩa không thắng được thì không bao giờ khuất phục.
92. Tỳ Kheo Na Già Ba La: Hiểu rõ các sao, biết trước lành dữ.
93. Tỳ Kheo Bà Tư Tra: Thường dùng Hỷ Tam Muội thiền duyệt làm thức ăn.
94. Tỳ Kheo Vị Tu Dạ Xa: Thường dùng Pháp hỷ làm thức ăn.
95. Tỳ Kheo Mãn Nguyện Thạnh Minh: Thường tu hạnh nhẫn nhục, người chọc ghẹo không giận.
96. Tỳ Kheo Di Hề: Thường tu tập Tam Muội Nhật Quang.
97. Tỳ Kheo Ni Câu Lưu: Biết rõ pháp toán thuật không có sai lầm.
98. Tỳ Kheo Lộc Đầu: Các trí như phân biệt v.v… thường không quên mất.
99. Tỳ Kheo Địa: Được Tam Muội Điển lôi không hề sợ sệt.
100. Tỳ Kheo Na: Quán rõ gốc của thân.
101. Tỳ Kheo Tu Bạt: Cuối cùng chứng được lậu tận.
SAU ĐÂY LÀ NĂM MƯƠI VỊ
TỲ KHEO NI NỔI TIẾNG
1/ Tỳ Kheo Ni Đại Ái Đạo Cù Đàm Di: Xuất Gia tu học lâu, Vua chúa kính trọng.
2/ Sám Ma: Trí tuệ thông minh.
3/ Ưu Bát Hoa Sắc: Thần túc bậc nhất, cảm đến các vị Thần.
4/ Cơ Lê Xá Cù Đàm Di: Làm hành đầu đà không có hạn ngại.
5/ Xa Câu Lợi: Thiên nhãn bậc nhất, thấy khắp vô ngại
6/ Xa Ma: Ngồi Thiền nhập định, ý không phân tán.
7/ Ba Đầu Lan Xa Na: Phân biệt nghĩa thú nói rộng Đạo Giáo.
8/ Ca Chiên Diên: Được tín giải thoát, không hề lui sụt.
9/ Tối Thắng: Được bốn biện tài, không hề mềm yếu.
10/ Bạt Đà Tỳ Ly: Biết được việc túc mạng vô số kiếp trước.
11/ Hê Ma Xà: Dung mạo đẹp đẽ được người yêu kính.
12/ Du Na: Hàng phục ngoại đạo mà lập thành chánh giáo.
13/ Đàm Ma Đề Na: Phân biệt nghĩa thú, nói rộng phần bộ.
14/ Ưu Đa La: Mặc áo xấu rách không hề mắc cỡ.
15/ Quang Minh: Các căn vắng lặng, thường được nhất tâm.
16/ Đơn Đầu: Y phục đúng như giáo pháp.
17/ Đàn Đa: Luận bàn nhiều thứ không nghi ngờ dính mắc.
18/ Thiên Dữ: Làm kệ khen đức của Như Lai.
19/ Cụ Ty: Học rộng ân huệ dắt dẫn người dưới.
20/ Vô Úy: Thường ở chỗ vắng lặng, không ở chỗ có người.
21/ Tỳ Xá Khư: Khổ nhọc khất thực, không chọn giàu nghèo.
22/ Bạt Đà Bà La: Ở một chỗ, ngồi một lần không hề dời đổi.
23/ Ma Nộ Kha Lợi: Đi khắp khất thực, rộng độ người dân.
24/ Đà Ma: Mau thành đạo quả, giữa chừng không dính mắc.
25/ Tu Đà Ma: Giữ gìn ba y, không hề rời bỏ.
26/ Hiếp Na: Thường ngồi dưới gốc cây, ý không thay đổi
27/ Xà Đà: Thường ở chỗ trống, không nghĩ việc che đậy.
28/ Ưu Ca La: Thích chỗ trống vắng, không ở với người.
29/ Ly Na: Thường ngồi trên nệm cỏ, không thích làm đẹp.
30/ A Nô Ba Ma: Đắp y ngũ nạp, thứ lớp khất thực.
31/ Ưu Già Ma: Thích ở chỗ gò mả.
32/ Thanh Minh: Thường dạo chơi, thương xót các loài chúng sinh.
33/ Tố Ma: Buồn khóc vì chúng sinh không gần gũi Đạo Pháp.
34/ Ma Đà Lợi: Mừng người được Đạo đến khắp với mọi người.
35/ Ca La Già: Giữ gìn các hạnh, ý không xa lìa.
36/ Đề Bà Tu: Giữ không chấp hư, hiểu rõ không thật có.
37/ Nhật Quang: Tâm thích vô tưởng, dứt bỏ các mê đắm.
38/ Mạt Na Bà: Tu tập vô nguyện, tâm thường rộng cứu giúp.
39/ Tỳ Ma Đạt: Các pháp vô ngại, độ người vô hạn.
40/ Phổ Chiếu: Nói rộng ý nghĩa, phân biệt pháp sâu.
41/ Đàm Ma Đề: Tâm ưa nhẫn nhục, như đất dung chứa gánh vác.
42/ Tu Dạ Ma: Có khả năng giáo hóa người lập ca đàn hội, sắm đủ giường ghế.
43/ Nhân Đề Xà: Tâm dứt hẳn, không khởi loạn tưởng.
44/ Long: Quán rõ các pháp không biết thỏa mãn.
45/ Câu Na La: Ý rất mạnh mẽ, không có đắm nhiễm.
46/ Bà Tu: Nhập vào thủy Tam Muội, nhuận khắp tất cả.
47/ Giáng Đề: Nhập vào Tam Muội hỏa quang chiếu khắp đám mê.
48/ Giá Ba La: Quán các chất bất tịnh phân biệt duyên khởi.
49/ Thủ Ca: Nuôi dưỡng mọi người, cứu giúp kẻ nghèo khổ.
50/ Bạt Đà Quân Đà La Câu Di Quốc: Chứng đắc sau cùng.
SÁU MƯƠI CHÍN VỊ ƯU BÀ TẮC NỔI TIẾNG
1. Người đủ buôn chứng quả thứ ba: Người đầu tiên nghe thuốc pháp chứng thành Hiền Thánh.
2. Trưởng Giả Chất Đa: Trí tuệ bậc nhất.
3. Cần Đề A Lâm: Thần đức bậc nhất.
4. Trưởng Giả Quật Đa: Hàng phục ngoại đạo.
5. Trưởng Giả Ưu Ba Quật: Giảng nói Pháp sâu.
6.Kha Di A La Bà: Thường ngồi Thiền tư.
7.Trưởng Giả Dũng Kiện: Hàng phục ma quân.
8. Trưởng Giả Xà Lợi: Phước đức đầy đủ.
9. Trưởng Giả Tu Đạt: Đại đàn việt chủ.
10. Trưởng Giả Mẫn Dật: Môn tộc thành tựu.
11. Sinh Lậu Bà La Môn: Khéo hỏi các nghĩa thú.
12. Phạm Ma Du: Lợi căn thông minh.
13. Ngự Mã Ma Nạp: Sứ giả đáng tin của Chư Phật.
14. Hỷ Văn Cầm Bà La Môn (Bà La Môn thích nghe đàn): Chấp thân là vô ngã.
15. Bà La Môn Tỳ Cầu: Luận không thể thắng.
16. Trưởng Giả Ưu Ba Ly: Nói năng nhanh nhẹn, hay làm kệ tụng.
17. Trưởng Giả Thù Đề: Thích bố thí của báu tâm không luyến tiếc.
18. Ưu Ca Tỳ Xá Ly: Làm các việc lành.
19. Ưu Bà Tắc Tối Thượng Vô Úy: Có khả năng giảng nói Pháp mầu.
20. Đầu Ma Đại tướng lãnh Tỳ Xá Ly: Nói năng không sợ sệt.
21. Vua Tỳ Sa: Thích bố thí làm vui lòng mọi người.
22. Vua Quang Minh: Cứu giúp kẻ nghèo thiếu.
23. Vua Ba Tư Nặc: Tạo dựng gốc lành.
24. Vua A Xà Thế: Được vô căn thiện tín, khởi tâm vui mừng.
25. Vua Ưu Điền: Dốc lòng hướng Phật, ý không dời đổi.
26. Vương Tử Nguyệt Quang: Vâng giữ Chánh Pháp.
27. Vương Tử Xây dựng Kỳ Hoàn: Dâng cúng thánh chúng ý thường bình đẳng.
28. Vương Tử Sư Tử: Thường thích cứu giúp, không phải vì mình.
29. Vương Tử Vô Úy: Khéo cung cấp cho người, không có cao thấp.
30. Vương Tử Kê Đầu: Dung mạo đạp đẽ hơn người.
31. Trưởng Giả Bất Ni: Thường thực hành tâm Từ.
32. Bạt Đà Thích Chung: Thường thực hành tâm Hỷ.
33. Ưu Bà Tắc Tỳ Xà Tiên: Thường thực hành tâm che chở, giữ gìn không mất hạnh lành.
34. Đại tướng Sư Tử: Thường thực hành hạnh nhẫn nhục.
35. Ưu Bà Tắc Tỳ Xá Ngư: Hay luận bàn các thứ.
36. Ưu Bà Tắc Nan Đề Ba La: Im lặng như Hiền Thánh.
37. Ưu Đa La Ưu Bà Tắc: Siêng tu các hạnh lành không ngừng nghỉ.
38. Câu Di Na Kiệt Ma La: Người chứng sau cùng.
39. Ưu Bà Di Nan Đà Nan Đà Bà La: Người mới nhập Đạo đã chứng.
40. Ưu Bà Di Cửu Thọ Đa La: Trí tuệ bậc nhất.
41. Ưu Bà Di Tu Tỳ Da Nữ: Ưa thích ngồi thiền.
42. Ưu Bà Di Tỳ Phù: Tuệ căn sáng tỏ.
43. Ưu Bà Di Ương Kiệt Xà: Khéo nói Pháp.
44. Ưu Bà Di Bạt Đà Bà La: Khéo giảng nói nghĩa Kinh.
45. Ưu Bà Di Bà Tu Đà: Hàng phục ngoại đạo.
46. Ưu Bà Di Vô Ưu: Tiếng nói trong trẻo.
47. Bà La Đà Ưu Bà Di: Luận nói các thứ.
48. Tu Ưu Bà Di: Mạnh mẽ siêng năng.
49. Phu Nhân Ma Lợi: Bậc nhất cúng dường Như Lai
50. Phu Nhân Tu Lại Bà: Làm theo Chánh Pháp.
51. Phu Nhân Xá Di: Cúng dường Thánh Chúng.
52. Phu Nhân Nguyệt Quang: Nhìn thấy các hiền sĩ ở đương lai, quá khứ.
53. Phu Nhân Lôi Điển: Thí chủ bậc nhất.
54. Ưu Bà Di Ma Ha Tiên: Thường thực hành Từ Tam Muội.
55. Ưu Bà Di Tỳ Đề: Thường có lòng bi thương xót.
56. Ưu Bà Di Bạt Đà: Tâm hỷ không dứt.
57. Ưu Bà Di Mẹ Nan Đà: Thường làm việc che chở giữ gìn.
58. Ưu Bà Di Chiếu Diệu: Được tín giải thoát.
59. Ưu Bà Di Vô Ưu: Thường thực hành hạnh nhẫn nhục
60. Ưu Bà Di Tỳ Thù Tiên: Thường thực hành Không Tam Muội.
61. Ưu Bà Di Ưu Na Đà: Thực hành Tam Muội Vô tướng.
62. Ưu Bà Di Vô Cấu: Thực hành Tam Muội vô nguyện.
63. Ưu Bà Di Thy Lợi Phu Nhân: Ưa thích truyền dạy.
64. Ưu Bà Di Ương Kiệt Ma: Khéo giữ gìn giới cấm.
65. Ưu Bà Di Lôi Viêm: Hình dung đẹp đẽ.
66. Ưu Bà Di Tối Thắng: Các căn vắng lặng.
67. Ưu Bà Di Nê La: Học nhiều, trí sâu rộng.
68.Ưu Bà Di Tu Đạt nữ: Hay làm kệ tụng Tu Ma Ca Đề không yếu hèn.
69. Lam Ưu Bà Di: Ưu Bà Di chứng đắc sau cùng.
Tăng Hữu xét: Thấy người học nghiệp thạnh thì nổi tiếng nhiều kể không biết, nên chỉ nêu tên mười đệ tử lớn đứng vào bậc nhất trong bốn chúng, là những người mà chúng đều biết, để nhắc nhở người sau tự cố gắng.
ĐỨC PHẬT THÍCH CA
TỪ KHI GIÁNG SINH ĐẾN THÀNH PHẬT
( Xuất xứ từ Kinh Nhân Quả )
Bấy giờ, Bồ Tát Thiện Tuệ hạnh công đức đầy đủ, bước lên giai vị Thập Địa, ở Nhất Sinh Bổ Xứ, gần Nhất Thiết Chủng Trí (gần bằng Phật). Sanh lên cung Trời Đâu Suất tên là Thánh Thiện Bạch, nói cho các Thiên Chủ nghe về hạnh Nhất Sinh Bổ Xứ (còn một đời được bổ làm Phật), cũng ở các cõi nước Mười Phương khắp hiện các thân, vì các chúng sinh mà tùy nghi nói Pháp, hẹn kiếp sắp tới sẽ thành Phật, liền xét năm việc:
1/ Xét xem các chúng sinh căn đã chín muồi hay chưa.
2/ Xem thời đã đến hay chưa,
3/ Xem các cõi nước nơi nào là Trung Quốc.
4/ Xem các chủng tộc nào tôn quí nhất.
5/ Xem nhân duyên quá khứ ai là cha mẹ chân chánh nhất. Xét năm việc rồi liền tự nghĩ rằng, nay các chúng sinh đều do ta từ khi mới phát tâm đến nay đã thành thục có khả năng nhận được pháp mầu thanh tịnh. TrongTam Thiên Đại Thiên Thế Giới này thì nước Ca Tỳ La Thi Đẩu của Diêm Phù Đề là Trung Quốc.
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Ca Duy Vệ là ba ngàn nhật nguyệt ở giữa của một vạn hai ngàn Trời đất. Phật rất oai thần đáng tôn đáng kính chẳng thể sinh ở Biên Địa, vì ở đó (đất) nghiêng lệch nên phải ở giữa mà hóa độ khắp Mười Phương. Thuở xưa, Chư Phật khi ra đời đều sinh từ đó. Các dòng họ thì họ Thích Ca là bậcnhất, là con cháu của Vua Thánh Vương Cam Giá, xét nhân duyên quá khứ của Vua Bạch Tịnh thì vợ chồngđều chân chánh xứng đáng làm cha mẹ. Lại thấy Phu Nhân Ma Da tuổi thọ còn ít đủ để mang thai Thái Tửmười tháng thì sinh, sinh xong bảy ngày thì bà qua đời. Đã xem xong liền tự nghĩ rằng: Nay nếu ta hạ sinhngay thì không thể rộng lợi ích chúng Trời, người. Vậy vẫn ở cung Trời mà hiện năm tướng khiến các ThiênTử đều biết Bồ Tát sắp ứng hiện thành Phật. Một là mắt Bồ Tát bị máy động, hai là hoa vắt trên đầu héo, ba là áo dính bụi dơ, bốn là mồ hôi trong nách chảy ra, năm là không thích ở chỗ ngồi cũ. Lúc đó, các vị Trời bỗng thấy Bồ Tát có năm tướng lạ thì rất kinh sợ, các lỗ chân lông máu chảy như mưa, tự bảo nhau rằng: Bồ Tátchẳng bao lâu nữa sẽ bỏ chúng ta. Khi ấy, Bồ Tát lại hiện năm điềm lành: Một là phát ra ánh sáng rực rỡ chiếu khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, hai là đất bằng có mười tám tướng động, núi Tu Di trên biển, các cung điện Trời đều lay động, ba là các cung điện ma đều ẩn mất không thấy, bốn là mặt trăng, mặt Trời, và các saokhông còn sáng nữa, năm là thiên hạ tám bộ đều rung chuyển không tự kìm chế được. Các Trời Đâu Suất thấythân Bồ Tát đã có năm tướng, lại thấy bên ngoài có năm việc ít có thì đều nhóm họp đến chỗ Bồ Tát đảnh lễ và bạch rằng: Thưa Tôn Giả, ngày nay chúng con thấy các tướng này toàn thân run rẩy không thể tự yên, cúimong Ngài giải thích nguyên nhân. Bồ Tát đáp rằng:
Các người Thiện Nam nên biết:
Các hạnh đều vô thường, nay ta chẳng bao lâu sẽ bỏ cung Trời này mà sinh về cõi Diêm Phù Đề. Các vị Trờinghe nói xong thì lòng rất đau buồn than khóc, toàn thân máu rịn ra như hoa Ba La Xoa. Có người chẳng thíchchỗ ngồi của mình nữa, có người bỏ vật trang sức, có người chết ngất ra đất, có người than trách khổ vôthường. Khi ấy, có một vị Trời nói kệ rằng:
Bồ Tát ở nơi này
Mở mắt Pháp chúng con
Nay lại xa chúng con
Như mù lìa dẫn đường.
Lại như muốn qua sông
Nhưng lại mất cầu thuyền
Cũng như trẻ mồ côi
Mất đi bà mẹ hiền
Chúng con cũng như thế
Mất đi chỗ nương cậy
Trôi giạt biển sinh tử
Không biết ngày nào ra
Chúng con trong đêm sâu
Bị tên si bắn trúng
Đã mất vị thầy thuốc
Ai sẽ cứu chúng con
Nằm trong rừng vô minh
Lặn ngụp biển ái dục
Mất hẳn Tôn Giả dạy
Chưa biết khi nào ra.
Khi ấy, Bồ Tát thấy các vị Trời buồn khóc, lại nghe nói kệ luyến thương, liền dùng tiếng từ bi bảo rằng:
Này các người Thiện Nam! Hễ người có sinh đều có chết, ân ái hội họp thì có chia lìa, trên đến Trời A Ca NịTra, dưới đến địa ngục A Tỳ, tất cả chúng sinh không có ai chẳng bị lửa lớn vô thường thiêu đốt. Cho nên các thầy chớ riêng kính mến ta. Nay ta và các ông đều chưa khỏi bị lửa sinh tử thiêu đốt. Cho đến tất cả giàu nghèo, sang hèn đều chẳng thoát khỏi. Do đó, Bồ Tát nói kệ rằng:
Các hạnh vô thường
Là pháp sinh diệt
Sinh diệt hết rồi
Vắng lặng là vui.
Bấy giờ, Bồ Tát bảo các vị Trời rằng: Bài kệ này do Chư Phật quá khứ đã nói, tánh tướng các hành pháp đều như thế. Các thầy nay chớ buồn khổ ta ở trong sinh tử từ vô lượng kiếp đến nay, nay chỉ có một đời nầy, chẳng bao lâu sẽ lìa các hành. Các thầy nên biết rằng nay là lúc độ thoát chúng sinh, ta sẽ hạ sinh xuống cõi Diêm Phù Đề, nước Ca Ty La Thi Đẩu, vào cung Vua Bạch Tịnh dòng họ Thích, là con cháu của Vua Cam Giá. Tasinh đến đó rồi thì lìa cha mẹ, bỏ vợ con và ngôi Vua Chuyển Luân mà Xuất Gia học đạo, siêng tu khổ hạnh, hàng phục ma oán, thành Nhất Thiết Chủng Trí mà xoay bánh xe Pháp, tất cả ma phạm ở thế gian đều không thể xoay được. Cũng y theo Pháp thức của Chư Phật quá khứ đã làm, rộng làm lợi ích tất cả chúng Trời, người. Dựng cờ Pháp lớn làm nghiêng đổ các cờ ma, làm khô cạn biển phiền não làm sạch đường tám chánh, dùng các pháp ấn mà ấn vào tâm chúng sinh, lập pháp hội lớn mà mời các Trời người. Bấy giờ, các ông cũng đồng ở trong Pháp Hội đó mà hưởng Pháp thực. Do đó, chẳng nên buồn rầu nữa. Bấy giờ, Bồ Tát nói kệ rằng:
Ta ở đây chẳng lâu
Sẽ xuống Diêm Phù Đề
Ca Tỳ La Thi Đẩu
Sinh cung Vua Bạch Tịnh
Từ cha mẹ thân thuộc
Bỏ ngôi Vua Chuyển
Luân Đi Xuất Gia học Đạo
Thành Nhất Thiết Chủng
Trí Xây dựng cờ
Chánh Pháp làm cạn biển phiền não
Đóng kín cửa đường ác
Mở rộng đường Tám Chánh
Rộng lợi ích Trời người
Rất nhiều chẳng thể đếm
Vì nhân duyên ấy nên
Chớ nên buồn khổ chi.
Khi ấy, Bồ Tát đưa tay lên thì các lỗ chân lông đều phát ra ánh sáng. Các vị Trời nghe lời Bồ Tát nói: Lại thấy thân phát ra ánh sáng liền rất vui mừng mà lìa hết sầu khổ, đều nghĩ rằng Bồ Tát không bao lâu sẽ thành Chánh Giác.
Kinh Phổ Diệu (còn gọi là Kinh Phương Đẳng Bổn Khởi) nói Bồ Tát ở cõi Trời Đâu Suất, các vị Trời có sáu mươi sáu ức cùng nhau bàn luận xem Bồ Tát sinh vào dòng họ nào. Có người nói dòng Duy Đề, nước Ma Kiệt có mẹ chân chánh nhưng cha không chân chánh. Nước lớn Câu Tát thì cha mẹ dòng họ đều không chân chánh. Nước lớn Hòa Sa thì Vua không có oai thần bị người khác sai khiến. Nước Duy Da Ly thì ưa tranh giành bất hòa, không có hạnh thanh tịnh. Nước Bát Thọ này thì ưa xảy ra việc luống dối, chí tánh thô bạo, không nên sinh ở đó. Có một vị Trời tên là Tràng Anh đến chỗ Bồ Tát hỏi rằng Nhất Sinh Bổ Xứ sau cùng của Bồ Tát sẽ Giáng Thần vào chủng tánh (dòng họ) nào? Bồ Tát đáp dòng họ nước ấy có sáu mươi tính chất tốt, Nhất Sinh Bổ Xứ Giáng Thần xuống đó. Nay họ Thích này rất hùng mạnh, năm thứ lúa chín ngon, vui sướng vô cùng, người dân đông đúc, làm các hạnh lành, dân chúng trong Ca Duy La Vệ rất hòa mục trên dưới kính nhường nhau. Tất cả dòng họ Thích kính ngưỡng Nhất Thừa Vua Bạch Tịnh tánh hạnh nhân hiền, vợ rất đẹp đẽ trinh lương, cũng như ngọc nữ trên Trời, giữ gìn thân, miệng, ý vững chắc như kim cương, năm trăm đời trước đã có làm cha mẹ Bồ Tát, nên đến Giáng Thần vào bào thai bà ấy. Lúc đó, Bồ Tát hỏi các vị Trời rằng:
Lấy hình dạng nào mà Giáng Thần vào thai mẹ? Có người nói hoặc thân đứa trẻ, hoặc thân Thích Phạm, có người nói thân Vua Nhật Nguyệt, người thì bảo hoặc thân chim cánh vàng. Lúc đó, có vị Phạm Thiên tên là Cường Oai từ Tiên Đạo đến bảo các vị Trời rằng thân voi là bậc nhất, voi trắng sáu ngà oai thần cao vòi vọi, sách phạm đã ghi, đó là thế nào? Là ở đời có ba thú:
Thỏ, ngựa và voi trắng. Thỏ lội qua sông chỉ một mình mà thôi, ngựa tuy có mạnh hơn nhưng cũng không biết cạn sâu, chỉ có voi trắng lội qua sông thì biết được đến đáy. Thanh Văn, Duyên Giác cũng như thỏ ngựa tuy lội qua biển sinh tử nhưng không thấu biết gốc Pháp. Bồ Tát Đại Thừa ví như voi trắng, hiểu rõ ba cõi mười hai duyên khởi, hiểu rõ vốn không, cứu hộ tất cả, đều được giúp đỡ. Bồ Tát chờ đông qua quá lạnh, cuối xuân đầu hạ, cây cỏ xinh tươi, không quá lạnh quá nóng, thời tiết thích hợp. đúng lúc hạ sinh. Bồ Tát từ cõi Trời Đâu Suất hóa thành voi trắng miệng có sáu ngà, các căn vắng lặng, ánh sáng rực rỡ, hiện từ mặt Trời Giáng Thần vào thai mẹ ở bên hông phải, vì ở bên phải thì không làm các hạnh tà. Hoàng Hậu trong sạch đang an giấc chợt tỉnh dậy thì voi trắng đến nơi nhập vào bào thai, thân tâm an ổn như nhập Thiền Định. Bấy giờ, Bồ Tát xét thấy thời giờ giáng thai đã đến, liền cỡi voi trắng sáu ngà xuất phát từ cung Trời Đâu Suất. Có vô lượng các vị Trờitrỗi nhạc, đốt các hương thơm, tung rải hoa đẹp, theo sau Bồ Tát khắp cả hư không, phát ra ánh sáng rực rỡ chiếu khắp Mười Phương, vào lúc sao mai mới mọc ngày mồng tám tháng tư (nay nói ngày mười lăm tháng tư) thì Giáng Thần vào thai mẹ. Lúc đó, Phu Nhân Ma Da đang ngủ ngon thấy Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà từ trên hư không chui vào hông bên phải, thân hiện bên ngoài trong như lưu ly. Phu Nhân thân thể khỏe vui như uống cam lộ. Ngó lại thấy thân mình như mặt trăng, mặt Trời chiếu sáng, tâm rất vui mừng. Thấy tướng này rồi thì tự nhiên tỉnh giấc, cho là điều chưa từng có. Liền đến chỗ Vua Bạch Tịnh thưa rằng:
Khi thiếp đang ngủ thì như nằm mơ thấy các điềm lành rất kỳ lạ. Vua đáp ta cũng vừa thấy có ánh sáng rực rỡ, lại thấy nàng rất khác lạ. Nàng hãy kể lại điềm lành ấy xem. Phu Nhân liền kể đầu đuôi và dùng kệ khen rằng:
Thấy người cưỡi voi trắng
Sáng rỡ như Trời, trăng.
Thích Phạm các chúng
Trời Thảy đều cầm cờ báu
Đốt hương tung hoa
Trời Cùng trỗi nhạc ca múa,
Đầy khắp cả hư không
Vây quanh cùng giáng xuống,
Rồi chui vào hông thiếp
Trong sạch như lưu ly
Nay ở trước Đại Vương
Ấy là điềm lành gì?
Khi ấy, Vua Bạch Tịnh nghe thấy các điềm lành của Phu Nhân Ma Da thì rất vui mừng bèn cho mời Bà La Môn xem tướng giỏi, dùng hoa hương quí và các thứ ăn uống ngon mà cúng dường. Cúng dường xong liền kể các điềm lành của Phu Nhân thấy, nhờ Bà La Môn đoán xem có gì lạ. Lúc đó, Bà La Môn đoán rằng:
Hoàng Hậu mang thai Thái Tử các điềm lành nhiều không thể nói hết. Nay nói tóm lại, đứa con trong thai này sẽ làm rạng rỡ dòng họ Thích. Khi giáng thai có phát ra ánh sáng rực rỡ và các Trời Phạm Thiên Đế Thích vây quanh là điềm chứng Chánh Giác. Nếu không Xuất Gia thì làm Vua Chuyển Luân, làm Vua bốn thiên hạ, bảy báu tự đến, ngàn người con đầy đủ. Vua nghe Bà La Môn đoán xong thì rất vui mừng liền ban tặng cho vàng bạc, báu vật, ngựa voi, đưa về thôn ấp mà cung cấp cho Bà La Môn này. Lúc đó, Hoàng Hậu cùng các thể nữ cũng đem châu báu dâng tặng.
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Vua bèn đoán mộng thì quẻ nói:
Đạo đức theo về thế gian được phước, vậy hẳn là có thai Thánh Tử. Từ lúc Bồ Tát ở trong thai thì Hoàng Hậu ngày càng tu hành sáu Ba la mật. Trời dâng cơm tự đến, không thích ăn cơm cõi người. Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới đều sáng rỡ. Những nơi tối tăm, mặt Trời mặt trăng không soi sáng đến được thì cũng sáng trưng. Chúng sinh trong các cõi ấy đều thấy nhau, cùng bảo nhau vì sao ở đây lại có chúng sinh. Khi Bồ Tát Giáng Thai thì Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới có mười tám tướng rung chuyển, gió mát thơm theo khắp bốn phương, các bệnh đều lành, những người tham dục, sân si đều dứt hết.
Bấy giờ, ở cung Trời Đâu Suất có một vị Trời nghĩ rằng: Bồ Tát đã sinh vào cung Vua Bạch Tịnh, ta cũng hạ sinh xuống chốn nhân gian. Bồ Tát thành Phật thì ta là người đầu tiên được làm quyến thuộc cúng dường nghe Pháp. Nghĩ đoạn, liền hạ sinh vào thành Vương Xá, dòng họ Minh Nguyệt Chiên Đà La và nhiều cung Vuakhác. Lại có vị Trời sinh vào cung Vua nước Xá Vệ, lại có vị Trời sinh vào cung Vua nước Thâu La Khuyết Xoa, lại có vị Trời sinh vào cung Vua nước Độc Tử, lại có Thiên Tử sinh vào cung Vua nước Bạt La, lại có vịTrời sinh vào cung Vua nước Lô La, lại có vị Trời sinh vào cung Vua nước Đức Xoa Thi La, lại có vị Trời sinh vào cung Vua nước Câu Bà. Lại có vị Trời sinh vào nhà Bà La Môn, lại có vị Trời sinh vào nhà Trưởng Giả, Cư Sĩ, vào nhà Tỳ Xá Thủ Đà La. Lại có năm trăm vị Trời sinh vào nhà dòng họ Thích v.v… Số các vị Trời lên đến chín mươi chín ức vị, hạ sinh vào chốn nhân gian. Lại ở cõi Trời Tha Hóa Tự Tại cho đến Trời bốn vị Thiên Vương đều có các vị Trời hạ sinh số nhiều không kể xiết. Lại có các vị Vua Trời cõi Sắc cùng các quyến thuộc đều hạ sinh làm các vị Tiên. Bồ Tát ở trong thai đi, đứng, nằm, ngồi đều không trở ngại. Lại chẳng làm cho người mẹ bị các chứng đau đớn bệnh hoạn. Bồ Tát ở trong thai mẹ, buổi sáng vì các vị Trời Cõi Sắc nói Pháp, buổi trưa vì các Trời Dục Giới nói Pháp, buổi chiều tối vì các quỉ thần nói Pháp. Suốt đêm cũng có ba thời nói Pháp như thế mà thành thục lợi ích cho vô lượng chúng sinh.
Bồ Tát ở trong thai, có Phu Nhân và thể nữ đến lễ bái cúng dường hoặc có người nguyện Thái Tử sẽ làm VuaChuyển Luân, Bồ Tát nghe xong chẳng vui, còn ai nguyện Thái Tử làm Nhất Thiết Chủng Trí, Bồ Tát nghe xong rất vui mừng. Bồ Tát ở trong thai đủ mười tháng thì cơ thể đầy đủ đẹp đẽ, cũng khiến cho mẹ các căn vắng lặng, thích ở chốn núi rừng mà không thích nơi chợ búa. Lúc đó, Vua Bạch Tịnh nghĩ rằng:
Hoàng Hậu mang thai đã đủ ngày tháng, sao chẳng thấy tướng sinh. Bỗng nghe tin Hoàng Hậu muốn dạo thăm vườn hoa thì Vua rất vui mừng, liền sai người quét dọn chăm sóc hoa quả nhành lá vườn Lâm Tỳ Ni, các ao suối đều sạch sẽ, rào dậu thềm bậc đều tô điểm bằng bảy chất báu. Các loài chim quí đẹp đều rất nhiều và đua nhau hót vang. Lại treo các cờ phướn tràng hoa tàn lọng, xông đốt hương thơm, trỗi nhạc hay cũng như vườn Đế Thích. Lại sai trang hoàng các lối đi cho sạch đẹp, đem mười muôn xe bảy báu trang sức lộng lẫy. Lại ra lệnh bốn quân binh canh gác cẩn mật dàn chào nghiêm túc. Và chọn tám mươi bốn ngàn thể nữ đều đẹp đẽ thông minh hiền hòa theo hầu Hoàng Hậu. Lại chọn tám mươi bốn ngàn đồng nữ xinh đẹp mặc áo đẹp, đeo chuỗi anh lạc, tay cầm hoa hương đến trước để chào mừng. Vua và các Đại Thần các quan đều có mặt cùng đưa tiễn Hoàng Hậu lên ngồi xe báu với các thể nữ. Tất cả trước sau cùng đến vườn Lâm Tỳ Ni. Khi ấy, lại có Trời rồng, tám Bộ đầy khắp trên hư không.
Kinh Đại Hoa Nghiêm nói: Khi Bồ Tát từ cõi Trời Đâu Suất Giáng Trần thì trong rừng có mười điềm lành: 1/ Rừng (vườn Lâm Tỳ Ni) bỗng trở lên rộng rãi, 2/ Đất đá trong rừng biến thành kim cương, 3/ Cây báu sắp thành hàng lối, 4/ Nước trầm hương và bột hương thơm tho, 5/ Tràng hoa đầy khắp, 6/ Các báu tuôn ra, 7/ Ao báu mọc hoa đẹp, 8/ Trời rồng, Dạ xoa chắp tay đứng hầu, 9/ Thiên nữ chấp tay cung kính, 10/ Rốn của tất cả Chư Phật mười phương đều phát ra ánh sáng đến rừng này hiện thân Phật thọ sinh. Khi ấy, Hoàng Hậu vào vườn các căn vắng lặng liền sai thị nữ báo tin cho Vua. Vua vui mừng đến dưới cây Vô Ưu. Vua nghĩ nên để Hoàng Hậu ở nhà cửa nào. Lúc đó, Thánh Đế và Trời Hóa Tự Tại đều đem hoa hương, âm nhạc kỳ lạ cõi Trờimà cúng dường Hoàng Hậu. Hoàng Hậu thân thể khoan khoái nhẹ nhàng, không nghĩ đến ba độc. Nếu người bị bệnh thân tâm, được Hoàng Hậu xoa đầu thì các bệnh liền mau hết, mười tháng đầy đủ vào ngày tám tháng tư (nay nói là mười lăm tháng tư). Khi mặt Trời mới mọc, Hoàng Hậu thấy trong vườn có một cây lớn tên là Vô Ưu sắc hoa tươi đẹp, cành lá sum suê, liền đưa tay phải hái hoa, thì Bồ Tát từ hông hữu chui ra. Lúc đó, dưới cây mọc ra bảy hoa sen báu lớn như bánh xe. Bồ Tát liền rơi trên hoa sen, không có người đỡ, tự đi bảy bước, đưa tay phải chỉ lên Trời, nói tiếng Sư Tử gầm Ta là bậc tôn quí nhất của Trời người. Vô lượng sinh tử đến nay đều dứt hết. Xuất hiện ra đây lợi ích tất cả Trời người. Nói xong thì bốn vị Thiên Vương dùng gấm mầu đỡ thân Thái Tử đặt trên ghế báu. Thích Đề Hoàn Nhân che lộng báu, Đại Phạm Thiên Vương cầm phất trần trắng đứng hai bên. Long Vương Nan Đà, Long Vương Ưu Ba Nan Đà ở trên hư không phun nước thanh tịnh, một vòi ấm một vòi mát để tắm gội Thái Tử. Thái Tử thân màu vàng ròng, đủ ba mươi hai tướng, phát ra ánh sáng rực rỡ chiếu khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, trỗi nhạc múa ca khen ngợi, xông các hương thơm, rải các hoa đẹp, lại rải áo Trời và chuỗi anh lạc rơi phơi phới xuống như mưa khắp nơi. Khi ấy, Hoàng Hậu Ma Da sinh Thái Tử xong thì thân tâm an vui không mệt nhọc, vui vẻ đứng dưới cây. Trước sau bỗng nhiên có bốn giếng nước thơm tho đủ tám công đức. Bấy giờ, Hoàng Hậu và quyến thuộc tùy ý súc miệng rửa mặt. Lại có các vị Trời Dạ xoa đều vây quanh giữ gìn, che chở Thái Tử và Hoàng Hậu. Khi ấy, người ở cõi Diêm Phù Đề cho đến Trời A Ca Nị Tra tuy lìa hỷ lạc nhưng cũng đều ở đó mà vui mừng khen ngợi bậc Nhất Thiết Chủng Trí nay ra đời giúp cho vô lượng chúng sinh đều được lợi ích. Cúi mong mau thành Đạo Chánh Giác để xoay bánh xe Pháp rộng độ chúng sinh. Chỉ có ma vương là lo buồn, ngồi đứng chẳng yên. Lúc đó, cảm được ba mươi bốn điềm lành:
1/ Các Thế Giới mười phương đều sáng rực rỡ.
2/ Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới đều có mười tám tướng động, đồi gò bằng phẳng.
3/ Tất cả cây khô đều lại xanh tươi, cõi nước tự nhiên mọc loại cây kỳ lạ.
4/ Trong vườn sinh trái ngọt lạ.
5/ Đất mọc hoa sen báu lớn như bánh xe.
6/ Trong đất có kho tàng ngầm đều hiện ra.
7/ Các kho châu báu đều phát ra ánh sáng rực rỡ.
8/ Các y phục đẹp trên cõi Trời tự nhiên rơi xuống.
9/ Tất cả dòng nước đều ngọt sạch, lắng trong.
10/ Gió ngừng thổi, mây giăng trên hư không sáng sạch.
11/ Gió thơm phức từ bốn phương nổi lên, có mưa thơm phơi phới.
12/ Trong nước tất cả người tật bệnh đều lành.
13/ Tất cả trong nhà cửa, mọi nơi đều rực sáng không cần đèn đuốc.
14/ Mặt Trời, mặt trăng, các sao đều dừng lại không di chuyển.
15/ Sao Tỳ Xá Khư hiện xuống cõi người đứng hầu Thái Tử sinh.
16/ Các Phạm Thiên Vương cầm lọng báu bằng lụa trắng che trên cung.
17/ Các Tiên Nhân Sư đều đem vật báu đến dâng.
18/ Trăm thức ăn cõi Trời tự nhiên hiện ra.
19/ Vô số bình báu đựng đầy nước cam lồ.
20/ Các xe Trời chở báu đến.
21/ Vô số voi trắng đầu đội hoa sen đứng thành hàng trước điện.
22/ Ngựa báu đỏ tự đến.
23/ Năm trăm Sư Tử trắng đầu đàn từ núi Tuyết hiện ra không còn tánh ác, tâm rất vui mừng ở trước cửa Thành.
24/ Các kỹ nữ cõi Trời ở trên hư không trỗi các âm nhạc.
25/ Các ngọc nữ cõi Trời cầm phất trần chim công hiện lên vách cung điện.
26/ Các cung nữ cõi Trời đều cầm bình vàng đựng đầy nước thơm đứng trên hư không.
27/ Các Trời ngợi khen đức của Thái Tử.
28/ Địa ngục dừng việc hành phạt người tội.
29/ Độc trùng ẩn mất, ác quỉ thì khởi tâm lành.
30/ Các ác luật nghi cùng lúc trở thành từ bi.
31/ Các thai phụ trong nước đều sinh con trai, ai bị trăm thứ bệnh tự nhiên lành hết.
32/ Tất cả các Thần Cây đều hiện ra thân người đến lễ hầu.
33/ Vua các nước khác đều mang tạng các vật báu đến thần phục.
34/ Tất cả Trời người đều không nói phi thời.
Khi các thể nữ thấy các điềm lành ấy thì rất vui mừng tự bảo nhau rằng: Thái Tử nay sinh có các điềm lành như thế rất mong được sống lâu không có các bệnh khổ, chớ để chúng con sinh tâm buồn khổ. Nói xong, thì lấy áo lông mà bọc cho Thái Tử đem về chỗ Hoàng Hậu. Lúc đó, Trời Tứ Thiên Vương ở trên hư không cung kính theo sau, Thích Đề Hoàn Nhân cầm lọng che mát, có hai mươi tám vị Đại Quỉ Thần Vương ở chung quanh che chở giữ gìn.
Bấy giờ, có một người hầu thông minh sáng suốt từ vườn Lâm Tỳ Ni trở về cung đến chỗ Vua Bạch Tịnh thưa rằng: Đại Vương oai đức càng tăng mạnh, Hoàng Hậu Ma Da sinh Thái Tử rồi dung nhan đẹp đẽ, ba mươi hai tướng tám mươi vẻ đẹp, đứng trên hoa sen đi bảy bước, chỉ tay phải nói tiếng Sư Tử rống rằng Ta là bậc tôn quí nhất của Trời người, vô lượng sinh tử nay đã hết. Sinh ở đây mà làm lợi ích tất cả Trời người. Có các việc kỳ lạ như thế không thể nói hết. Lúc đó, Vua Bạch Tịnh nghe người hầu ấy nói xong rất vui mừng, liền cởi chuỗi Anh Lạc mà ban cho.
Khi ấy, Vua Bạch Tịnh bèn trang nghiêm bốn binh, các quyến thuộc vây quanh cùng một ức người dòng họ Thích Ca trước sau cùng đến vườn Lâm Tỳ Ni. Thấy trong vườn ấy có Trời, Rồng, Tám Bộ đều đầy đủ. Bèn đến chỗ Hoàng Hậu thì thấy Thái Tử thân tướng đẹp đẽ lạ thường, vô cùng mừng rỡ như biển nổi sóng lớn, già trẻ đều rất sợ sệt, như núi Chúa Tu Di khó lay động, đất đai rung động thì đây chỉ một động. Vua Bạch Tịnh tánh người vốn rất điềm đạm, thường không lo mừng quá mức, nhưng nay thấy Thái Tử thì vừa mừng vừa sợ cũng như thế. Hoàng Hậu Ma Da thì tánh điều hòa, khi sinh Thái Tử rồi thấy các điềm lạ thì càng thêm hiền dịu. Bấy giờ, Vua Bạch Tịnh chắp tay kính lễ các Thiên Thần, rồi đến ẵm Thái Tử đặt trên xe voi bảy báu, cùng các quan và hậu cung thể nữ. Trên hư không các Trời trỗi nhạc cùng rước về Thành. Lúc đó, Vua Bạch Tịnh cùng dòng họ Thích chưa biết Tam Bảo. Liền đem Thái Tử đến đền thờ Trời. Thái Tử vào Đền thì các TượngTrời Phạm Thiên đều đứng dậy kính lễ Thái Tử mà bảo Vua rằng: Đại Vương nên biết! Thái Tử đây là bậc tôn quí nhất của Trời, người, trên hư không Thiên Thần đều kính lễ, Đại Vương há chẳng thấy ư? Vì sao nay khiến Thái Tử lễ ta. Lúc đó, Vua Bạch Tịnh cùng dòng họ Thích và các quan trong ngoài nghe xong thì khen chưa từng có, liền đem Thái Tử ra khỏi đền thờ Trời và trở về Cung. Lúc đó, cả dòng họ Thích trong cùng ngày ấy đồng sinh năm trăm bé trai.
Kinh Tu Hành Bản Khởi chép: Tám vạn bốn ngàn vị Trưởng Giả trong nước đều sinh con trai, tám vạn bốn ngàn con ngựa cái đều sinh ngựa đực, giống tốt sắc lông trắng như tuyết có lông bờm để xỏ châu nên gọi là kiển. Người coi ngựa tên là Xiển Đặc. Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói:
Người coi ngựa tên là Xa Nặc, ngựa tên là Kiền Trắc. Lúc đó, trong chuồng voi đẻ voi trắng, ngựa sinh bạch câu (ngựa trắng). Trâu dê cũng sinh con đức có năm mầu. Các loại như thế đều có số năm trăm. Vương Tử Thanh Y cũng sinh ra năm trăm thương đầu, Kinh Phổ Diệu nói:
Năm ngàn thanh y đều sinh ra lực sĩ.
Bấy giờ, trong cung có năm trăm kho báu ngầm tự nhiên trồi lên, mỗi kho ngầm đều có kho bảy báu chung quanh. Lại có các lái buôn lớn ra biển tìm châu trở về nước Ca Tỳ Thi Đẩu. Các lái buôn này đem các châu báu đến dâng tặng. Vua an ủi mọi người các ông xuống biển đều có lợi lớn, có khổ nhọc chăng, các bạn bè đều không bị lạc nhau phải không? Mọi người đều thưa trên đường đi đều rất an ổn. Vua nghe nói thì rất vui. Bèn sai thỉnh Bà La Môn. Khi nhóm họp xong đều thiết lễ cúng dường hoặc bố thí voi ngựa, cho đến bảy báu, ruộng vườn, nhà cửa, tôi tớ. Cúng dường thì ôm Thái Tử ra, hỏi các Bà La Môn rằng:
Nên đặt Thái Tử tên gì? Các Bà La Môn cùng luận hồi lâu đáp rằng:
Lúc sinh Thái Tử tất cả kho báu đều trồi lên, lại có các điềm lành, vì nghĩa đó nên đặt tên cho Thái Tử là Tát Bà Tất Đạt. Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói:
Năm trăm kho báu ngầm cùng lúc trồi lên, người đi biển có lợi đều cùng lúc nhóm họp. Các Phạm Chí bói toán đều xưng hô vạn tuế, liền đặt tên Thái Tử là Tất Đạt Đa, Hán dịch là Đốn Cát. Khi nói lời ấy thì trên hư không các vị Thiên Thần đánh trống Trời xông hương rải hoa khen rằng lành thay!Các vị Trời liền khen Tát Bà Tất Đạt.
Khi ấy tám Vua cùng Vua Bạch Tịnh trong ngày ấy đều hạ sinh Thái Tử, Vua các nước ấy đều rất vui mừng. Nay ta sinh Thái Tử có các điềm lạ, mà chẳng biết tướng Tát Bà Tất Đạt, đều nhóm họp Bà La Môn, đều đặt tên tốt đẹp cho Thái Tử. Thái Tử Thành Vương Xá tên là Tần Tỳ Bà La, Thái Tử nước Xá Vệ tên là Ba Tư Nặc, Thái Tử nước Thâu La Câu Tra tên là Câu Lạp Bà, Thái Tử nước Độc Tử tên là Ưu Đà Diên, Thái Tử nước Bạt La tên là Uất Đà La Diên, Thái Tử nước Lô La tên là Tật Quang, Thái Tử nước Đức Xoa Thi La tên là Phất Ca La, Thái Tử nước Bà La Câu La Bà tên là Câu La Bà. Bấy giờ, Vua Bạch Tịnh sai khắp các quan hỏi tìm thầy tướng nào thông minh học rộng trí tuệ, được mọi người biết. Các quan liền đi tìm. Bấy giờ trong vườnVua xây một cung điện lớn cửa nẻo, lan can toàn bằng bảy báu. Các quan tìm về được năm trăm vị Bà La Môn thông minh biết xem tướng. Vua vui mừng, mời các Vua đến, rồi thỉnh các Bà La Môn vào Điện cúng dường. Các Bà La Môn thưa rằng: Chúng tôi nghe Đại Vương mới sinh Thái Tử có các tướng lạ hãy cho chúng tôi xem thử. Vua sai ẵm Thái Tử ra, các Bà La Môn thấy các tướng lạ, khen là điều chưa từng có. Vua bèn hỏi nay xem tướng Thái Tử thấy thế nào? Các Bà La Môn thưa ai sinh con cũng muốn con tốt. Nay Đại Vương sinh Thái Tử là vật rất quí báu chớ nên lo sợ. Lại nói Thái Tử sinh ra Đại Vương nói là con Vua nhưng chính là mắt thế gian. Chúng tôi thấy Thái Tử thân mầu sáng tươi nhuần cũng như vàng ròng, có các tướng đẹp rất sáng sạch. Nếu Xuất Gia thì sẽ thành bậc Nhất Thiết Chủng Trí, nếu ở tại gia thì sẽ làm Vua Chuyển Luân thống lãnh bốn Thiên Tử. Ví như trong các sông, thì biển là bậc nhất, trong các núi thì Tu Di là cao nhất, còn các ánh sáng thì mặt Trời là bậc nhất, tất cả mát mẻ chỉ có mặt trăng, Trời người thế gian chỉ có Thái Tử là tôn quí nhất.Vua nghe nói rất vui mừng, hết buồn lo. Các Bà La Môn ấy lại tâu Vua rằng:
Có một vị Phạm Tiên tên là A Tư Đà đầy đủ năm thần thông ở trên Hương Sơn, ông ấy có khả năng cởi mở các điều nghi của Đại Vương. Các Bà La Môn nói xong thì từ biệt Vua mà lui.
Khi ấy, Vua Bạch Tịnh nghĩ rằng: Tiên A Tư Đà ở Hương Sơn đường đi hiểm trở ít ai đến được, làm sao mời đến đây? Khi ấy, Tiên A Tư Đà ở xa mà biết được ý nghĩ của Vua, lại thấy có các điềm lạ ở trước, hiểu rõ Bồ Tát vì phá sinh tử mà thọ sinh. Bèn dùng thần lực bay trên hư không mà đến trước cửa cung. Vua nghe báo tin rất vui mừng, đích thân ra đón rước kính lễ mời vào cung đãi đằng trọng hậu, rồi hỏi rằng:
Tôn Giả bốn đại an hòa chăng?
Vị Tiên đáp: Nhờ ân Đại Vương tôi thường an ổn.
Vua hỏi: Hôm nay Tôn Giả đến đây khiến dòng họ Thích chúng tôi càng hưng thịnh, từ đó đến nay ngày càng tốt đẹp. Tôn Giả đi đâu mà ngang qua đây?
Tiên đáp: Tôi ở Hương Sơn thấy có ánh sáng rực rỡ và các điềm lành, lại biết ý nghĩ của Đại Vương, do đó mà đến đây. Tôi dùng thần lực bay lên hư không, đến nghe các vị Trời nói Thái Tử sẽ thành bậc Nhất Thiết Chủng Trí, độ thoát Trời, người. Lại Thái Tử từ hông phải sinh ra rơi trên hoa sen báu, đi bảy bước chỉ tay phải lênTrời phát ra tiếng Sư Tử gầm, bảo rằng:
Ta là bậc tôn quí nhất trong Trời người, vô lượng sinh tử nay đã dứt hết. Hiện ra đây để lợi ích tất cả Trờingười, lại các Trời vây quanh cung kính. Nghe việc đặc biệt này rất vui mừng, Đại Vương nên hoan hỷ. Bây giờ, tôi được phép gặp Thái Tử chăng? Vị Tiên bèn được dẫn đến chỗ Thái Tử, Vua và Hoàng Hậu bồng Thái Tử ra định lễ vị Tiên, lúc đó, vị Tiên ngăn lại, bảo đây là bậc tôn quí nhất trong ba cõi, sao lại lễ tôi? Lúc đó, vịTiên đứng dậy chắp tay lễ Thái Tử. Vua và Hoàng Hậu nói xin vị Tiên xem tướng Thái Tử. Vị Tiên xem hết các tướng bỗng nhiên khóc òa lên, toàn thân run rẩy như sóng to lắc lư con thuyền nhỏ. Bèn hỏi vị Tiên rằng:
Con tôi có đủ các tướng tốt, có gì chẳng lành mà Tiên buồn khóc như thế?
Vị Tiên đáp: Thái Tử của Đại Vương có đủ tướng, không gì chẳng lành.
Vua hỏi: Thái Tử có thọ chăng, có làm Vua Chuyển Luân, có làm Vua bốn thiên hạ chăng? Tuổi tôi đã già muốn trao cho việc nước. Nay Thái Tử chỉ muốn Xuất Gia học Đạo ở chốn núi rừng, Tôn Giả xem có chắc chắn như thế chăng?
Khi ấy, vị Tiên đáp:
Thái Tử có ba mươi hai tướng tốt:
1/ Dưới lòng bàn chân bằng phẳng như đáy hộp.
2/ Dưới chân có hình bánh xe ngàn căm .
3/ Tay chân có ngón dài hơn người.
4/ Tay chân mềm mại hơn thân.
5/ Gót chân rộng đầy đặn.
6/ Ngón chân có màng hơn người.
7/ Mu bàn chân vung cao tương xứng với gót.
8/ Chân dài đẹp như chân nai đầu đàn Y Nê Diên.
9/ Đứng thẳng hai tay dài đến gối.
10/ Tướng mã âm tàng.
11/ Thân cao rộng như cây Ni Câu Lê.
12/ Mỗi lỗ chân lông đều có mầu xanh lông mềm xoắn.
13/ Lông mềm mại mầu xanh xoay về bên phải.
14/ Tướng mầu vàng ròng cõi Diêm Phù đàn mầu nhiệm.
15/ Ánh sáng từ thân chiếu xa một trượng.
16/ Da mềm mỏng trơn láng không dính bụi, ruồi muỗi không bu đậu.
17/ Bảy chỗ đầy đặn (hai bàn chân, hai nách, hai vai, giữa cổ) đều đầy đủ rõ ràng.
18/ Dưới hai nách bằng đầy như châu Ma Ni.
19/ Thân như Sư Tử.
20/ Thân rộng thẳng.
21/ Vai tròn đẹp.
22/ Có bốn mươi răng.
23/ Răng trắng đều khít và chân sâu.
24/ Bốn răng nanh trắng lớn.
25/ Má vuông như Sư Tử.
26/ Mùi trong miệng thơm tho, trong cổ họng có hai tuyến tiết nhiều nước bọt.
27/ Lưỡi rộng mềm mỏng, che trùm từ mặt đến tai và chân tóc.
28/ Tiếng Phạm sâu xa như tiếng chim Ca Lăng Tần Già.
29/ Mầu mắt như sao kim.
30/ Tròng mắt to như mắt trâu đầu đàn.
31/ Giữa hai đầu chân mày có sợi lông mềm trắng như Đâu Là Miên.
32/ Trên đảnh có nhục kế. Thân có dủ các tướng đẹp như thế.
Nếu ở tại gia thì năm mười chín tuổi sẽ làm Vua Chuyển Luân, nếu Xuất Gia thì sẽ thành Nhất Thiết Chủng Trí rộng cứu độ Trời, người. Vậy Thái Tử sẽ học đạo được thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, không bao lâu sẽ xoay bánh xe Pháp thanh tịnh lợi ích Trời người, mở mắt thế gian. Nay tôi tuổi đã một trăm haimươi, chẳng bao lâu nữa sẽ qua đời mà sinh về cõi Trời Vô Tưởng, không được thấy Phật ra đời, không được nghe Kinh Pháp, cho nên rất lo buồn. Vua lại hỏi Tôn Giả nói có hai điều; Một là sẽ làm Vua, hai là sẽthành Chánh Giác, mà nay sao nói chắc chắn thành Nhất Thiết Chủng Trí.
Vị Tiên nói: Theo tướng pháp của Ta, nếu chúng sinh nào có ba mươi hai tướng mà sinh không đúng chỗ, hoặc chỉ tay không rõ ràng thì người này sẽ làm Vua Chuyển Luân. Ta thấy Thái Tử các tướng đều đầy đủrất tỏ rõ cho nên chắc chắn sẽ thành Chánh Giác. Vị Tiên nói xong liền từ bệt Vua mà về núi.
Khi Vua Bạch Tịnh nghe lời quyết định của vị Tiên thì lòng rất lo buồn, chỉ sợ Thái Tử Xuất Gia. Liền chọn năm trăm người hầu hiền hòa thông minh để hầu hạ Di Mẫu và trông nom Thái Tử. Có người chuyên lo cho bú, bồng ẵm hoặc tắm rửa, giặt giũ, v.v… lo lắng cho Thái Tử rất đầy đủ. Lại xây riêng cung điện ba mùa ấm mát, lạnh nóng đều ở chỗ riêng. Điện này đều trang sức bằng bảy báu màn nệm quần áo đều hợp mùa. Vua sợ Thái Tử bỏ nhà đi học đạo nên làm cho cửa Thành đóng mở đều có tiếng vang nghe xa đến bốn mươi dặm. Lại chọn năm trăm kỹ nữ hình dung đẹp đẽ không gầy không mập, không cao không thấp, không đen không trắng, tài năng đều giỏi giang đeo chuỗi anh lạc báu, mỗi ca một trăm người thay nhau túc trực hầu hạ. Trước điện có nhiều hàng cây trái ngọt, cành lá hoa trái đẹp đẽ xinh tươi. Lại có các hồ nước sạch lắng trong, bên ao đầy cỏ thơm, trong ao có nhiều hoa sen lạ đẹp ngát hương. Có rất nhiều loài chim quí lạ, màu sắc rực rỡ, khiến vui mắt vui lòng Thái Tử. Thái Tử mới sinh được bảy ngày thì mẹ mất. Vì có công đức lớn mang thai Thái Tử nên được sinh lên cõi Trời Đao Lợi thọ hưởng phước Trời. Thái Tử tự biết mình phước đức oai trọng không có người nữ nào đáng nhận Thái Tử kính lễ, nên bà mất sớm và sinh lên cõi Trời.
Khi ấy, Di Mẫu của Thái Tử là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề nuôi nấng Thái Tử như mẹ ruột không khác. Lúc đó,Vua Bạch Tịnh sai làm mũ bảy báu đeo chuỗi anh lạc cho Thái Tử. Thái Tử lớn dần thì sắm xe voi ngựa, trâu dê, các đồ chơi của trẻ con đều đầy đủ. Lúc đó, cả nước lập đàn bố thí, lúa thóc trúng mùa, mưa gió hòa thuận, không có trộm cướp, đất nước yên vui, đều là do năng lực phước đức của Thái Tử. Lúc đó, Vua lấy năm trăm người con do các người hầu sinh ra để hầu hạ Thái Tử, như Xa Nặc, v.v…
Thái Tử lên bảy tuổi thì Vua cha nghĩ rằng con ta đã lớn phải cho học hành. Bèn tìm các Bà La Môn thông minh tài giỏi đến dạy Thái Tử. Lúc đó, có một Bà La Môn tên là Bạt Đà La Ni cùng năm trăm Bà La Môn làm quyến thuộc nhận lời mời của Vua, bèn bảo các Bà La Môn rằng:
Nên chọn Tôn Giả Dục Khuất làm thầy Thái Tử có được chăng. Các Bà La Môn nói tùy theo sự hiểu biết mà dạy Thái Tử. Lúc đó, Vua liền xây trường học lớn cho Thái Tử, đều dùng bảy báu để trang sức bàn ghế và các dụng cụ học tập. Bèn chọn ngày tốt mà khai trường. Khi đó, Bà La Môn dùng sách bốn mươi chín chữ làm gốc dạy Thái Tử học. Khi ấy, Thái Tử hỏi thầy đây là sách gì? Trong Diêm Phù Đề tất cả các sách gồm có mấythứ. Thầy nín thinh chẳng biết đáp ra sao. Lại hỏi một chữ A nầy có những nghĩa gì. Thầy cũng làm thinh chẳng đáp được, trong lòng xấu hổ liền đứng dậy lạy Thái Tử và khen ngợi rằng:
Thái Tử hồi mới sinh ra đã đi bảy bước tự nói là bậc tôn quí nhất trong cõi Trời, cõi người. Lời nói này không gian dối, vậy xin nói cho biết sách trong Diêm Phù Đề gồm có mấy thứ. Thái Tử đáp rằng:
Sách trong Diêm Phù Đề hoặc có Phạm Thư, hoặc Khư Lâu Thư hoặc Liên Hoa Thư, v.v… gồm sáu mươi bốn thứ.
Kinh Phổ Diệu nói: Bồ Tát tay cầm bút vàng, sách Chiên Đàn, lệ với minh châu, hỏi thầy chọn bạn, nay thầy đem sách nào mà dạy con?
Thầy đáp: Truyền dạy Phạm Khư Lưu.
Bồ Tát đáp: Sách lạ ấy có sáu mươi bốn thứ. Nay thầy nói có hai thứ vậy nó tên gì?
Đáp: Đó là Phạm Thư Khư Lưu Thư, Hộ Chúng Thư, Tật Kiên Thư, Long Quỉ thư, Kiền Đạp Hòa thư, A TuLuân Thư, Lộc Luân Thư, Thiên Phúc Thư, Chuyển Số Thư, Chuyển Nhãn Thư, Quán Không Thư, Nhiếp Thủ Thư v.v… sáu mươi bốn thứ sách này định đem sách nào mà dạy con. Lúc đó, thầy vui mừng nói kệ khen ngợi Bồ Tát. Vì các trẻ mỗi thứ phân biệt ngọn ngành các chữ, khuyên phát Chánh Chân Đạo Ý vô Thượng.
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Thời đó, cách Phật đã lâu, sách thiếu hai chữ. Hỏi thầy, thầy không biết. Liền nêu chí mình chữ A này là tiếng Phạm, lại chữ này nghĩa là không thể hư hoại, cũng là nghĩa Đạo Vô Thượng ChánhChân. Phàm như nghĩa này có vô lượng vô biên chữ. Khi ấy, Bà La Môn rất hổ thẹn, bèn đến chỗ Vua thưa rằng:
Thái Tử là vị thầy bậc nhất của thiên hạ, sao lại bảo tôi dạy. Vua cha mừng rỡ khen rằng chưa từng có, bèn cúngdường trọng hậu tùy ý Bà La Môn. Phàm các thứ nghề khéo, sách vở, luận nghị, thiên văn, địa lý, toán số, bắntên, cỡi ngựa v.v… Thái Tử đều biết rõ.
Khi Thái Tử lên mười tuổi thì năm trăm trẻ con trong dòng họ Thích cũng đồng tuổi. Người em bà con là Đề Bà Đạt Đa, kế là Nan Đà và Tôn Đà La Nan Đà v.v… có người có ba mươi tướng, có người có ba mươi mốttướng. Cũng có người có ba mươi hai tướng nhưng tướng không rõ ràng, đều đấu tài về sức mạnh. Lúc đó, Đề Bà Đạt Đa và năm trăm trẻ em nghe Thái Tử thông thạo các nghề, tiếng đồn khắp mười phương. Bèn bảonhau rằng:
Thái Tử tuy thông minh trí tuệ, hiểu rõ các sách luận nhưng sức mạnh chưa hẳn đã thắng, chúng ta muốn thi tài với Thái Tử. Lúc đó, Vua mời các người có tài bắn tên giỏi trong nước đến dạy. Thái Tử bèn ra vườn sau bắntrống sắt. Bấy giờ, vị thầy trao một cung nhỏ cho Thái Tử. Thái Tử hỏi đưa cái này cho tôi đề làm gì? Thầyđáp:
Muốn dạy Thái Tử bắn trống sắt này. Thái Tử nói cung này quá yếu. Gộp cả bảy cung như thế mà bắn thì mũi tên đi qua bảy trống sắt. Thầy bắn tâu Vua rằng:
Thái Tử tự biết nghề bắn tên, năng lực mũi tên xuyên qua bảy trống sắt. Trong cõi Diêm Phù Đề này không ailàm được, sao lại bảo tôi làm thầy? Vua cha nghe nói lòng rất vui mừng, nghĩ rằng con mình thông minh, thưluận toán số bốn phương xa gần đều biết mà tài bắn tên thì chưa ai biết. Vua bèn ra lệnh khua chiêng đánh trống trong cả nước thông báo rằng:
Bảy ngày nữa Thái Tử Tát Bà Tất Đạt và năm trăm thiếu niên như Đề Bà Đạt Đa v.v… sẽ thi tài, trong dânchúng ai có sức mạnh, tài năng cũng được tham dự. Đến ngày Đề Bà Đạt Đa cùng quyến thuộc đến trước ra cửa Thành. Lúc đó, có một con voi lớn đứng chặn ngang, quân lính và dân chúng chẳng dám qua. Đề Bà Đạt Đa thấy thế bèn một mình tiến lên một tay đánh voi té nằm dưới đất, do đó dân chúng phải len lách từ từ màqua. Khi ấy, Nan Đà đến sau hỏi sao đi chậm thế, bèn tiến lên dùng chân hất xác voi nằm qua một bên đường,vô số người đến xem. Bấy giờ, Thái Tử và quyến thuộc cũng đến nơi, nghĩ rằng chính lúc này phải tỏ bày sứcmạnh. Bèn đến lưng voi ném ra ngoài thành rồi chạy thật nhanh đến hứng đỡ voi xuống, tránh gây tổn thươngdân chúng. Sau đó, voi sống lại mà không đau đớn gì. Dân chúng đều khen là việc chưa từng có. Vua nghe tincàng lấy làm lạ. Như thế Thái Tử, Đề Bà Đạt Đa, Nan Đà, v.v… cùng người dân xa gần đều nhóm họp ở vườnsau. Bấy giờ, trong vườn đã bày đủ các thứ trống vàng, trống bạc, trống Thạch Du, các trống đồng sắt đều có bảy cái. Khi ấy, Đề Bà Đạt Đa bắn trước suốt qua ba trống vàng, kế Nan Đà cũng bắn qua ba trống vàng.Người xem đều khen hay. Bấy giờ, các quan đều nói Đề Bà Đạt Đa và Nan Đà đã bắn xong, nay đến lượt TháiTử. Thái Tử nói cung này yếu lắm hãy tìm cái mạnh hơn. Sau cùng, khiêng ra cái cung của Tổ Vương cất ởtrong kho. Thái Tử một lần buông tên thì suốt qua bảy trống, mũi tên lại chui vào đất, phá thành suối nướcchảy ra, mũi tên ấy cũng chui luôn vào núi đại Thiết Vi. Bấy giờ, Đề Bà Đạt Đa và Nan Đà vật nhau nhưngsức ngang bằng không ai hơn ai. Thái Tử bèn đến tay nắm hai em vật té xuống đất nhưng vì lòng từ mà khônggây thương tổn cho ai. Ai nấy nhìn thấy Thái Tử có sức mạnh như thế thì đều lớn tiếng hoan hô. Vua Bạch Tịnh nghĩ Thái Tử không phải chỉ hơn người về trí tuệ mà còn hơn cả về sức mạnh, nên càng nể phục hơn.
Bấy giờ, Vua Bạch Tịnh nhóm họp các quan bàn rằng: Nay Thái Tử đã lớn khôn, trí tuệ sức khỏe đều đầy đủ. Vậy phải lấy nước bốn biển mà rót trên đầu Thái Tử vào ngày mồng tám tháng hai. Ngày ấy, Vua các nướcnhỏ và các Bà La Môn cũng đều đến hội. Lễ hội treo cờ phướn lọng báu xông hương, tung hoa, gõ chuông đánh trống trỗi các thứ nhạc, dùng bình bảy báu đựng đầy nước bốn biển do các vị Tiên đội trên đầu rồi lầnlượt trao cho Bà La Môn, các quan cũng đội trên đầu rồi lần lượt trao cho Vua, đến bảy lần như thế. Rồi mớirót lên đầu Thái Tử và trao cho ấn bảy báu. Lại đánh trống lớn mà xướng rằng: “Nay lập Tát Bà Tất Đạt làmThái Tử!” Khi ấy, trên hư không Trời, rồng, dạ xoa, người, chẳng phải người cùng trỗi nhạc Trời, khác miệngđồng tiếng hô rằng:
Lành thay, nay nước Ca Tỳ La lập Thái Tử. Lúc đó, tám vị Vua khác vào ngày ấy cũng đồng lập Thái Tử.
Bấy giờ, Thái Tử xin Vua cha dạo chơi, được Vua cho phép. Sau cùng Thái Tử và các quan dạo khắp, khi đến một thửa ruộng nọ ngồi nghỉ mát dưới cây Diêm Phù nhìn xem nông dân cày ruộng. Khi ấy, Trời Tịnh Cư hóathành côn trùng bị chim mổ ăn. Thái Tử thấy thế phát tâm từ bi, chúng sinh đáng thương ăn nuốt lẫn nhau. Rồi suy tư lìa ái cõi Dục, như thế cho đến được Địa Vị Tứ Thiền. Mặt Trời sáng rực, cây rủ cành che mát Thái Tử. Khi ấy Vua rảo mắt tìm Thái Tử thì quan hầu thưa Thái Tử đang ở dưới cây Diêm Phù. Vua và các quan đến gần thì thấy Thái Tử đang ngồi suy nghĩ, cây rủ cành che mát cho là kỳ lạ. Vua cầm tay Thái Tử hỏi vì saongồi đây. Thái Tử nói:
Thấy chúng sinh ăn nuốt lẫn nhau mà con đau xót quá. Nghe lời ấy Vua càng buồn lo việc Thái Tử Xuất Gia. Vậy phải gấp cưới vợ để làm vui ý Thái Tử. Bèn ra lệnh trở về. Thái Tử đáp:
Cho con ngồi lại đây. Nghe lời ấy, Vua nhớ lại lời vị Tiên A Tư Đà nói ngày nào, nên rơi lệ lo lắng, bèn vội vã hối về. Thái Tử phải theo về. Vua sợ Thái Tử không thích ở tại gia bèn tăng thêm số kỹ nữ để đùa vui.
Bấy giờ, Thái Tử đã mười bảy tuổi. Vua nhóm họp họp các quan bàn việc cưới vợ cho Thái Tử. Các quan đáp:
Có một Bà La Môn dòng họ Thích tên là Ma Ha Na Ma có con gái tên là Gia Du Đà La nhan sắc tuyệt trần, trí tuệ thông minh, tài giỏi hơn người lễ nghi đầy đủ, xứng đáng làm vợ Thái Tử. Vua bằng lòng, liền sai các người nữ trong cung thông minh trí tuệ đến nhà Trưởng Giả Ma Ha Na Ma xem dung nghi, đức hạnh của cô gái ra sao, có thể ở đến bảy ngày. Nghe lệnh Vua, các quan bèn đến nhà Trưởng Giả liền ở bảy ngày xem kỹ cô gái. Rồi trở về cung thưa Vua rằng: Cô gái dung nhan tánh hạnh tài giỏi khó ai sánh bằng. Vua rất mừng, bèn sai người đến nhà Ma Ha Na Ma cưới cô gái làm vợ Thái Tử. Ma Ha Na Ma đáp lời Sứ thần rằng:
Vâng theo sắc chỉ của Vua. Vua bèn sai các quan chọn ngày tốt đem ngàn muôn cỗ xe mà đón Gia Du về cung, tổ chức lễ cưới rất linh đình. Vua lại tăng thêm số kỹ nữ ngày đêm ca hát. Khi ấy, Thái Tử và vợ đi đứng ngồi nằm không rời, nhưng chẳng có ý thế tục, trong đêm thanh vắng chỉ lo Thiền quán. Khi ấy, hằng ngày Vua hỏi thăm các thể nữ rằng Thái Tử và vợ có thường gần gũi nhau không. Các thể nữ tâu không thấy Thái Tử có đạo vợ chồng. Vua càng sầu não chẳng vui, lại tăng thêm kỹ nữ nhưng Thái Tử vẫn không vui, cũng không tiếp xúc. Vua càng sợ Thái Tử chẳng có con trai.
Kinh Phổ Diệu nói: Lúc đó, các lực sĩ các Trưởng Giả dòng họ Thích tâu Vua rằng:
Nếu Thái Tử thành Phật thì sẽ dứt dòng giống Vua. Vua nói:
Nơi nào có ngọc nữ để làm vợ Vua. Bồ Tát nghĩ rằng ta không có tham dục, bỏ cõi Trời Đâu Suất đến đây, naydùng phương tiện mà thử xem. Bèn khiến thợ giỏi đúc một pho tượng vàng trên có viết chữ người nữ nào có đức như ta nói thì sẽ cưới. Lúc đó, Vua Bạch Tịnh bảo Hữu Phạm Chí vào nước Ca Duy Vệ tìm khắp, thì thấycó một ngọc nữ trong sạch như hoa sen báu. Vua hỏi là con ai. Đáp:
Là con của Chấp Trượng họ Thích. Vua nói:
Sợ không vừa ý hãy để Thái Tử tự chọn. Bèn mời các cô gái đẹp ở nước La Vệ đến giảng đường. Lúc đó, cô gái họ Thích là Câu Di đến chỗ Bồ Tát, nhìn Bồ Tát không nháy mắt. Bồ Tát mỉm cười cầm Bảo anh trao cho Câu Di. Câu Di đáp:
Tôi chẳng tham vật báu chỉ trang nghiêm bằng công đức. Vua sai Phạm Chí đến cầu hôn cô gái cho Thái Tử.Chấp Trượng nói:
Bản tánh tôi thích ai có tài thì gả cho. Vua hỏi Bồ Tát có thi tài được chăng? Bồ Tát đáp được. Vua sai khắp cảnước gióng trống khua chiêng thông báo bảy ngày nữa Thái Tử thi tài. Các người có tài năng đều đến hội họp thi tài, ai thắng thì gả con gái cho. Do đó, Điều Đạt tay phải nắm voi bằng tay trái và đánh chết. Na Đà ra khởi thành kéo voi sang bên đường. Bồ Tát ra cửa Thành nói để thân voi to ở đây sẽ hôi thúi cả thành, bèn dùng tayphải nắm voi quăng ra khỏi Thành. Lúc đó, có Đại Thần là Diệm Quang tài giỏi bậc nhất về toán thuật thì tự nói toán thuật cũng không bằng Thái Tử. Cây cỏ, thuốc men mỗi giọt cũng biết được. Các thứ xu bồ, lục bác, thiên văn, địa lý, tám muôn thuật lạ, tất cả các hội đều chẳng bằng Bồ Tát. Điều Đạt và Nan Đà muốn đánhNgài, Ngài thương xót ném thân Điều Đạt lên hư không quay ba vòng khi rơi xuống không hề đau đớn. Vua vàdòng họ Thích muốn thi bắn cung. Điều Đạt bắn qua trống xa bốn mươi dặm, Nan Đà thì bắn qua trống sáumươi dặm, còn Bồ Tát thì bắn qua trống xa một trăm dặm. Khi Bồ Tát kéo dây cung thì cung gãy. Hỏi có cung khác thay chăng, thì Vua nói ông nội ta có cây cung lạ chưa ai sử dụng được, để trong đền thờ Trời, hãy mangđến đây. Tất cả dòng họ Thích không ai giương cung nổi. Bồ Tát thử dây cung thì tiếng vang xa, mọi ngườitrong thành đều nghe. Bắn ra tên trúng trống xa một trăm dặm rồi chui luôn xuống đất, khiến suối phun bắnnước lên. Mũi tên lại chui luôn vào trong núi Thiết Vi khiến cõi Tam Thiên rung chuyển sáu cách. Tất cả dònghọ Thích đều khen là chưa từng có. Lúc đó, Chấp Trượng họ Thích bèn gả con gái là Câu Di gả cho Thái Tử làm vợ, thể theo thế tục mà tỏ vẻ vui mừng.
Kinh Tu Hành Bản Khởi nói: Năm Thái Tử mười bảy tuổi, Vua nêu tên các cô gái đều không vừa ý. Có mộtVua nước nhỏ tên là Tu Ba Phất, Hán dịch là Thiện Giác, có con gái tên là Câu Di, xinh đẹp khó ai sánh bằng,tám nước đều cầu hôn nhưng Vua không gả. Vua Bạch Tịnh xin cưới cho Thái Tử thì Thiện Giác buồn lo. Nếukhông bằng lòng thì sợ bị giết, nếu gả đi thì tám nước kết oán. Cô gái nói:
Hãy thi tài, ai thắng thì con làm vợ người ấy. Vua bèn ra lệnh cho các quan đều đến chỗ thi tài. Thái Tử nângvoi lên khỏi đầu, lại bắn trúng núi Thiết Vi. Vua Thiện Giác bèn gả con gái cho Thái Tử.
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi chép: Năm Thái Tử mười bảy tuổi Vua chọn vợ cho cả ngàn người, cuối cùng có một cô gái tên là Câu Di, xinh đẹp lễ nghi bậc nhất, ấy là cô gái bán hoa đời trước. Thái Tử cưới lâu mà không gần gũi, người vợ có ý dục muốn gần. Thái Tử nói:
Có hoa đẹp đặt giữa nàng và Ta cùng xem không tốt sao? Câu Di lại đặt hoa đẹp, rồi lại muốn gần. Thái Tử nói:
Loại hoa ấy dơ bẩn giường chiếu, nếu có áo lông đặt giữa nhau cùng nhìn chẳng tốt sao? Người vợ lại sắm áo lông, lại có ý muốn gần. Thái Tử nói người dơ bẩn làm dơ áo này. Người vợ không dám muốn gần nữa. Các thị nữ đều nghi Thái Tử là bất sanh nam. Thái Tử chỉ tay vào bụng vợ nói sáu năm sau sẽ có con trai, Câu Di bèn có thai. Kinh Đại Thiện Quyền nói: Sao Bồ Tát mà có gia thất? Bồ Tát vốn vô dục mà hiện ra có vợ con là để ngăn ngừa người nghi ngờ Bồ Tát không phải đàn ông, hoặc bị thiến, cho nên cưới Cù Di làm vợ. Con là La Vân ở trên cõi Trời chết rồi hóa sinh xuống, chẳng do cha mẹ tạo thành, là do bổn nguyện của Bồ Tát mà như thế.
Bấy giờ, Thái Tử nghe các kỹ nữ đàn ca múa hát, trong vườn hoa quả xinh tươi, suối nước trong mát. Thái Tử chợt muốn đi dạo chơi. Liền sai kỹ nữ đến tâu Vua rằng ở trong cung lâu ngày nay muốn đi dạo chơi. Vua nghe rất mừng, nghĩ rằng con mình không muốn ở trong cung làm đạo vợ chồng, do đó muốn ra ngoài dạo chơi. Bèn ra lệnh sửa sang vườn rừng, đường sá sạch đẹp. Thái Tử chào Vua ra đi. Vua sai một quan hầu cận rất thông minh, biết nhiều nói khéo, theo hầu Thái Tử.
Khi ấy, Thái Tử cùng các quan hầu ra cửa thành Đông. Lúc đó, người dân đông như tuyết. Bấy giờ, Tịnh Cư bèn biến thành một người già đầu bạc lưng còng chống gậy lê từng bước. Thái Tử liền hỏi quan hầu: Đây là ai? Quan hầu đáp:
Đây là người già. Thái Tử hỏi vì sao gọi là già? Người hầu đáp:
Người này ngày xưa cũng trẻ thơ, rồi thành thiếu niên, rồi trung niên, các căn dần dần thay đổi, suy yếu ăn uống kém, khí lực suy, đứng ngồi khổ sở v.v… cho nên gọi là già. Thái Tử hỏi chỉ người này thôi hay tất cả đều như thế. Quan hầu đáp tất cả đều phải như thế. Khi ấy, Thái Tử rất buồn khổ nghĩ rằng ngày tháng qua mau, thời gian biến đổi, già đến như điện chớp, biết nhờ cậy ai.Nay ta giàu sang cũng đâu riêng tránh khỏi, vì sao người đời không sợ hãi. Thái Tử từ xưa đến nay không thích ở đời nghe việc này càng chán sợ. Liền quay xe trở về.
Vua nghe nói mà lòng không vui, sợ Thái Tử học đạo bèn tăng thêm kỹ nữ để đùa vui. Sau đó, Thái Tử lại xin phép Vua cha dạo chơi. Vua lo lắng nghĩ rằng lần trước Thái Tử gặp một người già nên không vui, nay lại đi dạo nữa. Nên Vua phải chiều ý Thái Tử, nhưng ngầm sai người sửa sang đường sá sạch đẹp treo đèn kết hoa và cho dẹp hết kẻ già bệnh trên hè phố. Lúc đó, ngoài bốn cửa thành đều có vườn hoa, cây cối, hoa lá đẹp tươi, ao hồ lầu đài đều đẹp đẽ. Vua lại bảo quan hầu nên dẫn Thái Tử ra cửa Nam. Lúc đó, Trời Tịnh Cư biến thành một người bệnh thân ốm gầy, bụng to thở gấp, mặt mày tái vàng, bủn rủn lập cập nằm ở bên đường. Thái Tử hỏi đây là ai? Quan hầu đáp:
Đây là người bệnh. Thái Tử hỏi người bệnh là sao? Quan hầu đáp:
Người bệnh là do ăn uống vô độ, bốn đại không điều hòa nên bị bệnh, mình mẩy đau nhức, ăn ngủ đều kém, phải nhờ người đỡ mới ngồi dậy được. Khi ấy, Thái Tử rất thương xót thấy người bệnh mà lòng buồn lo. Lại hỏi mọi người đều như thế hay chỉ có người này? Đáp rằng:
Tất cả mọi người sang hèn giàu nghèo đều bị bệnh. Thái Tử nghĩ rằng bệnh này gây ra nhiều khổ sở, sao người đời lại mê đắm? Thái Tử buồn chán, thân tâm rung động như ánh trăng đáy nước nổi sóng. Bảo rằng thân này là một đống khổ lớn, người đời cùng với nó vui thú ngu si chẳng biết giác ngộ. Nay sao còn đến vườn hoa để đùa vui được nữa. Bèn quày xe về cung, tự ngồi suy nghĩ mà không vui. Vua hỏi quan hầu Thái Tử đi chơi có vui không? Quan hầu đáp Thái Tử ra cửa Thành phía nam gặp một người bệnh nên không vui trở về. Lúc đó,Vua hỏi các quan vì sao ta đã bảo dọn dẹp đường sá sạch đẹp, cấm bày các thứ dơ bẩn và người già bệnh, sao lại để Thái Tử gặp người bệnh. Các quan đáp:
Hạ thần đã xem xét rất kỹ không chút sơ sót mà không biết vì sao lại có người bệnh này, chẳng phải là lỗi của hạ thần. Vua hỏi tất cả đều thấy người bệnh ở bên đường vậy từ đâu đến. Quan hầu tâm không rõ tung tích không biết từ đâu đến. Vua nghĩ Thái Tử còn do dự đối với việc học Đạo bèn tăng thêm nhiều kỹ nữ để dùng năm dục quyến rũ Thái Tử. Khi ấy, có người con trai của Bà La Môn tên là Ưu Đà Di rất thông minh biện tài.Vua gọi đến bảo rằng:
Nay Thái Tử không thích ở đời thọ hưởng năm dục, sợ không bao lâu sẽ Xuất Gia học Đạo, cháu nên cùng Thái Tử làm bạn nói đủ các chuyện vui năm dục thế gian khiến Thái Tử động tâm mà không Xuất Gia. Ưu Đà Di đáp:
Thái Tử thông minh khó ai bằng, biết các sách luận rất sâu rộng mà cháu chưa từng nghe, làm sao khuyên dụđược, chỉ như sợi tơ vắt ngang núi Tu Di, cháu cũng như thế, chẳng thể làm hồi tâm Thái Tử được. Cháu sẽ cốgắng hết sức. Lúc đó, Ưu Đà Di cùng đi đứng ngồi nằm với Thái Tử chẳng dám lìa bỏ. Vua càng chọn nhiềukỹ nữ thông minh đẹp đẽ, giỏi ca múa dễ mê hoặc lòng người, trang sức lộng lẫy đến hầu hạ Thái Tử.
Lâu sau Thái Tử lại xin phép Vua dạo chơi, Vua nghĩ đã có Ưu Đà Di bầu bạn nay dạo chơi sẽ hơn lần trước không còn chán tục mà đi Xuất Gia. Vua bàn với các quan hai lần trước đã gặp già, bệnh mà sầu lo. Nay dắt sang cửa Thành Tây, lại có bạn là Ưu Đà Di thì sẽ không như trước. Rồi sai sửa sang đường sá, lầu đài, vườnhoa xông hương, cờ phướn rợp Trời. Lại sai dẹp hết những người già bệnh dơ dáy, khắp nơi đều có nhiều kỹ nữ xinh đẹp múa hát. Và bảo Ưu Đà Di nếu giữa đường gặp việc chẳng lành thì hãy phương tiện khéo nói.Còn các quan thì phải quan sát kỹ, nếu có việc không tốt bày ra thì phải nhanh chóng tránh xa hoặc đuổi đi. Khi ấy, Thái Tử và các quan ra đi có xông hương tung hoa, có trỗi nhạc véo von. Trời Tịnh cư nghĩ rằng:
Hai lần trước ta hiện già, bệnh, mọi người đều thấy khiến Vua Bạch Tịnh nổi giận chê trách. Nay Vua saingười rình kỹ canh gác nghiêm ngặt nếu để mọi người nhìn thấy thì Vua sẽ nổi giận giết chết tất cả. Vậy nay chỉ hiện riêng cho Thái Tử và Ưu Đà Di thấy mà thôi. Nghĩ đoạn, Trời Tịnh Cư liền hiện ra một thây chết có bốn người khiêng, rải hoa đốt hương, vợ con chạy theo sau kêu khóc. Thái Tử hỏi đây là ai mà có hương hoatrang nghiêm, lại nhiều người chạy theo kêu khóc như thế? Lúc đó, Ưu Đà Di nhớ lời Vua dặn nên im lặng không đáp. Hỏi đến lần thứ ba thì do thần lực của Trời Tịnh Cư khiến Ưu Đà Di đáp rằng:
Đó là người chết. Sao gọi là chết? Ưu Đà Di nói:
Chết rồi thần thức đi mất, các căn không còn biết gì. Người này ở đời mê đắm năm dục, tham tiếc tiền của,làm lụng cực khổ, chỉ biết chứa nhóm, chẳng biết vô thường. Nay một sớm ra đi, cha mẹ bà con thương xót.Chết rồi thì như cỏ cây, ân tình tốt xấu chẳng còn liên quan. Như thế chết rồi thì thật đáng thương. Thái Tửnghe xong rất ghê sợ. Lại hỏi chỉ có người này chết hay người khác cũng như thế. Liền đáp tất cả mọi ngườiđều phải như thế, không có sang hèn nào khỏi được. Thái Tử tánh rất điềm đạm nghe nói cũng không tự an, bèn bảo nhỏ với Ưu Đà Di rằng:
Thế gian có khổ này sao ở trong đó mà buông lung, tâm như gỗ đá chẳng biết sợ hãi. Liền ra lệnh trở về. Cácquan tâu hai lần trước chưa đến vườn hoa, khiến Đại Vương phiền trách, nay đâu dám như thế. Ưu Đà Di nói vậy thì chưa về được, phải đến vườn ấy. Hương hoa phướn lọng đầy đủ, các thể nữ ca múa đẹp như ngọc nữ, ainấy đều muốn làm vui lòng Thái Tử. Thái Tử tâm yên tịnh chẳng dời, liền nghỉ ngơi dưới bóng cây mà ngồiyên suy nghĩ. Nhớ xưa từng ở dưới cội cây Diêm Phù, xa lìa cõi Dục, cho đến được Định Tứ Thiền. Khi ấy,Ưu Đà Di đến bên Thái Tử bảo rằng:
Đại Vương ra lệnh làm bạn với Thái Tử để khai ngộ cho nhau. Có ba việc; Một là nếu thấy có lỗi thì khuyêncan nhau, hai là nếu thấy có điều tốt thì tùy hỷ, ba là nếu có tai nạn thì chớ bỏ nhau. Nay tôi nói thật không sợphiền trách. Từ xưa các Vua cho đến nay đều hưởng thú vui năm dục, sau mới Xuất Gia. Thái Tử vì sao dứt hết không đoái hoài. Vả lại người đời phải thuận theo tình người, không ai bỏ nước mà học Đạo. Cúi mongThái Tử hưởng vui năm dục khiến có con cái nối dõi không để dứt dòng giống Vua. Thái Tử đáp rằng:
Đúng thật như điều ông nói, ta không quên đất nước, cũng chẳng nói năm dục không vui nhưng vì sợ các khổ sinh già bệnh chết, cho nên đối với năm dục chẳng dám mê đắm. Ông vừa nói xưa các Vua trước trải năm dục sau mới Xuất Gia, các Vua này nay ở đâu. Vì ái dục nên nay đang ở địa ngục, hoặc ngạ quỉ, hay súc sinh, hoặcở cõi Trời, cõi người. Vì có khổ trôi nổi như thế, cho nên ta muốn lìa các khổ già bệnh và pháp sinh tử, vì sao ông lại xúi giục ta nhận lấy. Lúc đó, Ưu Đà Di đem hết biện tài khuyên can nhưng không làm Thái Tử đổi ý,liền rút lui. Thái Tử ra lệnh về cung ngay. Mọi người đều lo âu, buồn bã như người có tang cha mẹ. Thái Tử về cung rồi. Vua Bạch Tịnh hỏi Ưu Đà Di:
Thái Tử hôm nay dạo chơi có vui không? Ưu Đà Di nói:
Thái Tử ra khỏi thành chẳng bao xa thì gặp một người chết cũng không biết từ đâu đến. Thái Tử và con đồngthấy, Thái Tử hỏi đây là ai, thì con cũng bất giác đáp là người chết. Khi ấy, Vua hỏi các quan tùy tùng có thấy người chết hay không thì đều đáp là không thấy. Vua nghĩ chỉ riêng Thái Tử và Ưu Đà Di thấy thì đó là ý Trời nên hết sức lo buồn, bèn gấp rút tăng thêm số kỹ nữ ca múa. Hằng ngày sai người can ngăn Thái Tử rằng:
Nước là của ông vì sao cứ mãi buồn lo không vui. Vua lại ra lệnh các kỹ nữ ngày đêm thường làm vui lòng Thái Tử. Khi ấy, Vua Bạch Tịnh biết việc do ý Trời nhưng càng thương Thái Tử chẳng thể chẳng nói. Vuanghĩ trước đây Thái Tử đã ra dạo chơi ba cửa Thành chỉ có cửa Bắc là chưa đến, không bao lâu sẽ cũng dạoqua. Vậy phải sửa sang đường sá ao vườn cho thật đẹp đẽ, chớ nên để chút gì cho Thái Tử không vừa ý. Vualại khấn vái các Thánh Thần chớ hiện những điềm chẳng lành làm cho Thái Tử lo buồn. Rồi sai các quân đitrước dọn dẹp và trang hoàng nếu Thái Tử có dạo chơi. Lâu sau, quả nhiên Thái Tử và Ưu Đà Di cùng cácquan ra thăm cửa Bắc. Khi đến vườn hoa, Thái Tử xuống xe ngồi nghỉ dưới gốc cây và suy nghĩ về các khổgià, bệnh, chết. Bấy giờ, Trời Tịnh Cư hiện ra một thầy Tỳ Kheo mặc pháp phục ôm bát, tay chống tích trượng nhìn xuống đất mà đi ở trước Thái Tử. Thái Tử hỏi ông là ai? Tỳ Kheo đáp:
Tôi là Tỳ Kheo. Thái Tử hỏi: Tỳ Kheo là gì? Đáp:
Dứt trừ các kiết tặc, chẳng chịu thân đời sau gọi là Tỳ Kheo. Thế gian đều vô thường, tôi học Thánh Đạo vôlậu, chẳng đắm nhiễm sắc thanh, hương, vị, xúc, pháp, thường được vô vi, đến bờ giải thoát. Nói xong liền hiện thần thông bay lên hư không mà đi. Lúc đó, các quan theo hầu đều thấy. Thái Tử thấy thầy Tỳ Kheo lạinghe nói công đức Xuất Gia hợp với việc chán dục từ xưa nên bảo rằng:
Lành thay! Lành thay! Trong Trời, người chỉ có Tỳ Kheo là hơn hết. Quyết tâm tu học đạo ấy. Liền ra lệnh trở về. Thái Tử rất vui mừng nghĩ rằng:
Trước ta thấy khổ già, bệnh, chết, ngày đêm lo sợ bị chúng ép ngặt. Nay thấy Tỳ Kheo khai ngộ tâm ta bàyđường giải thoát. Bèn suy nghĩ tìm cách Xuất Gia. Khi ấy, Vua Bạch Tịnh hỏi Ưu Đà Di Thái Tử dạo chơi cóvui không? Ưu Đà Di đáp:
Thái Tử lên đường thì không gặp điều gì chẳng lành, liền đến vườn hoa, một mình tự tại ngồi dưới gốc cây, xathấy một người cạo tóc mặc áo Ca Sa đến nói chuyện với Thái Tử, nói xong thì bay lên hư không mà đi, cũng không biết bàn luận điều gì mà Thái Tử trở về thì sắc mặt vui vẻ, nhưng khi về cung thì lại nói buồn. Vua nghenói rất hồ nghi, cũng không biết là điềm gì nên càng buồn lo, tự nghĩ Thái Tử đã quyết định Xuất Gia học đạo.Từ lâu có vợ mà không có con, ta nay phải khiến Gia Du Đà La nghĩ cách để có con nối dõi, lại phải rất đềphòng chớ để Thái Tử ra đi mà không biết. Gia Du Đà La nghe theo lời Vua mà theo sát Thái Tử chẳng lìa.Vua càng tăng thêm kỹ nữ làm các trò vui.
Bấy giờ, Thái Tử đã mười chín tuổi tự nghĩ đã đến lúc ta phải Xuất Gia. Bèn đến chỗ Vua dáng vẻ đường bệ như Đế Thích đến chỗ Phạm Vương. Vua nghe báo thì buồn vui lẫn lộn. Thái Tử đến lạy Vua cha,Vua ôm chầm bảo ngồi. Thái Tử thưa rằng:
Thương yêu gặp gỡ phải có chia lìa, cúi mong cho con Xuất Gia học đạo. Tất cả chúng sinh bị khổ thương yêu mà chia lìa đều giúp cho giải thoát. Lúc đó, Vua rất đau khổ cũng như chày kim cương phá núi, toàn thân run rẩy không yên, cầm tay Thái Tử mà nghẹn lời, nước mắt chan hòa. Hồi lâu mới nói nhỏ rằng:
Con hãy dẹp bỏ ý định Xuất Gia, vì tuổi ta đã già mà chưa có cháu nối dõi.
Kinh Phổ Diệu nói: Thái Tử tâu Vua muốn được bốn điều là không già, không bệnh, không chết và không chia lìa. Nếu Vua cho được bốn điều này thì sẽ không Xuất Gia. Vua nghe càng buồn lo vì xưa nay bốn điều ấy chưa ai có được. Thái Tử thấy Vua khóc lóc chẳng chấp nhận thì liền trở về nghĩ việc Xuất Gia mà không vui.
Bấy giờ, nước Ca Tỳ La Thi Đẩu, các thầy tướng giỏi đều biết Thái Tử nếu chẳng Xuất Gia thì bảy ngày sau sẽ làm Vua Chuyển Luân, thống trị bốn thiên hạ, bảy báu tự đến. Cùng đến tâu Vua việc thấy biết trên, thì dòng họ Thích Ca sẽ rất hưng thịnh. Vua nghe thì rất mừng bèn hỏi các quan và dòng họ Thích: Các người có nghe các thầy tướng nói chưa? Vậy hãy ngày đêm tục trực giữ gìn bốn cửa Thành, mỗi cửa phải có hàng ngàn người canh gác. Ngoài Thành trong vòng một Du Xa Na cũng có người coi giữ.
Kinh Phổ Diệu nói: Sáng hôm sau, Vua ra lệnh cho năm trăm người dòng họ Thích mạnh khỏe phải canh giữ Bồ Tát. Cửa Thành đóng mở tiếng vang xa bốn mươi dặm. Lại khiến Gia Du Đà La và người trong cung luôn canh giữ, trong bảy ngày chớ để Thái Tử Xuất Gia. Lúc đó, Vua đến chỗ Thái Tử. Thái Tử liền ra đón tiếp, đảnh lễ hỏi han. Vua bảo Thái Tử rằng:
Xưa ta nghe lời tiên A Tư Đà và các thầy tướng nói về các điềm lạ là con không thích ở đời. Nhưng việc nối ngôi là quan trọng ai lo việc ấy. Nay con sinh cho ta một cháu nam thì sau này có dứt tục cũng không có gì saitrái. Thái Tử suy nghĩ Vua cha không cho ta Xuất Gia là do muốn có người nối ngôi mà thôi, bèn thưa:
Tốt lắm, con xin vâng lệnh. Bèn chỉ tay vào bụng vợ thì Gia Du Đà La mới biết mình có thai. Vua nghe TháiTử nói vâng lệnh thì rất vui mừng vì biết trong bảy ngày sẽ chưa có cháu, như thế ngôi vị Vua Chuyển Luânsẽ đến mà không Xuất Gia. Lúc ấy, Thái Tử nghĩ rằng ta đã mười chín tuổi nay lại là ngày bảy tháng hai phảiđi Xuất Gia. Vì sao? Vì đã đến lúc. Vả lại, cha ta đã mãn nguyện. Nghĩ rồi thân bèn phát ra ánh sáng chiếu khắp Trời Tứ Thiên Vương, cho đến Trời Tịnh Cư, mà người thế gian không thấy ánh sáng này. Khi các vị Trời thấy ánh sáng thì biết giờ Thái Tử Xuất Gia đã đến, đều đến chỗ Thái Tử chắp tay kính lễ bạch rằng:
Từ vô lượng kiếp tu hành đến nay nguyện sắp thành! Thái Tử nói:
“Nhưng cha ta sai các quan trong ngoài canh chừng nghiêm mật”. Các vị Trời nói “Chúng con sẽ tìm cáchkhiến Thái Tử ra đi không ai biết”. Lúc đó, các vị Trời dùng sức thần khiến mọi người đều ngủ mê. Gia Du Đà La nằm mộng thấy một là mặt trăng rơi xuống đất, hai là răng rụng, ba là mất cánh tay phải, liền kinh hoàng thức dậy kể rõ cho Thái Tử nghe. Thái Tử nói:
Trăng còn ở trên Trời, răng không rụng, tay vẫn còn đó, mộng mị giả dối không thật, nàng chớ lo sợ. Gia Du Đà La nói:
Theo mộng là điềm Thái Tử Xuất Gia. Thái Tử nói:
“Nàng hãy ngủ yên chớ lo nghĩ không có việc xấu đó đâu”. Nàng nghe nói thì liền ngủ lại. Thái Tử lén ngồidậy thấy Gia Du Đà La và các kỹ nữ ngủ mê như khúc gỗ, tất cả như thân cây chuối đều không chắc thật. Có kẻ nằm trên nhạc khí, tay thòng xuống đất, nước mũi nước miếng chảy ra. Lại nhìn kỹ vợ và các kỹ nữ thìthấy tóc lông, răng móng, đầu lâu da thịt, gân xương ruột gan, tim phổi cứt đái dẫy đầy, túi da bọc ngoài, trongđầy hôi thúi, dùng hương mà xông xức, dùng hoa ngọc mà đeo giắt, toàn là giả tạm chẳng bền lâu. Mạng sốngtrăm năm đã hết phân nửa đều là sầu não, vui chẳng bao nhiêu. Người đời vì sao thấy việc này mà chẳng giác ngộ, mà ở trong đó mê đắm dâm dục.
Kinh Phổ Diệu nói: Lúc đó, Bồ Tát ban đêm nhìn thấy các kỹ nữ trăm đốt xương trống rỗng ví như thân cây chuối, nước mũi nước miếng nhạc khí ngổn ngang, nhìn lại vợ mình thì thấy óc sọ não tủy, tim phổi ruột gan, ngoài thì bọc da, trong đầy hôi thúi, cũng đều tạm mượn rồi trả lại, cũng chẳng được bền lâu. Ba cõi không đáng cậy nhờ, chỉ có Đạo mới là chỗ nương cậy. Các Trời Cõi Dục ở trong hư không. Pháp Hành Thiên Tử ở xa bạch Bồ Tát rằng giờ đã đến, sao mai? vừa hiện, liền sai Xa Nặc dậy sửa soạn Kiền Trắc. Nói xong, thì Trời Tứ Thiên Vương cùng vô số Duyệt Xoa, Rồng, Quỉ v.v… đều mặc áo giáp từ bốn phương đến nơi cúi lạy Bồ Tát.Trong thành, mọi người đều ngủ mê mệt, chim chóc gà công cũng ngủ vùi. Kinh Tu Hành Bản Khởi nói:
Các vị Trời đều nói “Thái Tử nên đi kẻo bị giữ lại”. Bèn vời Ô Tô Mạn vừa đến cung thì trong ngoài đều ngủ mê. Nay ta phải học hạnh tu hành của các Đức Phật xưa, mau trốn xa đống lửa lớn này.
Thái Tử nghĩ thế rồi thì đến nửa đêm, Trời Tịnh Cư ở cao nhất của cõi dục đầy khắp hư không đồng lên tiếng bạch Thái Tử rằng:
Trong ngoài mọi người đều ngủ mê, nay chính là lúc Xuất Gia. Lúc đó, Thái Tử đến chỗ Xa Nặc thì Xa Nặc do sức Trời mà thức dậy, bảo rằng:
“Ngươi hãy sửa soạn ngựa Kiền Trắc giúp ta”. Nghe bảo thì Xa Nặc toàn thân run rẩy và trong tâm do dự, một là chẳng muốn trái lệnh Thái Tử, hai là sợ Vua nghiêm trị. Suy nghĩ hồi lâu, Xa Nặc khóc lóc hỏi:
Đại Vương cấm ngặt, lại bây giờ chẳng phải là lúc dạo chơi, cũng không phải đi đánh giặc, vì sao nửa đêm mà lên ngựa đi đâu? Thái Tử bảo:
Nay ta muốn vì tất cả chúng sinh hàng phục giặc phiền não kiết sử, chớ nên trái ý Ta. Khi ấy, Xa Nặc khóc rống, muốn Gia Du Đà La và mọi người thức dậy biết Thái Tử định đi, nhưng nhờ sức Trời nên vẫn ngủ mê như cũ. Xa Nặc liền dẫn ngựa đến, Thái Tử bảo thương yêu gặp gỡ thì phải xa lìa, việc thế gian thì dễ thành, việc Xuất Gia rất khó thành tựu. Cả Xa Nặc và Kiền Trắc đều nín thinh. Khi ấy, Thái Tử phát ra thân quang chiếu khắp mười phương, phát tiếng Sư Tử gầm bảo rằng:
Pháp Chư Phật quá khứ Xuất Gia, nay ta cũng thế. Do đó, các Trời nâng bốn chân ngựa và Xa Nặc, Thích Đề Hoàn Nhân che lọng đi theo. Các vị Trời khiến cửa thành bắc mở toang mà không một tiếng động. Do đó, Thái Tử cùng Xa Nặc cỡi Kiền Trắc thoát nhanh. Trên hư không các Trời khen ngợi bay theo. Thái Tử bảo:
Nếu ta không cắt đứt sinh, già, bệnh, chết, lo buồn khổ não thì không bao giờ trở về cung, nếu ta không chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề và xoay bánh xe Pháp thì không trở về gặp cha nữa. Nếu không dứt hết tình ân ái thì không bao giờ gặp lại Ma Ha Ba Xà Ba Đề và Gia Du Đà La. Khi Thái Tử nói lời thề ấy thì trên hư không các vị Trời khen rằng:
Lành thay, lời nói sẽ có kết quả. Đến sáng thì đã đi được ba Du Xà Na. Khi đó, các vị Trời đưa Thái Tử đến đây thì biến mất.
Khi ấy, Thái Tử đến rừng khổ hạnh của Tiên Bạt Già. Thái Tử thấy trong rừng vắng lặng không ồn ào, lòng rất vui mừng, các căn hòa vui. Liền xuống ngựa, vỗ lưng ngựa bảo rằng:
Việc khó ngươi đã làm xong. Lại bảo Xa Nặc:
Ngựa phóng nhanh như chim cánh vàng đầu đàn. Ngươi thường theo ta mãi không rời. Người thế gian kẻ có tâm lành mà thân không theo, có kẻ thân theo ta mà tâm không xứng, ngươi thì tâm và thân đều theo mà không trái. Ta nay đã đến chốn yên tĩnh người và Kiền Trắc nên trở về cung. Khi ấy, Xa Nặc khóc lóc nhào lăn ra đất, còn Kiền Trắc thì lấy chân cào đất và liếm chân Thái Tử. Xa Nặc nói:
Trong cung con trái lệnh Vua cha dắt Kiền Trắc và Thái Tử đến đây, nhà Vua và bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề mất Thái Tử sẽ buồn lo, cả cung đều náo động, vả lại ở đây nguy hiểm thú dữ trùng độc đầy đường, lẽ nào tôi bỏ Thái Tử mà trở về cung một mình. Thái Tử đáp:
Ở thế gian ai nấy sinh một mình, chết một mình, đâu có bạn, lại khổ già bệnh chết làm sao ta làm bạn với ngươi? Nay ta muốn dứt các khổ mà đến đây. Nếu khổ dứt rồi thì sau này sẽ làm bạn với tất cả chúng sinh. Nay ta các khổ chưa lìa làm sao làm bạn với ngươi được. Xa Nặc nói:
Thái Tử sinh ở trong cung, thân thể tay chân đều mềm yếu, ngủ phải có mềm nệm trơn láng, làm sao ngủ dưới gốc cây đầy ngói gạch, gai gốc. Thái Tử nói:
Đúng như ông nói. Nếu ta ở trong cung thì khỏi nạn gai gốc mà bị nạn khổ về già, bệnh, chết. Lúc đó, Thái Tử cầm kiếm hét tiếng Sư Tử rằng:
Chư Phật quá khứ vì thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề mà cạo bỏ râu tóc, dẹp bỏ các đồ trang sức, nay ta cũng y theo pháp Chư Phật. Nói xong thì lấy viên ngọc trong búi tóc và lột mũ báu trao cho Xa Nặc, bảo rằng:
Viên ngọc và mũ báu này ngươi nên dâng lên Vua cha ta. Nay ta chẳng ưa thích sinh lên cõi Trời, cùng vì hiếu thuận cha mẹ, cũng không giận ghét gì, mà chỉ sợ sinh, già, bệnh, chết, muốn từ bỏ nó mà đến đây, người nên giúp ta mà vui mừng, chớ với điều tốt đẹp này mà buồn rầu. Nếu Vua cha bảo ta Xuất Gia bây giờ chưa phải lúc thì ngươi thưa rằng:
Già, bệnh, chết đâu có giờ khắc nhất định, người trẻ trung khỏe mạnh cũng đâu tránh được. Nếu Vua cha lại trách ta chưa có con sao đi Xuất Gia, thì thưa rằng:
Gia Du Đà La đã có thai từ lâu rồi. Vả lại, từ xưa các Vua Chuyển Luân bỏ ngôi vào núi Xuất Gia cầu Đạo, không ai nửa chừng thụ hưởng năm dục. Nay ta Xuất Gia cũng như thế, chưa thành Bồ Đề không bao giờ trở về cung. Đối với bà con thương ta ngươi nên tìm lời giải thích chớ để vì ta mà buồn khổ. Ngươi nên đem chuỗi anh lạc này về dâng cho bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề, bảo rằng:
Ta vì muốn cắt đứt các gốc khổ mà ra khỏi cung, hoàn thành nguyện lớn, chớ vì Ta mà buồn khổ. Lại gởi các vật báu cho Gia Du Đà La bảo rằng:
Người đời có khổ thương yêu mà chia lìa, Ta vì khổ này mà Xuất Gia học đạo chớ vì Ta mà buồn khổ. Đối với các thân thuộc cũng nói như thế. Khi ấy, Xa Nặc rất buồn khổ nhưng không dám trái lệnh. Gia Du Đà La liền quì xuống nhận các vật báu mà khóc lóc thưa rằng:
Con nghe chí nguyện của Thái Tử mà toàn thân bủn rủn, dẫu người có tâm gỗ đá cũng phải buồn khổ, huống chi con từ xưa đã hầu hạ Thái Tử, nghe lời thề mà không cảm kích. Cúi mong Thái Tử bỏ đi chí nguyện này,chớ để Vua cha, Di Mẫu, Vương Phi và các thân thuộc phải khổ sầu. Nếu Thái Tử quyết không bỏ ý ấy thì không thể ngay đây mà bỏ con, nay con theo Thái Tử không có lỗi gì. Nếu con trở về cung, nhà Vua trách con vì sao bỏ một mình Thái Tử mà trở về thì con biết trả lời thế nào? Thái Tử bảo ngươi đừng nói thế. Người đời đều có chia lìa đâu tụ họp mãi. Ta sinh bảy ngày thì mẹ chết, mẹ con mà còn xa lìa nhau huống chi người khác. Ngươi và Kiền Trắc hãy trở về, nói mấy lần Xa Nặc cũng không nghe. Thái Tử bèn rút kiếm báu tự cắt tóc mình rồi phát nguyện rằng:
Nay cạo bỏ râu tóc nguyện cùng tất cả cắt đứt phiền não và các tập chướng. Lúc đó, Thích Đề Hoàn Nhân nhận tóc bay đi. Các Trời ở trên hư không đốt hương, tung hoa, đồng tiếng khen rằng: Lành thay, lành thay!
Kinh Đại Thiện Quyền nói: Bồ Tát tự cắt râu tóc, các Trời rồng quỉ thần không thể nhìn thấy đảnh, huống chi là cạo tóc. Bồ Tát nghĩ Vua Bạch Tịnh sẽ nổi giận ai dám cạo tóc con mình. Cho nên tự cắt thì Vua im lặng. Đó là phương tiện.
Khi Thái Tử cạo tóc rồi thấy mình vẫn còn mặc y phục bảy báu, nghĩ rằng pháp Chư Phật quá khứ Xuất Gia không mặc y phục này. Lúc đó, Trời Tịnh Cư bèn biến hóa thành một người thợ săn mặc áo Ca Sa. Thái Tử thấy vậy tâm rất vui mừng liền bảo rằng:
Áo ông mặc là y phục Tịch tịnh, tiêu biểu cho Chư Phật từ xưa, sao mặc áo này mà làm tội như thế? Thợ săn đáp:
Ta mặc áo Ca Sa để dụ bầy nai. Nai thấy áo Ca Sa đều đến gần, nên Ta bắn được. Thái Tử nói:
Ông mặc áo Ca Sa này mục đích chỉ muốn giết nai không phải để cầu giải thoát. Nay Ta đem y phục bảy báu này đổi áo Ca Sa là để cứu giúp tất cả chúng sinh cắt đứt phiền não. Người thợ săn nói:
Lành thay, rồi đúng như lời nói mà cởi y phục báu đổi với thợ săn. Mình thì mặc áo Ca Sa đúng theo pháp của Chư Phật quá khứ. Lúc đó, Trời Tịnh Cư biến lại thành thân Phạm, bay lên hư không đứng vào chỗ cũ. Bấy giờ, trên hư không có ánh sáng lạ, Xa Nặc thấy thế khen là đặc biệt chưa từng có, điềm ứng không phải duyên nhỏ. Xa Nặc thấy Thái Tử cạo tóc mặc pháp phục rồi biết rằng không thể trở về nữa. Thái Tử bảo Xa Nặc rằng:
“Thôi ngươi đừng buồn khổ nữa, hãy mau trở về cung làm đủ các việc theo ý ta”. Rồi từ từ bướcvề phía trước, Xa Nặc sụp lạy, nước mắt chan hòa, nhìn theo đến khi Thái Tử khuất dạng ở ven rừng. Xa Nặc nghẹn ngào cầm mão báu và các đồ trang sức ngồi trên lưng ngựa Kiền Trắc mà trở về cung.
Bấy giờ, Thái Tử đến chỗ của vị Tiên Bạt Già, chim thú đều chăm chú nhìn. Vị Tiên Bạt Già từ xa nhìn thấy Thái Tử thì tự nghĩ chẳng biết đây là vị thần nào, là Trời Nhật Nguyệt hay Đế Thích, bèn cùng học trò kính trọng đón tiếp mời ngồi. Lòng Thái Tử nhẹ nhàng, khoan khoái. Ngài quan sát kỹ, thấy họ không còn oai quang nữa. Có người dùng cỏ làm y phục, có người lấy lá cây hoặc vỏ cây để che thân. Có người chỉ ăn rau cỏ hoa quả, có người ngày ăn một bữa, có người hai ngày, ba ngày mới ăn một lần v.v… Có người thờ lửa, có người thờ mặt Trời, mặt trăng. Người thì đứng một chân, người thì nằm dưới đất, có người nằm trên gai góc, có người nằm cạnh nước hoặc cạnh lửa v.v… các khổ hạnh như thế. Thái Tử hỏi vị Tiên Bạt Già rằng:
Quí vị thực hành các khổ hạnh này rất là đặc biệt ấy là để cầu quả báo gì? Vị Tiên đáp:
Ấy là muốn sinh lên cõi Trời. Thái Tử tự nghĩ:
Các Trời tuy vui nhưng phước hết thì lại bị luân hồi vào sáu đường, cuối cùng vẫn còn khổ, vì sao tu nhân khổ để cầu quả báo khổ, muốn sinh lên cõi Trời mà tu các hạnh khổ này khác nào kẻ muốn làm giàu phải xuống biển mò châu, Vua Chúa vì ngôi vị mà đem binh đánh giết nhau. Vị Tiên Bạt Già! ý Ngài thế nào? Việc làm của chúng tôi có chân chính chăng? Thái Tử đáp:
Việc làm của quí vị đều rất khổ mà cầu được quả báo không còn khổ. Hai bên cùng tranh luận suốt ngày. Thái Tử ngủ ở đấy một đêm. Sáng ra bèn nói lời từ biệt. Các vị Tiên hỏi Ngài mới đến chúng tôi đều mừng, oai đức chúng tôi càng thêm mạnh, nay sao Ngài vội ra đi, có ai vô lễ xúc phạm Ngài chăng? Thái Tử đáp:
Quí vị chẳng có gì sai sót cả. Chỉ vì việc tu của quí vị chỉ thêm nhân khổ, còn tôi muốn học Đạo là diệt gốc khổ mà thôi. Các vị Tiên đáp:
Việc học Đạo rất rộng, chúng tôi không dám giữ Ngài ở đây. Khi ấy, có hai vị Tiên biết xem tướng, bảo chúng rằng:
Người nầy đầy đủ các tướng sẽ được Nhất Thiết Chủng Trí làm thầy Trời, người. Bèn đến bảo Thái Tử rằng:
Nếu Ngài muốn đi thì hãy đi về phía bắc, ở đó có một vị Đại Tiên tên là A La Lam Ca Lan. Ngài hãy đến đó mà luận bàn hỏi Đạo, Thái Tử bèn từ biệt ra đi.
Khi Thái Tử ra khỏi cung rồi thì trời sáng. Gia Du Đà La và các kỹ nữ thức dậy không thấy Thái Tử đâu thì khóc lóc tìm kiếm, bèn báo cho bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề biết. Bà nghe tin thì ngất xỉu. Vua nghe báo thì như kẻ mất hồn. Các quan đi xem xét thì thấy cửa Bắc đã mở toang, Xa Nặc và Kiền Trắc biến mất, hỏi ai mở cửa thì đều nói không biết. Các quan liền sai ngàn xe muôn ngựa theo cửa thành Bắc mà tìm kiếm khắp nơi, nhưng nhờ sức Trời nên lạc mất đường đi mà đều tay không trở về. Khi ấy, Xa Nặc và Kiền Trắc cũng vừa về đến. Mọi người đều tranh nhau hỏi Xa Nặc Thái Tử đâu rồi mà trở về một mình như thế? Xa Nặc khóc òa không đáp được, còn Kiền Trắc thì hý vang khiến cho mấy bầy ngựa đều lên tiếng thảm thiết. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề tỉnh dậy, ôm Gia Du Đà La khóc nức nở, nghe Xa Nặc và Kiền Trắc trở về mà không thấy Thái Tử đâu thì than thở rằng:
Ta nuôi Thái Tử đến lớn, bất ngờ bỏ ta chẳng biết đi đâu, như cây ra hoa kết quả, trái chín rồi rơi xuống đất, như người đói được ăn thức ngon trăm vị, đến lúc ăn thì đổ hết. Gia Du Đà La cũng than:
Thái Tử đi đứng ngồi nằm chẳng rời ta, nay bỏ ta mà đi. Xưa các Vua vào núi học Đạo đều đem vợ con theo, người thế gian hễ gặp thì biết nhau, chia lìa chẳng quên nhau. Tình vợ chồng yêu thương sâu nặng mà nay sao mỏng thế. Rồi bảo Xa Nặc rằng thà kết oán thù với người trí chớ không thân thích với kẻ ngu. Ngươi đã đem giấu Thái Tử ở đâu khiến dòng họ Thích này suy sụp. Lại trách Kiền Trắc:
Ngươi chở Thái Tử đi đâu, sao im tiếng mà bây giờ trở về lại bày đặt hý vang? Xa Nặc tâu rằng chớ trách hạ thần và Kiền Trắc. Ấy là do sức Trời bày ra. Đêm ấy Phu Nhân và các thể nữ đều ngủ mê. Thái Tử kêu con dậy dắt Kiền Trắc ra, con lớn tiếng khóc rống cốt để can ngăn Thái Tử, đánh thức Phu Nhân và các thể nữ thức dậy mà chẳng ai thức. Cửa Thành mỗi khi đóng mở thì tiếng vang xa bốn mươi dặm, lúc ấy mở toang mà không một tiếng động, như thế đều do sức Trời. Khi ra đi thì các Trời nâng chân ngựa đỡ cả con, trên hư không cácTrời theo vô số, con làm sao ngừng được. Đến sáng thì đi được bốn Du Xa Na, đến chỗ vị Tiên Bạt Già Lại có nhiều việc kỳ lạ:
Thái Tử xuống ngựa vỗ lưng ngựa bảo con về, nhưng con không vâng lời, Thái Tử rút kiếm báu cắt bỏ râu tóc bảo rằng:
Chư Phật quá khứ thành tựu A Nậu Đa La Tam MiệuTam Bồ Đề bỏ đồ trang sức cạo bỏ râu tóc, nay Ta cũng theo đúng pháp Phật. Rồi lột mão và minh châu giao lại cho con đem về dâng lên Đại Vương. Chuỗi anh lạc thì giao cho Di Mẫu, các vật trang sức khác thì giao cho Phu Nhân. Lúc đó con nghe dặn nhưng nhất quyết không trở về. Thái Tử cắt tóc râu rồi thì các vị Trời ở trên hư không lấy đi. Thái Tử bèn đổi y phục báu để lấy Ca Sa của người thợ săn. Lúc đó, trên hư không có ánh sáng rực rỡ. Con thấy Thái Tử quyết chí không trở về nên khóc ngất và cuối cùng phải giã biệt, còn Ngài thì đến chỗ vị Tiên Bạt Già. Đây là sức Trời chứ không phải việc người mà được. Di Mẫu và Phu Nhân nghe nói thì bình tĩnh lại dần.
Khi Vua Bạch Tịnh tỉnh lại, liền gọi Xa Nặc vào hỏi rằng: Sao ngươi lại làm cho dòng họ Thích phải nguy khốn. Ta đã cấm ngặt không để Thái Tử Xuất Gia, vì sao ngươi lại đưa Thái Tử đi đâu? Xa Nặc sợ sệt đem trình mũ báu, minh châu, v.v… và kể rõ đầu đuôi mọi việc. Vua hỏi Thái Tử chưa có con sao dám Xuất Gia và khi ra đi lại không trình báo. Xa Nặc tâu Thái Tử dặn con nói Phu Nhân đã có thai từ lâu. Vua bèn truyền hỏi thì Gia Du Đà La tâu:
Lúc trước, Phụ Vương có đến cung hứa khi nào Thái Tử có con sẽ cho Xuất Gia thì Thái Tử chỉ tay vào bụng con, từ đó con biết mình đã có thai. Vua nói:
Ta hứa như thế là biết trong bảy ngày sẽ chẳng có con được, mà ngôi Vua Chuyển Luân sẽ tự đến, chứ đâu nói bảy ngày chưa xong mà đã có thai. Tự nghĩ mình trí tuệ cạn cợt, dùng phương tiện mà không thành. Ngày nay sự việc xảy ra cũng do ý Trời. Thái Tử Xuất Gia sẽ không trở về, tuy bỏ nước Xuất Gia nhưng đã có con thìkhông dứt dòng giống. Nay ta phải khiến Gia Du Đà La đặc biệt giữ gìn thai nhi. Vua bảo Xa Nặc:
Nay ta phải đi tìm Thái Tử xem hiện đang ở đâu? Thái Tử bỏ ta mà đi, làm sao ta sống một mình được.
Bấy giờ, các Đại Thần và thầy Vua nghe Vua sắp đi tìm Thái Tử thì cùng đến khuyên can, bảo rằng:
Đại Vương chớ nên sầu lo. Ta xem tướng của Thái Tử, thấy rằng Thái Tử đã tu tập từ lâu trong quá khứ, được làm Thích Đề Hoàn Nhân thì không thích, nay làm Vua Chuyển Luân cũng không chịu. Đại Vương chẳng nhớ Thái Tử khi mới sinh ra đã đi bảy bước, chỉ tay đứng nói sanh tử của Ta đã hết, đây là thân cuối cùng. Các Phạm Thiên Vương, Thích Đề Hoàn Nhân đều theo hầu, đặc biệt như thế làm sao thích thế gian. Lại bạch Vuarằng:
Xưa vị Tiên A Tư Đà xem tướng Thái Tử đến mười chín tuổi thì Xuất Gia học Đạo sẽ thành tựu Nhất Thiết Chủng Trí. Nay thời đã đến, vì sao Đại Vương buồn khổ. Lại Đại Vương nghiêm cấm trong ngoài, lo sợ Thái Tử Xuất Gia mà Trời lại dẫn ra khỏi thành. Việc đó đâu phải sức người, rất mong Đại Vương nên vui mừng, chớ có sầu lo. Nếu Đại Vương có nhớ Thái Tử thì nay tôi sẽ cùng các Đại Thần đi tìm chỗ Ngài ở. Vua biết Thái Tử chẳng chịu về nhưng chẳng thể không tìm, liền bảo đúng lắm cả cung trong ngoài đều phải tìm gấp.Vua sai Đại Thần và nhờ Vương Sư (Thầy Vua) mau tìm Thái Tử, liền đem chuỗi anh lạc và đồ trang sức của Thái Tử trao cho bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề và Gia Du Đà La. Di Mẫu than rằng: Cả bốn thiên hạ thật là bạc phước, đã mất đi vị Vua Chuyển Luân sáng suốt rồi. Gia Du Đà La nhìn thấy đồ trang sức thì ngất xỉu. Vuaphải khuyên nàng bình tĩnh mà giữ gìn bào thai.
Khi Vương Sư và quan Đại Thần đến khu rừng tu khổ hạnh của vị Tiên Bạt Già liền bảo những người theo hầulánh mặt chỗ khác và dẹp bỏ các nghi lễ, bảo rằng:
Vua Bạch Tịnh có con là Thái Tử đầy đủ tướng tốt, nhàm chán khổ sinh, già, bệnh, chết trên đường Xuất Giahọc đạo đã đến đây, Tiên có thấy chăng? Tiên Bạt Già liền kể lại mọi việc đã qua, rồi bảo:
Có lẽ Thái Tử đã đi về phía bắc đến chỗ Tiên A La La Ca Lan. Khi ấy, các quan và Vương Sư liền đến chỗ vị Tiên ấy thì giữa đường thấy Thái Tử đang ngồi suy nghĩ dưới gốc cây, tướng tốt sáng rỡ như mặt Trời, mặtTrăng, liền xuống ngựa bảo những người hầu lánh mặt chỗ khác, dẹp hết đồ quan, đền bên Thái Tử hỏi han.Thái Tử hỏi nhà Vua sai các ông đến tìm tôi có điều gì? Vương Sư nói:
Đức Vua từ lâu biết Thái Tử ưa thích Xuất Gia, ý nầy khó ngăn cản, nhưng Đức Vua vì thương nhớ Thái Tử đã nổi cơn điên cuồng, xin Thái Tử về gấp, tuy có việc nhưng không để Thái Tử bỏ phế đạo nghiệp, nơi tĩnh tâm đâu phải chỉ ở chốn núi rừng. Di Mẫu và Phu Nhân đang đắm chìm trong biển sầu não, mong Thái Tử về gấp cứu họ. Thái Tử bình tĩnh đáp rằng:
Ta đâu phải chẳng biết Đức Vua đối với ta ân tình sâu nặng. Nếu dứt hết yêu thương mà một ngày gặp gỡ, lạikhông có khổ sinh già bệnh chết thì ta đâu đến đây làm gì. Nay Ta xa Đức Vua chỉ vì mong tương lai sau này sẽ hội họp mãi. Đức Vua bị lửa sầu khổ nấu đốt thì Ta và Đức Vua ở đời này chỉ có một khổ này mà tương lai sẽ dứt hết các hoạn nạn. Nay các ông bảo Ta ở trong cung mà tu Đạo thì như trong nhà bảy báu đầy lửa dữ, ai dập tắt được, như thức ăn có các chất độc, dù có người đói cũng chẳng ai ăn. Ta đã bỏ nước Xuất Gia sao lại bảo Ta trở về cung mà tu Đạo. Người thế gian đối với khổ lớn vì chút vui nhỏ còn mê đắm mà không chịu bỏ,huống chi ta ở chỗ vắng lặng không có các khổ nạn mà bảo ta bỏ đi trở về với chỗ khổ nạn. Xưa các Vua vào núi học đạo chưa có ai nửa chừng trở về hưởng dục. Nay Đức Vua muốn Ta trở về là trái với pháp của Tiên Vương. Vương Sư nói đúng như Thái Tử nói nhưng các bậc Tiên Thánh một thì nói vị lai chắc chắn có quảbáo, hai thì nói chắc chắn không, hai thứ này bậc Tiên Thánh còn chẳng biết được, ở đời vị lai chắc chắn cóhay không. Vì sao Thái Tử muốn bỏ sự vui hiện tại mà cầu quả báo không chắc chắn ở vị lai. Quả báo sinh tử còn chẳng thể biết chắc chắn là có hay không, vì sao lại muốn cầu quả giải thoát. Cúi mong Thái Tử hãy trở về cung. Thái Tử đáp:
Hai vị Tiên ấy nói quả vị lai, một là nói có, hai là nói không, đều là tâm nghi chưa quyết định. Nay Ta chẳnghề y theo lời dạy đó. Đừng lấy đây mà vặn hỏi, vì sao? Vì Ta chẳng phải ưa thích quả báo mà đến đây, chỉ vìchính mắt thấy sinh già bệnh chết là điều phải trải qua, cho nên cầu giải thoát để khỏi các khổ này, các ôngchẳng bao lâu sẽ thấy ta thành Đạo. Với chí nguyện này Ta chẳng thể trở về, hãy trở về tâu với Đức Vua lời ta như thế. Thái Tử nói xong thì đứng dậy từ biệt Vương Sư và quan Đại Thần, đi về phía bắc đến chỗ vị TiênNhân A La La Ca Lan. Khi Vương Sư và quan Đại Thần thấy Thái Tử bỏ đi thì rất buồn lo. Một người thì nghĩ tình sâu với Thái Tử, một người thì tuân lệnh Vua, mà cả hai đều không dời đổi được ý Thái Tử, cả hai bànnhau rằng:
Vâng lệnh Vua sai trở về tay không thì biết nói làm sao, chi bằng bọn ta lưu lại năm người thông minh trí tuệ,tâm ý bén nhạy thuộc dòng họ ngay thẳng, ngầm theo dõi mọi hành vi của Thái Tử, bèn để năm anh em Kiều Trần Như ở lại theo dõi Thái Tử, còn Vương Sư và các quan Đại Thần thì trở về cung.
Bấy giờ, Thái Tử đến chỗ vị Tiên A La La Ca Lan, phải vượt sông Hằng, đi qua Thành Vương Xá. Khi vào thành, người dân nhìn thấy Thái Tử đẹp đẽ thì vui mừng kính yêu, cả thành đều đến xem. Tiếng ồn ào vang đến tai Vua Tần Bà Ta La, Vua kinh ngạc hỏi là tiếng gì, các quan tâu Thái Tử rằng con Vua Bạch Tịnh tên là Tát Bà Tất Đạt, xưa các thầy tướng đoán sẽ làm Vua Chuyển Luân làm Vua bốn thiên hạ, lại đoán nếu Xuất Gia thì sẽ thành Nhất Thiết Chủng Trí, nay người ấy đã đến thành này. Mọi người đến xem nên gây ra ồn ào. Vua Tần Bà Ta La vui mừng sai người đến rình xem thì thấy Thái Tử ở núi Bác Trà Bà đang ngồi suy tư trên một tảng đá. Sứ giả trở về nói rõ, Vua Tần Bà Ta La liền cùng các quan xa giá đến chỗ Thái Tử thấy Ngài đẹp đẽ sáng rực hơn mặt Trời, mặt trăng, bèn xuống ngựa cho người hầu nghỉ ngơi, dẹp lễ nghi đến bên thăm hỏi:
Thái Tử bốn đại có điều hòa chăng? Chúng tôi gặp Thái Tử rất mừng nhưng có một điều không vui. Vì Thái Tử là dòng giống mặt Trời, nhiều đời làm Vua Chuyển Luân, Thái Tử có tướng Vua Chuyển Luân đầy đủ, vì sao xả bỏ vào rừng sâu, chân đạp sỏi đá từ xa đến đây, chúng tôi thấy thế nên buồn, nếu Thái Tử vì cha còn mà không nhận ngôi Thánh Vương thì tôi sẽ chia cho nửa nước mà cai trị. Nếu cho là ít thì tôi xin nhường cho cả nước, còn tôi thì xin làm thần dân. Nếu không lấy nước tôi thì tôi xin cấp cho bốn binh để đi đánh chiếm các nước khác. Thái Tử nghe xong thì cảm kích nói rằng:
Vua là dòng giống mặt trăng sáng, tánh cao quí, việc làm thanh thoát không thô lậu, nay nói thế không có gì lạ. Ngài nay đối với ba thứ thân mạng, tiền của, ngôi vị ai nấy đều chấp chặt mà Ngài đem nó để khuyên thưởng người khác. Nay tôi đã bỏ ngôi Vua Chuyển luân thì sao lại còn làm Vua, Ngài nhường nước tôi còn không lấy thì sao lại lấy bốn binh mà cướp phá nước người. Nay tôi từ bỏ cha mẹ, bỏ nước cạo bỏ râu tóc, là vì muốn dứt khổ sinh già bệnh chết, chớ không phải để cầu vui năm dục. Vì ngũ dục ở thế gian chỉ như đống lửa cháy,chúng sinh không thể tự thoát ra được, sao Ngài khuyên tôi tham đắm. Nay tôi ở đây là muốn đến chỗ Tiên A La La Ca Lan để cầu đạo giải thoát. Nay Vua đang dùng Chánh Pháp trị nước chắc chắn không uổng phí cho người dân. Nói xong, Thái Tử liền đứng dậy từ biệt Vua Tần Bà Ta La mà ra đi. Vua đưa tiễn một đoạn đường bảo rằng: Nếu Ngài thành Đạo thì đến độ tôi trước. Rồi buồn bã trở về.
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Thái Tử trèo núi vượt non, đi qua nước Ma Kiệt. Vua Bình Sa nhân đi săn thấy Thái Tử ngồi bên đầm nước bèn đến hỏi rằng:
Thái Tử có nhiều tướng lạ đáng là Vua Chuyển Luân cai quản bốn thiên hạ, bốn phương đều nghe danh vì sao bỏ ngôi mà vào rừng sâu, hẳn có ý nguyện lạ, xin hãy cho biết. Thái Tử nói: Như tôi thấy trong Trời đất, người và vật sinh ra phải có chết, khổ nhất có ba thứ là già bệnh chết không thể tránh được. Thân là gốc khổ có rất nhiều âu lo. Vì tôn quí nó mà có kiêu mạn, buông lung, tham cầu vừa ý mà gây loạn lạc thiên hạ. Tôi đã nhàm chán nên vào núi tu hành. Vua và các bậc kỳ túc nói già, bệnh, chết ở đời là việc thường, sao lại lo lắng mà bỏ cả tiếng tốt, đi vào rừng vắng làm nhọc hình thể, chẳng phải khó khăn lắm ư? Thái Tử nói:
Các vị bảo chẳng cần lo lắng. Vậy nếu già bệnh chết đến thì có ai thay ta mà chịu cái nguy này, chẳng bằng không có, khỏi lo ai thay. Thiên hạ có cha từ con hiếu, thương nhau thấu gân xương, bệnh chết đến cũng không thay thế nhau được. Như thân giả dối này, tới lúc khổ đến thì tuy ở địa vị cao sang, bà con thân thích ở bên mà như người mù cầm đuốc, có ích gì cho kẻ không mắt. Ta thấy các hạnh vô thường đều không phải chân, vui ít khổ nhiều thân không phải của mình. Thế gian hư vô chẳng có gì lâu dài, sinh vật đều có chết, sự thành phải có bại, an thì có nguy, được thì có mất. Muôn vật rối rắm đều trở về không. Tinh thần vô hình, quậy đục không trong, cho đến cái nguy sinh tử không phải chịu một lần mà thôi. Chỉ vì tham ái che trong lưới si, chết chìm trong sông sinh tử không tỉnh giác. Cho nên ta nhất tâm suy rõ tánh bốn không, đoạn sắc dứt giận, dứt cầu niệm không, trở về nguồn gốc mới biết cội nguồn, đúng như nguyện thì mới yên ổn. Vua Bình Sa vui mừng nói lành thay, lành thay. Bồ Tát chí diệu, thế gian ít có, khi được Phật Đạo, xin độ tôi trước. Thái Tử im lặng ra đi. Khi lội qua sông Ni Liên Thiền thì Trời khiến cho sông tạm cạn. Qua sông rồi đi được mấy mươi dặm, thì có hai anh em Phạm Chí, mỗi vị cùng đệ tử sống ở bên khe núi. Đến hỏi Đạo, bảo rằng:
Chúng tôi thờ Phạm Thiên, kính lễ mặt Trời, mặt trăng. Hằng ngày thờ lửa, chỉ có nước là sạch. Bồ Tát nói đây là pháp sinh tử không phải chân Đạo. Vì sao? Vì nước không thường đầy, lửa không nóng lâu, mặt Trời có mọc lặn mặt trăng có tròn khuyết. Đạo ở thanh hư, nước làm sao khiến cho tâm thanh tịnh đựơc. Rồi bỏ mà đi.
Thái Tử tiến lên đến chỗ Tiên A La La. Lúc đó, các Trời bảo vị Tiên rằng:
Tát Bà Tất Đạt bỏ nước, từ biệt cha mẹ, vì cầu Đạo Vô Thượng Chánh Chân, vì muốn cứu khổ tất cả chúng sinh, nay đã đến đây. Vị Tiên nghe các Trời nói thì rất vui mừng, chốc lát Thái Tử đến liền ra đón rước. Thấy Thái Tử diện mạo đẹp đẽ, oai nghiêm thì rất yêu mến, liền bảo Thái Tử rằng:
Việc Thái Tử từ khi mới sinh và Xuất Gia đến nay tôi đều biết rõ, từ nhà lửa mà tự giã ra đi, như chim ở trong lưới mà thoát ra. Từ xưa các Vua lúc còn trẻ thì mặc tình thọ hưởng năm dục, sau mới bỏ nước mà Xuất Gia Đạo. Nay Thái Tử bỏ tuổi xuân, nhàm chán năm dục mà đến đây thật là khác thường, ắt siêng năng mau thoát bờ kia. Thái Tử đáp:
Ngài có thể nói cho tôi pháp cắt đứt sinh già bệnh chết hay chăng? Tiên đáp hay lắm, lành thay. Trước hết, chúng sinh từ ngu mê vô thỉ mà khởi ngã mạn, từ ngã mạn mà khởi tâm si, từ si tâm mà sinh nhiễm ái, từ nhiễm ái mà sinh năm khí vi trần, từ năm khí vi trần mà sinh năm đại, từ năm đại mà sinh ra các phiền não tham dục, sân giận, v.v…, do đó mà bị trôi giạt trong sinh già bệnh chết, lo buồn khổ não, nay vì Thái Tử nói lược như thế. Nay tôi đã biết ông nói về nguồn gốc sinh tử, vậy có cách nào dứt được. Tiên nói nếu muốn chặt bỏ gốc sinh tử này thì trước phải tu trì giới hạnh, khiêm tốn nhẫn nhục, ở chỗ vắng tu tập Thiền Định, lìa bỏ dục ác và các pháp bất thiện, có giác có quán được Sơ Thiền. Trừ giác quán định, sinh ra hỷ tâm, được Đệ Nhị Thiền, bỏ hỷ tâm mà được chánh niệm, đủ căn lạc mà được Đệ Tam Thiền, bỏ khổ lạc mà được tịnh niệm, nhập xả căn thì được Đệ Tứ Thiền, được Vô Tưởng Báo. Có một vị thầy nói như chỗ này thì gọi là giải thoát. Từ định giác rồi sau mới biết chưa phải là chỗ giải thoát. Bèn lìa sắc tưởng mà nhập vào Không Xứ, diệt tưởng hữu đối mà vào Thức Xứ Diệt. Vô lượng tưởng thức chỉ quán một thức vào Vô Sở Hữu Xứ. Lìa các tướng mà vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Xứ này gọi là rốt ráo giải thoát, là bờ kia của các học giả. Nếu Thái Tử muốn dứt khổ sinh già, bệnh, chết thì phải tu học các hạnh như thế. Thái Tử nghe nói thì tâm không vui liền tự suy nghĩ rằng chỗ biết của ông ấy chưa phải là chỗ rốt ráo, chưa phải là dứt hết các kiết phiền não. Liền bảo nay tôi đối với các pháp mà ông nói có chỗ chưa hiểu, như Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ là có ngã hay không ngã. Nếu nói không ngã thì chẳng nên nói Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, nếu nói có ngã thì ngã là có biết hay ngã là không biết? Nếu ngã không biết thì đồng với gỗ đá, còn nếu ngã có biết thì có phan duyên. Đã có phan duyên thì có đắm nhiễm. Đã có đắm nhiễm thì không phải giải thoát ông đã hết các kiết thô mà không tự biết các kiết tế vẫn còn. Do đó mà cho là rốt ráo. Các kiết tế lớn lên lại bị các hạ kiết (các kiết sau). Cho nên biết không phải là vượt qua bờ kia. Nếu trừ được ngã và ngã tưởng, tất cả đều bỏ hết thì mới gọi là chân giải thoát. Vị Tiên làm thinh tự nghĩ lời Thái Tử nói rất sâu mầu. Thái Tử hỏi vị Tiên:
Ông bao nhiêu tuổi mới Xuất Gia, tu phạm hạnh được bao nhiêu năm. Tiên đáp ta Xuất Gia năm mười sáu tuổi, tu phạm hạnh đến nay đã một trăm lẻ bốn năm. Thái Tử nghĩ Xuất Gia đến nay đã lâu mà được Chánh Pháp chỗ như thế sao? Thái Tử vì muốn cầu thắng pháp (pháp cao siêu) bèn từ giã vị Tiên. Vị Tiên bảo:
Ta từ lâu tu tập khổ hạnh này mà chỉ được như thế, ông là dòng Vua làm sao tu khổ hạnh được. Thái Tử nói Pháp ông tu không phải là khổ, có điều rất khổ khác, là Đạo khó thực hành.
Vị Tiên thấy Thái Tử có trí tuệ, ý chí lại bền chắc, biết là chắc chắn sẽ thành bậc Nhất Thiết Chủng Trí. Liền bảo nếu Ngài thành Đạo xin độ tôi trước. Thái Tử đáp tốt lắm. Rồi Thái Tử đến chỗ vị Tiên Ca Lan luận nghị đối đáp cũng như thế. Thái Tử liền bỏ ra đi. Khi Thái Tử đã điều phục hai vị Tiên, A La La và Ca Lan rồi, liền đến rừng khổ hạnh ở núi Già Xà là chỗ ở của năm anh em Kiều Trần Như, ở bên bờ sông Ni Liên Thiền mà ngồi suy nghĩ quán sát căn cơ chúng sinh phải nên sáu năm khổ hạnh mà độ. Suy nghĩ xong liền tu khổ hạnh. Do đó các vị Trời hiền dâng mè gạo. Thái Tử vì cầu Đạo chân chính nên tịnh tâm giữ giới ngày chỉ ăn một hạt mè, hạt gạo. Nếu có người xin thì cũng đem cho. Bấy giờ, năm anh em Kiều Trần Như thấy Thái Tử ngồi suy nghĩ tu khổ hạnh thì họ cũng tu khổ hạnh mà cúng dường Thái Tử không rời. Sau sai một người về báo với VuaBạch Tịnh và các Đại Thần về việc Thái Tử tu khổ hạnh. Khi ấy, Vương Sư và các Đại Thần đã về đến cửa cung, thân thể ốm gầy mặt mày buồn khổ cũng như người có tang người thân. Vua nghe báo thì nghẹn ngào không nói nên lời. Lâu sau, Vua mới hỏi:
Thái Tử là tánh mạng của ta vì sao các khanh chỉ về một mình. Vương Sư đáp:
Chúng thần đến chỗ Tiên Bạt Già để tìm Thái Tử, sau đó gặp Thái Tử ngồi suy nghĩ dưới gốc cây, chúng thần có nhắc đến ân tình của Đức Vua, Di Mẫu và Gia Du Đà La thì Thái Tử đáp:
Chẳng lẽ ta chẳng biết ân tình của phụ và thân thích nhưng chỉ vì sợ khổ sinh tử và biệt ly vì muốn cắt đứt nó mà đến đây. Các lời nói ấy tượng trưng cho ý chí bền chắc như núi Tu Di chẳng thể lay động. Rồi bỏ chúng tôi mà đi như bỏ cỏ rác. Chúng thần bèn chọn năm người theo hầu Thái Tử để theo dõi. Có một người đã về báo Thái Tử đến chỗ hai vị tiên A La La và Ca Lan, vượt sông hằng rồi đến thành Vương Xá. Lúc đó, Vua Tần BàTa La đến gặp Thái Tử phương tiện khuyên không nên Xuất Gia hứa chia nước để trị, hoặc trị cả nước, hoặc đem quân đánh chiếm các nước khác, v.v… Nhưng Thái Tử đều không nhận. Rồi đến luận bàn hàng phục hai vịTiên A La La và Ca Lan. Sau đó, đến núi Già Xà bên sông Ni Liên Thiền mà tu khổ hạnh v.v… Vua nghe xong toàn thân run rẩy bảo rằng: Thái Tử bỏ ngôi Vua Chuyển luân, bỏ vui ân ái của cha mẹ thân thuộc, ở sâu trong rừng núi, tu các hạnh lành. Nay ta phước mỏng mất đứa con quí báu như thế. Rồi báo cho Di Mẫu và Gia Du Đà La biết. Bèn sắm sửa một ngàn xe lương thực, gọi Xa Nặc đem đến chỗ Thái Tử cúng dường trong mọi lúc không để thiếu thốn. Xa Nặc đến nơi thấy Thái Tử thân thể gầy ốm chỉ còn da bọc xương, cúi lạy rồi ngất xỉu, hồi lâu tỉnh lại, khóc lóc thưa rằng:
Đức Vua ngày đêm nhớ thương Thái Tử, sai con đem ngàn xe lương thực đến nuôi dưỡng Thái Tử. Thái Tử bảo ta trái ý Đức Vua và thân thích, bỏ nước bỏ ngôi, từ xa đến đây cầu chí Đạo, sao lại nhận thức ăn này. Xa Nặc nghĩ rằng:
Thái Tử không nhận, ta phải tìm người đưa xe lương thực về cung, còn ta ở lại để hầu hạ Thái Tử. Cho nên Xa Nặc ngày đêm theo dõi Thái Tử không rời. Bấy giờ, Thái Tử nghĩ rằng:
Nay Ta ngày chỉ ăn một hạt mè hạt gạo, cho đến bảy ngày mới ăn một hạt mè, hạt gạo thân thể ốm gầy như cây khô, tu khổ hạnh đã tròn sáu năm mà chẳng được giải thoát, cho nên biết là chẳng phải Đạo:
Không bằng ngày xưa ngồi dưới cây Diêm Phù suy nghĩ pháp lìa dục tịch tịnh là pháp rất chân chánh. Naynếu ta dùng thân gầy ốm này mà chứng Đạo thì các ngoại đạo sẽ nói rằng thân đói khát là nhân của Bát NiếtBàn. Nay ta tuy gân cốt đều có sức mạnh Na La Diên nhưng cũng không dùng đây mà chứng đạo quả. Ta sẽ ănlại, sau mới thành Đạo. Nghĩ đoạn, bèn đứng dậy xuống sông Ni Liên Thiền tắm gội. Tắm xong, thân thể quá yếu chẳng lên bờ được. Các Trời bèn đưa cành cây xuống để Thái Tử vịn vào đó mà leo lên. Lúc đó, trong rừng có một cô gái chăn bò tên là Nan Bà Ba La. Trời Tịnh Cư đến khuyên rằng:
Thái Tử đang ở trong rừng, ngươi nên đến cúng dường. Cô gái nghe xong lòng rất vui mừng. Bấy giờ, từ đấtmọc lên hoa sen ngàn cánh, trên có cháo sữa nhừ. Cô gái ngạc nhiên bèn lấy sữa nhừ ấy đem đến lạy dâng Thái Tử. Thái Tử nhận cháo liền chú nguyện rằng:
Ăn sữa nhừ này giúp người ăn khí lực đầy đủ, còn người thì sẽ được yên vui không bệnh sống lâu và trí tuệ đầy đủ. Thái Tử lại nói Ta vì thành thục tất cả chúng sinh nên nhận thức ăn này. Nguyện rồi ăn xong thì thân thể sáng nhuận, khí lực đầy đủ, có khả năng chứng quả Bồ Đề.
Khi ấy, năm anh em Kiều Trần Như thấy Thái Tử ăn lại thì cho là đã lui sụt, bèn bỏ đi. Thái Tử một mình đến dưới cây Tất Bát La tự phát thệ rằng:
Ngồi dưới cây này nếu Ta không thành Đạo thì quyết không đứng dậy. Bồ Tát đức trọng, đất không thể hơn. Khi Thái Tử bước đi thì đất đai rung chuyển phát ra những âm thanh rất lớn, khiến các con rồng mù tâm rất vui mừng, hai mắt đều mở sáng bảo rằng:
Từng thấy các Đức Phật trước đều có điềm lành này. Các rồng từ đất vọt lên lạy Bồ Tát. Lúc đó, có năm trăm con chim sẻ màu xanh bay trên hư không nhiễu quanh bên phải Bồ Tát. Mây hiện đủ các mầu đẹp đẽ, gió thơm nổi lên. Bấy giờ, các con rồng mù nói kệ khen rằng:
Bồ Tát đi đến đâu
Đất rung chuyển sáu cách,
Phát tiếng lớn sâu xa
Ta nghe mà sáng mắt
Lại thấy trên hư không
Chim sẻ nhiễu Bồ Tát
Mây lành nhiều mầu đẹp
Gió thơm rất mát mẻ
Tất cả điềm lạ này
Đều giống Phật quá khứ.
Do đó biết Bồ Tát
Chắc chắn thành Chánh Giác.
Bồ Tát suy nghĩ Chư Phật quá khứ lấy gì làm Tòa ngồi để thành Đạo Vô Thượng? Liền biết rằng các Ngài lấy cỏ làm Tòa. Thích Đề Hoàn Nhân hóa thành người phàm cầm bó cỏ mềm. Bồ Tát hỏi ông tên gì thì đáp tên Cát Tường. Bồ Tát vui mừng nói:
Ta phá điều không tốt mà thành điều tốt (Cát Tường). Cát Tường dâng cỏ cho Bồ Tát mà nguyện rằng: Như Lai thành Đạo xin độ tôi trước. Bồ Tát trải cỏ rồi ngồi kiết già, đúng pháp Chư Phật quá khứ mà thề rằng chẳng thành Chánh Giác thì không bao giờ đứng dậy. Lúc đó, các Trời, Rồng, Quỉ thần đều vui mừng, gió thơm mát nổi lên, các thú chim chóc im tiếng, mây đẹp nhẹ bay, bụi bặm đều lắng sạch thì biết là tướng Bồ Tát sẽ thành đạo.
Kinh Quán Phật Tam Muội nói: Vừa thí cỏ ngồi, đất liền rung chuyển dữ dội. Các Trời hóa thành tám muôn cây Phật có Tòa ngồi Sư Tử. Có cây Phật cao đến tám ngàn dặm, hoặc bốn ngàn dặm. Tất cả các vị Trời đều nghĩ Bồ Tát sẽ ngồi trên tòa của mình mà không ngồi trên Tòa khác. Các chúng sinh thấp kém vốn có phước mỏng nên thấy Bồ Tát ngồi trên nệm cỏ. Bồ Tát ngồi xong, nghĩ rằng:
Ma ba tuần rất tôn quí kia thấy ta sắp thành Vô Thượng Chánh Giác chắc chắn sẽ đến đây để dụ dỗ ta mà lôi kéo chúng sinh ba cõi.
Kinh Thọ Thai nói: Ngồi dưới cây Diêm Phù bốn mươi tám ngày, quán cây suy nghĩ, cảm động Trời đất, rung chuyển sáu cách, phát ra ánh sáng rực rỡ trùm khắp cung ma. Khi ấy, ma ba tuần đang ngủ, mộng thấy ba mươi hai thứ biến hóa như:
Cung điện tối đen, cung điện dơ bẩn, vào đường nghiêng, ao nước khô cạn, nhạc khí hư hoại, quỉ Duyệt Xoa đầu đều rơi xuống đất, các vị Trời bỏ đi chẳng nghe lời, v.v… Từ trong mộng thức dậy sợ sệt vô cùng. Liền hội họp các quan binh ma kể điềm mộng và tìm cách khắc phục. Ma bèn gọi ngàn người con, trong đó năm trăm người con thì tin ưa Bồ Tát, còn năm trăm người con thì còn tánh ác nghe lời ma dạy. Ma vương rối loạn bảobốn con gái:
Một tên Dục Phị, hai tên Duyệt Bỉ, ba tên Khoái Quán, bốn tên Kiến Trùng, các con hãy đến phá rối tịnh hạnhcủa ông ấy. Các cô gái đến chỗ Bồ Tát õng ẹo liếc mắt đưa tình hiện ba mươi hai vẻ đẹp, phơi bày tay chânđùi ngực, làm các thứ chim hót. Ma nữ khéo mê hoặc nhất bảo rằng:
Chúng tôi đang lúc xuân thì đẹp hơn ngọc nữ, nguyện ngày đêm hầu hạ Ngài. Bồ Tát bảo rằng:
Các ngươi nhờ phước xưa mà được thân Trời, hình thể đẹp mà lòng dạ xấu ác, túi da bọc chứa chất hôi thúikia tới đây làm gì, Ta không cần dùng. Các ma nữ bỗng trở thành già khú, liền chạy về cung Vua.Kinh Quán Phật Tam Muội nói: Ma có ba con gái, cô gái lớn tên Duyệt Bỉ, cô thứ hai tên Hỷ Tâm, cô thứ ba tên Đa Mịthưa cha:
Chúng con sẽ đến phá rối cha chớ lo. Rồi tự trang điểm đẹp đẽ gấp ngàn muôn lần ma mẹ, nũng nịu liếc mắt, kính lễ nhiễu quanh Bồ Tát bảy vòng bạch rằng:
Thái Tử lúc sinh thời muôn người hầu hạ, sao bỏ ngôi Trời mà đến ngồi dưới gốc cây này. Nay chúng tôi làthiên nữ sáu tầng Trời khó sánh, nguyện đem thân hèn hạ này cung phụng Thái Tử. Chúng tôi có tài xoa bóp,xin xoa bóp để Ngài thư thái, xin dâng cam lộ để Ngài thưởng thức. Thái Tử thân tâm vẫn yên lặng bất động.Từ giữa hai đầu chân mày phát ra ánh sáng, khiến ba ma nữ máu mủ và các bộ phận ruột gan, tim phổi, dạ conhiện ra rõ ràng có vô số trùng nhỏ đeo bám hút chích. Các nàng nôn mửa lại thấy thân mình bên trái có đầurắn, bên phải có đầu chồn, ở giữa là đầu chó, lưng đeo mụ già, tay ẵm em bé chết, cúi xuống rún thì thấy các bộ phận hôi thúi dơ bẩn, lại có các con đỉa có nhiều miệng, miệng có chất độc đeo bám ăn hút nữ căn. Các ma nữ thấy rồi thì tâm khổ sở đau đớn như bị tên bắn, gầm đầu than thở trở về cung ma. Ma vương giận quá, liềnsai khắp sáu tầng Trời cùng tám bộ đến chỗ Cù Đàm. Lúc đó, các quỉ nhiều như mây nổi, hoặc có các quỉ đầu như đầu trâu, đầu có bốn mươi tai, tai có tên sắt nhọn lửa cháy trên đầu. Lại có các quỉ đầu như đầu chồn, cómười ngàn mắt, tiếng nói như sấm sét. Các quỉ thần khoáng dã, các Đại Tướng quân thì một cổ sáu đầu, bụngcó sáu mặt, đầu gối có hai mặt, mình có lông như tên, lắc mình thì bắn vào người. Mắt trợn đỏ quạch, máutuôn ra mà chạy xộc đến. Ma bảo các quỉ “Ông Cù Đàm kia biết Thần Chú”. Hãy nổi bốn binh hóa đông nhưrừng rậm sẽ làm cho sợ sệt từ trên hư không mà xuống chỗ cây Đạo. Ma Vương lại nghĩ có lẽ chúng nàykhông hàng phục được Cù Đàm, liền cởi mũ báu quăng xuống đất, đến cung Vua Diêm La bảo các quỉ rằng:Ngục tốt các người và Vua Diêm La ở địa ngục A Tỳ, hãy đem rừng dao kiếm nhọn, xe lửa, lò than nóng v.v…tất cả đều đến Diêm Phù Đề. Ma vương hét lớn, sai các binh ma mau hại Cù Đàm. Từ trên hư không sấm sét, mưa hoàn sắt nóng, đao kiếm vũ khí giao nhau trên hư không. Nhưng các mũi tên lửa không đến gần Bồ Tátđược. Khi ấy, Bồ Tát phát ra luồng sáng rực rỡ từ giữa hai đầu chân mày đến địa ngục A Tỳ, khiến các ngườitội thấy nước phun ra lửa lớn tạm thời tắt hết, liền nhớ các tội đã làm từ đời trước, tâm liền mát mẻ niệm Nam Mô Phật, do đó tội báo đều hết, lập tức sinh lên làm người. Ma thấy việc ấy thì buồn bã trở về cung. Ánh sáng từ sợi lông trắng giữa hai đầu chân mày chiếu đến sáu tầng Trời cõi dục thì thấy trong lỗ lông trắng có hoa senbáu, bảy Đức Phật quá khứ đều ngồi trên hoa. Ánh sáng sợi lông trắng chiếu đến cõi Vô Sắc, chiếu khắp tất cả như gương Pha Lê. Tám vạn bốn ngàn thiên nữ thấy thân ma ba tuần như cây khô, chỉ nhìn ánh sáng sợi lông trắng của Bồ Tát, có vô số Thiên Tử và thiên Nữ đều phát đạo tâm Vô Thượng Bồ Đề. Lúc đó, ma vương đếntrước Bồ Tát gây trở ngại. Bồ Tát dùng năng lực trí tuệ chỉ tay xuống đất tức thì đất động, cung điện ma đềunghiêng ngã rơi đổ. Hàng phục ma oán rồi thì thành Chánh Giác. Khi Bồ Tát ngồi dưới cội cây phát thệ lớn thì tám bộ Trời rồng đều vui mừng ở trên hư không mà khen ngợi. Lúc đó, sáu tầng Trời ma vương tự nhiên cung điện lay động, ma vương lòng rất buồn khổ, tinh thần rối loạn tự nghĩ rằng:
Sa Môn Cù Đàm ở dưới cội cây bỏ hết năm dục ngồi yên suy nghĩ, chẳng bao lâu sẽ thành Đạo Chánh Giác. Nếu Đạo ấy thành thì rộng độ tất cả sẽ hơn Chánh Giác của ta. Vậy khi Đạo chưa thành hãy đến phá rối. Khiấy, ma con Tát Đà thấy ma cha lo lắng thì hỏi duyên cớ. Ma cha nói:
Sa Môn Cù Đàm nay ngồi dưới cây Đạo sắp thành sẽ vượt hơn ta, nay ta muốn đến phá hoại. Ma con khuyêncha rằng:
Bồ Tát thanh tịnh vượt ngoài ba cõi, thần thông trí tuệ đều sáng suốt, tám Bộ Trời rồng đều khen ngợi, sức chakhông thể dẹp được, làm các việc ác sẽ vời họa vào thân.
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Ma vương chẳng nghe bèn vời ba ngọc nữ:
1/ Dục Phi;
2/ Duyệt Bỉ;
3/ Khoái Quán đến phá hoại hạnh Bồ Tát.
Bấy giờ, ba ngọc nữ đều mặc y phục diêm dúa, đeo chuỗi anh lạc cõi Trời, cực kỳ đẹp đẽ, dùng thủ thuật yêu mị để phá rối Bồ Tát. Bồ Tát tâm tịnh như châu lưu ly, chẳng thể nhiễm ô. Ba nàng bạch rằng: Hỡi đấng ân đức chí trọng! Các Trời đều kính cúng dâng chúng tôi đến Ngài, chúng tôi đang lúc tuổi xuân đẹp đẽ, ngọc nữ khó sánh bằng, xin nguyện ngày đêm túc trực hầu hạ Ngài. Bồ Tát đáp:
Các người nhờ phước xưa nay được làm Trời, chẳng nghĩ vô thường mà làm yêu mị, hình thể đẹp nhưng lòng dạ xấu ác, ví như bình đẹp mà chứa chất độc thì tự hoại mình đâu có gì lạ. Phước chẳng được lâu, dâm ác bất thiện tự phá thân mình, chết rồi sẽ đọa vào ba đường ác, làm thân chim thú muốn thoát ra khó được. Bọn ngươi phá loạn chánh ý của người, chẳng phải là hạt giống thanh tịnh. Da bọc đầy cứt đái đến đây làm gì, đi đi ta không cần.
Ba ngọc nữ liền biến thành mụ già, không trở lại thân cũ được. Ma có ba cô con gái hình dung đẹp đẽ bậc nhất, yêu nghiệt khéo mê hoặc lòng người, xây ướp hương Trời, đeo chuỗi anh lạc, một tên là Nhiễm Dục, hai tên là Năng Duyệt Nhân, ba tên là Khả Lạc, hỏi cha ma vì sao buồn lo. Cha nói:
Thế gian nay có Sa Môn Cù Đàm, thân mang áo giáp pháp, bắn tên trí tuệ, muốn hàng phục chúng sinh phá hư cảnh giới của Ta. Nếu ta không bằng, chúng sinh sẽ tin ông ấy mà Quy Y, cõi ta sẽ trống không vì thế nên ta buồn khổ, nhân khi chưa thành Đạo hãy đến phá hoại. Do đó, ma vương tay cầm cung mạnh và năm mũi tên, cùng nam nữ quyến thuộc đồng thời đến chỗ cây Tất Bát La. Thấy Thích Ca Mâu Ni yên tịnh bất động muốn độ thoát biển sinh tử ba cõi. Bấy giờ, ma vương tay trái cầm cung, tay phải lấp tên, bảo Bồ Tát rằng:
Ông thuộc dòng Sát Lợi, cái chết đáng sợ sao không mau dứng dậy làm Vua Chuyển Luân mà bỏ pháp Xuất Gia tu hành đi thì sẽ sinh lên cõi Trời, Đạo bậc nhất này các bậc Tiên Thánh đã làm. Ông thuộc dòng họ Sát Lợi Chuyển Luân mà làm khất sĩ là không đúng. Nay nếu ngồi yên không đứng dậy mà xả bỏ bổn thệ thì ta sẽ bắn chết ông. Một khi bắn ra thì các tiên khổ hạnh đều khiếp vía bất tỉnh, huống chi là Cù Đàm nhà ngươi bị tên độc này. Hãy mau đứng dậy để giữ toàn mạng sống. Nhưng Bồ Tát vẫn an nhiên bất động. Ma vương bèn bắn tên và đưa Thiên nữ đến. Bồ Tát không ngó tên mà tên tự dừng trên hư không, đầu nhọn hóa thành hoa sen. Lúc đó, ba vị thiên nữ bạch Bồ Tát rằng:
Này bậc chí đức Trời người đều cung kính, chúng tôi đang lúc xuân thì, ngọc nữ đẹp nhất cũng không bằng, nay xin hiến thân sớm tối hầu hạ Ngài. Bồ Tát nói:
Các ngươi có gieo trồng chút ít pháp lành mà được thân Trời, chẳng nghĩ vô thường lại làm việc yêu mị, hình dáng tuy đẹp mà lòng dạ xấu dơ, dâm hoặc bất thiện, chết rồi sẽ đọa vào ba đường ác, làm thân chim thú khó thoát ra được. Nay các ngươi muốn phá rối định ý không phải là tâm thanh tịnh, hãy đi đi ta không cần dùng. Bấy giờ, ba thiên nữ biến thành mụ già đầu bạc, da nhăn, răng rụng, còn da bọc xương, bụng to như trống, chống gậy lụm cụm. Ma vương thấy Bồ Tát chí bền chắc như thế bèn tự nghĩ, ta xưa có lần ở núi Tuyết bắn Ma Hê Thủ La liền sợ mà lui sụt tâm lành mà nay không thể lay chuyển được Cù Đàm. Mũi tên này và ba con gái ta không thể lay chuyển được, thật là đáng giận. Vậy phải làm cách khác. Rồi nhẹ lời dụ dỗ Bồ Tát rằng:
Nếu không thích vui cõi người thì hãy lên cõi Trời. Ta đem ngôi Trời và năm dục lạc tặng ông. Bồ Tát đáp rằng:
Người đời trước có tu chút ít nhân bố thí, nay được làm Vua Trời Tự Tại. Phước này hết rồi sẽ trở lại chìm đắm trong ba đường khó thoát ra. Đây là tội ngươi làm chẳng phải do ta muốn. Ma nói quả báo của Ta thì ông đã biết, quả báo của ông có ai biết được đâu? Bồ Tát đáp:
“Quả báo của ta có đất này biết”. Nói xong thì đất rung chuyển sáu cách, thần đất cầm bình bảy báu đựng đầy hoa sen từ đất vọt lên bảo ma rằng:
Xưa Bồ Tát lấy đầy mắt tủy não cho người, máu chảy ra thấm sâu vào đất. Đất nước, ngôi vị, vợ con, ngựa voi, châu báu cũng đem cho người mà không hề tiếc là vì cầu Đạo Vô Thượng Chánh Chân, do đó nay ông chẳng thể làm náo loạn Bồ Tát được. Ma nghe xong thì sợ hãi run rẩy. Lúc đó, thần đất lễ Bồ Tát, dâng hoa cúng dường rồi biến mất.
Kinh Tạp Bảo Tạng chép: Xưa Như Lai ở dưới cây Bồ Đề, ác ma ba tuần đem tám mươi ức chúng đến phá hoại Bồ Tát. Đến chỗ Như Lai nói rằng:
Này Cù Đàm! Ông một mình sao ngồi đây, nếu không mau đứng dậy đi thì ta sẽ ném ông xuống biển. Phật nói:
Trong thế gian không ai ném ta xuống biển được. Người đời trước có xây một ngôi Chùa, thọ Bát Quan Traimột ngày, thí cho Bích Chi Phật một bữa ăn cho nên sinh vào sáu tầng Trời cõi Dục làm ma vương. Mà nay ta trong ba A Tăng Kỳ kiếp tu nhiều công đức. A Tăng Kỳ kiếp đầu ta cúng dường vô lượng Chư Phật, A Tăng Kỳ kiếp thứ hai và ba cũng giống như thế. Còn cúng dường bậc Thanh Văn, Duyên Giác thì nhiều không thể tánh đếm. Tất cả mặt đất không có hạt cát nào chẳng phải xương ta.
Ma nói: Ngày xưa ta thọ giới một ngày, cúng dường Bích Chi Phật một bữa ăn tin là có thật, ta tự biết, ông cũng biết ta, còn việc của ông thì có ai làm chứng hay không? Phật bèn chỉ tay xuống đất bảo “Đất này làm chứng cho ta”. Lúc đó, mặt đất rung chuyển sáu cách. Thần Đất từ lớp kim cương vọt lên chắp tay bạch Phật:
Con làm chứng cho Ngài. Từ khi có trái đất này con thường ở trong đó. Lời Như Lai nói đúng, thật không luống dối. Phật bảo ma ba tuần:
Ngươi lay động được bình này thì mới xô ta xuống biển được. Bấy giờ, ma ba tuần và tám mươi ức chúng không lay động được mà nghiêng ngả rơi xuống và bỏ chạy tán lọan. Bấy giờ, ma vương tự nghĩ ta dùng cung mạnh tên bén và ba con gái để dụ dỗ mà bằng mọi cách chẳng phá hoại được tâm Cù Đàm. Lại dùng cách khác, phải tập họp binh ma dùng sức ép bức. Bỗng các quân ma kéo đến đầy khắp hư không, có nhiều hình dạng tay cầm kích bén nhọn hoặc đầu như gốc cây to, tay cầm gậy vàng, các thứ dụng cụ chiến đấu đều đầy đủ. Hoặc chó, cá, lừa, ngựa, Sư Tử, đầu rồng, hùm beo, lang sói và các loài thú khác, hoặc một thân có nhiều đầu, mặt có một mắt hoặc nhiều mắt, hoặc bụng to thân cao, hoặc ốm nhom, hoặc chân dài gối to, hoặc nanh bén móng nhọn, hoặc đầu ở trước ngực, hoặc hai chân mà nhiều thân, hoặc mặt to, hoặc mặt hai bên màu xám tro, hoặc thân phun lửa khói, hoặc trần truồng, hoặc sắc mặt nửa đỏ nửa trắng, hoặc môi dài chấm đất, hoặc hình voi cõng núi, hoặc mang da hổ hay da Sư Tử rắn, hoặc rắn quấn khắp thân, hoặc trên đầu lửa cháy, hoặc đi ngang như cua, hoặc nhảy xổm, hoặc bay trên hư không v.v… có các hình dạng ghê tởm, như thế nhiều không kể xiết vây quanh Bồ Tát, hoặc muốn xé xác Bồ Tát, hoặc bốn phương nổi khói lửa khắp Trời, hoặc la hét tiếng động cả hang núi, gió thổi lửa bụi mịt mù chẳng thấy gì, bốn biển lớn nước cùng lúc sôi sục. Các Trời người hộ pháp đều giận, các Vua càng giận dữ lỗ chân lông tuôn ra máu. Các vị Trời Tịnh cư thấy các ác ma phá rối Bồ Tát thì từ tâm thương xót bèn hạ xuống đầy khắp hư không, thấy chúng ma quân vô lượng vô biên vây quanh Bồ Tát phát ra tiếng ác to lớn rung chuyển Trời đất. Bồ Tát tâm định, sắc mặt không hề biến đổi, cũng như Sư Tử ở trước bầy nai, thảy đều khen rằng:
Hoan hô, kỳ lạ thay! Việc chưa từng có! Chắc chắn Bồ Tát sẽ thành Chánh Giác. Các chúng quân ma cùng nhau ra sức đánh phá Bồ Tát, hoặc húc sừng trợn mắt nhăn răng, hoặc bay ngang dọc, quăng ném loạn xạ. Bồ Tát xem như trò trẻ con đùa giỡn, quân ma càng giận dữ cố sức đánh càn. Bồ Tát thương xót khiến chúng lượm đá không được, kẻ lượm được thì ném xuống không được, kẻ múa dao kiếm thì dừng đứng trên hư không, sấm sét mưa lửa thành hoa năm mầu, rồng dữ phun độc biến thành gió thơm, các loại quỉ hình thù xấu xa muốn hủy hại Bồ Tát mà không động được. Có hai chị em ma Di Đà và Ca Lợi, tay đều cầm sọ người ở trước Bồ Tát biến thành hình lạ mà quấy rối, dùng các hình xấu xí nhát Bồ Tát, nhưng chẳng hề làm động được Bồ Tát. Ma càng lo buồn. Trên hư không có vị thần tên là Phụ Đa, ẩn thân nói rằng:
Nay ta thấy Đức Thích Ca Mâu Ni tâm ý an nhiên, không chút sợ sệt. Các ma ấy khởi tâm ác độc, ở chỗ không oán thù mà nổi giận ngang trái, là các ma si ác, cực nhọc mà không làm gì được, ngày nay phải bỏ tâm giận hại. Miệng các ngươi có thể thổi núi Tu Di làm cho sụp đổ, lửa các ngươi có thể khiến cho băng hà sôi sục, có thể khiến cho đất bền chắc trở nên mềm nhũn. Nhưng các ngươi không thể phá hại quả lành của Bồ Tát đã nhiều kiếp tu tập, chánh tư duy siêng năng phương tiện, tịnh quang trí tuệ, bốn công đức này không thể dứt mất, chẳng thể bị các lưu nạn mà không thành Chánh Giác, như ngàn mặt Trời chiếu sáng sẽ hết tối tăm, dùi gỗ thì được lửa, đào đất thì được nước, siêng năng phương tiện, không cầu thì chẳng được. Chúng sinh thế gian chết bởi ba độc không có người cứu. Bồ Tát từ bi cầu thuốc trí tuệ vì đời mà dứt trừ tai nạn. Nay vì sao ngươi lại phá rối. Chúng sinh thế gian si mê, hoặc vô trí, mang đầy tà kiến. Nay lập ra pháp nhãn, đường chánh tu tập để dẫn dắt chúng sinh.
Nay vì sao ngươi phá rối Đạo Sư thì chẳng thể được. Ví như ở trong chốn hoang vắng mà muốn lừa gạt người dẫn đường các thương buôn. Chúng sinh đọa vào ngục tối tăm, mịt mù không biết chỗ ở. Bồ Tát đốt lên đèn đại trí tuệ, nay sao ngươi muốn thổi tắt. Nay chúng đang chết chìm trong biển sinh tử, Bồ Tát làm thuyền báu trí tuệ, nay vì sao ngươi muốn nhận chìm. Nhẫn nhục là mầm rễ bền chắc, Vô Thượng đại pháp là quả to, nay vì sao ngươi muốn phá bỏ. Tham sân si cột trói chúng sinh, Bồ Tát khổ hạnh muốn cởi ra, ngày nay quyết định ở dưới cây này mà ngồi kiết già để thành Đạo Vô Thượng. Đất này chính là Tòa Kim Cương của Chư Phật quá khứ. Các phương khác đều chuyển chỗ này mà không lay động, có khả năng nhận lấy Diệu Định các ông không thể phá hoại dẹp bỏ. Ngươi nay phải sinh tâm vui mừng, dứt ý kiêu mạn, nuôi lớn tri thức để phụng sự.
Lúc đó, ma vương nghe tiếng nói trên hư không như thế, lại thấy Bồ Tát vẫn an nhiên không đổi sắc. Ma liền hổ thẹn mà bỏ kiêu mạn liền trở về cung xưa. Các ma lo buồn, đều tan như băng rã, tình ý không còn hết oai lực, các vũ khí chiến đấu ngang dọc khắp đồng hoang, khi các ác ma suy sụp tan tác thì tâm Bồ Tát thanh tịnh rỗng sáng, bất động. Trời không khói mù gió không lay động. Ánh Trời chiều càng rực rỡ, ánh trăng sớm lấn át các sao, bóng tối bỗng nhiên biến mất. Các Trời trên hư không mưa hoa hương nhiệm mầu và trỗi nhạc cúng dường Bồ Tát.
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Ma vương nổi giận lại vời các Vua quỉ thần gồm một ức tám vạn tên, đều biến thành hình Sư Tử, gấu, beo, cọp, voi, ngựa, trâu, heo, chó, khỉ, vượn v.v… đầu thú mình người hoặc thân rắn đầu rùa có sáu mắt, hoặc một cổ nhiều đầu, nhe nanh giương vuốt, cõng núi phun lửa, sấm sét bốn bề, cầm mâu vác giáo. Bồ Tát vẫn từ tâm không hề sợ sệt, sắc mặt càng tươi vui. Binh ma quỉ không thể đến gần. Ma vương đến trước đối đáp với Phật.
Ma:
Tỳ Kheo tìm gì ngồi dưới cây
Vui chốn núi rừng giữa thú dữ,
Mây nổi lên mịt mù đáng sợ
Thiên ma vây quanh chẳng kinh sợ.
Bồ Tát:
Xưa Đạo chánh chân Phật đã làm
An nhiên trên hết dứt vô minh
Để thành đầy kho pháp tối thắng
Ta ngồi ở đây với ma vương.
Ma:
Rồi Ông sẽ làm Vua Chuyển Luân
Bảy báu bốn phương sẽ tự đến
Thọ hưởng năm dục không đâu hơn
Ở đây không Đạo, hãy về cung.
Bồ Tát:
Ta thấy dục mạnh nuốt lửa đồng
Bỏ nước như đàm, không ham thích.
Làm Vua cũng có già, bệnh, chết
Bỏ đây không lợi vật nói suông.
Ma:
Sao ngồi trong rừng mà nói to
Bỏ ngôi, bỏ nước vào rừng vắng
Chẳng thấy ta dấy bốn bộ binh
Voi ngựa bộ binh ức tám ngàn,
Hiện đủ mọi loài khỉ cọp beo
Mình người đầu thú và rùa rắn
Đều cầm gươm giáo, kích, xa mâu
Nhảy múa hò hét khắp hư không.
Bồ Tát:
Nếu có ức triệu giống thần võ
Vì ma như ngươi đến hội nầy,
Dùng dao, tên đánh như mưa gió
Nếu chẳng thành Phật không đứng dậy
Dù ý ma muốn ta lui sụt
Ta cũng tự thề không về suông
Ngươi nay phước địa sao bằng
Phật Như thế biết là ai sẽ thắng.
Ma:
Ta từng trọn đời ưa bố thí
Nên làm ma vương sáu tầng
Trời Bồ Tát biết phước đời trước ta
Tự xưng vô lượng ai làm chứng?
Bồ Tát:
Xưa ta, hạnh nguyện từ Định quang
Được thọ ký thành làm Phật Thích Ca
Tưởng lo sợ dứt nên ngồi đây
Ý nhất định phá dẹp quân ngươi
Ta vốn thờ phụng nhiều Chư Phật
Tiền của y phục thường thí người
Nhân giới chứa đức dầy như đất
Do đó dẹp tưởng không hoạn nạn
Bồ Tát liền dùng sức trí tuệ
Đưa tay chở đất là biết ta
Lập tức khắp đất đều rúng chuyển
Ma và bà con đều ngả nghiêng
Ma vương bại trận buồn mất lợi
Hôn mê ngồi ủ rũ trên đất
Nếu lại hiểu tâm là tỉnh ngộ
Lập tức Quy Y mà hối lỗi
Ta lại chẳng cần dùng binh khí
Hành các từ tâm bỏ ma oán
Đời có binh khí động lòng người
Mà ta đã bằng các chúng sinh
Như đã điều phục các voi ngựa
Sau đó, các trạng thái lại sinh
Nếu được điều phục như tánh
Phật Như Phật điều phục đều là nhân
Cả Trời thấy Phật bắt chúng ma
Nhẫn điều vô tưởng oán tự hết.
Các Trời vui mừng dâng hoa đến,
Khi Pháp Vương hoại, Pháp Vương thắng.
Vốn từ sức trí tuệ của ý
Tuệ năng tức thời dẹp bất tường
Khiến được kẻ thù làm anh em
Nên lễ người chứng đạo
Tứ đẳng mặt như trăng rằm sắc ung dung
Tiếng vang mười phương đức như núi
Cầu tướng mạo Phật khó sánh được
Cúi đầu kính lạy Tiên độ đời.
Bấy giờ, Bồ Tát dùng năng lực từ tâm, vào đêm mồng bảy tháng hai hàng phục quân ma rồi phát ra ánh sáng rực rỡ. Liền nhập định suy nghĩ chân đế, đối với các pháp mà Thiền định tự tại. Đều biết trong quá khứ làm các thiện ác, từ đây sinh kia, cha mẹ quyến thuộc giàu nghèo, sang hèn, tuổi thọ dài ngắn và tên họ thảy đều biết rõ. Liền khởi tâm đại bi đối với chúng sinh, mà tự nghĩ rằng:
Tất cả chúng sinh không ai cứu giúp, luân hồi năm đường không biết nẻo ra, tất cả đều luống dối không hề chân thật mà ở trong đó bỗng sinh ra khổ vui. Suy nghĩ như thế đến hết nửa đêm.
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Hôm ấy, đầu hôm thì được một thuật xà, tự biết việc đời trước từ vô số kiếpđến nay tinh thần thay đổi lần lượt thọ sinh vô số thảy đều biết rõ, đến phần thứ hai của đêm thì được hai thuậtxà, đều biết rõ tâm niệm của chúng sinh trong đường thiện ác họa phúc sinh tử, đến phần thứ ba của đêm, thì lậu kiết dứt hết, tự biết thuở xưa bốn thần túc tu tập. Niệm tinh Tấn định, Dục định, Ý định, Giới định cácpháp biến hóa. Chỗ muốn như ý, không cần nghĩ đến, thân bay đi được. Có thể biến một thân thành trăm ngàn muôn ức thân hoặc họp lại thành một thân. Có thể đi xuyên qua đất đá, tường vách. Có thể ở một phương màhiện ra hay biến mất. Có thể đi dưới nước, bay trên hư không, nằm ngồi giữa hư không như chim, thân đứngcao đến Trời Phạm Tự Tại, tay nắm bắt mặt Trời, mặt Trăng. Mắt thấy suốt, tai nghe suốt, ý dự biết các ý niệmcủa Trời, người, rồng, quỉ và các loài bò bay máy động, các việc thân làm miệng nói ý nghĩ đều thấy nghe biếtrõ. Ai có tham dâm, ai có giận dữ, ai có si mê, ai có ái dục hay không đều biết rõ. Ai có hạnh đại chí, ai cóhạnh nội ngoại, ai có thiện niệm hay bất thiện niệm, ai có nhất tâm hay không nhất tâm, ai có ý giải thoát haykhông ý giải thoát đều biết rõ. Bồ Tát thấy trong năm đường: Trời, người, địa ngục, súc sinh, ngạ quỉ có cha mẹ, anh em, vợ con tên tuổi trong ngoài đều biết rõ, biết việc một đời, mười đời, trăm ngàn muôn ức vô số đời đều biết rõ. Cho đến trong một kiếp Trời đất băng hoại rồi trống không, thành tựu các nhân vật, cho đến mườikiếp, và trăm ngàn muôn ức vô số kiếp, các thứ tên họ nội ngoại, ăn mặc khổ vui, tuổi thọ dài ngắn, chết đây sinh kia, trôi giạt các cõi, các thân thay đổi sinh già bệnh chết, hình sắc xấu đẹp, hiền ngu vui khổ, tất cả ba cõi đều phân biệt rõ. Thấy rõ Trời người quỉ thần theo chỗ làm mà sinh vào năm đường, hoặc đọa địa ngục,hay đọa súc sinh hoặc làm quỉ thần, làm người, làm Trời, có người sinh nhà giàu sang vui sướng hoặc nhànghèo hèn khổ sầu. Biết chúng sinh năm ấm mê mờ tự che, một là hình sắc, hai là đau ngứa, ba là suy tưởng,bốn là làm việc, năm là hồn thức đều quen năm dục. Mắt ham sắc, tai ham tiếng, mũi ham mùi, lưỡi ham vị,thân ham trơn láng, bị ái dục lôi kéo, mê tiền của sắc đẹp mong được yên vui v.v…. Từ đó mà sinh ra các gốc ác, từ ác mà có các khổ. Nếu dứt bỏ được ái tập, chẳng theo tâm dâm, thực hành theo tám chánh đạo thì cuối cùng khổ sẽ diệt. Cũng như hết củi thì lửa tắt. Đó gọi là Đạo vô vi độ đời. Bồ Tát tự biết mình đã bỏ gốc ác, không còn dâm nộ si, sinh tử đã dứt, rễ giống đều nhổ, không còn gieo trồng các nhân ác, việc làm đã xong, trí tuệ đã rõ. Khi sao mai mới mọc thì hốt nhiên đại ngộ, được Đạo Vô Thượng Chánh Chân, là Tối Chánh Giác, được mười tám pháp của Phật, có mười thần lực và bốn vô sở úy.
Khi ấy đã nửa đêm, Bồ Tát liền được mắt Trời, quán sát thế gian đều thấy rõ, như gương sáng soi mặt thấy rõhình sắc. Thấy chúng sinh vô lượng các loại chết đây sinh kia, tùy làm thiện ác chịu quả báo khổ vui.
Thấy các chúng sinh trong địa ngục thời gian lâu dài bị nước đồng sôi chế vào miệng, hoặc ôm cột đồng nóng, ngồi giường sắt nóng, hoặc bị chảo dầu nấu sôi, hoặc bị nung nướng trên lửa, hoặc bị cọp sói cắn xé. Có người núp dưới cây tránh lửa thì bị lá cây bén nhọn như dao kiếm cắt nát, có người bị búa cưa mổ xẻ thân thể tay chân, hoặc bị xô xuống sông lửa, hoặc bị đẩy vào hầm cứt đái v.v… bị các khổ này vì nghiệp báo nên vẫn không chết. Bồ Tát thấy việc như thế nghĩ rằng các chúng sinh này gây ra các nghiệp ác, vì ham chút vui thế gian mà bị khổ dữ này. Nếu người thấy các khổ này sẽ không dám nghĩ ác làm ác nữa.
Bấy giờ, Bồ Tát nhìn thấy súc sinh, tùy theo làm các việc ác mà chịu các thân hình xấu xí, hoặc vì có thịt xương, gân sừng, da lông, v.v… mà bị giết, hoặc bị người bắt mang kéo chở nặng, phải chịu đói khát mà người không biết. Lại bị xỏ mũi, cột, móc vào đầu, thường cung cấp thịt cho người, lại cùng đồng loại mà ăn nuốt lẫn nhau, chịu các khổ như thế. Bồ Tát sinh tâm từ bi thương xót nghĩ rằng: Các chúng sinh này thường lấy sức của thân mà cung cấp cho người, lại bị khổ đánh đập đói khát, đều là do quả báo của việc ác.
Bồ Tát lại quan sát ngạ quỉ, thường ở trong chỗ tối tăm không hề thấy ánh sáng mặt Trời, mặt trăng, cùng loại cũng chẳng thấy nhau, bị thân cao bụng to như quả núi, cổ nhỏ như lỗ kim, trong miệng thường có lửa cháy,luôn bị đói khát ép ngặt. Ngàn muôn năm chẳng nghe được tiếng ăn uống. Nếu Trời có mưa xuống thì các hạt nước cũng là những viên sắt cháy đỏ, khi đến ao hồ, sông biển thì nước cũng biến thánh đồng sôi tro nóng, động thân cất bước tiếng vang như người kéo năm trăm cỗ xe, thân thể từng đốt xương thường bị đốt cháy. Bồ Tát thấy họ bị các khổ đó mà sinh tâm đại bi thương xót, tự nghĩ rằng: Đây đều do lỗi san tham, chứa để nhiều tiền của, chẳng chịu bố thí, cho nên phải chịu các tội báo này. Nếu ai thấy các khổ này thì nên bố thí, chớ có luyến tiếc. Nếu không có tiền của thì cũng cắt thịt mà cho.
Bồ Tát lại thấy loài người từ thân trung ấm chui vào thai, thấy cha mẹ hòa hợp mà khởi nghĩ điên đảo, nổi tâm ân ái, lấy chất bất tịnh làm thân. Ở trong thai thì thân ở giữa sinh tạng và thục tạng, bị nung nấu như khổ địa ngục. Đủ mười tháng thì sinh ra. Lúc mới sinh bị người ngoài nắm kéo, nhám nhúa đau rát như bị dao cắt. Sau đó, không lâu thì già chết. Lại bị luân hồi trong năm đường không thể tự biết, Bồ Tát thấy rồi khởi tâm đại bi thương xót nghĩ rằng: Nếu chúng sinh có khổ này, vì sao trong đó mà mê đắm năm dục cho là vui mà chẳng dứt bỏ cội gốc điên đảo.
Bồ Tát lại quán sát loài Trời, thấy các vị Trời thân thể sạch sẽ, không bị các dơ bẩn vám vào như lưu ly. Có ánh sáng rực rỡ mà mắt không nháy. Có loài ở trên đỉnh núi Tu Di, có loài ở quanh lưng chừng núi, hoặc ởtrên hư không, lòng thường vui vẻ. Thường trỗi nhạc Trời tự vui. Không có ngày đêm, bốn phương các nơiđều xinh tươi, thức ăn y phục tự đến rất vừa ý. Nhưng cũng bị lửa dục thiêu đốt. Thấy các vị Trời ấy phước hết thì năm tướng hiện ra, một là hoa trên đầu héo, hai là mắt máy động, ba là thân quang tắt, bốn là nách cómùi hôi, năm là muốn lìa chỗ ngồi cũ. Các quyến thuộc thấy các vị Trời có năm tướng hiện thì thương mến.Trời thấy mình có năm tướng và được quyến thuộc thương mến thì rất buồn khổ. Bồ Tát thấy thế thì khởi tâm đại bi thương xót nghĩ rằng:
Các Trời này vốn nhờ tu ít cội lành mà được làm Trời, quả báo sắp hết nên rất buồn khổ. Chết rồi thì bỏthân Trời, hoặc có người bị đọa vào ba đường ác. Do làm các hạnh lành để cầu quả báo vui mà nay vui ítkhổ nhiều. Ví như người đói ăn thức ăn độc, mới đầu thì ngon nhưng cuối cùng thì bị khổ lớn. Vì sao người trí lại ham vui này. Các tầng Trời thuộc cõi Sắc và Vô Sắc thấy mạng sống lâu dài thì bảo là thường vui. Nhưng khi thấy có biến hoại thì cũng rất buồn khổ. Liền khởi tà kiến cho là không có nhân quả. Do đó mà bịluân hồi trong ba đường ác, chịu đủ các khổ. Bồ Tát do năng lực mắt Trời thấy rõ năm đường mà khởi tâm đại thương xót, tự nghĩ rằng:
Trong ba cõi không có một vui, như thế suy nghĩ đến tận nửa đêm. Khi đến phần ba của đêm, Bồ Tát quánsát tánh chúng sinh vì sao có già chết? Liền biết già chết lấy sinh làm gốc. Nếu lìa sinh thì không có già chết. Lại cái sinh này không phải Trời sinh, chẳng tự sinh, cũng không phải vô duyên sinh, mà là nhân duyên sinh. Nhân ở Dục có nghiệp Hữu Sắc và Vô Sắc sinh ra. Lại xem nghiệp ba cõi từ đâu sinh ra, liềnbiết nghiệp ba cõi từ bốn Thủ sinh ra. Lại xem bốn Thủ từ đâu sinh ra, liền biết bốn Thủ từ Ái mà sinh. Lại xét Ái từ đâu sinh ra, liền biết Ái từ Thọ sinh ra. Lại xét Thọ từ đâu sinh ra, liền biết Thọ từ Xúc sinh ra. Lại xét Xúc từ đâu sinh ra, liền biết Xúc từ sáu nhập sinh ra. Lại xét sáu nhập từ đâu sinh ra, liền biết sáu nhậptừ Danh Sắc sinh ra. Lại xét Danh Sắc từ đâu sinh ra, liền biết Danh Sắc từ Thức Sinh ra. Lại xét Thức từđâu sinh ra, liền biết Thức từ Hành sinh ra. Lại xét Hành từ đâu sinh ra, liền biết Hành từ Vô Minh sinh ra.Nếu diệt được Vô Minh thì Hành diệt, Hành diệt thì Thức diệt, Thức diệt thì Danh Sắc diệt, Danh Sắc diệt thì sáu nhập diệt, sáu nhập diệt thì Xúc diệt, Xúc diệt thì Thọ diệt, Thọ diệt thì Ái diệt, Ái diệt thì Thủ diệt, Thủ diệt, thì Hữu diệt, Hữu diệt thì Sinh diệt, Sinh diệt thì già chết, lo buồn khổ não diệt. Như thế quán xét mười hai nhân duyên thuận nghịch. Phân ba của đêm là phá vô minh, khi minh tướng xuất hiện được ánhsáng trí tuệ, dứt hết tập chướng mà thành Nhất Thiết Chủng Trí. Bấy giờ, tâm Như Lai tự nghĩ, tám ThánhĐạo là đường đi của Chư Phật ba đời để đến được Niết Bàn, nay ta đã bước đi, trí tuệ thông suốt không gìchướng ngại. Lúc đó, mặt đất rung chuyển mười tám cách. Mây sương bụi bặm lắng sạch. Trống Trời tựnhiên phát ra tiếng mầu nhiệm, gió thổi hương thơm dịu dàng mát mẻ, mây nhiều màu mưa cam lộ xuống,vườn rừng hoa trái tươi đẹp. Bấy giờ, Trời lại mưa hoa Mạn Đà La, hoa Ma Ha Mạn Đà La, hoa Mạn ThùSa, hoa Ma Ha Mạn Thù Sa và các hoa vàng, hoa bạc, hoa lưu ly, hoa sen bảy báu vây quanh cây Bồ Đề, đầy khắp ba mươi sáu Du Xà Na. Lúc đó, các vị Trời trỗi nhạc, tung hoa, xông hương, ca múa khen ngợi, cầm lọng báu Trời và cờ phướn Trời đầy khắp hư không cúng dường Phật Niết Bàn. Tám bộ Trời Rồng cũng cúng dường như thế. Lúc đó, tất cả chúng sinh đều từ ái, không còn tưởng sân hại, vô cùng vui mừng như thấy dấu vết của Phật không chút sợ hãi, tâm lại nhu hòa, dứt hết các kiêu mạn, cũng không còn sân tham ganh ghét, nịnh bợ dối lừa. Các vị Trời năm Tịnh Cư lìa căn hỷ lạc, cùng đều rất vui mừng. Ở địa ngục các khổ tạm ngừng, vô cùng vui vẻ. Tất cả súc sinh cũng không còn tâm ác ăn nuốt lẫn nhau. Loài ngạ quỉ đềuno đủ không còn đói khát. Những chỗ tối tăm trong Thế Giới ánh sáng mặt Trời, mặt trăng không soi đến được thì đều sáng rỡ, trong đó chúng sinh đều thấy nhau. Tự bảo nhau vì sao trong đây lại có chúng sinh,Đại Thánh Pháp Vương xuất hiện ra đời dùng ánh sáng đại pháp mà phá tối phi pháp. Cho nên khiến tất cảđều sáng tỏ. Tiên Vương Cam Giá bỏ nước học đạo, thành vị Tiên có năm thần Thông, lại làm thực hành mười điều lành mà được sinh lên cõi Trời đều nương thần thông đến cây Bồ Đề ở trên hư không vui mừng chắp tay khen ngợi rằng: Dòng Cam Giá dứt trừ các lậu, thành Nhất Thiết Trí, làm mắt cho thế gian rất làđặc biệt. Tất cả Trời người đều rất vui mừng. Chỉ có ma vương thì lòng rất lo buồn.
Bấy giờ, Như Lai trong bảy ngày, một lòng suy nghĩ, quán cây Thọ Vương mà tự nghĩ rằng: Ta tại đây dứt hết các lậu, việc làm đã xong, bổn nguyện đã tròn. Ta ở được pháp rất sâu, rất khó hiểu, chỉ có Phật và Phật mới biết được mà thôi. Tất cả chúng sinh ở đời năm trược bị tham dục giận dữ ngu si tà kiến, kiêu mạn, dua nịnh, dối lừa, v.v… che lấp, phước mỏng căn độn, không có trí tuệ, làm sao hiểu được pháp của ta. Nay nếu ta xoay bánh xe Pháp, họ sẽ mê hoặc chẳng tin mà chê bai thì bị đọa vào đường ác chịu khổ vô cùng. Nay ta thà im lặng mà nhập Niết Bàn. Bấy giờ, Như Lai nói kệ rằng:
Thánh Đạo rất khó lên
Trí tuệ rất khó được
Ta ở trong khó này
Đều đã được tất cả
Trí tuệ mà ta được
Là mầu nhiệm bậc nhất
Chúng sinh các căn độn
Ham vui mà mê mù
Trôi theo dòng sinh tử
Chẳng thể trở về nguồn
Đủ các loại như thế
Làm sao mà độ được.
Như Lai nghĩ thế xong, Đại Phạm Thiên Vương thấy Như Lai đã thành Thánh Quả, im lặng mà không xoay bánh xe Pháp, thì lòng buồn lo liền tự nghĩ rằng:
Thế Tôn xưa ở trong vô lượng ức kiếp vì chúng sinh mà ở lâu trong sinh tử, bỏ cả nước thành vợ con, đầu mắt não tủy, chịu đủ các khổ, nay nguyện đã đầy đủ thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Vì sao im lặng mà không nói Pháp. Chúng sinh trong đêm dài sẽ chìm đắm trong sinh tử, nay ta phải đến thình Ngài xoay bánh xe Pháp. Nghĩ xong liền từ cung Trời phút chốc liền bay đến chỗ Như Lai kính lễ, rồi đi nhiễu trăm ngàn vòng, quì xuống chắp tay bạch Phật rằng:
Bạch Đức Thế Tôn, thuở xưa Ngài vì chúng sinh mà ở lâu trong sinh tử, bỏ thân đầu mắt để bố thí, chịu đủ các khổ, tu nhiều gốc đức, nay mới thành Đạo Vô Thượng. Vì sao im lặng mà không nói Pháp? Chúng sinh đêm dài chìm đắm trong sinh tử, đọa trong vô minh, muốn thoát ra rất khó. Nhưng có chúng sinh đời quá khứ gần gũi bạn lành, gieo trồng các gốc đức, có khả năng nghe pháp chứng Thánh Đạo, cúi mong Đức Thế Tôn vì các chúng sinh ấy dùng tâm đại bi thương xót xoay bánh xe Pháp mầu. Thích Đề Hoàn Nhân cho đến Trời Tha Hóa Tự Tại cũng đến khuyến thỉnh Như Lai vì các chúng sinh mà xoay bánh xe đại Pháp. Bấy giờ, Đức Thế Tôn đáp lời Phạm Thiên Vương và Thích Đề Hoàn Nhân rằng: Ta cũng muốn vì tất cả chúng sinh mà xoay bánh xe Pháp. Nhưng pháp ta tu được rất nhiệm mầu, khó hiểu khó biết, nên các chúng sinh chẳng thể tin nhận, sanh tâm chê bai mà phải đọa địa ngục, cho nên ta nay im lặng. Lúc đó, Phạm Thiên, các chúng khuyến thỉnh đến ba lần. Bấy giờ, Như Lai đã hết bảy ngày im lặng bèn nhận lời. Phạm Vương biết Phật nhận lời bèn kính lễ mà trở về cõi Trời.
Kinh Hiền Ngu nói: Phật ngự tại Đạo Tràng Thiện Thắng ở nước Ma Kiệt, khi mới thành Phật liền nghĩ cácchúng sinh bị mê trong lưới tà kiến điên đảo, khó có thể giáo hóa. Nếu ta ở đời là việc vô ích, chẳng bằng nhập Niết Bàn Vô Dư. Bấy giờ, Phạm Thiên biết ý Phật nghĩ liền từ trên cõi Trời xuống đến chỗ Phật, kính lễ quì xuống mà khuyến thỉnh Thế Tôn xoay bánh xe Pháp. Phật đáp lời Phạm Thiên rằng:
Các loài chúng sinh bị bụi nhơ che lấp, mê vui thế gian, không có tuệ tâm. Nếu Ta ở đời thì chỉ uổng công.Như ta nghĩ nay chỉ diệt độ là vui. Bấy giờ, Phạm Thiên đến bên mà bạch Phật rằng:
Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay biển Pháp đã đầy, cờ Pháp đã dựng, nay chính là lúc dắt dẫn cứu giúp. Lại chúngsinh đáng độ cũng rất đông, vì sao Thế Tôn lại muốn nhập vào Niết Bàn, nếu thế thì những người mê này sẽkhông ai che chở cứu giúp. Đức Thế Tôn thuở xưa từ vô số kiếp đến nay thường vì chúng sinh mà nhóm họppháp lạc. Dù chỉ một bài kệ cũng bỏ thân mình và vợ con mà thỉnh cầu. Vì sao không nghĩ mà bỏ đi? Quá khứ lâu xa Ngài ở cõi Diêm Phù Đề làm Vua nước lớn hiệu là Tu Lâu Bà cai quản tám vạn bốn ngàn nước nhỏ, bốn vạn núi sông, tám mươi ức xóm làng. Vua có hai muôn Phu Nhân, một muôn vị Đại Thần. Lúc đó, Diệu sắc, Đức lực (của Vua) không ai sánh bằng, che chở người dân giàu vui vô cực. Vua nghĩ nếu nay ta chỉ dùng tiềncủa mà bố thí tất cả, không có Đạo pháp dạy dỗ. Đây là lỗi lớn của ta. Nay phải tìm cầu pháp tài chắc thật chokhắp mọi người đều được dùng. Bèn ra lệnh khắp cõi Diêm Phù Đề ai có pháp nói cho ta nghe thì muốn gì đềuđược, không dám trái ý. Lệnh ban ra nhưng không ai đáp ứng. Vua rất lo buồn. Thiên Vương Tỳ Sa Môn thấythế muốn đến thử bèn biến thành một quỉ dạ xoa hình thù gớm ghiếc, mắt đỏ như máu, răng nanh chìa ra, tóccứng như bàn chải, miệng phun lửa, đến cung Vua bảo rằng:
Ai muốn nghe Pháp tôi sẽ nói. Vua nghe tin báo rất vui mừng đích thân ra đón rước đảnh lễ, rồi mời ngồi trêntòa cao, nhóm họp các quan vây quanh nghe pháp. Khi ấy, Dạ Xoa bảo Vua rằng:
Việc học pháp rất khó, vì sao Vua muốn được nghe biết mà không có điều kiện gì? Vua chấp tay nói:
Muốn điều gì tôi xin đáp ứng không dám trái ý. Dạ xoa nói:
Nếu vợ con đáng yêu của nhà Vua cho ta ăn thịt thì ta sẽ nói Pháp cho nghe. Khi ấy, Vua liền đem vợ và con rấtyêu thương của mình cho Dạ Xoa ăn thịt. Bấy giờ, Dạ Xoa ở trên tòa cao mà ăn. Các quan văn võ đều gàokhóc tiếc thương khuyên Vua bỏ qua việc ấy. Vua vì pháp kiên quyết không đổi ý. Khi ấy, quỷ Dạ Xoa ăn thịthết vợ con Vua, rồi nói kệ rằng:
Tất cả hạnh vô thường
Có sinh đều có khổ
Năm ấm, không vô tướng
Không có ngã, ngã sở.
Vua nghe kệ xong rất vui mừng, sai viết ra truyền khắp cõi Diêm Phù Đề để mọi người đọc thuộc. Đức Thế Tôn thuở xưa vì chúng sinh không tiếc thân mạng mình và cả vợ con. Nay biển Pháp đã đầy, trống Pháp đã đánh, đuốc Pháp đã sáng, nay đúng lúc thắm nhuận lợi ích. Vì sao Ngài muốn xả bỏ tất cả chúng sinh nhập vào Niết Bàn mà không nói Pháp. Phạm Vương khen ngợi Như Lai ở quá khứ đã nhiều đời, nhiều thân vì chúng sinh mà cầu pháp như thế. Đức Thế Tôn bèn nhận lời khuyến thỉnh nói Pháp của Phạm Vương, liền đến Vườn Nai ở nước Ba La Nại mà xoay bánh xe Pháp. Tam Bảo nhân đó mà xuất hiện ra đời.
Kinh Phổ Diệu nói: Như Lai thành Chánh Giác đầy đủ rồi, bèn dời hang đá, tự nghĩ bổn nguyện, muốn độ chúng sinh, nghĩ đến sinh tử. Thế gian có chín mươi sáu Đạo Thuật, đều có việc kính tin, đâu biết đó là sai lầm.Trời đất vô thường đều là khổ lớn, ai tin như thế. Bèn im lặng không nói Pháp mà muốn nhập diệt. Lúc đó, TrờiĐế Thích biết Phật không muốn nói Pháp, thương xót ba cõi sẽ gặp nguy hiểm, bèn đến hang đá mà đánh trống trỗi nhạc khen ngợi bổn nguyện của Phật, thỉnh nói Pháp bất tử. Phật tùy tâm tục dùng pháp sâu xa tâm không nghĩ tới, lời không diễn tả được, mà nói kệ rằng:
Sâu xa vắng lặng
Sáng suốt không nhơ
Ta đã được rồi
Cam lồ vô vi
Nay Ta nói ra
Mọi người không hiểu
Nên ta hôm nay
Chi bằng im lặng
Dứt bỏ ngôn từ
Không nghĩ, không chứng
Như thế tự nhiên
Cũng như hư không.
Bấy giờ, Phạm Vương Thức Già cùng sáu vạn tàm ngàn Phạm Chúng đến chỗ Phật bạch rằng:
Trời đất không chỗ nương nhờ, nay muốn hủy hoại, Phật không nói Pháp, các khổ trói chặt, chết ở trong bacõi, nguyện xoay bánh xe Pháp, cứu độ chúng sinh. Khi đó, Phật im lặng nhận lời. Bấy giờ, có vị thần cây tên là Pháp Minh, cũng gọi là Pháp Lạc, cũng gọi là Pháp ý, cũng gọi là Pháp Trì, bạch Phật rằng:
Bạch Đức Thế Tôn, nay xoay bánh xe Pháp ở đâu. Phật nói:
Trong vườn nai, là chỗ ở của các vị Tiên trong thành Ba La Nại. Ở đó, người dân tuy ít, nhưng nhiều kiếp xưa ta đã xây dựng đền Pháp, ở đó sáu muôn ức năm, trong đó cúng dường sáu muôn ức Chư Phật, các vị Tiêncũng đến đó. Ta dùng mắt Phật quán khắp thế gian xem nên nói Pháp cho ai trước nhất, là người dâm nộ si đãmỏng dễ hóa độ nhất, ấy là Uất Đàm Lam Phất, ba cấu đã mỏng, thân cũ đã đến, đã trải qua bảy ngày. Người thứ hai là Học Tiên nay đã chết rồi. Phật lại nghĩ xưa Đức Vua sai năm người cùng ở với ta trải qua nhiều gian khổ, nay ta phải nói Pháp độ họ trước.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn từ dưới cây đứng dậy, lên tiếng bảo Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới đều đến chỗ năm người ở thành Ba La Nại. Năm người từ xa thấy Phật đến hẹn với nhau rằng:
Sa Môn Cù Đàm đã mê mất vô định, không theo chí cũ, nếu đến chớ đứng dậy chào đón. Nhưng khi Phật đến thì đều qui kính.
Khi Thần đất nêu lời xong thì lập tòa mà nói rộng mười hai nhân duyên. Phật Pháp Thánh Chúng liền thànhTam Bảo. Tên vang khắp thiên hạ, tiếng thấu đến Phạm Thiên, nhóm năm người Kiều Trần Như (Câu Lâu) và sáu mươi ức vị Trời, tám mươi ức vị Trời Cõi Sắc, tám vạn người đời được mắt Pháp thanh tịnh.
Khi Thế Tôn nhận lời khuyến thỉnh nói Pháp của Phạm Vương xong thì trong bảy ngày dùng mắt Phật quán sát các căn thượng, trung, hạ của chúng sinh và các phiền não ở bậc hạ, trung, thượng, hai tuần đã qua. Bấy giờ, Thế Tôn nghĩ nay Ta sẽ mở Pháp Môn cam lộ, ai là người được nghe trước nhất. Đó là vị Tiên A La La người thông minh dễ ngộ lại xin độ mình trước. Lúc đó, trên hư không có tiếng nói rằng:
Vị Tiên A La La đã chết từ đêm qua. Lại nghĩ đến Ca Lan Tiên thì tiếng trên hư không cũng nói vị Tiên Ca Lan đã chết đêm trước. Cả hai lần Thế Tôn đều đáp ta cũng đã biết. Đức Thế Tôn liền nghĩ xưa Vương Sư và Đại Thần đã sai năm anh em Kiều Trần Như trông nom ta đều là người rất thông minh, lại đời quá khứ ta từng phát nguyện độ họ nghe pháp trước, nay ta sẽ đến đó mà mở bày pháp môn. Lại nghĩ Chư Phật xưa đều xoay bánh xe Pháp ở vườn nai nơi vị tiên ở, trong nước Ba La Nại, năm vị ấy cũng ở đó. Ngài bèn đến nước ấy, lúc đó có năm trăm người lái buôn, hai người là chủ: Một tên Bạt Đà La Tư Na, người kia tên là Bạt Đà La Lê, đi qua chỗ vắng thì Thiên Thần mách bảo có Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn ra đời là ruộng phước trên hết, các ngươi nên đến đó cúng dường trước tiên. Cả năm trăm người và các vị Trời cùng đến thôn Bà Bạt Lợi. Người trong thôn thấy có tướng mạo trang nghiêm lại có các vị Trời vây quanh thì rất vui mừng bèn đem dâng mật lên Đức Phật. Thế Tôn thường tự nghĩ Chư Phật quá khứ dùng Bát Đa La mà đựng thức ăn. Bấy giờ, TrờiTứ Thiên Vương mỗi người đều bưng một bát dâng lên. Phật nghĩ nếu ta nhận bát của một Trời thì các vị kia sẽ giận, bèn nhận tất cả các bát rồi dùng tay ấn thành một bát. Bấy giờ, Đức Thế Tôn chú nguyện rằng:
Nay vật bố thí khiến người ăn được đầy đủ khí lực, khiến người thí được sức khỏe bình an, không bệnh sống lâu các thiện thần luôn theo che chở. Mặt Trời, mặt trăng và năm sao, hai mươi tám sao, Thiên Thần quỉ vương thường theo giúp đỡ. Bốn vị Đại Thiên khen thường người lành, bố thí cơm áo, dứt ba gốc độc, tương lai sẽ được quả báo có ba pháp vững chắc, thông minh trí tuệ, dốc tin Phật Pháp, sinh ở đâu đều được Chánh kiến không mê muội. Trong hiện đời cha mẹ vợ con thân thích quyến thuộc đều được hưng thịnh, khỏi các tai ương.Trong dòng họ nếu có người chết phải đọa đường ác thì nhờ phước bố thí này mà trở lại làm Trời, làm người, không khởi tà kiến, thêm nhiều công đức thường được gần gũi thờ phụng Chư Phật Như Lai, được nghe pháp mầu, được chứng thấy Đế, sở nguyện đầy đủ. Thế Tôn chú nguyện xong liền thọ thực, thọ thực xong liền rửa bát súc miệng. Rồi trao Tam Quy Y cho các lái buôn: Một là Quy Y Phật, hai là Quy Y pháp, ba là Quy Y Tăng ở tương lai. Việc xong thì từ biệt tất cả.
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Phật định ý bảy ngày không dao động. Thần cây tự nghĩ Phật mới Thành Đạo ngồi đã bảy ngày chưa ai dâng thức ăn, ta phải tìm người cúng Phật. Lúc đó có năm trăm người lái buôn đi ngang qua, xe trâu lún bánh không đi được, trong đó có hai người chủ: Một tên là Đề Vi, hai tên là Ba Lợi, mọi người đến chỗ thần cây xin phước thần hiện ánh sáng, nói nay có Phật ra đời ở tại nước Ưu Ly bên sông Ni Liên Thiền chưa có ai cúng dường. Các ngươi gặp may cúng dường trước sẽ được phước lớn các lái buôn nghe tên Phật thì vui mừng nói Phật là Bậc Tôn Quí Nhất, Thiên Thần còn kính trọng huống chi là người phàm. Rồi dâng mật cúng dường lên Phật. Phật nghĩ xưa Chư Phật nhận người thí đều đựng trong bát, không như các đạo khác dùng tay nhận. Lúc đó, Bốn vị Thiên Vương thấy biết liền bay lên núi Át Na, tự nhiên trong đá hiện ra bốn bát thơm sạch không dấu vết, bốn Vua dâng lên bốn bát để nhận thức ăn của lái buôn khiến được phước lớn. Phật nhận cả bốn bát rồi ấn tay biến thành một bát, rồi nhận mật và đi về phía trước dáng điệu oai nghiêm. Giữa đường gặp một ngoại đạo tên Ưu Ba Già, thấy Như Lai tướng tốt trang nghiêm các căn vắng lặng khen là đặc biệt, bèn nói kệ rằng:
Thế gian các chúng sinh
Đều bị ba độc trói
Các căn lại thô ráo
Đuổi theo các ngoại cảnh
Nay lại thấy nhân giả
Các căn đều vắng lặng
Sẽ đến chỗ giải thoát
Chắc chắn không trở ngại
Nhân giả học thầy nào
Tên họ ấy là gì?
Bấy giờ, Đức Thế Tôn đáp kệ rằng:
Nay Ta đã vượt hơn
Tiêu biểu cho chúng sinh
Pháp sâu xa mầu nhiệm
Nay Ta đã đầy đủ
Ba độc và năm dục
Dứt hết chẳng còn sót
Như hoa sen trong nước
Không dính nước bùn nhơ
Tự ngộ tám chánh đạo
Không thầy và không bạn
Như trí tuệ thanh tịnh
Hàng phục sức ma lớn.
Nay được thành Chánh Giác
Đáng làm thầy Trời người
Thân, miệng, ý (hoàn toàn)
Nên hiệu là Mâu Ni
Muốn đến Ba La Nại
Chuyển pháp luân cam lộ
Các Trời, người, ma phạm
Đều không thể chuyển được.
Bấy giờ, Ưu Ba Già nghe nói kệ xong rất vui mừng, khen ngợi chưa từng có chắp tay cung kính đi nhiễu quanh rồi ra đi. Khi ấy, Thế Tôn đi về phía trước đến bên bờ ao A Xà Bà La, thì Trời tối, bèn nghỉ đêm ngồi nhập định ở đây. Lúc đó, mưa gió bảy ngày, dưới sông có con rồng lớn tên là Chân Lân Đà thấy Phật nhập định bèn dùng thân quấn quanh bảy vòng. Bảy ngày sau hết mưa thì rồng hóa thành người bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn trong bảy ngày gió mưa rất dữ. Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ rằng:
Trời và các người đời,
Ham mê vui năm dục
So vui của định ta
Không thể nào sánh bằng.
Rồng nghe Phật nói kệ xong thì vui mừng lạy Phật rồi lui về.
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Phật đứng dậy đi đến bên bờ ao, có con rồng mù, ngồi nhập định bảy ngày bất động, ánh sáng chiếu xuống nước thì rồng mù sáng mắt liền biết Như Lai ở trước. Do ánh sáng của ba Đức Phật mắt liền được thấy, rồng vui mừng tắm gội bằng nước thơm chiên đàn tô hợp, ra khỏi nước thấy Phật tướng tốt sáng suốt như cây có hoa, liền đến quấn Phật bảy vòng, thân dư ra bốn mươi dặm, rồng có bảy đầu che trên Phật để tránh ruồi muỗi nắng mưa cho Phật. Trời mưa suốt bảy ngày rồng vẫn một lòng không nghĩ đói khát. Hết bảy ngày thì Phật xuất định. Rồng biến thành một người trẻ tuổi ăn mặc đẹp đẽ lạy Phật hỏi rằng: Ngài có bị lạnh nóng và ruồi muỗi cắn đốt hay chăng? Phật đáp rằng:
1. Vui ở chỗ vắng.
Nghĩ Đạo phước đã lâu.
2. Nguyện xưa muốn nghe
Nay đều đã biết hết.
3. Vui không bị nhiễu
Hay an ổn chúng sinh.
4. Vui ba độc hết.
Nay được Nê Hoàn Phật.
5. Vui sinh ra đời.
Được thấy Phật, nghe Pháp.
6. Vui gặp Bích Chi.
Chân nhân ở một chỗ.
7. Vui lìa người ác.
Không làm việc kẻ ngu.
8. Vui tin Chánh Đạo
Phân biệt rõ chân ngụy.
Phật bảo Rồng nên tự Quy Y Phật, Quy Y pháp và Quy Y Tỳ Khưu Tăng. Rồng liền tự Quy Y. Trong các loàisúc sinh rồng thấy Phật trước nhất.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn đến nước Ba La Nại gặp Kiều Trần Như, Ma Ha Na Ma, Bạt Ba, A Xá Bà Xà, Bạt Đà La Xa. Lúc đó năm người từ xa thấy Phật đến bèn bảo nhau rằng: Sa Môn Cù Đàm đã bỏ khổ hạnh mà nhận thức ăn uống, không còn đạo tâm, nay đến đây ta chớ đứng dậy chào đón kính lễ mời ngồi. Nhưng khi Phật đến thì cả 5 người bất giác đều chào đón kính lễ mời ngồi. Người thì đỡ y bát, người thì dâng nước súc miệng, người thì rửa chân… Bấy giờ, Đức Thế Tôn hỏi:
Các thầy giao kết nhau không chào đón ta, nay sao đều hầu hạ ta? Năm người nghe hỏi đều xấu hổ, bèn hỏi lại Cù Đàm hành đạo có mệt mỏi chăng? Thế Tôn nói:
Sao đối với bậc Vô Thượng Tôn lại kêu tên họ như thế. Tâm ta như hư không, đối với khen chê không hề phânbiệt, nhưng các thầy kiêu mạn thị cậy thì sẽ vời lấy quả báo dữ. Vì như con kêu tên cha mẹ thói đời còn không được, huống chi nay ta là cha mẹ của tất cả. Lúc đó, năm người hổ thẹn bạch rằng:
Chúng con ngu si không có tuệ thức, không biết nay Ngài đã thành Chánh Giác. Vì xưa thấy Như Lai ngày ăn một hạt mè, hạt gạo, khổ hạnh sáu năm, mà sau ăn lại, chúng tôi cho là không được Đạo. Đức Thế Tôn nói:
Các thầy chớ đem trí nhỏ mà suy lường, thân khổ thì tâm buồn, thân vui thì tâm vui. Do đó, hai thứ khổ, vuikhông phải là nhân của đạo. Ví như dùi lửa mà tưới nước thì sẽ không có ánh sáng phá tối. Dùi lửa trí tuệ cũngnhư thế, có nước khổ vui thì ánh sáng tuệ không sinh, do đó không diệt được sự tối đen của sinh tử. Nay nếu bỏ khổ vui, thường ở Trung Đạo thì tâm vắng lặng, do đó có thể tu tám Chánh Đạo, lìa khổ nạn sinh già bệnh chết. Đã theo hạnh Trung Đạo mà được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Lúc đó năm người nghe nói tâm rất vui mừng, chiêm ngưỡng Thế Tôn mắt không rời. Thế Tôn biết căn cơ của năm vị có khả năng tin nhậnĐạo pháp, bèn bảo rằng:
Các thầy quán khổ năm ấm: Khổ sinh, khổ già, khổ khổ chết, khổ yêu thương mà phải xa lìa, khổ oán ghét màphải gặp nhau, khổ mong cầu mà không được, khổ mất vui. Này Kiều Trần Như, loài có hình hay không hình, loài không chân hai chân, bốn chân hay nhiều chân v.v… tất cả chúng sinh đều có các khổ như thế. Ví như tro phủ trên than đỏ, gặp cỏ khô sẽ cháy. Như thế các khổ do ngã làm gốc. Nếu có chúng sinh khởi chút tướng ngãthì liền bị khổ. Tham dục, sân giận, ngu si đều duyên vào gốc ngã mà sinh. Lại ba độc này là nhân của cáckhổ, cũng như hạt giống sẽ nảy mầm. Chúng sinh do đó luân hồi ba cõi. Nếu diệt hết ngã tưởng và tham sân si thì các khổ cũng đều từ đây mà dứt. Đều theo tám Chánh Đạo, như người tưới nước vào lửa mạnh. Tất cảchúng sinh đều chẳng biết cội gốc của khổ, đều luân hồi trong sinh tử. Này Kiều Trần Như nên biết:
Khổ nên biết, Tập luôn dứt, Diệt phải chứng, Đạo phải tu. Này Kiều Trần Như, Khổ ta đã biết, Tập ta đã dứt,Diệt ta đã chứng, Đạo ta đã tu cho nên được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Cho nên, các ông phải biếtKhổ, dứt Tập, chứng Diệt và tu Đạo. Nếu người không biết bốn Thánh Đế này thì phải biết người ấy khôngđược giải thoát. Bốn Thánh Đế đó là chân thật. Khổ thật là khổ, Tập thật là Tập, Diệt thật là Diệt, Đạo thật là Đạo. Này Kiều Trần Như các ông đã hiểu chưa. Kiều Trần Như thưa Thế Tôn, chúng con đã hiểu, đã biết. Balần chuyển pháp Bốn Đế và mười hai Hành Pháp Luân. Năm anh em A Nhã Kiều Trần Như đối với các Pháp mà lìa bỏ bụi nhỏ được mắt Pháp thanh tịnh. Lúc đó trên hư không có tám muôn Na Do Tha các vị Trời cũnglìa hết bụi nhỏ mà được mắt pháp thanh tịnh.
Bấy giờ, Thần đất thấy Như Lai ở trong cảnh giới mình mà xoay bánh xe Pháp thì rất vui mừng lớn tiếng khen ngợi rằng: Như Lai ở đây mà xoay bánh xe Pháp mầu. Lúc đó, các vị Trời ở trên hư không nghe lời ấy thì cùng truyền nhau vang đến Trời Ca Nị Tra. Các vị Trời đó nghe rồi thì vui mừng vô cùng, lớn tiếng khen rằng:
Ngày nay, ở nước Ba La Nại trong vườn Nai chỗ các vị Tiên ở Như Lai đã xoay bánh xe Pháp. Tất cả thế gian,Trời người, ma phạm, Sa Môn, Bà La Môn không thể xoay được. Bấy giờ, khắp mặt đất có mười tám thứ rung chuyển. Tám bộ Trời rồng ở trên hư không tấu trỗi các âm nhạc và trống Trời tự kêu, đốt các thứ hương thơm, tung rải các thứ hoa quí đẹp, lọng báu cờ phướn đầy khắp, cùng ca múa khen ngợi. Trong Thế Giới bấy giờ tự nhiên tươi sáng rực rỡ. A Nhã Kiều Trần Như làm đệ tử thứ nhất, và chỉ một mình ông hiểu Đạo. Bốn người kia như Ma Ha Na Ma, v.v… tự nghĩ nếu Thế Tôn vì chúng ta nói Pháp thì cũng sẽ ngộ đạo, rồi kính nhìn Thế Tôn không nháy mắt. Thế Tôn biết rõ tâm niệm bốn người bèn nói rộng lại bốn đế thì cũng đối với các pháp lìa bụi nhỏ và được mắt Pháp thanh tịch. Bấy giờ, cả năm người đều xin Xuất Gia tu Đạo, cúi mong Đức Thế Tôn từ bi chấp thuận. Phật bèn gọi năm vị là Thiên Lai Tỳ Kheo thì râu tóc tự rụng, mình mặc áo Ca Sa, trở thành Sa Môn. Bấy giờ, Thế Tôn hỏi:
Này các Tỳ Kheo, sắc thọ tưởng hành thức là Thường hay Vô Thường, là khổ hay chẳng phải khổ, là không hay chẳng phải không, là có ngã hay vô ngã. Lúc đó, năm Tỳ Kheo nghe Phật nói Pháp năm ấm xong thì lậu tận, ý giải mà thành quả A La Hán và đáp rằng:
Sắc thọ tưởng hành thức thật là vô thường, khổ, không, vô ngã. Do đó, thế gian đầu tiên có sáu A La Hán. Phật là Phật Bảo, bốn Đế pháp luân là Pháp bảo, năm vị A La Hán là Tăng Bảo. Như vậy thế gian có đủ Tam Bảo làm ruộng phước bậc nhất cho Trời, người.
Bấy giờ, có con vị Trưởng Giả tên là Da Xá rất thông minh lợi căn và giàu có. Trong cõi Diêm Phù Đề là bậc nhất, đội mũ anh lạc, mặc áo báu vô giá. Vào lúc ban đêm cùng các kỹ nữ vui đùa rồi ngủ thiếp đi. Bỗng khi thức dậy, các kỹ nữ ngủ mê đầu tóc rối bời, nước miếng nước mũi chảy ra, nhạc khí vung vẩy bốn phía nên rất nhàm chán ghê tởm. Tự nghĩ ta ở trong chỗ tai ương, trong chỗ bất tịnh mà dối cho là sạch. Rồi nhờ sức Trờitrên hư không cửa sáng tự mở, tìm theo ánh sáng thì đến vườn Nai, đường phải đi qua sông Hằng thì lớn tiếng than rằng: Khổ thay, khổ thay! Phật bảo Da Xá:
Ông qua đi, ta có pháp lìa khổ. Da Xá bèn cởi áo báu vô giá lội qua sông đến nơi thấy Phật có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp oai đức trang nghiêm thì rất vui mừng, kính lạy bạch rằng: Cúi mong Đức Thế Tôn cứu con. Phật nói:
Lành thay, này người thiện nam hãy lắng nghe và khéo suy nghĩ. Rồi Như Lai tùy căn cơ mà nói Pháp. Này Da Xá! Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, khổ, không, vô ngã. Da Xá nghe Phật nói Pháp mà xa lìa bụi nhỏ được mắt pháp thanh tịnh. Như Lai nhắc lại Bốn Đế mà lậu tận, ý giải, tâm được tự tại và thành quả A La Hán. Khi ấy, Đức Thế Tôn nói kệ rằng:
Tuy đang ở tại gia
Mặc áo báu nghiêm thân
Khéo thu nhiếp các căn
Mà chán lìa năm dục
Nếu người được như thế.
Ấy Xuất Gia chân thật
Thân tuy ở chỗ vắng
Ăn mặc đều hẩm hiu
Ý còn tham năm dục
Thì chưa phải Xuất Gia
Tất cả Đạo thiện ác
Đều từ tâm tưởng sinh
Nên Xuất Gia chân thật
Đều lấy Tâm làm gốc.
Bấy giờ, Da Xá nghe kệ xong thì biết Phật cho rằng vẫn mặc áo bảy báu, bây giờ con phải cởi áo bảy báu và lạy xin Phật cho Xuất Gia. Phật bèn gọi Thiện Lai Tỳ Kheo thì râu tóc đều rụng và tự mặc áo Ca Sa mà thành Sa Môn. Bấy giờ, cha của Da Xá Trời sáng thức dậy tìm con chẳng biết ở đâu thì rất lo buồn. Tìm đến bờ sông thì thấy giày của con mình bèn qua sông mà đến chỗ Phật. Phật biết ông đến tìm con nếu cho thấy thì ông rất khổ, hoặc có thể chết, bèn dùng thần lực mà giấu Da Xá. Nhân đó nói Pháp cho ông nghe, ông cũng lìa bụi nhỏ mà được mắt pháp thanh tịnh và thấy dấu Đạo, nên ân ái cũng giảm dần. Phật bèn hỏi ông đến đây làm gì? Ông nói tôi có một con trai tên là Da Xá, đêm qua bỏ đi mất, sáng nay đi tìm, thấy giày báu bỏ bên sông Hằng nên đến đây tìm. Phật liền cho thấy Da Xá thì ông vui mừng bảo rằng:
Lành thay, con làm việc này thật là vui, đã tự độ mình mà độ được người khác. Nhờ con ở đây mà ta thấy được dấu Đạo liền ở trước Phật mà thọ ba Quy Y. Trong cõi Diêm Phù Đề chỉ có Trưởng Giả là Ưu Bà Tắc đầu tiên được cúng dường Tam Bảo. Khi ấy, có người bạn của Da Xá là năm mươi con của năm mươi Trưởng Giả nghe Phật ra đời, lại nghe Da Xá Xuất Gia tu Đạo trong Phật Pháp. Tự nghĩ thế gian nay có Đấng Vô Thượng Tôn, con Trưởng Giả là Da Xá thông minh tài giỏi hơn người nay đã bỏ gia tộc, bỏ vui năm dục hủy hình giữ chí mà làm Sa Môn. Nay Ta sao còn luyến tiếc mà chẳng Xuất Gia. Rồi cùng đến chỗ Phật thấy Như Lai tướng tốt trang nghiêm ánh sáng rực rỡ thì rất vui mừng toàn thân thư thái, bèn chấp tay đi nhiễu quanh rồi lạy xuống. Như Lai bèn tùy căn cơ mà nói Pháp: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là khổ, không vô thường vô ngã. Các con Trưởng Giả cũng xa lìa bụi nhỏ mà được mắt pháp thanh tịnh và thấy dấu Đạo. Bèn cùng xin Phật Xuất Gia. Rồi thành Sa Môn. Phật nói cho nghe pháp Bốn Đế thì cũng lậu tận ý giải mà thành quả A La Hán. Đó là năm mươi sáu vị A La Hán đầu tiên. Khi ấy, Như Lai bảo rằng:
Này các Tỳ Kheo! các việc làm đã xong, có thể làm ruộng phước bậc thiện cho thế gian, đi du phương mà giáo hóa, dùng tâm từ bi độ các chúng sinh. Nay Ta một mình sẽ đến thành Vương Xá nước Ma Kiệt Đề độ dân chúng. Các Tỳ Kheo nói:
Lành thay Đức Thế Tôn! Khi đó, các Tỳ Kheo kính lạy Đức Thế Tôn rồi ôm bát từ biệt mà đi.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn tự nghĩ ta nên độ chúng sinh nào mà làm lợi ích rộng khắp tất cả Trời người, chỉ có ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp học Tiên Đạo ở nước Ma Kiệt Đề. Vua và người dân đều qui tín. Người thông minh lợi căn thì dễ ngộ, nhưng ngã mạn thì cũng rất khó hàng phục, nay Ta sẽ đến mà độ thoát. Nghĩ xong, thì từ Ba La Nại mà đến nước Ma Kiệt Đề. Bấy giờ, Trời sắp tối, Ca Diếp bỗng thấy Như Lai tướng tốt trang nghiêm thì rất vui mừng hỏi rằng:
Sa Môn trẻ kia từ đâu đến. Phật đáp:
Tôi từ Ba La Nại đến nước Ma Kiệt Đề, nay Trời tối muốn nghỉ đêm ở đây, nghỉ đêm ở đây cũng được, nhưngcác phòng đều có đệ tử, chỉ có hang đá rất sạch sẽ, Ta cũng thờ lửa ở đó. Chỗ này có thể ở, nhưng trong ấy có con rồng dữ có thể làm hại Ngài. Phật đáp:
Tôi đến để xem qua. Ca Diếp nói:
Rồng rất hung dữ có thể làm hại. Phật nói:
Thử xem! chắc không sao. Ca Diếp muốn đến thì tùy ý. Rồi đêm ấy vào hang ngồi kiết già mà nhập Tam Muội(Định). Bấy giờ, rồng dữ tâm độc dữ dằn thân phun lửa khói. Đức Thế Tôn liền vào Tam Muội hỏa quang. Rồng phun lửa lên đến Trời cao, đốt cháy hang đá. Các đệ tử thấy lửa liền đến bạch thầy mình là Ca Diếp rằng:
Thầy Sa Môn trẻ đẹp thông minh kia đã bị rồng dữ đốt hại rồi. Ca Diếp kinh hãi sai đệ tử tưới nước lên nhưnglửa không tắt mà còn bùng lên dữ dội, bao trùm cả hang đá. Khi ấy, Thế Tôn thân tâm bất động dung nhan tươi tỉnh hàng phục được rồng dữ trao truyền ba Quy Y và bắt bỏ vào bát. Khi Trời sáng, thầy trò đến xem Sa Môntrẻ đẹp kia sống chết thế nào, thì Phật nói bên trong ta thanh tịnh, không hề bị lửa bên ngoài hại được. Còn rồngdữ kia nay ở trong bát này. Rồi mở bát đưa cho thầy trò Ca Diếp thấy chỗ Phật ở không cháy, mà rồng bị bắt vàobát, thì khen là việc chưa từng có. Ca Diếp bảo đệ tử rằng:
Sa Môn trẻ tuổi tuy có thần thông nhưng không bằng chân đạo của ta.
Bấy giờ, Phật bảo Ca Diếp: Ta muốn dừng chân ở đây. Ca Diếp nói:
Tùy ý. Đêm ấy, Như Lai ngồi dưới cội cây, bốn vị Thiên Vương ban đêm cùng đến nghe Pháp, đều phát ra ánh sáng hơn cả mặt trăng. Ca Diếp thức dậy thấy ánh sáng rực rỡ thì bảo đệ tử là Sa Môn trẻ tuổi kia cũng thờ lửa. Sáng ra thì đến chỗ Phật hỏi Sa Môn cũng thờ lửa phải không? Phật nói không, có bốn vị Thiên Vương đến nghe pháp mà phát ra ánh sáng thôi:
Ca Diếp bảo các đệ tử rằng: Sa Môn trẻ tuổi có thần thông đức độ rộng lớn nhưng không bằng chân đạo của ta. Sang đêm thứ ba thì Thích Đề Hoàn Nhân hiện xuống nghe pháp, phát ra ánh sáng như mặt Trời mới mọc. Sáng ra, thầy trò Ca Diếp đến bảo Sa Môn nhất định thờ lửa. Phật nói không phải, chỉ là Thích Đề Hoàn Nhân đêm xuống nghe pháp mà phát ra ánh sáng thôi. Ca Diếp bảo học trò:
Ông ấy vẫn không bằng chân đạo của ta. Đến đêm thứ tư thì Trời Đại Phạm xuống nghe pháp phát ra ánh sáng như giữa trưa. Sáng ra, đến nói chắc chắn Sa Môn thờ lửa và bảo:
Dẫu có đức độ rộng lớn nhưng vẫn không bằng chân đạo của ta. Bấy giờ, Ca Diếp cùng năm trăm vị đệ tử đều thờ ba thứ lửa, sáng ấy đệ tử muốn đốt lửa lên nhưng không cháy. Họ bảo có lẽ là do Sa Môn trẻ tuổi gây ra. Liền đến chỗ Phật bảo:
Chúng tôi đều thờ ba thứ lửa, sáng nay đốt lên mà không cháy. Phật bảo:
Các ông về đi lửa sẽ tự cháy. Trở về thì lửa tự cháy. Nhưng Ca Diếp vẫn bảo Sa Môn ấy không bằng chân đạo của ta. Các đệ tử cúng dường lửa xong, muốn tắt mà không tắt. Bèn đến hỏi Phật, Phật cũng bảo về thì lửa tắt. Và Ca Diếp vẫn bảo không bằng đạo của ta. Đến lượt chính Ca Diếp ra đốt lửa và tắt lửa thì sự việc cũng y như học trò của mình trước dây. Nhưng vẫn tự bảo Sa Môn ấy không bằng Chân Đạo của Ta.
Thụy Ứng Bản Khởi nói: Ca Diếp tự nghĩ Sa Môn ấy có thần thông nhưng chưa được Đạo, không bằng ta đã chứng A La Hán. Các đệ tử Ca Diếp buổi sáng muốn chẻ củi nhưng vác búa lên không nổi, thầy trò cho là Sa Môn ấy làm ra, bèn đến gặp Phật. Phật bảo về thì vác búa được, Ca Diếp trở về thì thấy đệ tử vác búa được. Tự nghĩ rằng:
Sa Môn ấy dẫu là thân diệu nhưng không bằng chân đạo của ta. Nhưng khi dơ búa lên thì hạ xuống không được, thầy trò bèn đến gặp Phật. Phật cũng bảo trở về, trở về thì thấy học trò chẻ củi được. Nhưng vẫn bảo Sa Môn không bằng Đạo ta. Bấy giờ Ca Diếp bảo Phật:
Sa Môn trẻ tuổi kia mùa hạ hãy đến đây ở cùng tu tập Phạm Hạnh. Phật nhận lời. Liền bảo đệ tử sửa soạn phòng ốc giường nệm, ngày ngày cung cấp thức ăn ngon. Sáng đến thỉnh Phật. Phật bảo hãy về trước ta sẽ đến sau. Trong phút chốc Phật liền đến Diêm Phù hái quả Diêm Phù để trong bình bát. Khi Ca Diếp trở về thì thấy Phật đã có mặt. Liền hỏi Sa Môn đi đường nào mà đến trước tôi. Phật mở bát cho xem quả Diêm Phù, hỏi ông có biết quả này chăng? Đáp:
Không biết. Phật nói từ đây đi về hướng Nam qua một muôn Du Xà Na, đến một châu, có một cây tên là Diêm Phù, vì châu ấy có cây này nên gọi là châu Diêm Phù Đề. Chỉ trong một niệm ta lấy được quả ấy đem về đây.Quả này rất thơm ngon, ông hãy ăn. Ca Diếp tự nghĩ nơi ấy cách đây rất xa, nay Sa Môn này chỉ trong phút chốc, mà lấy được đem về thì thần thông biến hóa rất đặc biệt, nhưng vẫn không bằng chân Đạo của ta.
Kinh Phổ Diệu nói: Ca Diếp vừa đi thì Phật dùng thần túc lên cõi Trời Đao Lợi lấy quả Trí Độ, rồi đi về phíaNam cách mấy ngàn muôn dặm đến cõi Diêm Phù Đề lấy quả Ha Lê Lặc. Ca Diếp hỏi Ngài đi đường nào đếnđây. Phật nói khi ông về rồi, ta đến bốn cõi, rồi lên Trời Đao Lợi mà lấy quả này rất thơm ngon, ông hãy ăn.
Thụy Ứng Bản Khởi nói: Đến giờ ăn sáng, Ca Diếp đến thỉnh Phật, Phật bảo ông hãy về trước ta sẽ đến sau. Phật bèn đi về hướng Nam đến cõi Diêm Phù Đề cách mấy ngàn muôn dặm mà lấy quả Ha Lê Lặc đựng đầy bát mang về. Ca Diếp vừa về tới thì thấy Phật đã ngồi ở đó rồi. Ca Diếp hỏi:
Ngài đi cách nào mà đến trước được như thế? Phật nói:
Ông đi rồi ta liền đến cõi ấy lấy quả Ha Lê Lặc, rất thơm ngon, ông hãy ăn. Ca Diếp vẫn nghĩ Sa Môn ấy dẫu có thần lực nhưng không bằng chân Đạo của ta. Ca Diếp bèn bày ra các thức ăn. Phật chú nguyện:
Trong pháp Bà La Môn
Thờ lửa là bậc nhất
Trong tất cả dòng nước
Biển cả là lớn nhất
Trong số các ngôi sao
Mặt trăng là sáng nhất
Trong tất cả ánh sáng
Mặt Trời là sáng nhất
Trong tất cả ruộng phước
Ruộng phước Phật cao nhất
Nếu muốn được quả lớn
Nên cúng ruộng phước Phật.
Phật thọ trai xong thì trở về rửa bát súc miệng, ngồi dưới gốc cây. Đến giờ ăn sáng lại đến thỉnh Phật. Phật bảo ông hãy về đi, ta sẽ đến sau. Ca Diếp lui ra, phút chốc Phật đã đến Phất Bà Đề lấy quả Am Ma La đựng đậy bát, rồi đến ngồi trước. Ca Diếp lâu sau mới về tới, bèn hỏi Phật:
Ngài đi đường nào mà về trước nhanh như thế? Phật đưa bát cho xem quả Am Ma La và hỏi ông biết quả này chăng? Ca Diếp đáp không biết. Phật nói:
Từ đây đi về hướng đông cách mấy muôn Du Xà Na đến Phất Bà Đê mà lấy quả này tên là Am Ma La, rất thơm ngon, ông hãy ăn đi. Ca Diếp tự nghĩ nơi đó cách đây rất xa, Sa Môn ấy lấy được, dẫu là thần lực chưa từng có nhưng vẫn không bằng chân đạo của ta. Ca Diếp liền bày ra các thức ăn. Phật bèn chú nguyện rằng:
Trong pháp Bà La Môn
Thờ lửa là bậc nhất
Trong tất cả dòng nước
Biển cả rộng bậc nhất
Trong số các ngôi sao
Mặt trăng là sáng nhất
Trong tất cả ánh sáng
Mặt Trời sáng bậc nhất
Trong tất cả ruộng phước
Ruộng phước Phật bậc nhất
Nếu muốn cầu quả lớn
Nên cúng ruộng phước Phật.
Đến lần thứ ba, thì Phật đi về hướng tây, đến Cù Đà Ni hái quả Ha Lê Lặc và các việc ăn uống, lời chú nguyện y như trước. Ca Diếp vẫn cho Phật là không bằng chân Đạo của mình.
Đến lần thứ tư, thì Phật đi về hướng Bắc, đến Uất Đơn Việt lấy cơm ngon tự nhiên bảo Ca Diếp ăn, Ca Diếpvẫn cho là Phật không bằng chân Đạo của mình. Phật vẫn chú nguyện y như cũ. Đến sáng hôm sau, Ca Diếpcũng đến mời Phật kỳ này Phật lại cùng đi, khi bày thức ăn ra, Phật cũng chú nguyện y như trước. Khi Phậtchú nguyện xong thì Ngài mang thức ăn đem về ngồi dưới gốc cây thọ thực, thọ thực xong thì muốn uống nước. Thích Đề Hoàn Nhân liền từ trên cõi Trời bay xuống lễ Phật lấy tay chỉ đất thì ao nước hiện ra, nướcao trong vắt thơm ngon có tám công đức. Phật uống xong súc miệng và nói Pháp cho Thích Đề Hoàn Nhân, nghe xong rất vui mừng và biến mất mà trở về cõi Trời. Ca Diếp ăn cơm xong thì đi kinh hành trong rừng, bỗng muốn đến gặp Phật. Đến nơi thì thấy dưới gốc cây ao lớn nước có tám công đức, liền ngạc nhiên hỏiPhật sao có ao ở đây? Phật kể việc Thích Đề Hoàn Nhân biến ra ao. Ca Diếp nghĩ Sa Môn này dẫu oai đức như thế nhưng vẫn không bằng chân đạo của ta. Hôm khác, Đức Thế Tôn đi kinh hành trong rừng thấy trongđống phân có vải xấu, muốn lấy về giặt nhưng không có phiến đá và nước để giặt. Thích Đề Hoàn Nhânhiện ra đến Hương Sơn lấy một phiến đá, lại lấy nước ở đấy để trong máng đá lớn và đặt dưới gốc cây đểPhật giặt vải, xong rồi thì biến mất về cõi Trời.
Khi Phật giặt xong thì ra ngồi dưới gốc cây. Ca Diếp đến thì thấy có phiến đá và máng đá lớn, tự nghĩ trong đây làm sao có hai vật, lòng rất nghi ngờ bèn hỏi Phật. Đức Thế Tôn bèn kể việc Thích Đề Hoàn Nhân vừa làm. Ca Diếp nghe xong thì khen là việc chưa từng có, nhưng vẫn cho Phật không bằng chân đạo của mình.
Một hôm, Đức Thế Tôn vào ao tắm gội. Tắm xong thì không có tay vịn để lên bờ. Lúc đó, trên ao có cây tên Ca La Ca cành lá sum suê che mát cả ao. Thần cây bèn chìa cành cây ra cho Phật vịn mà lên, đến ngồi bên gốccây. Vừa lúc Ca Diếp đến nơi thấy cành cây cúp xuống sát mặt ao thì hỏi. Phật kể việc thần cây đã làm, Ca Diếp khen là việc chưa từng có, nhưng vẫn cho là Phật không bằng chân Đạo của mình.
Bấy giờ, Ca Diếp tự nghĩ ngày mai Vua nước Ma Kiệt Đề và thần dân Bà La Môn Trưởng Giả, Cư Sĩ v.v… cùng đến chỗ ta mở hội bảy ngày, nay vị Sa Môn trẻ nầy đến đây thì Quốc Vương, thần dân, Bà La Môn, v.v… thấy tướng mạo đẹp đẽ và thần thông oai đức của ông ấy thì sẽ bỏ ta mà theo ông ấy. Mong Sa Môn ấy trong bảy ngày đừng đến đây. Phật biết ý ấy liền đến châu Uất Đơn Việt ở phía bắc mà ở đấy bảy ngày đêm. Khi Vua và thần dân v.v… ra về thì Ca Diếp nghĩ Sa Môn ấy cả bảy ngày nay không đến thật rất tốt. Nay Ta sửa soạn thức ăn ngon để cúng dường, nếu Sa Môn đến đây thật đúng lúc. Lúc ấy, Phật biết ý liền từ Uất Đơn Việt phút chốc trở về. Ca Diếp thấy Phật thì mừng rỡ hỏi bảy ngày nay Phật đi đâu không thấy? Phật đáp:
Bảy ngày nay Vua nước Ma Kiệt Đề, thần dân, Bà La Môn, v.v… đến đây nhóm hội, ông nghĩ không muốn gặp tôi nên tôi đến châu Uất Đơn Việt, nay ông muốn gặp tôi nên tôi trở về. Ca Diếp nghe Phật nói thế thì kinh hoàng tự hỏi sao Sa Môn nầy biết được ý ta thật là lạ lùng. Nhưng vẫn cho rằng Phật không bằng chân Đạo của mình.
Hôm khác, Đức Thế Tôn nghĩ Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp cơ duyên đã chín, nay đã đúng lúc hàng phục, bèn đến bên sông Ni Liên Thiền. Lúc đó ma vương đến bạch Phật rằng:
Nay Ngài phải nhập Niết Bàn. Vì sao, vì người đáng độ đều đã giải thoát, nay đã đúng lúc Ngài phải nhập Niết Bàn. Thỉnh như thế ba lần, Đức Thế Tôn đáp rằng:
Nay Ta chưa nhập Niết Bàn, vì sao? Vì bốn bộ chúng của ta là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di chưa đầy đủ, người đáng độ độ chưa rốt ráo, các chúng ngoại đạo chưa hàng phục, Như Lai đáp như thế ba lần. Ma vương buồn khổ trở về cung. Thế Tôn liền xuống sông Ni Liên Thiền, dùng thần lực khiến nước xẻ ra hai bên, chỗ mình bước đi thì đất nổi lên, hai bên thì nước cuồn cuộn. Ca Diếp ở xa thấy Phật chết chìm bèn cùng đệ tử đem thuyền đến cứu. Khi đến nói thấy thế thì khen là ít có. Nhưng vẫn cho Phật không bằng chân Đạo của mình. Bấy giờ, Ca Diếp hỏi Phật có muốn lên thuyền chăng? Phật nói tốt lắm, bèn từ dưới đáy thuyền chui lên ngồi kiết già, Ca Diếp thấy Phật chui lên mà thuyền không lủng thì khen là ít có. Nhưng vẫn cho rằng tuy có thần lực như thế nhưng cũng không bằng chân Đạo của ta. Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Biến hóa mười tám thứ lạ như thế, Ca Diếp nghĩ Sa Môn này thần lực như thế nhưng không bằng ta, vì ta đã được quả La Hán. Phật bảo:
Này Ca Diếp, ông không phải là La Hán, cũng không phải Đạo A La Hán. Sao nay ông sanh tâm ngã mạn lớn như thế?
Kinh Thụy Ứng Bản Khởi nói: Phật bảo Ca Diếp rằng:
Ông không phải La Hán, chẳng biết Đạo chứng, ngang bướng chẳng biết hổ thẹn, dối trá tự xưng là ta có đức. Do đó, Ca Diếp kinh sợ xấu hổ tự biết mình vô đạo. Tự nghĩ Sa Môn trẻ tuổi này biết rõ ý ta. Rồi bạch Phật rằng: Đúng thế! Đại Tiên biết rõ lòng con, cúi mong nhiếp thọ con! Phật bảo:
Ông đã một trăm hai mươi tuổi, có nhiều đệ tử quyến thuộc, lại được Vua và thần dân kính trọng. Nếu quyết định muốn vào pháp ta thì hãy cùng đệ tử bàn luận kỹ lưỡng. Ca Diếp thưa lành thay đúng như bậc Đại tiêndạy, dẫu con đã quyết định nhưng cũng phải bàn bạc kỹ với đệ tử. Rồi nhóm họp đệ tử bàn rằng:
Từ khi Sa Môn trẻ tuổi đến đây, ta thấy các thứ thần thông biến hóa rất đặc biệt, trí tuệ sâu xa, tánh lại hiền hòa. Nay Ta muốn Quy Y pháp ấy. Các ông nghĩ sao? Đệ tử thưa:
Sự hiểu biết của chúng con đều nhờ ơn Tôn Giả, Sa Môn trẻ tuổi được Tôn Giả tín nhiệm đâu phải dối trá, chúng con cũng thấy các thần biến lạ lùng. Tôn Giả muốn y theo pháp ấy chúng con cũng nguyện noi theo. Rồi thầy trò cùng đến chỗ Phật mà xin Quy Y. Phật gọi Thiện Lai Tỳ Kheo thì râu tóc đều rụng, mặc áo Ca Sa mà thành Sa Môn. Phật nhân căn tánh nói rộng Tứ Đế thì Ca Diếp xa lìa bụi nhỏ mà được mắt pháp thanh tịnh và dần dần chứng thành A La Hán. Cả năm trăm vị đệ tử cũng xin Xuất Gia mà thành Sa Môn và thành Tu Đà Hoàn, rồi tu hành dần dần sau cũng chứng quả A La Hán. Thầy trò Ca Diếp đều ném đồ thờ lửa xuống sông Ni Liên Thiền mà theo pháp Phật. Bấy giờ, hai người em của Ca Diếp là Na Đề Ca Diếp và Già Xà Ca Diếp, mỗi người đều có hai trăm vị đệ tử ở hạ lưu sông Ni Liên Thiền. Bỗng thấy đồ thờ lửa của anh mình và các đệ tử trôi theo nước sông thì tự nghĩ anh ta hẳn có việc chẳng lành, bị người ác hại rồi. Bèn bàn bạc nhau và tức tốc đi ngược sông mà tìm anh. Đến nơi thì thấy bốn bề lặng lẽ không một bóng người. Hỏi thăm người ở gần mới biết anh mình và các đệ tử đều đến chỗ Phật Xuất Gia học đạo, hai em lòng rất buồn lo, tìm đến nơi thì thấy anh mình đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo Ca Sa, bèn quì xuống thưa rằng:
Anh vốn là Đại A La Hán thông minh trí tuệ không ai bằng, nổi tiếng khắp mười phương ai cũng tôn kính, nay sao bỏ Đạo mà học theo người khác, đây chẳng phải là việc nhỏ. Ca Diếp đáp hai em rằng:
Ta thấy Thế Tôn thành tựu Đại từ đại bi có ba việc rất đặc biệt, một là thần thông biến hóa, hai là tuệ tâm trong suốt quyết định thành tựu Nhất Thiết Chủng Trí, ba là khéo biết căn cơ người thuận theo nhiếp thọ. Do đó mà ta ở trong Phật Pháp Xuất Gia tu đạo. Nay Ta tuy được Vua và thần dân kính trọng, thế biện luận thế gian không thể bẻ gãy được pháp ta, nhưng không phải pháp dứt hẳn sinh tử. Chỉ có Như Lai giảng nói mới dứt hết sinh tử. Đã gặp bậc Đại Thánh tôn quí mà không cố gắng thì quả là không có mắt không có tâm. Hai em thưa rằng như lời anh nói hẳn là bậc Nhất Thiết Chủng Trí. Sự hiểu biết của chúng em đều nhờ sức của anh. Nếu anh đã theo Phật Xuất Gia thì chúng em cũng noi theo. Rồi mỗi vị cùng bàn bạc với hai trăm năm mươi người đệ tử của mình. Cuối cùng cả hai anh em Na Đề Ca Diếp và Dà Xà Ca Diếp cùng các đệ tử đều đến xin Quy Y Phật. Phật nói: Lành thay, rồi gọi Thiện Lai Tỳ Kheo thì râu tóc đều rụng, và mặc áo Ca Sa mà thành Sa Môn. Phật nhân đó hiện thần thông biến hóa rộng lớn và tùy cơ duyên nói Pháp. Bảo rằng:
Này các Tỳ Kheo! phải biết thế gian đều bị lửa dữ tham dục, sân giận, ngu si thiêu đốt, các thầy trước thờ lửa, nay đã bỏ điều sai lầm này, mà lửa ba độc còn ở trong thân thì phải mau diệt đi. Các Tỳ Kheo nghe xong thì đối với các pháp xa lìa bụi nhỏ mà được mắt pháp thanh tịnh. Thế Tôn lại giảng nói:
Bốn đế, đều được chứng quả A La Hán.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nghĩ đến Vua Tần Bà La xưa có hẹn với ta khi thành Đạo thì độ Vua trước, nay ta phải đến đó để hoàn thành bản nguyện. Rồi cùng ba anh em Ca Diếp và một ngàn vị Tỳ Kheo quyến thuộc đến thành Vương Xá. Vua Tần Bà Ta La xưa cúng dường cho Ca Diếp, nay thấy cả ba anh em cùng các đệ tử đều làm Sa Môn thì cùng thần dân rất kinh ngạc nhưng đều im lặng. Lúc ấy, người dân bảo nhau rằng: Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp trí tuệ sâu xa không ai sánh bằng tuổi đã già lại thành A La Hán, vì sao lại làm đệ tử Cù Đàm, đâu có việc đó, có lẽ chỉ nói thế thôi. Bấy giờ, Phật đến gần thành Vương Xá tạm nghỉ ở rừng mai. Khi ấy, Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp sai người đến tâu Vua Tần Bà Ta La rằng:
Nay tôi đã Xuất Gia học đạo theo Phật, nay cùng Phật đến rừng mai, Đại Vương nên đón rước, lễ bái, cúng dường. Lúc đó, mới chắc chắn biết Ca Diếp đã thật là đệ tử Phật. Vua liền sửa sang xa giá cùng thần dân, Bà La Môn… đến rừng mai. Bấy giờ trên hư không có vị Trời bảo Vua rằng:
Như Lai là ruộng phước cao quí nhất của Trời người, Đại Vương và nhân dân nên cung kính cúng dường. Vuanghe xong thì tâm rất vui mừng.
Kinh Phổ Diệu nói: Lúc đó, Vua Bình Sa (Tần Bà Ta La) rất vui mừng nghĩ rằng:
Sẽ được Phật Độ, bèn sai các vị Đại Thần, Trưởng Giả, Phạm Chí cùng người dân trong nước sửa sang đườngsá, đốt hương rải hoa, cầm cờ phướn lọng báu. Vua ngồi xe báu, Đại Thần Bá Quan có ngàn xe, trăm ngườicởi ngựa, Trưởng Giả Phạm Chí có một muôn hai ngàn người muốn ra cổng thành đón rước. Bỗng có gió lớnnổi lên đóng ụp cửa thành. Vua quái lạ, tự bảo đáng lẽ lúc đón rước Phật phải có điềm lành vui vẻ. Lúc đó,thần giữ cửa thành hiện lên bảo rằng:
Chẳng phải là không có lợi. Nhiều đời trước Vua đã cùng tám vạn bốn ngàn vị Vua khác dựng Chùa xây Tháp,thề rằng:
Ở đời sau hễ khi gặp Phật liền học hỏi Đạo Pháp. Nay có một người đang bị nhốt trong ngục, trái với thệ xưa nên cửa thành không mở. Vậy Vua nên ra lệnh đại xá, người ấy ra ngục, đồng được gặp Phật học hỏi đạo phápthì cửa thành mới mở. Vua bèn ra lệnh Đại Xá, cho các tù người cùng đến đón rước Phật. Lúc đó, Phật vàothành cùng đệ tử ngồi dưới gốc cây giá việt. Vua từ xa nhìn thấy Phật như vầng trăng giữa các vì sao, như mặt Trời mới mọc chiếu sáng thiên hạ, như Đế Thích Phạm Vương, Vua ở trong cung. Hoa lá của cây đều có mầuvàng, oai thần sáng rỡ không gì sánh bằng. Vua bèn xuống xe, dẹp hết tàn lọng, quạt mão dao gậy, hết sức chíthành, cung kính lễ Phật, bạch rằng:
Con là Vua Bình Sa từ lâu nghe danh Đức Thánh Tôn, như thế ba lần. Phật bảo Vua rằng:
Chư Phật Thiên Thần đều ủng hộ Vua. Khi Vua và các quan lễ Phật xong đều ngồi yên, thì thấy có Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp đứng cạnh bên Phật. Vua tự hỏi Ca Diếp học đạo Tiên ở núi đã lâu, nay sao ở bên Phật? Vậy Phật là thầy của Ưu Lâu hay Ưu Lâu là thầy Phật? Phật biết ý nghĩ đó bèn bảo Ưu Lâu, có kệ rằng:
Thế nào Ưu Lâu Khanh
Xưa vốn là thờ thần
Thờ cúng các nước lửa
Nhật nguyệt, chúng Phạm Thiên
Việc thờ đã bao lâu
Suốt đem tinh tấn học
Tâm thường không biếng lười,
Mong lợi ích thần tiên.
Ca Diếp đáp lời Phật, kệ rằng:
Tự nghĩ cúng tế xưa
Đã qua tám mươi năm
Thờ Thần gió nước lửa
Trời, Trăng và núi sông
Suốt đêm không biếng lười
Trong tâm không nghĩ khác
Rốt ráo không được gì
Gặp Phật mới an tâm.
Vua và các quan, người dân bấy giờ mới biết ba anh em Ca Diếp và học trò là đệ tử Phật. Lại thấy Như Lai tướng tốt trang nghiêm thì rất vui mừng lễ Phật và bạch rằng:
Con là Vua Ma Kiệt Đề thuộc dòng họ mặt trăng, tên là Tần Bà Ta La, Đức Thế Tôn có biết chăng? Phật nói: Lành thay Đại Vương. Khi Vua, các quan, các Bà La Môn và dân chúng lễ Phật xong ngồi yên thì Phật hỏi Vua:
Đại Vương, bốn đại luôn an ổn và việc trị dân không nhọc mệt phải chăng? Vua thưa: Đội ân Thế Tôn, con luôn an ổn. Vua và đại chúng… Bà La Môn, Trưởng Giả, Cư Sĩ, Đại Thần và dân chúng thấy Ca Diếp là đệ tử Phật thì tự khen rằng Như Lai có thần lực rộng lớn, trí tuệ sâu xa chẳng thể nghĩ bàn, nên mới thâu nhiếp một người như thế làm đệ tử. Bấy giờ, vẫn còn một số người vẫn còn hồ nghi chưa tin, Phật biết liền bảo Ca Diếp hiện các thần thông. Ca Diếp liền bay lên hư không hiện thân đi qua nước, qua lửa, hoặc hiện thân lớn đầy khắp không gian, rồi rút thân cho nhỏ lại, hoặc một thân hiện thành vô lượng thân, hoặc chui xuống đất, vọt bay lên mà đi đứng ngồi nằm trong hư không. Mọi người thấy đều khen là vị Đại Tiên bậc nhất chưa từng có. Ca Diếp liền từ trên hư không đến trước Phật kính lễ và thưa rằng: Thế Tôn đích thật là thầy của Trời người, con thật là đệ tử của Ngài. Nói như thế ba lần. Phật nói đúng thế Ca Diếp! Ông ở trong pháp ta có lợi ích gì mà bỏ thờ lửa đi Xuất Gia? Ca Diếp dùng kệ đáp:
Lúc con ở ngày xưa
Thờ lửa có công đức
Được sinh làm Trời người
Thọ hưởng vui năm dục
Thường trôi lăn như thế
Chết trong biển sinh tử
Con thấy tai họa ấy
Do đó mà bỏ hết,
Còn như phước thờ lửa
Chỉ sinh trong Trời người
Thêm nhiều tham, sân, si
Cho nên con xa lìa
Lại như phước thờ lửa
Vì cầu sinh đời sau
Mà đã có sinh rồi
Phải có già, bệnh, chết
Đã thấy việc ấy rồi
Cho nên bỏ thờ lửa
Lập hội tu khổ hạnh
Và nhờ phước thờ lửa
Tuy được gọi Phạm Thiên
Nhưng không hề rốt ráo
Do nhân duyên như thế
Mà bỏ việc thờ lửa
Con thấy pháp Như Lai
Lìa sinh, già, bệnh, chết
Chỗ rốt ráo giải thoát
Cho nên nay Xuất Gia
Như Lai chân giải thoát
Là thầy của Trời, người
Do nhân duyên như thế
Quy Y Đại Thánh Tôn
Như Lai Đại từ bi
Hiện các thứ phương tiện
Và các thứ thần thông
Mà dẫn dắt cho con
Thì sao còn thờ lửa
Làm gì cho uổng công?
Khi Vua Tần Bà Ta La và đại chúng nghe Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp nói kệ xong thì tâm rất vui mừng, càng kính tin Như Lai, biết Như Lai đã thành bậc Nhất Thiết Chủng Trí. Khi đó, các Trời trên hư không rải hoa đẹp như mưa, trỗi các nhạc hay, đồng tiếng khen rằng: Lành thay! Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp vui vẻ nói kệ. Phậtbiết mọi người đều đã tin chắc không còn hồ nghi. Lại quán sát các căn đều đã thành thục liền nói Pháp. Nầy Đại Vương, phải biết năm ấm thân này lấy thức làm gốc, do thức mà sinh ý căn, do ý căn mà sinh ra sắc, màsắc này sinh diệt không dừng nghỉ. Nếu quán được như thế thì biết thân là vô thường. Nếu quán thân nàykhông chấp tướng thân thì liền lìa ngã và ngã sở. Nếu hay quán sắc mà lìa ngã và ngã sở thì liền biết sắc sinh thì khổ sinh, sắc diệt thì khổ diệt. Nếu người thấy được như thế thì gọi là giải thoát, nếu người không thấy được như thế thì gọi là bị trói buộc. Pháp vốn không có ngã và ngã sở, vì tưởng điên đảo mà cho là có ngã và ngã sở, không có pháp thật. Nếu dứt trừ được ý tưởng điên đảo mê lầm này thì tức là giải thoát. Bấy giờ, VuaTần Bà nghĩ rằng: Nếu cho rằng chúng sinh nói có ngã là bị trói buộc, vậy tất cả không có ngã thì ai chịu quảbáo. Phật biết ý nghĩ ấy liền nói:
Tất cả chúng sinh gây ra các điều thiện ác và chịu quả báo đều không phải do ngã tạo, cũng không phải do ngãchịu, mà nay thấy gây ra và nhận chịu chỉ là tình trần thức họp, đối với cảnh mà sinh nhiễm, lụy tưởng càngnhiều. Do đó mà rong ruổi trong sinh tử, chịu đủ các khổ báo. Nếu đối với cảnh không nhiễm, dứt hết các lụytưởng thì liền được giải thoát. Vì ba việc nhân duyên Tình – Trần – Thức cùng khởi thiện ác, cùng chịu quảbáo, mà không có ngã riêng. Ví như dùng lửa, do tay cọ sát gỗ mà có lửa, nhưng tánh lửa chẳng từ tay sinh,cũng không từ cái lấy lửa mà có, nhưng cũng không lìa tay và cái lấy lửa. Tình – Trần – Thức cũng như thế.Vua nghĩ nếu do Tình – Trần – Thức hòa hợp mà có thiện ác chịu quả báo là do thường họp chẳng lìa. Nếukhông thường họp thì tức là đoạn dứt. Thế Tôn biết ý liền nói Tình – Trần – Thức này không phải thường không phải đoạn. Vì sao? Vì hợp nên không đoạn, vì lìa nên chẳng thường. Ví như duyên với đất nước, nhâncó hạt giống mà nảy mầm. Hạt giống đã chết thì không gọi là Thường, vì sinh mầm lá nên không gọi là Đoạn. Lìa cả đoạn thường gọi là Trung Đạo. Ba việc nhân duyên của Tình – Trần – Thức cũng như thế. Vua nghe xong tâm ý rộng mở đối với các pháp mà xa lìa bụi nhỏ được mắt pháp thanh tịnh. Tám muôn Na Do Tha Bà La Môn và Đại Thần nhân dân cũng dứt bỏ được bụi nhỏ được mắt pháp thanh tịnh. Chín mươi sáu muôn Na Do Tha các Trời, người cũng dứt bỏ bụi nhỏ được mắt pháp thanh tịnh. Lúc đó, Vua Tần Bà Ta La đứng dậy lễ Phật chắp tay thưa rằng; Nay con có thể bỏ ngôi Vua Chuyển Luân, Xuất Gia học Đạo, thành bậc Nhất Thiết Chủng Trí. Ngày xưa con ngu si muốn giữ Thế Tôn ở lại trị nước nhỏ. Nay thấy từ nhan, lại được nghe ChánhPháp mới thấy hổ thẹn mà hối tiếc lỗi xưa. Cúi mong Đức Thế Tôn đại từ đại bi cho con sám hối. Ngày xưa con có thưa với Đức Thế Tôn nếu thành Đạo xin độ con trước, ngày nay nguyện trước đã thành, nhờ ân ThếTôn đạt được dấu đạo, từ nay con nguyện cúng dường Thế Tôn và các Tỳ Kheo Tăng bốn thứ cần dùng không thiếu. Cúi mong Đức Thế Tôn ngự trong vườn trúc, khiến cho nước Ma Kiệt Đề thường an ổn. Phật đáp:
Tốt lắm! Đại Vương bỏ được ba pháp bất kiên, cầu ba báo kiên, khiến nguyện của Vua thường trọn đủ. Lúc đóVua biết Phật nhận lời ngự trong vườn trúc rồi thì vui mừng đảnh lễ lui ra.
Kinh Phổ Diệu nói: Đại Thần chúc mừng Vua, các Vua trước đây đều không thấy Phật, chỉ một mình Vua thấy là nhờ phước dầy đời trước. Vua vui mừng cũng chúc lại các quan:
Các khanh có đức lớn mà gặp được Thế Tôn. Vua trở về cung ra lệnh cho Hoàng Hậu, thể nữ và người dân mỗi năm ba tháng, mỗi tháng sáu ngày trai phải giữ giới, bố thí, nghe pháp. Khi ấy, Đế Thích dẫn tám muôn vị rải hoa cúng Phật rồi đảnh lễ mà lui, miệng niệm Nam Mô Phật xin đều được độ, được mắt pháp thanh tịnh.
Khi ấy, trong nước Ma Kiệt có một vị Trưởng Giả tên là Ca Lăng thấy Phật vào thành được Trời, người cung phụng mà không có Tinh Xá, nghĩ rằng ta có một khu vườn đẹp hãy dâng cúng Phật. Liền đến chỗ Phật bạch rằng:
Phật thương xót tất cả, như mẹ thương con bỏ cả ngôi Vua Chuyển Luân không nhận vinh hoa mà nay không có Tinh Xá. Con có một vườn trúc cách thành không xa, nay xin dâng Phật để làm Tinh Xá. Phật nhận lời cùng Thánh Chúng sẽ đến ngự ở đó, nên gọi là Vườn Trúc Ca Lăng. Vua bèn ra lệnh xây cất nhà cửa, trang hoàng đẹp đẽ, treo cờ phướn rải hoa, xông hương đầy đủ. Vua Xa Giá đến chỗ Phật đảnh lễ và bạch rằng:
Tăng Già Lam Trúc viên nay đã hoàn thành, cúi mong Thế Tôn và Tỳ Kheo Tăng thương xót con đến ngự ở đó. Bấy giờ, Thế Tôn cùng các Tỳ Kheo và vô lượng các vị Trời, trước sau cùng vào thành Vương Xá. Như Lai đến đâu thì trong thành nhạc khí không đánh tự kêu, cửa hẹp thành rộng, cửa thấp thành cao, chỗ đứng ngồi của các Tỳ Kheo đều bằng phẳng, các bụi bặm dơ dáy đều trở nên thơm sạch. Người điếc nghe được, người mù thấy được, người câm nói được, người điên cuồng đều tỉnh táo, các tật bệnh đều lành, cây khô trổ hoa, cỏ mục tươi lại, ao cạn lại đầy, gió thơm mát rượi, các chim quí đẹp đua hót bay lượn rợp Trời v.v… Khi Phật cùng Vuađến vườn trúc thì các vị Trời đầy khắp hư không. Lúc đó, Vua cầm bình báu chứa đầy nước thơm đến trước Phật bạch rằng:
Con kính dâng vườn trúc này lên Phật và các Tỳ Kheo Tăng, xin từ bi nhận cho. Nói xong thì rưới nước thơm cùng khắp. Phật im lặng thọ nhận, nói kệ chú nguyện rằng:
Nếu người hành bố thí
Dứt trừ các san tham
Nếu người hành nhẫn nhục
Thì dứt bỏ giận hờn
Nếu người làm điều lành
Thì xa lìa ngu si
Nếu đủ ba hạnh này
Ắt mau đến Niết Bàn
Nếu có người nghèo hèn
Không tiền mà bố thí
Là thấy người khác thí
Mà sanh tâm tùy hỷ
Thì phước báo tùy hỷ
Đồng thí không khác nhau.
Khi ấy, các Bà La Môn, Đại Thần và người dân thấy Vua dâng cúng Như Lai Tăng Già Lam thì đều rất vui mừng. Trong cõi Diêm Phù Đề, vị Vua thấy Phật trước nhất là Tần Bà Ta La, trong các Tăng Già Lam thì Tăng Già Lam Trúc viên là trước nhất.
Bấy giờ, trong thành Vương Xá có hai vị Bà La Môn thông minh bén nhạy, có trí tuệ rộng lớn, các sách luận đều thông suốt, biện tài luận nghị không ai hàng phục được. Một người họ Câu Lặc, tên là Ưu Bà Thất Sa, mẹ tên là Xá Lợi, nên người đời gọi là Xá Lợi Phất. Người kia họ Mục Kiền Liên, tên là Mục Kiền La Dạ Na, đều có một trăm vị đệ tử, khắp được người trong nước kính trọng, hai người cũng là bạn thân rất thương mến nhau. Hẹn rằng ai được nghe pháp mầu trước thì cùng khai ngộ cho nhau không giấu diếm.
Khi ấy, Tỳ Kheo A Xá Bà Kỳ đắp y mang bát vào xóm khất thực, khéo nhiếp các căn, oai nghi trang nghiêm, trên đường ai gặp đều tôn kính. Bấy giờ, Xá Lợi Phất cũng vừa đến, thấy A Xá Bà Kỳ oai nghi nghiêm trang thì rất vui mừng vì căn tánh của Xá Lợi Phất đã chín muồi, bèn dừng bước nhìn kỹ mà hỏi rằng:
Tôi thấy hình như thầy mời Xuất Gia mà giỏi nhiếp các căn, oai nghi trang nghiêm như thế. Vậy Đại Sư của thầy là ai, dạy thầy những pháp gì? A Xá Bà Kỳ đáp:
Thầy tôi là bậc Nhất Thiết Chủng Trí dòng họ Cam Giá, thầy của Trời người trí tuệ tướng tốt thần thông không ai sánh bằng. Tôi nhỏ tuổi mới học chẳng dám nói Pháp mầu của Như Lai, nhưng có thể nói chút ít chỗ biết của tôi với Ngài, có bài kệ rằng:
Vốn tất cả các pháp
Nhân duyên sinh không chủ
Nếu biết rõ điều này
Thì được Đạo chân thật.
Khi Xá Lợi Phất nghe kệ xong thì đối các pháp đều xa lìa bụi nhỏ được mắt pháp thanh tịnh. Thấy dấu đạo rồi thì tâm rất vui mừng nghĩ rằng: Tất cả chúng sinh vì chấp ngã mà phải luân hồi trong sinh tử. Nếu dứt được ngã tưởng thì đối với ngã sở cũng lìa. Ví như mặt Trời phá được đen tối. Tưởng vô ngã cũng như thế, đều phá tan chướng tối ngã kiến. Ta từ xưa tu học đến nay đều là tà kiến, nay mới được Đạo chân chính. Nghĩ xong thì lạy A Xá Bà Kỳ mà trở về. Còn A Xá Bà Kỳ tiếp tục đi khất thực, sau đó trở về Trúc viên. Lúc đó, Mục Kiền Liên Dạ Na gốc lành đã chín thấy Xá Lợi Phất các căn vắng lặng oai nghi khoan thai, dung nhan khác ngày thường thì biết là đã được Cam lồ Diệu pháp bèn nhắc lời nguyện xưa ai biết được pháp mầu sẽ khai ngộ cho nhau không giấu diếm. Xá Lợi Phất bèn thuật lại tỉ mỉ việc gặp A Xá Bà Kỳ như thế nào và nhắc lại nguyên văn bài kệ trên. Nghe kệ xong thì Mục Kiền Liên Dạ Na cũng đối với các pháp mà xa lìa bụi nhỏ và được mắt pháp thanh tịnh. Bấy giờ, cả hai cùng bàn với các đệ tử nên đến chỗ Phật mà xin Xuất Gia học đạo. Khi đến nơi thì Phật bảo các Tỳ Kheo rằng: Hai người này dắt đệ tử đến cầu xin Xuất Gia, một người tên Xá Lợi Phất, sau này sẽ là người trí tuệ bậc nhất, một người tên là Mục Kiền Liên Dạ Na sẽ là người thần thông bậc nhất, hai trăm vị đệ tử cũng theo thầy mà xin Xuất Gia. Phật bèn gọi Thiện Lai Tỳ Kheo thì râu tóc đều rụng, mặc áo Ca Sa mà thành Sa Môn. Phật tùy theo căn tánh mà nói Pháp Bốn đế. Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên Dạ Na đều chứng quả A La Hán, hai trăm vị đệ tử sau này cũng lần lượt chứng được La Hán. Bấy giờ, Đức Thế Tôn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ Kheo đều là A La Hán cùng ở trong nước Ma Kiệt Đề mà độ nhiều chúng sinh. Và Phật gọi vị này là Đại Mục Kiền Liên Dạ Na để phân biệt với nhiều vị khác cũng trùng tên ấy.
Kinh Phổ Diệu nói: Phật có Sa Môn tên là An Lục sai đi nói Pháp để khai hóa kẻ chưa nghe, người đời năm trược ở trong hoang mê mà chẳng đạt được chỗ chí chân. Vị Sa Môn này vào thành khất thực, y phục ngay ngắn, oai nghi trang nghiêm. Nhân đó mọi người nhìn thấy đều vui mừng. Lúc đó, Xá Lợi Phất từ xa nhìn thấy thì cũng vui mừng nghĩ rằng: Ta học đạo đã lâu nhưng chưa từng thấy có Sa Môn nào trang nghiêm như thế. Tanghe nói có đạo mầu nhiệm nhưng còn nhiều nghi ngờ hãy đến hỏi thăm vị này thờ Đạo nào và thầy ông ta là ai. Thầy Sa Môn biết ý bèn nói kệ rằng:
Thầy ta thầy ba cõi
Có băm hai tướng tốt
Bình đẳng chẳng có không
Độ chúng mười hai môn
Ta tuổi hãy còn nhỏ
Chỗ học còn cạn cợt
Đâu dám nói chí chân.
Nghiệp Vô Cực Như Lai
Tất cả gốc các pháp
Từ duyên đều vốn không
Nếu rõ được nguồn cội,
Mới gọi là Sa Môn.
Sa Môn An Lục đáp rằng: Tôi thờ thầy tôi từ vô lượng kiếp vâng giữ sáu độ và pháp Vô cực, bốn đẳng bốn ân đều vô tận. Dùng Vô cực từ mà độ tất cả, chứa nhiều công đức chẳng thể nghĩ bàn. Là bậc Nhất Sinh Bổ Xứ ở tại cung Trời Đâu Suất Giáng Thần xuống Ca Duy La Vệ. Ở trong thai Hoàng Hậu như mặt Trời hiện trong nước, sinh ra đi bảy bước đất Trời rúng chuyển, ba mươi hai tướng tốt, xưng mình là Thánh, ba cõi đều khổ ta sẽ cứu độ Thích Phạm Tứ Vương đều đến khải thọ, chín rồng tắm thân, phước đức vô lượng. Chỉ nêu tóm tắt, ta lửa đom đóm so với đuốc khó có thể nói hết, là chỗ lời không thể diễn tả, ý không nghĩ đến được. Ấy là thầy ta, bậc tôn quí nhất của Trời, người. Bèn có bài tụng rằng:
Thầy ta, Trời trong Trời.
Tôn quí nhất ba cõi,
Tướng đẹp thân trượng sáu
Thần thông dạo hư không
Dạy dỗ bỏ năm ấm
Nhổ hết mười hai gốc
Chẳng tham ngôi vị Trời,
Tâm tịnh mở pháp môn.
Lúc đó, Xá Lợi Phất rất vui mừng như tối thấy sáng, miệng khen lành thay! Xưa nay ôm nghỉ, lại rất hiếu học, tám tuổi theo thầy đến mười sáu tuổi đều đến các Tông khắp thiên hạ, mười sáu Đại Quốc, tự cho là đã thấusuốt. Nay mới nghe Đạo Vô Thượng Chánh Chân, nay có Phật là họp với bổn nguyện ta. Đáp rằng: Ở Trúc Viên Ca Lăng Phật ở tại đó. Bèn đem đệ tử đến chỗ Phật đảnh lễ thưa rằng:
Bạch Đấng Chí Tôn, con thân đọa chốn ngu tối, mê mờ nhiều năm không được học hỏi. Nay được biết Vô Cực đại đạo của Đại Thánh cho con Xuất Gia được làm Tỳ Kheo thọ giới thành tựu. Phật nói:
Lành thay, Thiện Lai Tỳ Kheo thì tóc râu tự rụng mặc áo Ca Sa mà thành Sa Môn. Phật vì nói Kinh phân biệtcác pháp, mười hai pháp căn bản khiến thông suốt, mà lậu tận ý giải được quả không mê đắm. Lại bạch Phậtrằng:
Con có bạn đồng học họ tục là Câu Luật Đà, ở đây gọi là Mục Liên, trước có hẹn nhau nếu ai được Đạo chíchân thì báo cho nhau biết. Nay đã cứu giúp nhưng ông ấy chết trong bụi nhỏ chưa ra được. Xin dẫn đến đây nhờ Phật chỉ dạy. Phật nói:
Tốt lắm, nay đã đúng lúc chớ để lâu. Xá Lợi Phất bèn lạy Phật ra về mà tìm Mục Liên. Mục Liên đang cùngcác đệ tử dạo chơi trong thành, thấy Xá Lợi Phất đã thay đổi, y phục bèn hỏi nguyên do, thì đáp người học vôthường, chỉ thực hành Đại minh. Ta học đã nhiều năm không gặp được Đại Thánh, nay mới gặp Đại Đạo VôThượng, vui mừng vô cùng nên đến tìm, đồng cùng Đạo vị nhiều kiếp vô cùng. Mục Liên đáp:
Đây không phải là việc nhỏ, hãy khéo cùng nhau suy nghĩ. Xá Lợi Phất nói:
Không cần nói nữa, tôi rất chán việc này, không muốn nghe khuyên bảo gì nữa. Người có của báu bố thí thìđược lợi lớn. Được các báu quí minh châu như ý, lại muốn lụa vải nhà cửa mà thân không cần dùng. Mục Liênđáp rằng:
Nhân trí của anh hơn tôi, nghe anh thì không lầm lẫn, chúng ta cùng đến Quy Y Đấng Chí Tôn. Rồi cả haicùng đến bạch Phật xin làm Sa Môn, lãnh thọ pháp luật. Phật gọi Thiện Lai Tỳ Kheo thì râu tóc tự rụng mặc áo Ca Sa mà thành Sa Môn. Phật nói Chánh Pháp cho nghe mà lậu tận ý giải, thành quả không đắm nhiễm.Phật bảo:
Hai người này thuở xưa đã cúng dường ta, đợi ta thành đạo mà hầu hai bên, nay mới gặp. Trước Phật có mộtngàn vị đệ tử, nay gặp Xá Lợi Phất và Mục Liên thì lên đến một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ Kheo, cùnglúc được độ.
Bấy giờ, nước Thâu La Khuyết Xoa có một vị Bà La Môn tên là Ca Diếp, có ba mươi hai tướng, thông minhtrí tuệ, đọc Kinh Tư Tỳ Đà, tất cả sách luận đều thông suốt. Rất giàu mà hay bố thí. Người vợ đẹp nhất nước.Cả hai vợ chồng không có tư tưởng dục nhiễm, cho đến không ngủ cùng phòng là do xưa đã trồng nhiều gốclành, không thích ở đời hưởng vui năm dục, ngày đêm suy tư chán lìa thế gian siêng năng muốn học hỏi Pháp Xuất Gia, tìm mãi mà không được, liền bỏ việc nhà vào trong rừng núi. Tự nghĩ Chư Phật Như Lai Xuất Giatu đạo, nay ta theo Phật Xuất Gia. Rồi bỏ y phục sang quí, mặc nạp y hoại sắc, nhưng có giá trị ngàn vàng, và tự cạo bỏ râu tóc. Bấy giờ, các Trời ở trên hư không thấy Ca Diếp đã Xuất Gia mà nói rằng:
Lành thay, người nam, Vua Bạch Tịnh dòng họ Cam Giá tên là Tát Bà Tất Đạt Xuất Gia học đạo mà thành bậc Nhất Thiết Chủng Trí. Đời gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni, nay cùng một ngàn hai trăm vị A La Hán đang ở tạivườn trúc trong thành Vương Xá. Khi Ca Diếp nghe vị Trời nói xong thì rất vui mừng, liền đến Tăng Già Lam Trúc Viên. Bấy giờ, Đức Thế Tôn quán sát gốc lành, phải đến độ ông ta, bèn đi ngược lại đến Đa Tử Đâu Bà thì gặp Ca Diếp. Lúc đó, Ca Diếp thấy Phật tướng tốt oai nghiêm, liền chắp tay thưa rằng:
Bạch Đức Thế Tôn, là bậc Nhất Thiết Chủng Trí, từ bi cứu giúp chúng sinh, thật là chỗ cho mọi người quikính. Rồi lạy xuống bạch:
Thế Tôn là thầy con, con là đệ tử Ngài, như thế ba lần Phật đáp: Ta là thầy ông, ông là đệ tử ta. Lại bảo:
Này Ca Diếp! Nếu người không phải là Nhất Thiết Chủng Trí mà nhận ông làm đệ tử thì đầu sẽ vỡ ra bảymảnh. Lại bảo:
Lành thay, vui thay Ca Diếp, phải biết năm ấm của thân là đống khổ lớn. Ca Diếp nghe xong thì thấy Đế, cho đến được quả A La Hán. Khi ấy, Ca Diếp theo Thế Tôn về vườn Trúc. Vì Ca Diếp này có oai đức rộng lớn, trí tuệ thông minh nên gọi là Đại Ca Diếp.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo rằng:
Khi Phổ Quang Như Lai ra đời, có Tiên Thiện Tuệ là thân trước của ta, đi qua đường gặp năm trăm ngoại đạocùng nghị luận và tùy hỷ, nay là các người trong hội này, ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp cùng quyếnthuộc là một ngàn vị Tỳ Kheo đó, cô gái bán hoa xưa nay là Gia Du Đà La. Khi vị tiên Thiện Tuệ trải tóc lót đất để Phổ Quang Như Lai đi, trước đó có hai người quét đất là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên Da Na là naycùng hai trăm đệ tử Tỳ Kheo. Các Trời trên hư không thấy vị tiên Thiện Tuệ trải tóc trên đất thì đều tùy hỷkhen ngợi, nay là tám vạn vị Trời và Vua Tần Bà Ta La cùng quyến thuộc tám muôn Na Do Tha người, cùng chín mươi sáu muôn ức Na Do Tha vị Trời khi ta mới thành Đạo ở vườn Nai xoay bánh xe lần đầu tiên. Các ông nên biết, các thứ nhân duyên trong quá khứ từ vô lượng kiếp vẫn không mất. Ta ở quá khứ đã siêng năngtu tập tất cả nghiệp lành và phát tâm đại nguyện không lui sụt, cho nên nay thành tựu Nhất Thiết Chủng Trí. Các ông nên siêng năng tu các đạo hạnh không được lười biếng. Khi các Tỳ Kheo nghe lời Phật nói thì rất vuimừng lễ Phật mà lui ra.
Kinh Phổ Diệu chép: Vua Bạch Tịnh nghe tin con đã thành Phật, từ sáu năm nay nghĩ đã lâu, trong tâm buồnrầu nay muốn gặp. Có một vị Phạm Chí tên là Ưu Đà La thông minh trí tuệ vốn hầu Bồ Tát rất vừa ý. Vua bảoƯu Đà đến thỉnh Phật về cung, thưa rằng:
Đã gần mười hai năm ngày đêm buồn khổ thương nhớ chỉ mong một lần gặp nhau như chết rồi sống lại. Ưu Đà đến lạy Phật và trình ý Vua. Thấy Phật và thấy các vị Trời Thích Phạm đều Quy Y Phật thì xin Xuất Gia. Phật gọi Thiện lai Tỳ Kheo thì râu tóc đều rụng, mặc áo Ca Sa, thành Sa Môn, được Đạo A La Hán. Ngoài ra Phật độ chúng rất đông, nhiều không thể kể xiết. Phật tự nghĩ muốn Đức Vua cũng thành Phật, liền trở vềnước mà độ cha mẹ. Lại nghĩ nếu trở về nước mà không có cảm động thì việc hóa độ sẽ kém ít. Bèn sai đệ tử có thần túc là Tỳ Kheo Ưu Đà Da về trước, hiện các thần thông mọi người đều thấy, khen ngợi đệ tử còn như thế huống chi là Phật, oai đức vòi vọi vô lượng vô biên, đồng thời biết Đạo rất tôn quí. Quả nhiên khi Phật và đệ tử vừa về đến thì Vua cùng Hoàng Tộc, các Đại Thần và người dân cả nước đều rất vui mừng tôn kính đónrước long trọng. Phật bèn nói kệ rằng:
Phật từ gốc thực hành,
Sinh tử vô số lần
Thường nghĩ loài sâu bọ
Siêng khổ vô lượng kiếp
Khi Phật ngồi dưới cây
Nhớ đến bổn nguyện xưa
Vui mừng mà nghe nói
Khó được thường thấy nghe.
Khi mới thành Phật Đạo
Thì hàng phục các ma
Phá hoại gốc sinh tử
Dẹp sạch các ái dục
Phật nghĩ chỗ bản sanh,
Ý muốn thấy thân tộc,
Nay nghe Vua Đầu Đàn
Than thở rất đáng thương
Tỳ Kheo tên Ưu Đà
Tánh hay làm vui người
Phật sai sứ đi trước
Báo rõ các tin tức
Lại đến nước Vua cha,
Để nhập tuyên ý Phật.
Nay Vua nhớ Thái Tử
Có ý muốn đến cung
Ưu Đà nghe Phật dạy
Liền mau vội vâng làm
Vì khi ở trước Phật
Biến hóa tuỳ thế đất
Bỗng thân ấy biến mất
Dùng thần túc vào thành
Bèn đến cung điện
Vua Ở trước chỗ Vua ngồi
Tỳ Kheo Ưu Đà Da
Làm vui lòng Đầu Đàn
Biến hóa rất nhiều thứ
Hiện trước Điện nhà
Vua Sạch thơm như hoa sen
Bùn nhơ không dính được
Nhà Vua thấy sợ hãi
Bèn hỏi điều gì linh,
Đây không cầu thần
Thánh Sao từ đất vọt lên
Hình tánh này là ai?
Vốn từ đâu đến đây
Xin nói rõ tôi biết
Mà dứt các nghi ngờ
Từ mới sinh đến nay
Chưa từng thấy việc này
Thái Tử xưa bỏ nước
Cầu đạo độ chúng sinh
Tu hành vô số kiếp
Đến nay mới được thành
Nay Vua chớ lo sợ
Lại phải nên vui mừng
Con đã dứt các ác
Làm sứ giả của Phật
Vua nghe Thái Tử hỏi
Lệ rơi như mưa sa
Mười hai năm đến nay
Đã vắng tiếng Tất Đạt
Nay từ Cát Tường đến
Như chết rồi sống lại
Thái Tử bỏ ngôi vị
Thành Đạo hiệu là gì?
Bỏ nước ngồi sáu năm
Siêng năng hiện thành
Phật Gọi là Trời trong Trời,
Bậc nhất trong ba cõi
Xưa Ta được quí trọng
Xây cho các điện báu
Trang hoàng thật đẹp đẽ
Nhà cửa nay sao bằng
Ưu Đà bèn đáp rằng
Phật là bậc Chánh Chân
Thường ngồi dưới gốc cây
Các Trời đều qui kính
Khi con Ta ở cung
Mền nệm và màn chiếu
Đều bọc gấm thêu hoa
Mềm mại và óng ánh
Vợ rồng dâng giường báu
Thiên Đế hiến Ca Sa
Chẳng mừng vì áo tốt
Tâm ý không thêm bớt
Ở nước thức ăn ngon
Trăm vị đều đầy đủ
Nay thì việc ăn mặc
An thân chẳng ai bằng
Cầm bát đi khất thực
Các phước không thô tế
Chú nguyện người bố thí,
Đời đời được an ổn
Tất Đạt khi nằm ngủ
Không dám vọng gọi giác
Tiếng trống đờn phát ra
Thì Ngài mới thức dậy
Định Tam Muội của
Phật Suốt đêm không ngủ nghỉ,
Thích Phạm đến khuyên giúp
Đều cúi đầu thọ nhận
Tại gia tắm nước thơm
Các mùi xông ngào ngạt
Hương thơm xông đầy nhà
Nay dùng đâu vừa ý
Tám giải ba thoát môn
Rửa sạch dứt tâm nhỏ
Cùng tâm tịnh như không
An ổn không lo buồn
Tất Đạt khi tại gia
Giã bao nhiêu tạp hương
Xông hương vào y phục
Thanh tịnh không bụi nhơ
Giới định tuệ giải thoát
Dùng làm hương đạo đức
Xông vào chỗ tám nạn
Đời đời độ mười phương
Bốn phẩm giường ghế tốt
Do bao nhiêu báu thành
Lớp lớp bày các thứ
Để ngồi nằm bên trên
Bốn Thiền là giường ghế
Ý định không rối loạn
Thanh tịnh như hoa sen
Chẳng hề dính bùn nước
Ở cung vô số binh
Các quan bảo vệ đêm,
Ở quanh thường giữ gìn
Mắt chẳng thấy dơ bẩn
Các đệ tử đầy đủ
Ngàn hai trăm năm mươi
Bồ Tát vô ương số
Đều đến cúi đầu lạy
Xưa tại gia chưa ra
Có bốn phẩm xe tốt
Voi ngựa trâu dê bước
Dạo chơi nhìn bốn phương
Năm thông làm xe tham
Nhìn suốt nghe tiếng bay
Thấy rõ tâm mọi người
Đi khắp độ chúng sinh
Ông ra đi qua lại
Phướn lọng và cờ xí
Người theo hầu trước sau
Đều cầm các binh khí
Bốn bậc từ bi hộ
Ân huệ nhân ái độ
Che khắp các nguy nạn
Để trang nghiêm chúng sinh
Sinh thời các ca múa
Đánh trống và khua chuông
Người xem đầy chật đường
Trước sau không hại nhau
Dưới cây Ba La Nại
Đánh khua trống bất tử
Câu Lân thảy được
Đạo Tám vạn bốn ngàn
Trời Chín mươi sáu
Đạo phục Tiếng vang đến
Tam Thiên Chúng sinh thảy đều vui
Mở bày tâm đều sáng
Thống lãnh đất nước nào
Dân số nhiều hay ít
Hóa độ được mấy người
Thảy đều qui phục chăng?
Thống lãnh Tam Thiên Giới
Hóa độ các chúng sinh
Mười phương chẳng kể hết
Thảy đều được cứu độ
Trong nước nghĩ Chánh Pháp
Giúp ta trị muôn dân
Đông thuận dạy lễ tiết
Thảy đều vâng lời dạy
Phật hiểu không, vốn vô
Bỏ bốn thứ điên đảo
Ai nấy đều qui phục
Thần tĩnh thiên làm nghiệp.
Phật không thù với đời
Tất cả đều thấu suốt
Lời ông đâu chẳng khắp
Tất cả đều tự quy
Chánh thiên hạ đầy người
Một người bao nhiêu đầu
Một đầu bao nhiêu lưỡi
Lưỡi nói vô số nghĩa,
Tập hợp Hằng Sa người
Khen ngợi công đức
Phật Hằng sa kiếp chẳng họp
Huống ta đuốc đóm sáng.
Vua nghe xong buồn vui lẫn lộn, khen rằng: Lành thay, lành thay! Lời A Di không dối. Phật có đến hay chăng, ngày nào đến? Ưu Đà tâu rằng: Bảy ngày sẽ đến. Vua rất vui bèn ra lệnh cho các quan và muôn dân trong nước sửa soạn đường sá, quét dọn sạch sẽ, rải nước thơm, treo cờ phướn, làm cổng chào khắp nơi, cùng ta y phục ngay ngắn oai nghi nghiêm túc để đón chào Phật. Rồi ngàn xe muôn kỵ ra khỏi cửa thành bốn mươi dặm mà quì mọp đón rước Phật. Sắp đặt xong xuôi, đến sáng ngày thứ bảy thì Phật hướng dẫn các Tỳ Kheo lên đường về nước thăm Đức Vua. Các Trời Phạm Thích, Tứ Vương đều ở trên hư không mà rải hoa xông hương như mưa, tám bộ Trời rồng trỗi nhạc hoa hương đi trước, kế là bốn vị Thiên Vương, hai bên Phật là Phạm Vương và Đế Thích, các Tỳ Kheo y bát ngay ngắn đi sau Phật. Bấy giờ, Cõi Tam Thiên đều rung chuyển, cây khô trăm tuổi đều trổ hoa trái, các suối hồ cạn đều đầy nước. Vua thấy điềm lạ thì biết Phật đến. Vua sai các dòng họ Thích Đại Thần bá quan muôn dân đều đốt hương rải hoa mang tàn lọng đến đón rước Phật. Phật ở giữa đạichúng như vầng trăng giữa các vì sao, như mặt Trời ở trên hư không, thân cao trượng sáu đẹp đẽ, oai nghiêmsắc vàng chói lòa. Tất cả đều cúi đầu kính lễ. Lúc ấy mặt đất rung chuyển, Trời rải hoa báu như mưa, âm nhạctự trỗi. Người mù thấy được, kẻ điếc nghe được, kẻ què đi được, người câm nói được, các bệnh đều lành, điên cuồng đều tỉnh, chim quí hót vang, muôn vật hòa vui, kho báu xuất hiện. Các tâm ác tham sân si, ghen ghétoán hờn đều dứt. Địa ngục dứt hết các khổ, ngạ quỉ đều no đủ, lần theo ánh sáng đến Quy Y Thế Tôn, phát khởi Đạo ý. Vua thấy Phật thân cao trượng sáu, tướng tốt sáng suốt, thể sắc vàng ròng, các căn vắng lặng, nhưtrăng giữa sao, như núi vàng rực rỡ. Thiên Đế, Phạm Vương, Tứ Vương cung kính. Thấy các Phạm Chí (Bà La Môn) ở lâu trong rừng sâu, thân hình gầy ốm đen đúa hôi hám đứng hầu bên Phật, cũng như quạ đen đứng cạnh núi vàng. Vua liền ra lệnh cho những người họ Thích sang trọng giàu có hãy chọn năm trăm người concháu mình những người đẹp đẽ để làm Sa Môn, hầu hạ bên Phật cũng như phượng hoàng trên núi Tu Di, cũngnhư ngọc ma ni để trong ly thủy tinh.
Lúc đó, em Phật là Nan Đà cũng làm Sa Môn, khi chưa cạo bỏ râu tóc đã bạch Phật rằng: Thân người khó được, Phật ra đời khó gặp. Nay tôi Đại Thiên và các Tôn Giả biết Đạo chí cao không hạn lượng, không ham vinh hoa thế gian, bỏ ngôi vị tôn quý ở đời mà làm Sa Môn. Nay con hèn kém sao lại ham hố mà chẳng Xuất Gia vì Đạo cả, mong Phật thương xót cứu độ kẻ ô uế, đang chìm đắm trong trần ai được làm Sa Môn. Phật nói:
Lành thay, bèn gọi Tỳ Kheo Thiện lai thì râu tóc tự rụng, thân mặc áo Ca Sa, mà thành Sa Môn. Rồi lễ các Sa Môn khác, đến khi gặp các Sa Môn trước đây là tôi tớ của mình thì không chịu lễ. Phật biết ý bảo rằng:
Phật Pháp thông suốt, học trước học sau không kể tôn ty ở đời, như nước biển lớn nhận nước cả muôn sông, bốn biển đều thọ nhận, như đất của bốn đại đều bình đẳng, đất nước lửa gió trong ngoài không khác, thần thức trong sạch, do dính mắc mà đặt tên, cần phải bỏ tánh tự đại mà theo phép tắc, là Đạo vô cực của Tiên Thánh. Nan Đà theo lời Phật dạy thấy mọi thứ vốn không, bèn bỏ tánh tự đại mà lễ khắp. Lúc đó, Trời đất rung chuyển, chúng hội đồng khen. Lành thay! Lành thay! Đạo tâm bình đẳng, bỏ tự đại mà khiêm nhường nên cảmTrời đất rung chuyển dữ dội. Từ đó, Phật đặt ra phép tu học trước là lớn, người học sau là nhỏ.
Bấy giờ, Phật vào cung ngồi trên điện, Vua và thần dân hằng ngày cúng dường trăm thức ăn ngon. Phật nói: Kinh Pháp hoá độ vô lượng. Khi ấy, Cù Di dẫn La Vân đến lạy dưới chân Phật, thăm hỏi. Lúc đó, các quan đều nghi Phật bỏ nước đã mười hai năm sao lại có con là La Vân. Phật nói: Cù Di thủ tiết trong sạch không dấu vết. Nếu Vua không tin sẽ có chứng cớ. Bèn hóa các Sa Môn đều giống như Phật. Cù Di bảo La Vân đã bảy tuổi, con đem chiếc vòng này đến trao cho ai là cha con, thì La Vân bèn đem ngay đến Phật. Vua và các quan thấy thế đều rất vui mừng, tin chắc là con Phật. Phật bảo từ nay chớ nghi ngờ, người con này do ta hóa ra, chớ trách lỗi Cù Di. Bấy giờ, Vua chứng đạo, Cù Di xin thọ giới tịnh tu phạm hạnh, mọi người lớn nhỏ trong cung cũng đều thọ ba Quy Y, năm giới cấm. Bấy giờ, trong nước mưa thuận gió hòa, nông nghiệp trúng mùa, công nghệ buôn bán phát triển, giặc cướp dứt sạch, người dân muôn vật đều vui hòa.
Tăng Hữu xét thấy: Pháp Thân vô hình, giác trí không khởi, muôn vật vốn vắng lặng mà lại hiện việc hóa Thần Giáng thai là sao? Ấy là nương Đại duyên mà ứng tục, do bổn thệ mà hoằng từ, cho đến vận quyền Bát Nhã, dùng thế Thủ Lăng, hồi linh ở Đâu Suất, diệu hóa nơi Xích Trạch, đào luyện vô ngã làm lợi cho người. Há lời nói có thể nghĩ bàn mà có thể nói được chỗ rốt ráo. Do đó, vì nhiếp thọ chúng sinh lên đến địa vị luân hoàng, vì chế phục khoe khoang mà thi tài nghệ thuật. Dứt bỏ lưới ái mà bỏ nước vào rừng sâu, hiển bày pháp tôn mà hàng phục ma oán dưới cây Đạo. Như dấu vết này đều chấn tục, ứng thể viên thông mà tùy phương biến hiện, Pháp Thân vắng lặng, chưa từng sanh diệt. Nhưng theo tập quán thế gian thì y theo dấu vết làm chân, nên muốn thấy Như Lai thì mất Đạo càng xa. Cho nên Kinh Niết Bàn nói: Nếu nói Bồ Tát ở cung Vua Bạch Tịnh, nương nhờ cha mẹ mà sinh ra thân này thì là lời ma nói, bởi vì chứng tích mà mê bổn. Nếu Bổn Tích song chiếu, quyền thật đều sáng thì mở Kinh xem đọc vô ngại, Pháp Thân sẽ thấy.
THÍCH CA PHỔ
PHẦN HAI
1.Truyện về em họ Phật là Điều Đạt Xuất Gia.
2.Truyện về em họ Phật là A Na Luật Bạt Đề Xuất Gia.
3.Truyện về em họ Phật là Tôn Đà La Nan Đà Xuất Gia.
4.Truyện về con Phật là La Vân Xuất Gia.
5.Truyện về Di Mẫu Phật là Đại Ái Đạo Xuất Gia.
6.Truyện về cha Phật Vua Tịnh Phạn nhập Nê Hoàn.
7.Truyện về mẹ Phật là Ma Da Phu Nhân.
8.Truyện về Di Mẫu Phật là Đại Ái Đạo nhập Nê Hoàn.
9.Truyện về Phật Thích Ca diệt nghiệp đời trước.
10. DI MẪU PHẬT LÀ ĐẠI ÁI ĐẠO XUẤT GIA
Khi Phật về nước Ca Duy La vệ, Đại Ái Đạo Cù Đàm Di đảnh lễ Phật bạch rằng: Con nghe nói người nữ tinh tấn sẽ được bốn đạo quả của Sa Môn, con nguyện được thọ giới luật của Phật mà Xuất Gia hành đạo. Phật nói:
Hãy thôi! Ta không muốn người nữ vào pháp luật của ta, vì người nữ mặc pháp y thì sẽ không suốt đời thanh tịnh, rốt ráo phạm hạnh. Cù Đàm Di lại tha thiết cầu xin như thế ba lần. Nhưng Phật không cho bèn đảnh lễ lui ra. Thời gian sau, Phật đến Duy La Vệ thì Cù Đàm Di vẫn nài nỉ xin Xuất Gia như trước, nhưng Phật vẫn không cho. Phật cùng các Tỳ Kheo ở đó ba tháng mùa mưa rồi ra đi, Đại Ái Đạo và các lão bà v.v…đều đi theo Phật chợt dừng lại bên bờ sông, Đại ái Đạo bèn bước đến ra đảnh lễ và xin Xuất Gia như trước. Phật nói: Hãy thôi!Vẫn không cho như trước. Bà bèn lễ Phật đi nhiễu mà lui. Rồi đứng ở trước cửa, y phục rách rưới, mặt mày ủ dột khóc lóc. A Nan thấy thế, bèn hỏi thì đáp vì ta là người nữ không được Xuất Gia nên tự buồn khổ. A Nanliền vào bạch Phật hỏi duyên cớ. Phật nói:
Ta không muốn người nữ vào pháp luật ta làm Sa Môn. Vì như ở đời, nhà nào sinh nhiều con gái ít con trai thì sẽsuy, nay người nữ Xuất Gia sẽ làm cho đạo phạm hạnh thanh tịnh của Phật ở đời chẳng lâu. Ví như ruộng tốt có lộn giống xấu sẽ có hại cho lúa. A Nan lại thưa: Đại Ái Đạo có nhiều thiện ý, đã nuôi nấng Phật từ lúc mới sinhđến lớn khôn. Phật nói:
Đúng thế, Đại Ái Đạo có ân lớn với ta, nhưng ta đã đáp lại bằng cách truyền cho ba Quy Y, năm giới cấm, hiểurõ bốn đế, có năm căn năm lực, v.v… So với việc cấp dưỡng y phục, thuốc men, ăn uống trọn đời thì cũng khôngbằng ân này. Phật bảo A Nan:
Nếu người nữ muốn vào pháp ta làm Sa Môn thì phải giữ tám điều cung kính, cũng như phòng nước lũ lụt phảiđắp đê điều chắc chắn, không để rò rỉ, nếu được như thế thì mới được Xuất Gia. A Nan bèn thuật lại lời Phật nói thì Di Mẫu vô cùng mừng rỡ vâng theo. Bấy giờ, Đại Ái Đạo được Xuất Gia thọ đại giới làm Tỳ Kheo Ni, vânggiữ pháp luật mà được Ứng chân. Về sau vào lúc khác, Đạo Ái Đạo cùng các Trưởng Lão Ni đều đến chỗ A Nanhỏi rằng:
Các Trưởng lão ni đều tu phạm hạnh đã lâu, đều đã thấy Đế, sao lại phải lạy các Tỳ Kheo nhỏ tuổi? A Nan vào hỏi Phật, Phật bảo: Hãy thôi! Nên cẩn thận chớ hỏi việc ấy. Ông chẳng biết bằng ta, nếu không cho người nữXuất Gia thì ngoại đạo dị học, tất cả người hiền, sẽ cúng dường bốn thứ cần dùng, trải tóc lót đất mời bước lên,như thờ Nhật nguyệt, như thờ Thiên Thần, Chánh Pháp của ta sẽ một hưng thạnh ngàn năm. Nếu độ cho ngườinữ thì chỉ còn năm trăm năm và dần dần suy yếu. Vì sao, vì người nữ có năm việc không làm được:
1/ Không được làm Như Lai,
2/ Không được làm Vua Chuyển Luân,
3/ Không được làm Vua Trời Đao Lợi thứ hai,
4/ Không được làm Ma vương tầng Trời thứ sáu,
5/ Không được làm Phạm Thiên Vương thứ bảy Đại Ái Đạo v.v… nghe xong thì rất vui mừng vâng theo.
Tăng Hữu xét thấy: Chư Phật ba đời có đủ bốn bộ, mà Kiều Đàm Di cầu pháp lại bị từ chối, chính là vì người nữ chướng nặng, là con sâu trong Đạo. Cho nên phải kỹ càng răn đe để khuyến tấn tương lai.
11. VUA TỊNH PHẠN CHA CỦA ĐỨC PHẬT
THÍCH CA NHẬP NÊ HOÀN
( Xuất xứ từ Kinh Tịnh Phạn Vương Nê Hoàn )
Vua nước Xá Di (Xá Vệ) tên là Tịnh Phạn. Dùng Chánh Pháp trị nước, giáo hóa bằng nhân nghĩa, thường có từ tâm. Bấy giờ, bị bệnh nặng. Trong thân bốn đại bất an, khiến mình mẩy gân xương rã rời, hơi thở ra bất định như ngựa lội nước. Quan Phụ tướng ra lệnh cho các thầy thuốc giỏi trong nước đều vào cung chữa trị,nhưng bệnh vẫn không thấy giảm bớt. Vua càng lo buồn như cá thiếu nước. Các Phu Nhân, thể nữ thấy Vuanhư thế càng buồn khổ. Lúc đó, các Vua Bạch Phạn và Hộc Phạn, các quan đều nói nay nếu Vua băng thì nước sẽ suy yếu. toàn thân Vua run lên bần bật. Môi khô miệng ráo nói không ra lời nước mắt lưng tròng.Lát sau, thều thào bảo các Vua và các quan rằng:
Ta có mất đi cũng không khổ, chỉ tiếc là không gặp được Tất Đạt con ta, cũng không gặp Nan Đà con kế vìđã dứt trừ các dục tham dâm thế gian. Cũng hận vì không gặp cháu ta là Nan Đà con Vua Hộc Phạn hiện đang giữ kho Phật Pháp một lời cũng không mất. Ngay cả cháu nội ta là La Vân tuổi tuy còn nhỏ mà thần túc đầy đủ, giới hạnh hoàn toàn. Nếu gặp được các con cháu ta thì bệnh dẫu nặng cũng chưa hẳn chết, cũngkhông khổ lắm. Các Vua và các quan nghe lời ấy thì đều than khóc buồn thương. Vua Bạch Phạn nói:
Tôi nghe Đức Thế Tôn đang ở trên núi Kỳ Xà Quật trong thành Vương Xá, cách đây hơn năm mươi Do Tuần. Nếu Vua sai sứ đi mời thì đường sá xa xôi, chậm trễ vô ích. Nay mong Đại Vương bớt sầu lo, thươngnhớ các con cháu. Bấy giờ, Vua Tịnh Phạn nghe khuyên thì rơi lệ đáp rằng:
Các con cháu ta tuy xa xôi cách trở nhưng ý vẫn không lìa ta. Vì sao? Vì con ta đã thành Phật, thường dùngtâm đại bi và thần thông, mắt Trời thấy suốt, tai Trời nghe suốt mà cứu giúp chúng sinh. Kẻ đáng độ trăm ngàn muôn ức chúng sinh đang bị nước cuốn nhận chìm thì liền dùng tâm thương xót mà làm thuyền bè đểcứu thoát, không hề cực nhọc gì. Nay ta mong gặp Đức Thế Tôn cũng giống như thế. Ắt ngày đêm Đức Thế Tôn thường nhập vào Tam Muội dùng mắt Trời nhìn thấy chúng sinh những ai đáng được cứu độ thì liềndùng tâm thương xót như mẹ thương con. Khi ấy, Đức Thế Tôn đang ở núi Linh Thứu dùng tai Trời mà nghelời các Vua nói, lại dùng mắt Trời mà thấy Đức Vua bệnh nằm trên giường, thần thể ốm gầy mạng sắp mất. Lại biết ý Đức Vua đang mong gặp các con cháu, liền bảo Nan Đà rằng:
Cha đang bị bệnh nặng, chúng ta nên về, để lúc còn sống mà nhìn thấy nhau cho cha mãn nguyện. Nan Đàthưa đúng thế, cha sinh ra Thánh Vương lợi ích thế gian, nay phải về mà báo ân nuôi nấng. A Nan chấp tay thưa Vua là bác con, cho con Xuất Gia làm đệ tử Phật thì con phải về thăm. La Vân cũng thưa:
Thế Tôn là cha con, bỏ nước cầu đạo, con được ông nội nuôi dưỡng thành người mà được Xuất Gia, vậy cho phép con cùng về thăm nội. Rồi tất cả bèn dùng thần túc bay trên hư không, phút chốc đến nước Ca Duy LaVệ mà phát ra ánh sáng rực rỡ. Người dân trong nước thấy Phật đến thì buồn bã, khóc thương cho Vua TịnhPhạn sắp mất. Có người thương quá bứt bỏ chuỗi anh lạc, có người lại lấy bùn đất trét lên mặt, lên mìnhv.v… Phật thấy thế thì khuyên can rằng:
Vô thường chia lìa xưa nay đều có, các người nên biết sinh tử là khổ, chỉ có Đạo là chân. Rồi Đức Thế Tôn dùng mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bất cộng pháp mà phát ra ánh sáng rực rỡ, lại hiện ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp mà phát ra ánh sáng rực rỡ, lại đem công đức đã tu từ vô lượng A Tăng Kỳkiếp mà phát ra ánh sáng rực rỡ. Ánh sáng rực rỡ chiếu suốt trong ngoài khắp cõi nước rồi chiếu lên mìnhVua thì Vua liền hết bệnh. Vua lấy làm lạ hỏi ánh sáng ấy từ đâu chiếu đến, là ánh sáng của mặt Trời, mặt Trăng hay ánh sáng của các vị Trời, khiến các bệnh khổ của ta đều dứt. Đại Xưng vương từ ngoài vào cung tâu Vua rằng:
Đức Thế Tôn và các đệ tử A Nan, La Vân… đã bay trên hư không mà về tới, cả cung điện đều vui mừng. Vuacha nghe báo thì hết sức mừng rỡ bất giác tự ngồi dậy được. Phật cũng vừa vào đến. Vua cúi mình vái chào,và nói xin Như Lai lấy tay rờ vào thân tôi để các bệnh khổ đều chấm dứt. Mạng tôi sắp mất cũng sẽ sống lại. Tôi cuối cùng được thấy Thế Tôn thì các buồn khổ đã dứt hết rồi. Phật nói xin Vua cha chớ nên buồn khổnữa, vì đạo đức của cha rất đầy đủ. Phật đưa tay mầu vàng như hoa sen xoa vào trán cha thưa:
Vua cha là người giới hạnh thanh tịnh, tâm cấu đã lìa, nay nên vui mừng chớ nên buồn lo, hãy nghĩ nhớnghĩa các Kinh Pháp, ở chỗ không bền chắc mà nghĩ về các gốc lành bền chắc. Lúc đó, Đại Xứng vương tâuVua Tịnh Phạn rằng:
Phật là con Vua, thần lực đầy đủ không ai sánh bằng, Nan Đà cũng là con Vua đã dứt sinh tử, bốn Đạo vôngại. A Nan con Vua Hộc Phạn cũng đã uống pháp phục vị. Pháp Phật nói ra không quên một câu. Cháu nộiVua là La Vân thì đạo đức đầy đủ, chứng các Thiền định, thành bốn Đạo quả. Họ đều đã phá lưới ma. Vuanghe xong rất vui mừng, nắm tay Đức Thế Tôn để lên ngực mình, rồi Vua nằm xuống chấp tay xá Phật. Phậtvẫn để tay mình trên tim Vua. Bấy giờ, vô thường bỗng đến hơi thở nhẹ dứt, những người trong dòng họThích, các quan thấy Vua đã qua đời đều gào khóc thảm thiết đấm ngực bứt tóc, than Vua băng hà rồi thì nước mất oai thần. Lúc đó, dòng họ Thích dùng nước thơm gội rửa thân Vua rồi liệm bằng lụa là gấm vóc quí đẹp, đặt vào quan tài đặt trên Tòa Sư Tử, trang nghiêm bằng bảy báu, màn che trướng phủ bằng chân châu và rải hoa xông hương. Phật và Nan Đà đứng ở đầu quan tài, A Nan và La Vân đứng ở cuối. Phật vìlàm gương hiếu kính cha mẹ cho chúng sinh nên cả bốn thầy trò cùng khiêng quan tài đưa tang. Bấy giờ, cảTam Thiên Đại Thiên Thế Giới đều rung chuyển sáu cách. Tất cả các tầng Trời cõi Dục cùng vô số trămngàn quyến thuộc đều đến đưa tang. Thiên Vương ở phương bắc là Tỳ Sa Môn dẫn trăm ngàn muôn ức cácdạ xoa quỉ thần đến đưa tang. Thiên Vương ở phương đông là Duy Đề Lại Đà dẫn trăm ngàn muôn ức các quỉ thần kỹ nhạc đến đưa tang. Thiên Vương phương nam là Tỳ Lâu Lặc Xoa dẫn trăm ngàn muôn ức cácquỉ thần Cưu Bàn Trà đến đưa tang. Thiên Vương Phương tây là Tỳ Lưu Bà Xoa dẫn trăm ngàn muôn ức các rồng thần đến đưa tang. Đều cùng buồn bã, khóc lóc. Lúc đó, bốn vị Thiên Vương nghĩ rằng:
Phật vì muốn dạy chúng sinh ở tương lai phải hiếu kính cha mẹ nên đích thân khiêng quan tài Vua cha, bèn cùng quì trước Phật bạch rằng:
Chúng con là đệ tử Phật được nghe Pháp Phật mà chứng quả Tu Đà Hoàn nên chúng con thay nhau khiêngquan tài Đức Vua. Phật chấp thuận cho Bốn Vị Thiên Vương bèn biến thành bốn người thường thay Phậtcùng các đệ tử mà khiêng quan tài rất nhẹ nhàng. Tất cả người dân đều khóc lóc đưa tang. Bấy giờ, oai quang của Phật rực sáng như trăm muôn mặt Trời cùng hiện, Như Lai đích thân tay bưng lư hương đi trướcở núi Linh Thứu có một ngàn vị A La Hán từ trên hư không bay đến lạy Phật, thưa bây giờ chúng con phải làm gì. Phật bèn sai mau ra biển lớn tìm các gỗ thơm Ngưu Đầu, Chiên Đàn đem về. Phút chốc thì liền có gỗthơm. Phật và Đại chúng chất gỗ thơm trên quan tài Đức Vua rồi châm lửa. Lửa bùng cháy mạnh mẽ thơm phức. Phật liền bảo bốn chúng rằng:
Thế gian vô thường, khổ không chẳng phải thật thân, không có bền chắc, chỉ như huyễn hóa. Như cái nóng mùa hè, như trăng trong nước, mạng sống không lâu, mọi người nên cố gắng cầu lìa sinh tử mới được yênổn lớn. Khi lửa thiêu thân Vua xong thì các Vua và Đại Thần đem năm trăm bình sữa đến tưới tắt lửa. Rồithâu hài cốt để vào bình vàng, đem về xây Tháp Miếu cúng dường. Đại chúng cùng hỏi Phật rằng:
Nay Vua Tịnh Phạn đã qua đời thì thần thức sinh về đâu? Phật bảo đại chúng rằng:
Vua cha Tịnh Phạn là người thanh tịnh sẽ sinh lên cõi Trời Tịnh Cư.
Tăng Hữu xét thấy: Vô thường biến đổi, vật có thân đều không tránh khỏi, kể cả Trời cũng không thể kéo dài mãi được. Chắp tay ngang ngực mà không thể cứu, báo hết thì vô thường liền đến. Do đó, bậc Thánh tu thuật sống lâu mà không nuôi dưỡng thân bọt bèo.
12. MẸ PHẬT THÍCH CA
LÀ PHU NHÂN MA HA MA DA
( Xuất xứ từ Kinh Phật Thăng Đao Lợi Thiên
Vị Mẫu Thuyết Pháp )
Phật ở trên cung Trời Đao Lợi trong vườn Hoan Hỷ, an cư ba tháng dưới cây Ba Lợi Chất Đa. Bấy giờ bốn chúng vây quanh Như Lai, lỗ chân lông phát ra trăm ngàn tia sáng chiếu khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Mỗi tia sáng có hoa sen ngàn cánh, trong mỗi hoa đều có hóa Phật, chiếu sáng rực rỡ không thể so sánh. Các vịTrời không biết vì sao có ánh sáng ấy. Phật bảo Văn Thù hãy đến chỗ mẹ, nói có Phật ở đây, xin mẹ đến kínhTam Bảo. Văn Thù liền đến thưa với Ma Da Phu Nhân. Bà nghe thì sữa tự chảy ra, bèn nghĩ rằng nếu ta sinh Tất Đạt Đa thì xin sữa này đến miệng Tất Đạt Đa, nghĩ đoạn thì hai luồng sữa trắng phun ra như hoa sen trắng, rót vào miệng Như Lai. Bà thấy rồi thì vui mừng tươi như hoa nở. Khắp cõi Đại Thiên đều rung chuyển, các hoa quả quí không đúng mùa đều chín. Bà bảo Văn Thù rằng:
Từ khi ta làm mẹ con với Phật đến nay thì nay là lúc ta an vui chưa từng có. Liền cùng Văn Thù đến chỗ Như Lai. Đức Thế Tôn trông thấy mẹ từ xa đến tướng như núi Tu Di bèn dùng Phạm Âm thưa với mẹ rằng:
Thân đã trải qua nhiều khổ vui phải nên tu Niết Bàn mà dứt hẳn các khổ vui. Ma Da Phu Nhân bèn lạy xuống mà chuyên tâm chánh niệm, các kiết sử liền tiêu hết. Phật liền nói Pháp cho mẹ nghe. Nghe xong thì bà liền biết được Túc mạng gốc lành, phá tan mười tám ức kiết sử, chứng quả Tu Đà Hoàn, liền bach Phật rằng:
Ngục sinh tử bền chắc nay đã chứng giải thoát. Lúc đó, chúng hội nghe xong liền đồng thanh nói rằng:
Nguyện tất cả chúng sinh đều được giải thoát. Suốt trong ba tháng Phật ngự ở cõi Trời Đao Lợi đều nói Pháp lợi ích mọi người. Hết ba tháng thì trở về. Sai Cưu Ma La xuống Diêm Phù Đề báo tin rằng:
Không bao lâu Như Lai sẽ nhập Niết Bàn. Lúc đó, chúng sinh nghe tin thì rất buồn khổ bảo rằng:
Chúng ta không biết Như Lai ở đâu, nay ở cung Trời Đao Lợi mà nhập Niết Bàn, sao khổ như thế. Mắt thế gian sắp nhắm lại rồi. Chúng con thân tội nghiệp nặng nề khó có thể lên Trời mà kính thỉnh Như Lai mau về với chúng con. Nhờ Tôn Giả thỉnh giúp. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bèn phát ra ánh sáng năm mầu sắc rực rỡ. Lúc đó,Trời Đế Thích biết Phật sắp xuống trần, liền khiến quỉ thần làm ba đường thềm báu, đường giữa bằng vàng Diêm Phù Đàn, bên trái bằng lưu ly, bên phải bằng mã não, hàng rào chạm khắc rất đẹp đẽ. Phật bảo Ma Da, pháp sinh tử hội họp thì có chia lìa, nay con xuống Diêm Phù Đề không bao lâu sẽ nhập Niết Bàn, Ma Da khóc lóc nói kệ. Đức Thế Tôn từ biệt mẹ bước lên thềm báu, Phạm Thiên cầm lọng, Bốn Thiên Vương đứng hầu hai bên, bốn bộ đại chúng đọc tụng khen ngợi, Trời trỗi nhạc vang khắp hư không, đốt hương rải hoa dẫn đường đi trước. Ở Diêm Phù Đề, Vua Ba Tư Nặc cùng đại chúng nhóm họp ở thềm báu, cúi đầu đón rước Phật về Kỳ Hoàn ngồi trên tòa Sư Tử, bốn chúng vui mừng vây quanh.
Tăng Hữu xét thấy: Phật sinh bảy ngày thì mẹ sinh lên Trời Đao Lợi, ba đời Như Lai đều như thế. Ma Da Phu Nhân do chứa nhóm nhiều nhân lành mà thác hóa thành Thánh, cho nên nay đã làm thầy cõi Trời mà vẫn uống sữa. Khi sắp nhập Niết Bàn thì càng chí kính muốn báo ân đức mẹ hiền như thế.
13. DI MẪU PHẬT THÍCH CA LÀ ĐẠI ÁI ĐẠO
NHẬP NÊ HOÀN
( Xuất xứ từ Kinh Phật Mẫu Nê Hoàn )
Ở tại Tinh Xá Vương viên, Tỳ Kheo Ni Đại Ái Đạo là Di Mẫu của Phật sắp diệt độ bảo rằng: Ta không nỡ thấy đời không có Như Lai Vô Sở Trước Chánh Chân Đạo Tối Chánh Giác và các Ứng chân diệt độ nên ta phải dứt thần thức trước mà trở về với bổn vô. Phật là bậc Nhất Thiết Trí thấy rõ các tâm niệm, liền bảo A Nan rằng:
Đại Ái Đạo nói ta không nỡ thấy Thế Tôn và các Ứng Chân Nê Hoàn nên muốn diệt độ trước. A Nan nghe Phật nói thì cúi đầu bạch rằng:
Nay con nghe Đức Thế Tôn dạy thì tứ chi bủn rủn, tâm trí bị mê mờ, không còn biết tên gọi bốn phương, Phật bảo A Nan:
Đại Ái Đạo diệt độ rồi thì cả giới định tuệ giải thoát độ tri kiến chủng, bốn ý chỉ cho đến tám phẩm Đạo Hạnhđều bỏ hết chăng? A Nan đáp:
Thưa không, nhưng Phật sinh ra bảy ngày thì mẹ qua đời, Di Mẫu là mẹ đã có ân lớn với Phật. Phật nói:
Ân nặng mẹ hiền nuôi nấng khó báo đền thì Ta đã báo đền rồi, Ta cũng có công ân rất nhiều với mẹ như Ta chỉ dẫn Quy Y Tam Bảo, do Ta mà khổ tập đã dứt, mắt đạo sáng suốt, dứt hết các kiết, được không đắm trước. Nếu người nào làm ngộ được các mê lầm của người ngu, khiến vào chánh chân, khổ tập dứt hết mà được Đạo thì ân to hơn núi Tu Di. Cho nên, này A Nan, ân của Ta đối với Đại Ái Đạo là vô lượng. Lúc đó, Đại Ái Đạo cùng năm trăm vị Tỳ Kheo ni đến chỗ Phật, lễ Phật và bạch rằng:
Chúng con không nỡ thấy Phật và các Ứng Chân diệt độ nên muốn Nê Hoàn trước. Phật yên lặng chấp thuận. Đại Ái Đạo lấy tay sờ vào chân Phật, đây là lần cuối cùng nhìn thấy Như Lai Tối Chánh Giác, từ nay sẽ không còn thấy nữa, năm trăm vị Tỳ Kheo Ni cũng bạch lời từ biệt như trên. Phật cũng chấp thuận. Phật nói Pháp cho nghe, rằng thân là hoạn nạn, diệt độ là yên tịnh. Các Tỳ Kheo Ni đều rất vui mừng đi nhiễu Phật ba vòng rồi lui ra. Khi về đến Tinh Xá thì bày năm trăm chỗ ngồi, mỗi vị đều đến chỗ ngồi. Đại Ái Đạo hiện các thần túc từ chỗ ngồi mà ẩn mất, rồi từ phương đông đến, ở trên hư không hiện ra mười tám biến, tám phương, trên dưới đều như thế và phát ra ánh sáng rực rỡ chiếu đến những nơi tối tăm và chiếu sáng lên các tầng Trời. Năm trăm vị Tỳ Kheo Ni cũng biến hóa như thế, rồi đồng thời cùng Nê Hoàn.
Phật bảo A Nan: Sáng mai ông vào thành, đến nhà Gia Du Lý bảo rằng:
Di Mẫu và năm trăm Tỳ Kheo Ni lão túc đều đã diệt độ. Phật khuyên Du Da Lý làm năm trăm giường chất đầy hương hoa dầu mè, gỗ thơm và trỗi nhạc để cúng dường. Vì sao? Vì năm trăm Tỳ Kheo Ni đều là bậc sáu thông bốn đạt, được không bất nguyện vô tưởng tịnh định, nay đã Nê Hoàn, được Phật khen ngợi, hễ cúng dường thì được phước vô lượng. A Nan vâng lời. Sáng sớm vào thành đến nhà Da Du Lý bèn hỏi duyên cớ, thì A Nan kể rõ lời Phật. Ưu Bà Tắc nghe báo thì gieo mình xuống đất khóc lóc than rằng:
Từ nay Tinh Xá Duy Gia Lê sẽ trống vắng, đường xá sẽ không còn thấy các Tỳ Kheo Ni đi khất thực nữa, thật là đau đớn. A Nan đáp rằng:
Phật nói Trời đất tuy lâu dài nhưng cũng có lúc bắt đầu và kết thúc, ba cõi vô thường như huyễn như mộng. Sống thì cầu chẳng chết, hợp thì mong chẳng lìa, nhưng không bao giờ được. Da Du Lý hiểu rõ nên vui mừng. A Nan bèn đến các nhà Phạm Chí đang hội họp nghị luận, bảo rằng:
Phật khuyên các Hiền giả rằng: Ngày mai năm trăm Tỳ Kheo Ni đều diệt độ. Các Phạm Chí nghe nói đều gieo mình xuống đất mà gào khóc. A Nan nói:
Ba cõi như huyễn đều là vô thường, thân là chỗ chứa nhóm các khổ, chỉ có Nê Hoàn là yên vui. Mọi người đều nghe theo mà sắm đủ đồ lễ tang rồi cùng đến Tinh Xá. Lúc đó, cửa vườn còn đóng, mọi người muốn vào giảng đường thì có ba nữ Sa Di, một vị đã được quả Bất Hoàn, người kế quả Tần Lai, người thứ ba là Giảng Hạng bảo mọi người rằng: Thầy tôi ngồi Thiền, nay được tịch định, cẩn thận chớ làm ồn. Đáp rằng:
Thầy đã diệt độ, không phải tịch định đâu. Sa Di Ni nghe xong thì ngất xỉu, giây lâu tỉnh dậy, than rằng:
Ai sẽ dạy dỗ chúng con, lời dạy của bậc Thánh đã hết. Mọi người buồn bã bảo Sa Di Ni rằng:
Phật đã nói thương yêu gặp gỡ rồi phải xa lìa, chỉ nên lập chí mạnh mẽ chứng được Ứng Chân. Làm lễ Trà Tỳ xong thì đem Xá Lợi về chỗ Phật. Phật bảo A Nan:
Thầy xoay về hướng Đông chắp tay quỳ gối phải, nói rằng:
Ai có trực tín trực nghiệp, ba thần sáu trí, Đạo Linh đã đủ, đều hãy đến đây. Vì sao? Vì Di Mẫu Phật và năm trăm vị Tỳ Kheo Ni đều đã diệt độ, nay ở Pháp Hội bốn phương đều như thế. Do đó, bốn phương đều có hai trăm năm mươi vị Ứng Chân dùng thần túc bay đến lạy Phật. Phật đến chỗ Xá Lợi của Đại Ái Đạo thì một ngàn vị Tỳ Kheo đều theo đến tòa. Phật bảo A Nan dùng bát đựng đầy xá lợi quì xuống trao cho Phật. Phật đưa hai tay bưng lấy, bảo các Tỳ Kheo rằng:
Xá Lợi này vốn là thân nhơ nhớp ngu si, dữ dằn ganh ghét, mưu mô làm hư hoại đạo đức. Nay Di Mẫu dứt hết xấu nhơ tội ác của người nữ thực hành hạnh người nam mà được Đạo Ứng chân, dời linh vốn không thể mạnh mẽ như thế. Phật bảo các Tỳ Kheo và các Ưu Bà Tắc phải cùng nhau lập Miếu cúng dường. Do đó, bốn chúngTrời, người, Rồng, Quỉ nơi nơi đều lập Miếu cúng dường các thứ.
Tăng Hữu xét thấy: Di Mẫu ân đức sinh ra nên phải long trọng làm lễ trà tỳ để báo đền ân đức mà khuyên răn kẻ vô ân bất hiếu sau này.
14. DÒNG HỌ THÍCH CA
DIỆT NGHIỆP ĐỜI TRƯỚC
( Xuất xứ từ Kinh Trường A Hàm )
Bấy giờ, Vua Ba Tư Nặc mới lên ngôi nghĩ rằng: Ta sẽ lấy một cô gái dòng họ Thích. Rồi bảo một vị Đại Thần rằng:
Người đến thành Ca Tỳ La đến nhà dòng họ Thích xứng danh ta mà nói:
Vua Ba Tư Nặc chúc quí vị an khang, gia đình hưng thạnh vô lượng. Lại bảo ta muốn cưới một cô gái dòng họ Thích để nối dõi tông đường. Nếu ai trái lệnh, ta sẽ dùng binh lực đánh dẹp. Quan Đại Thần bèn làm theo lệnhVua. Các người dòng họ Thích nghe tin thì nổi giận bảo ta là dòng họ lớn đâu thể kết thân với kẻ tôi tớ. Mọi người bàn luận có người bảo nên, có người bảo không nên kết thân. Lúc đó, Ma Ha Nam nói với mọi người rằng: Quí vị chớ giận dữ, Ba Tư Nặc là người bạo ác có thể đánh phá nước ta. Để tôi đích thân đến gặp mà xử sự. Lúc đó trong nhà Ma Ha Nam có một gái hầu rất đẹp, bèn trang điểm cực kỳ diễm lệ mà dắt đến Vua Ba Tư Nặc bảo là con gái mình để thành thân. Vua Ba Tư Nặc vừa thấy thì bằng lòng bèn phong làm Hoàng Hậu. Về sau, sinh một con trai vô cùng khôi ngô không ai bằng. Các thầy tướng tâu Vua rằng:
Khi cầu hôn các người dòng họ Thích tranh cãi, có người nói không nên kết thân, khiến kia đây chia lìa, nay nên đặt tên là Lưu Ly. Từ đó Vua càng yêu thương Lưu Ly. Khi Lưu Ly lên tám tuổi, Vua Ba Tư Nặc bảo hãy đến Ca Tỳ La Vệ mà học thuật bắn tên. Rồi sai sứ giả cỡi voi đến ở nhà Ma Ha Nam (ông ngoại) mà học, Ma Ha Nam bèn chọn năm trăm đứa trẻ dòng họ Thích cho cùng theo học. Lúc đó, trong thành Ca Tỳ La Vệ có xây một giảng đường rất đồ sộ lộng lẫy. Các người họ Thích muốn thỉnh Phật và các Tỳ Kheo Tăng đến để cúng dường cầu phước rồi mới ở. Bèn trang hoàng đồ ngồ, cờ phướn, lọng báu, lụa là gấm vóc, rưới nước thơm, xông hương quí đốt đèn đuốc và bày một tòa Sư Tử rất oai nghiêm dành riêng cho Phật. Lúc đó Thái Tử Lưu Ly đến giảng đường thấy tòa Sư Tử cao đẹp bèn leo lên ngồi. Các người trong dòng họ Thích thấy vậy rất tức giận lôi cổ xuống kéo ra ngoài đánh cho một trận tơi bời, mắng là con nhà hèn hạ sao dám vô phép. Lúc đó, Lưu Ly ngó quanh quất chỉ thấy có một người bạn nhỏ tên Hảo Khổ con của một Phạm Chí cùng theo học bắn cung, thì bảo dòng họ Thích làm nhục ta, khi ta lên ngôi ngươi nên nhắc ta mối thù này. Sau đó, Vua Ba Tư Nặc qua đời, bèn truyền ngôi cho Lưu Ly. Lúc đó, Hảo Khổ đến nhắc lại mối nhục xưa. Lưu Ly bèn kéo binh đến nước Ca Tỳ La Vệ. Bấy giờ, có nhiều Tỳ Kheo nghe Lưu Ly đem binh đánh dòng họ Thích bèn bạch lên Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn bèn đến ngồi Kiết Già dưới một gốc cây khô không cành lá. Lưu Ly kéo quân đi ngang, bèn xuống ngựa đến hỏi Phật vì sao không ngồi dưới gốc cây có cành lá mà ngồi dưới gốc cây khô, thì Đức Thế Tôn bảo nhờ ân đức của thân tộc nên thắng người ngoài. Lưu Ly nghĩ hôm nay vì Đức Thế Tôn là thân thích, ta không nên đến đánh, rồi trở về nước. Lúc đó, Hảo Khổ lại nhắc lại mối nhục xưa. Vua nổi giận mà kéo binh đến Ca Tỳ La Vệ nữa. Đại Mục Kiền Liên bạch Phật rằng:
Nay Vua Lưu Ly muốn đánh dòng họ Thích, con có thể khiến Vua Lưu Ly và binh lính rơi vào Thế Giới khác. Phật hỏi thầy có khả năng đem nghiệp duyên đời trước của dòng họ Thích cho rơi vào Thế Giới khác hay chăng? Mục Liên đáp:
Không thể! Mục Liên nói:
Con có khả năng dời thành Ca Tỳ La Vệ lên hư không. Phật hỏi:
Thầy có thể dời nghiệp duyên đời trước của dòng họ Thích lên hư không hay chăng? Thì đáp:
Không thể. Mục Liên lại nói:
Con có khả năng dùng lồng sắt chụp lên thành Ca Tỳ La Vệ. Phật hỏi:
Thầy có thể dùng lồng sắt chụp lên nghiệp duyên đời trước của dòng họ Thích hay chăng? Lại đáp:
Không thể. Phật bảo nghiệp duyên đời trước của dòng họ Thích nay đã chín muồi, nay phải chịu quả báo. VuaLưu Ly bèn kéo quân đến Ca Tỳ La Vệ. Dòng họ Thích cũng đem quân ứng chiến. Trong vòng một do tuần quân dòng họ Thích bắn tên phá hư hại cả xe cộ, tòa ngồi, dây cung, áo giáp v.v… nhưng người của quân LưuLy không hề hấn gì, thậm chí bắn trúng cả tai, mũi, đầu mà các cơ quan vẫn nguyên vẹn, người vẫn không chết.Vua Lưu Ly lấy làm lạ hỏi tên từ đâu tới. Các quan nói tên của dòng họ Thích cách đây từ một do tuần bắn đến.Vua nói:
Nếu họ có ý hại ta ắt ta chết rồi. Vậy phải kéo quân về Xá Vệ. Phạm Chí Hảo khổ bèn tâu Vua rằng:
Vua chớ sợ, người dòng họ Thích đều giữ giới, con sâu còn không giết, huống chi là hại người, nay cứ tiến lên đánh phá dòng họ Thích. Vua Lưu Ly tiến lên, dòng họ Thích đều rút vào Thành. Vua hét phải mau mở cửa thành ra, nếu không ta giết sạch. Lúc đó có một cậu bé dòng họ Thích mới mười lăm tuổi tên là Xá Ma mặc áo giáp cầm gậy một mình tiến ra đánh với Vua Lưu Ly. Lúc đó, Xá Ma giết hại nhiều người liền bỏ chạy hò hét bảo nhau rằng:
Đó là người Trời hay quỉ thần mà, ở xa nhìn như một đứa bé. Vua Lưu Ly sợ quá chui trốn dưới hố đất. Bấy giờ dòng họ Thích bảo Xá Ma rằng:
Cậu bé kia sao làm nhục chúng ta, há không biết rằng dòng họ Thích chúng ta tu hành, con sâu còn không giết, huống chi là giết người. Chúng ta mỗi người có khả năng chống chọi cả muôn người, nhưng nghĩ rằng giết người thì chết rồi sẽ bị đọa vào địa ngục, nếu sanh làm người thì phải chết yểu. Cậu đi đi, chớ ở đây. Lúc đó,Vua Lưu Ly lại đến cửa Thành bảo mở cửa mau chớ chậm trễ. Các người dòng họ Thích bảo nhau ta không nên mở cửa. Bấy giờ, ma ba tuần hiện ra một người họ Thích bảo mở cửa mau chớ chịu khốn chung như thế. Người dòng họ Thích bèn mở cửa Thành. Vua Lưu Ly bảo các quan rằng, người dòng họ Thích rất đông không dao kiếm nào giết hết. Hãy xô chúng xuống đất rồi cho voi dày đạp, các quan y lời làm theo. Vua Lưu Ly lại bảo:
Chọn bắt năm trăm gái đẹp cho ta. Các quan y lời làm theo. Lúc đó, Ma Ha Nam đến chỗ Vua Lưu Ly bảo rằng:
Hãy làm theo lời tôi. Vua hỏi làm gì? Ma Ha Nam nói tôi sẽ lặn xuống nước tùy thời gian lâu mau thì thả người dòng họ Thích chạy đi, cho đến khi tôi trồi lên mặt nước thì lại tiếp tục tùy ý chém giết. Vua Lưu Ly bằng lòng. Ma Ha Nam liền nhảy xuống nước lấy tóc mình buộc vào gốc cây mà chết. Bấy giờ, người dòng họ Thích từ cửa đông chạy ra thị lại vào cửa tây, từ cửa nam chạy ra thì lại vào cửa bắc. Lát sau, Lưu Ly nói sao Ma Ha Nam ở lâu dưới nước thế, bèn cho người xuống tìm thì thấy đã chết. Vua bỗng hối hận bảo ông ngoại ta đã chết vì yêu dòng họ. Nếu biết vậy, ta không bao giờ đánh dòng họ Thích. Kể ra, Vua Lưu Ly đã giết hại chín ngàn chín trăm chín mươi chín muôn người, máu chảy thành sông. Rồi đốt thành Ca Tỳ La Vệ mà đến vườn Ni Câu Lưu. Lúc đó, Vua Lưu Ly bảo năm trăm cô gái dòng họ Thích rằng:
Các nàng chớ buồn lo, ta là chồng của các nàng, các nàng là vợ ta. Bấy giờ, Vua Lưu Ly bắt ra một nàng. Nàng hỏi muốn làm gì ta. Vua nói muốn giao tình. Nàng bảo nay ta làm sao có thể cùng kẻ do tôi tớ sinh ra mà giao tình được ư? Vua nổi giận ra lệnh chặt hết tay chân rồi vứt xuống hầm sâu. Các nàng kia cũng đều mắng nhiếc như thế và đều bị hình phạt như thế. Vua Lưu Ly phá Thành Ca Tỳ La Vệ xong thì trở về Xá Vệ. Bấy giờ, Thái Tử Kỳ Đà vào cung sâu đùa vui với các kỹ nữ. Vua nghe tiếng nhạc bèn sai người hầu quay voi về, còn Vuamột mình đến chỗ Thái Tử. Đến nơi, người giữ cửa tâu Vua rằng:
Vua đi nhẹ nhẹ chớ quấy rối, Thái Tử đang ở trong cung đùa vui. Vua bèn rút kiếm giết chết người giữ cửa.Thái Tử Kỳ Đà liền ra gặp Vua. Vua hỏi:
Chẳng lẽ con không biết ta đánh nhau với dòng họ Thích? Kỳ Đà thưa con có nghe. Vua hỏi:
Sao vẫn ở trong cung vui chơi mà không đi giúp ta? Thái Tử Kỳ Đà đáp:
Vì con không thể giết người. Vua liền rút kiếm giết chết Kỳ Đà. Khi ấy, Đức Thế Tôn dùng mắt Trời thấy Kỳ Đà chết rồi được sinh lên tầng Trời ba mươi ba. Lúc đó, năm trăm cô gái dòng họ Thích bảo nhau:
Như Lai ở nơi này Xuất Gia học Đạo mà sau thành Phật, nay bị khổ này sao Thế Tôn không nhớ. Đức Thế Tôn do tai Trời mà nghe rõ lời oán trách của các cô gái. Bèn dẫn các Tỳ Kheo đến Ca Tỳ La Vệ. Năm trăm cô gái thấy Thế Tôn và các thầy Tỳ Kheo đến thì rất hổ thẹn. Bấy giờ, Thích Đề Hoàn Nhân bèn dùng áo Trời phủ lên người các cô gái, Thiên Vương Tỳ Sa Môn thì đem cơm Trời cho các cô gái ăn đều no đủ. Đức Thế Tôn bèn nói Pháp mầu nhiệm:
Khổ tập hết thì Đạo hết. Bấy giờ các cô dứt sạch bụi nhỏ mà được mắt Pháp thanh tịnh, đều ở đấy mà qua đời và đều được sinh lên cõi Trời.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn đến cửa thành đông thì thấy trong thành bị lửa khói thiêu rụi trống không, bèn đến ngồi trong vườn Ni Câu Lưu bảo các Tỳ Kheo rằng:
Xưa Ta ở đây nói Pháp cho các Tỳ Kheo nghe mà nay trống vắng chẳng có ai. Sau này, Như Lai sẽ không đến đây nữa. Rồi đứng dậy đi về vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc ở nước Xá Vệ, bảo các Tỳ Kheo rằng:
Bảy ngày nữa Vua Lưu Ly và quân lính đều sẽ chết. Vua Lưu Ly nghe nói thì sợ hãi bảo các quan rằng: Như Lai nói ta bảy ngày nữa cùng quân lính đều chết. Các ông hãy xem ngoài nước không có giặc cướp, cũng không có tai ương nước lửa đe dọa, vậy là sao. Như Lai không nói hai lời. Bấy giờ, Phạm Chí Hảo Khổ tâu Vua chớ lo sợ. Ngày nay ngoài nước trong thành đều không có giặc giã, cũng không có nạn nước lửa đe dọa, nay Vua hãy vui chơi thỏa thích. Vua nói Phạm Chí nên biết Phật không nói sai lời. Vua sai người đếm ngày, thì đã qua ngày thứ nhất Vua rất mừng, dẫn binh lính và các thể nữ đến bờ sông A Chỉ La dạo chơi. Bỗng mây đen sấm sét nổi lên, gió bão mưa dữ kéo đến. Lúc đó, Vua Lưu Ly và binh lính đều bị nước cuốn trôi mà chết hết. Chết rồi bị đọa vào địa ngục A Tỳ. Lại có lửa Trời cháy tan cung điện. Bấy giờ, Đức Thế Tôn dùng mắt Trời thấy Vua LưuLy và bốn binh chủng đều chết và đều đọa địa ngục. Các Tỳ Kheo bạch rằng:
Dòng họ Thích đã gây ra nhân duyên gì mà nay Vua Lưu Ly phải bị giết hại như thế? Phật bảo thuở xa xưa trong thành La Duyệt có một làng bắt cá, lúc đó nhằm đời đói kém, người phải ăn rau cỏ, một đấu gạo đổi một đấu vàng. Làng ấy có hồ lớn lại có nhiều cá. Lúc đó, người dân trong làng La Duyệt đến hồ bắt cá. Lúc ấy,trong nước có hai con cá, một con tên là Câu Tỏa, hai tên là Đa Thiệt. Chúng bảo nhau rằng chúng ta ở đây chẳng có lỗi lầm gì, chúng ta tánh ở nước không ở trên đất khô, loài người đều đến đây bắt ăn. Nếu người đời trước có ít phước đức thì sẽ theo báo oán. Lúc ấy, trong làng có một cậu bé tám tuổi không bắt cá, cũng chẳng giết hại sinh mạng, nhưng lại lượm cá ở trên bờ. Đứa bé thấy cá thì rất vui mừng. Các Tỳ Kheo nên biết, lúc đó trong số người dân của thành La Duyệt đâu phải ai khác, chính là những người trong dòng họ Thích, còn con cá Câu Tỏa nay chính là Vua Lưu Ly, con Đa Thiệt nay là Hảo Khổ, đứa bé thấy cá mà mừng vui nay chính là Ta. Các người dòng họ Thích vì bắt cá ăn nên vô số kiếp bị khổ ở địa ngục, nay phải chịu báo này. Còn Ta thấy cá mà vui nên nay đầu bị đau nhức giống như bị đá đè, cũng như đầu đội núi Tu Di. Vì sao Như Lai không bị các hình phạt? Vì Như Lai đã bỏ các hành nên vượt qua các ách nạn. Do nhân duyên ấy mà dòng họ Thích phải bị quả báo vậy.
Tăng Hữu xét thấy: Đại Thánh nói Kinh có Ức Dương Trừng Khuyến, Phàm bậc Chánh Giác thì muôn lụy đều dứt đã lâu, lạy nhiều kiếp mà bày dư bào, để nói lên việc dòng họ Thích bị giết không phải tự sức mình mà khỏi được. Đây thật là giới sâu về giới cấm sát sinh. Cẩn thận với quy luật rõ ràng về nghề nghiệp.
15. EM HỌ CỦA PHẬT LÀ
ĐIỀU ĐẠT XUẤT GIA
( Xuất xứ từ Kinh Trung Bản Khởi )
Khi Nhà Vua đến chỗ Phật, thấy có ngàn người thuộc nhóm Ca Diếp, thân thể xấu xí thì tâm rất bất bình. Các thầy Tỳ Kheo này chỉ cần tâm tánh chuyên mà không nghĩ biểu hiện về dung mạo bên ngoài, Vua muốn khuyên các Tông Thất ưa thích vô vi (đi Xuất Gia) nên khiến các Tỳ Kheo chọn những người có hình dung đẹp đẽ ăn mặc ngay ngắn. Rồi ra lệnh cho các Tông Thất hôm sau hội họp ở điện. Vua bảo các Tông Thất rằng:
Thầy tướng đoán nếu Phật không Xuất Gia thì sẽ làm Vua, thống lãnh khắp bốn phương thiên hạ, kẻ hầu hạ thảy đều xinh đẹp. Nay các đệ tử Phật có một số người không xinh đẹp lắm. Vậy muốn phù hợp với Đạo Tôn thì nghi dung phải đầy đủ, để tăng thêm tăng số và làm oai vệ Thế Tôn. Tất cả tôn thất đều tán thành và vâng lệnh, hẹn bảy ngày nữa sẽ thi hành làm lễ Xuất Gia. Điều Đạt liền bảo các hành giả người cùng đi rằng: Bọn ta là đệ tử Phật, vốn là hàng Vương Tộc, nay bỏ đời vinh hoa mà Xuất Gia tu đạo, phải sửa sang y phục cực kỳ đẹp đẽ, dùng ngựa voi, xe cộ giá trị ngàn vàng. Đến ngày thi hành lệnh trên (làm lễ Xuất Gia) người ra xem đầy đường, bỗng khăn mão của Điều Đạt tự nhiên rơi xuống đất, các voi ngựa đều té nằm ngổn ngang kêu hý inh ỏi. Thầy tướng xem quẻ đoán rằng:
Mọi người đều đắc đạo chỉ có một người không tốt. Rồi cùng đến chỗ Phật xin làm Sa Môn, hàng phục cang cường, đều rất vui vẻ. Điều Đạt cũng có tên là Đề Bà Đạt Đa, Hán dịch là Thiên Nhiệt, vì khi lúc sinh ông thì tâm Trời người đều kinh hãi, nóng nảy bứt rứt, do đó mà đặt tên ấy.
Kinh Tăng Nhất A Hàm nói: Đề Bà Đạt Đa bạch Phật xin Xuất Gia tu Đạo. Phật nói:
Ông nên ở tại gia mà lo bố thí, làm Sa Môn thật chẳng phải dễ, cả ba lần thưa xin Phật đều bảo không nên Xuất Gia, vì vậy Đề Bà Đạt Đa sinh thù hận nghĩ rằng:
Sa Môn này có tâm ganh ghét, ta phải tự cạo đầu mà khéo tu phạm hạnh, đâu cần làm Sa Môn. Đề Bà Đạt Đa sau phạm tội năm nghịch có tâm ác muốn đến hại Như Lai. Vừa bước chân xuống thì đất có lửa lớn, gió mạnh nổi lên đốt cháy Đề Bà Đạt Đa, ông ấy hối lỗi niệm Nam Mô Phật, nhưng không thật sự rốt ráo nên khi vừa niệm thì liền bị rơi vào địa ngục. A Nan buồn thương hỏi Phật rằng Đề Bà Đạt Đa phải ở trong địa ngục bao lâu? Phật nói:
Phải trải qua một Đại kiếp, sau đó sinh lên cõi Trời Tứ Thiên Vương, rồi lần lượt sinh lên Trời Tha Hóa Tự Tại trải sáu mươi kiếp không bị đọa vào ba đường ác, thân cuối cùng được làm Bích Chi Phật tên là Nam Mô, vì khi chết miệng xưng niệm Nam Mô. Lúc đó, Đại Mục Kiền Liên thưa con muốn xuống địa ngục A Tỳ để an ủi Đề Bà Đạt Đa. Phật nói:
Người tội ở địa ngục A Tỳ không hiểu tiếng người nhân gian. Mục Liên thưa:
Con dùng sáu mươi bốn thứ tiếng mà nói với người ở đấy. Phút chốc Mục Liên từ trên hư không xuống đến địa ngục A Tỳ, hỏi Đề Bà Đạt Đa ở đâu? Ngục tốt hỏi:
Ở đây có Đề Bà Đạt Đa thời Phật Câu Lưu Tôn, thời Phật Ca Diếp,… vậy Ngài muốn hỏi người nào? Mục Liên nói tôi tìm Đề Bà Đạt Đa là em chú bác với Phật Thích Ca. Ngục tốt đang khều than đốt thân thì khiến Đề Bà Đạt La tỉnh dậy, bảo:
“Ngó lên Trời đi” thì Đề Bà Đạt Đa thấy Mục Liên đang ngồi trên hoa sen báu, bèn hỏi rằng: Vì sao Tôn Giả đến đây? Mục Liên nói:
Phật bảo vì ông muốn hại Thế Tôn nên phải bị đọa vào địa ngục A Tỳ, cuối cùng được thành Bích Chi Phật hiệu là Nam Mô. Nghe xong, thì Đề Bà Đạt Đa vui mừng bảo:
Nay Tôi nằm nghiêng bên hông phải trong địa ngục A Tỳ suốt một kiếp, không hề mệt mỏi. Mục Liên hỏi có đau đớn khổ sở lắm không? Đề Bà Đạt Đa đáp:
Tôi bị xe sắt nóng nghiền nát thân, lại bị chày sắt gõ đập, có voi đen hung dữ chà đạp thân, lại có núi lửa đè lên mặt. Áo Ca Sa xưa nay biến thành lá sắt nóng thường đốt cháy. Nay nhờ Ngài nói tôi kính lạy Thế Tôn, lạy Tôn Giả A Nan. Mục Liên bèn bay về chỗ Thế Tôn. Luận Đại Trí Độ nói:
Đề Bà Đạt Đa chê bai Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, chết rồi bị đọa vào ngục hoa sen, tức là Cù Hoà Ly.
Tăng Hữu xét thấy: Đề Bà Đạt Đa đã nhiều kiếp hiện làm thân thích với Phật mà kết oán thù, đâu phải để nêu rõ thiện ác ảnh hưởng đến Bí Giáo ư? Cho nên Kinh nói:
Nếu nói Đề Bà Đạt Đa gây ra năm tội nghịch mà đọa địa ngục A Tỳ thì không có việc đó. Đây là cảnh giới của Chư Phật, hàng Nhị thừa không thể nào đoán biết được.
16. VIỆC EM HỌ CỦA PHẬT
LÀ A NA LUẬT BẠT ĐỀ XUẤT GIA
(Xuất xứ từ Kinh Luật Đàm Vô Đức)
Có hai anh em dòng họ Thích, một người tên Ma Ha Nam, người kia tên A Na Luật. Mẹ A Na Luật rất thương con, thương không xa rời, bà làm điện ba mùa và cung cấp đầy thể nữ. Ma Ha Nam nói dòng họ Thích có nhiều người Xuất Gia chỉ có nhà Ta là không có. Anh lo việc nhà thì em phải Xuất Gia, nếu không em lo việc nhà còn anh thì Xuất Gia. A Na Luật cho việc nhà là phiền phức bèn xin Xuất Gia. Đến chỗ mẹ ba lần xin cho Xuất Gia đều không được, bà dùng mọi cách mà bác bỏ, bảo dòng họ Thích có Bạt Đề, nếu mẹ nó cho nó Xuất Gia thì ta cho. Na Luật bèn tìm đến Bạt Đề, tìm đủ mọi cách thuyết phục nói: Nay Ta Xuất Gia được hay không chỉ do một mình ông. Bạt Đề bèn về xin mẹ Xuất Gia. Bà mẹ cũng nói khi nào mẹ Na Luật cho nó Xuất Gia thì ta cho. Mãi đến bảy năm hưởng các vui năm dục rồi mới Xuất Gia. Na Luật nói: Mạng người vô thường khó thể giữ gìn, không nên nấn ná, rồi hẹn nhau một năm sau, cho đến bảy ngày thì Na Luật chịu. Tới ngày hẹn thì tám người dòng họ Thích, cả Ưu Ba Ly là thứ chín đều ăn mặc đẹp đẽ ngồi xe voi ngựa báu mà ra khỏi thành Ca Tỳ La Vệ. Rồi cùng cởi y phục báu và voi ngựa mà trao cho Ưu Ba Ly đem về dùng, còn bọn ta đi Xuất Gia. Sau đó Ưu Ba Ly cũng muốn Xuất Gia bèn treo y phục báu ấy trên cành cây, có ai đến lấy thì cho. Rồi đến chỗ Phật thưa rằng:
Cha mẹ con đã cho Xuất Gia, xin Phật độ con trước vì để dứt trừ tâm kiêu mạn. Bấy giờ, Đức Thế Tôn độ cho sáu người:
Ưu Ba Ly trước, kế độ cho Na Luật rồi Bạt Đề, Nan Đề, Kim Tỳ La, Nan Đà, v.v… Ưu Ba Ly thọ đại giới trước làm Thượng Tọa. Lúc đó, có Thượng Tọa Tỳ La Trà độ riêng A Nan Đà, kế đến Bạt Nan Đà và Điều Đạt. Bấy giờ, Bạt Đề một mình dưới cây trong bãi tha ma, suy nghĩ đến hơn nửa đêm, lớn tiếng nói vui quá. Các Tỳ Kheo bạch Phật, Phật gọi Bạt Đề hỏi lý do. Bạt Đề nói:
Lúc con còn ở tại gia lúc nào cũng có người cầm dao gậy theo hộ vệ khiến con luôn sợ sệt, âu lo. Nay ngồi giữa bãi tha ma một mình không sợ sệt, con nghĩ cái vui xuất ly nên nói vui quá. Phật khen tốt lắm!
Tăng Hữu xét thấy: Thấy người thế tục chấp mắc khó mở mà pháp duyên thì dễ cảm, đạo Thích và ngoại đạo khắc ý thật sâu, cho nên lúc đầu đều lấp mà sau thì cả hai cùng mở. Hễ khổ bức không sinh thì gọi là rất vui, trong rừng mà kêu lên thì đâu phải thích ở ngoài.
17. EM HỌ CỦA PHẬT
LÀ TÔN ĐÀ LA NAN ĐÀ XUẤT GIA
( Xuất xứ từ Kinh Phổ Diệu )
Khi Phật ngự trong vườn Ni Câu Loại nước Ca Duy La Việt cùng thị giả A Nan vào thành khất thực, Nan Đà ở trên lầu cao nhìn thấy liền xuống đến bên Phật hỏi rằng:
Phật vốn dòng họ Chuyển Luân sao lại chịu nhục mà ôm bát khất thực. Bèn đỡ lấy bát của Phật đi vào nhà múc đầy thức ăn ngon quí. Phật bảo:
A Nan khi Nan Đà đem bát ra chớ nhận, bảo phải tự mình đem bát đến Như Lai. Rồi Phật về trước. Khi Nan Đà đem bát ra thì phải làm theo. Người vợ ra bảo Nan Đà hãy mau trở lại. Nan Đà vừa đến chỗ Phật thì vợ lại sai người thúc dục trở về vì sợ Nan Đà Xuất Gia. Nan Đà gặp Phật hai tay dâng bát:
Xin Phật nhận cho, con phải trở về. Phật bảo:
Ông đã đến đây rồi thì phải cạo bỏ râu tóc mặc ba pháp y, sao lại về. Rồi dùng thần lực ép Nan Đà phải cạo tóc Xuất Gia nhốt trong tịnh thất. Một thời gian sau thì phân công làm việc Chùa. Nan Đà tự nghĩ khi nào rảnh thì chạy trốn về nhà. Bấy giờ, Nan Đà làm các việc đều tươm tất, nhưng có Thiên Thần theo giữ ngầm, khiến cho hễ xách nước đầy lu thì lại lưng, vừa quét dọn sạch cỏ thì cỏ lại mọc, vừa đóng cửa xong thì cửa lại tự mở v.v…tự nghĩ nhà ta có nhiều tiền của nếu có mất mát gì thì sẽ bồi thường. Rồi bỏ ngang theo đường nhỏ trốn về nhà, nếu đi đường lớn sẽ gặp Phật. Đi được một lúc thì bỗng gặp Như Lai, bèn chạy núp sau cây lớn. Phật dùng thần lực khiến cây bay lên không. Nan Đà bèn nhảy xuống hố sâu mà trốn. Phật tìm đến hỏi vì sao ở dưới hố, thì xấu hổ làm thinh. Phật ba lần hỏi ông muốn đi đâu thì đáp:
Con muốn về nhà gặp vợ, Phật nói vợ ông có nhiều dục tâm, không sợ tai họa đời sau thân bị thiêu đốt hay sao? Ta nay dẫn ông lên cõi Trời dạo xem chớ sợ. Rồi dùng thần lực đưa Nan Đà lên cõi Trời. Đến một cung điện rất trang nghiêm nhiều của báu, lại có rất đông ngọc nữ đẹp đẽ mà đều không có chồng. Nan Đà hỏi Phật đây là cung Trời nào mà có nhiều thứ vui chơi, xưa nay chưa từng thấy lại không có đàn ông như thế? Phật bảo đến hỏi xem, Nan Đà đến hỏi thì các Tiên Nữ bảo:
Ông không biết sao? Ở nước Ca Duy la Việt có Nan Đà là em của Phật, sau sẽ sinh lên đây làm chồng chúng tôi. Nan Đà nghe xong thì thích quá, bèn kể lại với Phật. Phật bảo ông phải mau tu phạm hạnh chẳng bao lâu sẽ sinh lên đó mà hưởng phước Trời. Đức Thế Tôn lại dùng thần lực dẫn Nan Đà xuống địa ngục, trên đường đi vào núi Thiết Vi thì gặp một con khỉ cái. Phật hỏi Nan Đà:
Vợ ông là Tô Đà Lợi sao giống khỉ như thế? Nan Đà bảo chớ nói thế, vợ con đẹp nhất trong số người nữ, hơn họ gấp trăm ngàn vạn lần. Phật nói:
Các thiên nữ cũng đẹp hơn Tôn Đà lợi gấp trăm ngàn muôn lần. Phật dẫn Nan Đà đi sâu vào các ngục thấy các đau khổ. Có một vạc dầu lớn, ngục tốt vây quanh dầu sôi sùng sục không thấy có ai trong đó. Nan Đà hỏi Phật sao không thấy người tội? Phật bảo:
Ông tự hỏi xem, Nan Đà liền đến hỏi thì ngục tốt đáp ở cõi Diêm Phù Lợi có con Vua chân tịnh được thành Phật Đạo, lại có em họ là con Vua Cam Lộ tên là Nan Đà là người buông lung dâm dục, tự cậy giàu có khinh chê mọi người, chết rồi sẽ đọa vào vạc dầu sôi này. Nghe xong thì Nan Đà thất kinh hồn vía chạy mau đến Phật xin cứu hộ cho mau ra khỏi địa ngục. Phật nhân đó lần lượt nói các pháp mầu nhiệm vô vi an ổn.
Kinh Tạp Bảo Tạng nói: Phật ở nước Ca Tỳ La Vệ vào thành khất thực đến nhà Nan Đà, gặp lúc Nan Đà đang trang điểm chỗ giữa hai đầu chân mày cho vợ, nghe Phật đến muốn ra ngoài gặp Phật. Vợ nói:
Tôi cũng muốn ra ngoài gặp Như Lai nhưng chấm điểm trên trán chưa khô, vậy hãy ra gặp rồi vào. Nan Đà ra gặp Phật, ôm lấy bát Phật đem vào nhà múc đầy thức ăn ngon rồi đem ra dâng Phật. Nhưng Phật không nhận,đưa A Nan cũng từ chối. A Nan nói:
Ông nhận bát ai thì trả người ấy. Rồi cùng Phật trở về trước. Nan Đà phải ôm bát đi theo Phật đến Tinh Xá Ni Câu Lâu. Phật bảo thợ cạo râu tóc cho Nan Đà, Nan Đà không chịu đòi đánh. Người thợ không dám, Phật và ANan bèn cạo bỏ râu tóc cho. Tuy đã cạo tóc nhưng vẫn thường muốn về nhà. Phật thường dắt đi mà chẳng dámcãi. Một hôm, ở lại một mình định trốn về nhà. Phật và chúng Tăng đi rồi liền nghĩ phải xách nước đầy lu để Phật về tắm. Nhưng đổ đầy thì lại lưng, nhiều lần như thế liền bỏ ngang, định chạy ra đóng các cửa rồi về. Nhưng đóng cửa này thì cửa kia mở ra, đóng hoài vẫn không được. Liền nghĩ nhà ta giàu có nếu có mất mát thì đủ sức bồi thường đâu có sao. Rồi lén theo đường nhỏ mà trốn về nhà, nghĩ rằng ra đi đường lớn sẽ gặp Phật. Đi một hồi bỗng gặp Phật trở về. Liền chạy đến núp dưới một gốc cây to. Phật dùng thần lực thì cây bay lên hư không lộ nguyên hình Nan Đà đứng đó. Phật bèn dẫn về hỏi rằng ông nhớ vợ phải không? Đáp: Nhớlắm. Phật lại dẫn Nan Đà lên núi A Na Ba thì gặp một con khỉ cái già. Phật liền hỏi vợ ông là Tôn Đà Lợi sao mặt mũi giống con khỉ này như thế? Nan Đà nói:
Không, không, vợ đệ tử đẹp nhất trần gian, đâu có xấu xí thế này. Phật lại dẫn Nan Đà lên cung Trời Đao Lợi,đi xem các cung Trời thì thấy các vị Trời và Thiên Nữ đùa vui. Lại thấy có một cung có năm trăm Thiên Nữ đẹp đẽ vô cùng mà không có Thiên Tử. Bèn đến hỏi Phật. Phật bảo tự đến hỏi xem. Nan Đà đến hỏi thì đáp ở Diêm Phù Đề có em Phật là Nan Đà, Phật ép đi Xuất Gia nên chết rồi sẽ sinh lên đây mà làm chồng chúng em. Nan Đà liền muốn ở lại cõi Trời này luôn. Các thiện nữ nói chúng em là Trời, chàng là người, phải chết rồimới sinh lên đây ở được. Liền bạch lại với Phật, Phật hỏi vợ ông đẹp hơn các Thiên Nữ ở cõi Trời này chăng?Nan Đà đáp vợ con so với các thiên nữ này thì như con khỉ mà so với vợ con thôi. Phật bèn dẫn Nan Đà trở về Diêm Phù Đề, bảo rằng Nan Đà muốn sinh lên Trời thì phải siêng năng tu trì giới luật. Khi ấy, A Nan nói kệ rằng:
Như dê thiến đấu nhau
Phải bỏ các việc trước
Nếu ông muốn giữ giới
Việc cũng phải như thế.
Phật lại dẫn Nan Đà xuống địa ngục, thấy các vạc dầu đều có nấu người, chỉ có một vạc dầu sôi để trống,bèn hỏi Phật. Phật nói ông hãy đến hỏi xem. Đến hỏi thì các ngục tốt nói:
Vạc dầu này để trống vì ở cõi Diêm Phù Đề có em Phật là Nan Đà, nếu Xuất Gia công đức sẽ được sinh lên cõi Trời nếu vì dâm dục mà bỏ Đạo thì chết rồi phải đọa xuống địa ngục này mà bị nấu trong vạc đó. NanĐà nghe nói toàn thân nổi ốc, sắc mặt biến đổi, đến chỗ Thế Tôn bạch rằng:
Bạch Đức Thế Tôn, Thế Tôn là Đại Sư Đại hộ của ba cõi, nay con thấy cảnh tượng nầy quá ghê sợ, muốn lìa địa ngục, xin nói cho con nghe về Nê Hoàn. Phật nhân đó mà lần lượt nói Pháp mầu cho nghe, chỉ trong bảy ngày thì chứng A La Hán. Các Tỳ Kheo vui mừng nói rằng:
Thế Tôn ra đời có rất nhiều đặc biệt. Phật nói không phải chỉ ngày nay mà từ thời quá khứ xa xưa cũng như thế. Các Tỳ Kheo hỏi quá khứ cũng thế, việc ấy thế nào xin Phật kể rõ. Phật nói thuở xưa Vua nước Ca Thi tên là Mãn Diên. Ở nước Tỷ Đề Hy có một dâm nữ đẹp lạ lùng, lúc đó hai nước thường oán ghét nhau. Lúcđó có nịnh thần đến Vua Ca Thy khen nói ở nước kia có một dâm nữ đẹp lạ lùng trên đời ít có, Vua nghe liềnmê mệt. Bèn sai Sứ đến đòi nhưng nước kia không cho. Lại sai Sứ nói cho gặp nhau bốn, năm ngày thì sẽ trả lại. Bấy giờ, Vua nước kia gọi dâm nữ đến bảo:
Ngươi trang điểm cho thật lộng lẫy, lại học các nghề khéo khiến cho Vua Ca Thy phải mê mệt, phút chốc sẽkhông rời ngươi. Rồi cho mượn bốn, năm ngày. Sau lại nói có cúng tế lớn cần người nữ ấy về. Khi cúng tếxong thì sai Sứ đến đòi, Vua ấy nói ngày mai sẽ đến. Rồi lần lữa hẹn mãi. Vua đã đắm mê cùng cực định dẫn vài người cùng đến nước ấy. Các quan đều can ngăn mà không nghe. Lúc đó trong núi tiên có một con khỉ đầu đàn thông minh nhưng vợ chết bèn lấy một con khỉ cái khác. Bầy khỉ đều giận ghét bảo con khỉ cái ấy làcủa chung sao lấy làm vợ riêng. Bấy giờ khỉ đầu đàn dắt khỉ cái đến nước Ca Thy vào chỗ Vua ở. Bầy khỉ bèn đuổi theo tìm kiếm lật ngói phá tường, phá phách đủ thứ không thể ngăn được. Vua Ca Thy nói với khỉ đầu đàn rằng:
Sao không trả khỉ cái cho bầy khỉ. Khỉ đầu đàn nói vợ tôi đã chết, nay tôi không vợ, sao lại bảo tôi trả. Vuanói nay bầy khỉ phá loạn nước ta, chẳng trả sao được? Khỉ đầu đàn nói việc này không tốt chăng? Vua đáp không tốt. Cả ba lần đều nói là không tốt. Khỉ đầu đàn nói ở trong cung của Ngài có tám vạn bốn ngànngười nữ sao Ngài không yêu thích lại muốn một dâm nữ ở nước thù địch. Nay tôi không có vợ, lại chỉ cócon khỉ cái này sao Ngài cho là không tốt. Mọi người đều nhìn ông mà sống, sao vì một dâm nữ mà bỏ đi?Ngài nên biết việc dâm dục vui ít khổ nhiều, như cầm đuốc đi ngược gió, người ngu không bỏ phải bị cháytay. Dục là bất tịnh như đống cứt đái, dục hiện bên ngoài da mỏng bao bọc, dục như rắn độc trong phân, dụcnhư giặc cướp giả làm người thân, dục như thiếu nợ phải trả, dục thật đáng ghét như nhà xí mọc hoa, dục như phong cùi hơ lửa càng gãi càng ngứa dữ, dục như cho gân xương khô, nước miếng với đàm mà bảo làngon, môi răng hư hết mà không chán. Dục như người khát uống nước muối, càng uống càng khát. Dục nhưcục thịt các chim giành nhau mổ, dục như cá thú tham mồi, gây nạn lớn chết chóc. Khỉ đầu đàn lúc ấy nay làta, còn Vua Ca Thy lúc ấy nay là Nan Đà, dâm nữ lúc ấy nay là Tôn Đà Lợi. Lúc ấy ta ở trong bùn nhơ màcứu Nan Đà ra khỏi, nay cũng cứu Nan Đà ra khỏi khổ sinh tử.
18. CON CỦA ĐỨC THÍCH CA
LÀ LA VÂN XUẤT GIA
( Xuất xứ trong Kinh Vị Tằng Hữu )
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Mục Liên rằng: Thầy hãy đến thành Ca Tỳ La mà thăm hỏi cha Ta là Vua Duyệt Đầu Đàn và Di Mẫu Ta là Ba Xà Ba Đề và chú ta là Vua Hộc Phạn, v.v… lại an ủi mẹ của La Hầu La là Gia Du Đà La, để nàng dứt yêu thương mà cho La Hầu La Xuất Gia làm Sa Di, tu tập Thánh Đạo. Vì sao? Vì mẹ yêu thương chỉ vui chốc lát mà chết rồi phải đọa địa ngục, mẹ và con chẳng còn biết nhau, mịt mù chia lìa nhau, chịu nhiều đau khổ, sau có hối cũng không kịp. La Hầu La được đạo rồi thì trở về độ mẹ mà cắt dứt hẳn gốc rễ sinh già bệnh chết, được quả A La Hán như ta ngày nay. Mục Liên vâng lệnh liền đến ngay chỗ Vua Tịnh Phạn nước Ca Tỳ La, hết lòng hỏi thăm Đức Vua, chú là Vua Hộc Phạn và Di Mẫu Ba Xà Ba Đề lúc ấy Gia Du Đà La nghe Phật sai sứ về đến chỗ Vua chưa biết ý thế nào, bèn sai người hầu đến thăm dò tin tức. Hồi lâu về báo Thế Tôn sai sứ về độ La Hầu La làm Sa Di. Nghe nói xong Gia Du Đà La liền dắt La Hầu La lên lầu cao, sai giám quan đóng cửa lại thật chắc. Bấy giờ, Mục Liên đến cung Vua thì không vào được vì chẳng gặp ai, bèn dùng thần thông bay lên lầu cao đến trước mặt Gia Du Đà La. Nàng bất đắc dĩ phải mời ngồi và hỏi Mục Liên rằng:
Thế Tôn vẫn bình yên và việc giáo hóa chúng sinh vẫn không khó khăn nhọc mệt phải chăng, Đức Thế Tôn sai Tôn Giả đến đây có việc chi? Mục Liên nói:
Thái Tử La Hầu La nay đã chín tuổi nên cho Xuất Gia để tu học Thánh đạo. Vì sao? Vì mẹ con yêu thương nhau lúc nhỏ như ý nhưng một khi chết rồi thì phải đọa vào ba đường ác, yêu thương phải chia lìa mịt mờ mẹ chẳng biết con, con không biết mẹ. La Hầu La được đạo rồi sẽ trở về độ mẹ dứt hẳn cội gốc sinh già bệnh chết, được Niết Bàn như Phật ngày nay. Gia Du Đà La đáp rằng:
Đức Thích Ca Như Lai khi còn làm Thái Tử cưới tôi làm vợ, tôi hầu hạ Thái Tử như thờ Thiên Thần, tôi chưa từng có một lỗi lầm nào, làm vợ chồng chưa đầy ba năm thì bỏ vui năm dục vượt thành vào chốn rừng sâu, Vuađích thân đến đón trái lệnh chẳng theo, sai Xa Nặc dắt ngựa trắng trở về, thề mình thành Đạo mới trở về, rồi mặc áo da nai như kẻ điên khùng, ẩn dật chốn núi rừng, siêng năng khổ nhọc sáu năm mới thành Phật mà trở về nước. Đều chẳng thấy người thân, bỗng quên ân cũ xem như người lạ, để mẹ con tôi côi cút một mình. Nay lại sai người về bắt con tôi về với người, tàn khốc nào bằng:
Thái Tử thành đạo rồi tự nói là từ bi. Đạo Từ bi phải đem an vui cho chúng sinh, nay lại chia rẽ tình mẹ con còn khổ nào hơn, suy ra thì khác nào khổ yêu thương mà phải chia lìa. Nay lại chia rẽ mẹ con thì còn từ bi gì nữa, Ngài hãy đem lời tôi vừa rồi mà trình bày với Phật. Bấy giờ, Đại Mục Kiền Liên dùng đủ mọi cách khuyên can giải thích để Gia Du Đà La hiểu nhưng nàng dứt khoát không nghe, đành phải từ biệt lui về chỗVua Tịnh Phạn, trình bày mọi việc cho Vua nghe. Vua bèn bảo bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề rằng:
Con ta Tất Đạt sai Mục Liên đến đón La Vân về cho vào đạo tu học Thánh Pháp nhưng Gia Du Đà La là người ngu si chưa hiểu pháp yếu, tâm ý bền chắc ôm chặt tình ân ái không buông. Khanh nên trở về khuyên can khiến tâm cô ấy ngộ ra. Khi ấy, Di Mẫu Phật bèn cùng năm trăm gái hầu tức tốc về cung, ba lần khuyên căn nhưng Gia Du Đà La vẫn không nghe, thưa rằng:
Khi con còn ở nhà, tám vị Vua đến tranh cưới nhưng cha mẹ con không chịu. Vì sao? Vì Thái Tử Thích Ca tài giỏi hơn người nên cha mẹ con gả con cho Thái Tử, khi ấy biết mình Xuất Gia học Đạo sao lại còn cưới con lập làm Vương Phi, cùng hưởng hoan lạc và nối dõi Tông Đường làm gì? Thái Tử đi rồi sao lại còn bắt La Hầu cho Xuất Gia học Đạo làm dứt tuyệt dòng Vua thì còn nghĩa lý gì? Di Mẫu nghe xong thì nín thinh chẳng biết trả lời ra sao. Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền hóa ra một người ở trên hư không bảo Gia Du Đà La rằng:
Nàng có nhớ lời nguyện xưa chăng? Khi ta còn làm Bồ Tát đã đem năm trăm đồng tiền vàng mua năm cành hoa sen của nàng, lúc ấy là thời Phật Định Quang, nàng đã ước hẹn đời đời làm vợ chồng với ta. Ta chẳng muốn thế bèn bảo nàng rằng:
Tôi là Bồ Tát nhiều kiếp tu hạnh nguyện vô tướng tất cả chẳng trái ý ai, nàng bằng lòng và chịu làm vợ ta. Nàng thề rằng:
Đời đời sinh ra tất cả vợ con thành quách và thân thể tùy chàng cho biếu, không hề hối tâm, sao nay nàng lại mến tiếc La Hầu, không cho Xuất Gia học đạo Thánh. Nghe xong, Gia Du Đà La chợt nhớ lại nghiệp nhân đời xưa thì lòng thương con tự nhiên dứt hết. Bèn quì xuống sám hối Mục Liên, dắt La Hầu trao tận tay Tôn Giả, rồi ứa nước mắt mà từ biệt con thơ. La Hầu thấy mẹ buồn khổ bèn quỳ xuống thưa rằng:
Xin mẹ chớ buồn, con đến thăm Đức Thế Tôn rồi lại trở về, gặp mẹ mà thôi. Bấy giờ, Vua Tịnh Phạn muốn an ủi làm vui lòng Gia Du Đà La, bèn nhóm họp các Tiểu Vương, các quan Đại Thần và các nhà giàu sang trong nước, chọn con cháu mình được năm mươi cậu bé cùng La Hầu đến chỗ Phật học đạo. Phật sai A Nan cạo tóc, Xá Lợi Phất làm Hòa Thượng, Mục Kiền Liên làm A Xà Lê trao cho mười giới làm Sa Di. Khi ấy, La Vân cùng năm mươi Sa Di nghe Phật nói về các tội của Phiến Đề La thì rất sợ sệt. Bèn bạch Phật rằng:
Chúng con nghe việc Phiến Đề La thì rất sợ, vì các bậc Đại Trí Phước Đức đáng nhận thức ăn ngon của người trong nước cúng dường, còn chúng con còn bé ngu si đâu có phước đức mà nhận thức ăn ngon quí cúng dường, nếu nhận thì đời sau sẽ phải chịu tội báo như Phiến Đề La, nay chúng con xin trở về nhà để khỏi bị tội. Phật bảo các con nay sợ tội mà xin về nhà là không đúng. Vì sao? Ví như có hai người đói khát bỗng gặp người giàu có cho ăn các thức ngon quí, người đói tham ăn quá no. Nhưng trong hai người có một người trí và một người ngu. Người trí tự biết ăn nhiều quá thì thân thể nặng nề, đi đứng khó khăn liền đến thầy thuốc thì được cho thuốc Ma Đàn Đề, uống vào liền nôn ra hết thức ăn hôm qua, sau đó hơ ấm thì khỏi các bệnh mà được sống lâu. Còn người ngu kia không biết do lỗi ăn uống nên giết súc sanh cúng tế quỉ thần cầu cứu mạng, thức ăn trong bụng hôm qua sinh độc khiến phải chết mà đọa địa ngục. Con sợ tội mà trở về nhà thì như người ngu kia. Con trước có gốc lành mà gặp được Ta, như gặp thầy thuốc cứu bệnh mà khỏi chết, nay con sao bỏ sáng mà vào tối. La Hầu thưa:
Trí tuệ Chư Phật rộng sâu như biển lớn, tâm con như hạt bụi nhỏ đâu thể nhận được trí tuệ của Như Lai. Phật bảo như Trời mưa giọt sau không nối liền giọt trước nhưng rồi cũng đầy bình lớn. Tu học trí tuệ cũng như thế, bắt đầu từ nhỏ mà cuối cùng thành lớn. Như thế lần lượt sẽ đầy vô lượng bình mà lợi mình, lợi người, gọi là Đại Sĩ như ta ngày nay. Nghe xong thì nhóm La Hầu La mở rộng kiến giải.
Kinh Phổ Diệu nói Phật trở về cung, ngồi trên điện cao. Cù Di dẫn La Vân đến lạy Phật và thăm hỏi. Bấy giờ, các quan quyến thuộc đều nghi ngờ rằng: Thái Tử bỏ nước ra đi đã mười hai năm sao lại có con? Phật bảo các quan rằng Cù Di thủ tiết tinh khiết, không chút tì vết. Nếu Vua không tin thì sẽ hiện chứng. Bấy giờ, Thế Tôn hóa phép các Tỳ Kheo đều giống y như Phật. La Vân lúc đó bảy tuổi. Cù Di trao cho chiếc vòng ấn tín bảo con hãy đem đến cho cha con, thì La Vân liền đem vòng đến đúng Đức Phật. Vua và các quan đều mừng rỡ khen lành thay, thật là con Phật. Phật bảo Vua và các quan từ nay chớ có ngờ vực. Đây là con ta do ta hóa ra, chớ trách lỗi Cù Di. Vua bèn chứng đạo, Cù Di cũng trì giới tịnh tu phạm hạnh.
Luật Di Sa Tắc nói: Phật đến cung Vua Tịnh Phạn. Lúc đó, mẹ của La Hầu La dắt con lên lầu cao, xa thấy Phật đến liền hỏi con thấy Sa Môn ấy chăng? Đáp rằng thấy, lại nói đó là cha con hãy đến xin Phật cho con tài sản còn lại của cha. Phật vào cung ngồi giữa sân. La Hầu La chạy xuống lễ Phật và núp dưới bóng Phật rất thích, xin Phật cho con tài sản còn lại của cha. Phật hỏi con có muốn được chăng?
Đáp rằng muốn được, rồi Phật dắt về bảo Xá Lợi Phất độ cho thọ giới làm Sa Di. Vua Tịnh Phạn nghe Phật độ cho La Hầu La thì rất buồn khổ đến chỗ Phật bảo rằng:
Phật xưa đi Xuất Gia còn có Nan Đà nên ta không buồn khổ như nay. Nay Nan Đà đã Xuất Gia rồi, tình yêugởi hết vào đứa bé này. Nay nó lại Xuất Gia thì dòng họ từ nay dứt mất. Phật bảo:
Tỳ Kheo nào độ trẻ em mà cha mẹ không cho thì không được Xuất Gia. Phật bèn nói Pháp cho Vua Tịnh Phạnnghe rồi nhóm họp Tỳ Kheo đặt ra điều cấm trên.
Tăng Hữu xét thấy: Luật này nói việc La Hầu La Xuất Gia khác xa với kinh Vị Tằng Hữu. Vì lúc đó tình cảm bất đồng nên có hai thuyết khác nhau như thế. Tăng Hữu xét thấy:
Dòng họ Thích ân nặng khắp thấm tuy pháp tục có khác nhưng chỗ được Đạo thì đồng. Nan Đà bỏ tục theo Đạo, La Vân bỏ ngôi mà học pháp, Chiên Đàn vây quanh, rồng voi thành bầy, không thân không sơ, tùy chỗ đáng độ mà độ. Chỗ tốt đẹp của Đấng Điều Ngự có thể thấy ở chỗ này.
THÍCH CA PHỔ
PHẦN BA
19. Chuyện về Tinh Xá Trúc Viên của Đức Thích Ca.
20. Chuyện về Tinh Xá Kỳ Hoàn của Đức Thích Ca.
21. Chuyện về Tháp thờ răng tóc Phật Thích Ca.
22. Chuyện về bốn ngôi Tháp trên cõi Trời thờ Phật Thích Ca.
23. Chuyện Vua Ưu Điền làm tượng Phật Thích Ca bằng gỗ Chiên Đàn.
24. Chuyện Vua Ba Tư Nặc tạo Tượng Phật Thích Ca bằng vàng.
25. Chuyện em Vua A Dục Xuất Gia tạo Tượng Phật Thích Ca bằng đá.
26. Chuyện lưu ảnh Phật Thích Ca trong hang đá.
19. CHUYỆN VỀ TINH XÁ TRÚC VIÊN
CỦA ĐỨC THÍCH CA
( Xuất xứ từ Luật Đàm Vô Đức )
Vua nước Ma Kiệt là Bình Sa nghĩ rằng khi Phật đến ở thì phải bố thí làm Tăng Già Lam. Bấy giờ, trong thành Vương Xá có vườn trúc Ca Lan Đà là khu vườn đẹp nhất nước. Lúc đó, Phật biết ý Vua bèn đến vườn trúc. Vuatừ xa nhìn thấy Đức Thế Tôn đến liền xuống voi, lấy nệm xếp thành bốn tầng thỉnh Phật đến ngồi. Phật ngồi xong, Vua lấy bình vàng đựng nước thơm trao cho Phật, bạch rằng:
Ở thành Vương Xá có vườn trúc Ca Lan Đà đây là khu vườn bậc nhất, nay kính dâng lên Phật, xin Phật từ bi nạp thọ. Phật nói:
Vua hiến khu vườn này cho Phật và Tăng bốn phương, nếu là vật sở hữu của Phật như phòng nhà, y bát, v.v…thì tất cả Trời, người, ma phạm, Sa Môn, Bà La Môn không thể dùng được, đều phải cung kính như chùa Tháp. Đúng như lời Phật nói, nay con hiến cúng vườn trúc này lên Phật và Tăng bốn phương, xin từ bi nạp thọ. Lúc đó, Đức Thế Tôn nói kệ khuyên dạy Vua Bình Sa. Rồi chọn thợ giỏi mà xây cất điện đường, phòng xá, lầu gác và trang hoàng thật đẹp đẽ. Chung quanh có đào ao hồ, suối giếng, bến cầu. Mong Phật và Chúng Tăng sử dụng để chúng con được phước vô lượng.
20. CHUYỆN VỀ TINH XÁ KỲ HOÀN
CỦA PHẬT THÍCH CA
( Xuất xứ từ Kinh Hiền Ngu )
Ba Tư Nặc là Vua nước Xá Vệ có một vị Đại Thần tên là Tu Đạt, nhà giàu có tiền của vô số, thích bố thí cứu giúp cho người nghèo thiếu, các cô nhi và người già cả cô độc. Do đó người đời đặt tên là Cấp Cô Độc. Lúc ấy,Trưởng Giả Tu Đạt có bảy người con trai tuổi đã lớn khôn lần lượt cưới vợ đến người thứ sáu. Riêng người con trai thứ bảy thì rất khôi ngô ông rất thương yêu và muốn cưới cho một cô gái xinh đẹp nhất. Liền bảo các Bà La Môn rằng:
Quí vị thấy ai có con gái đẹp nhất xin cho biết để tôi đến cưới cho con. Các Bà La Môn bèn đi hành khất tìm kiếm và đến thành Vương Xá. Trong thành, có một Đại Thần tên là Hộ Di, giàu có vô lượng, lại kính tin TamBảo. Lúc đó Bà La Môn bèn đến nhà xin ăn. Theo phép bố thí trong nước thì phải có cô gái trẻ cầm vật mà bố thí. Trưởng Giả Hộ Di có một cô con gái nhan sắc tuyệt đẹp, bèn bảo đem thức ăn ra bố thí cho Bà La Môn. Bà La Môn thấy rồi thì lòng rất vui mừng bảo người ta tìm nay đã thấy. Bèn hỏi cô gái:
Đã có người đến cầu hôn chưa, thì đáp là chưa. Hỏi:
Cha cô còn không thì đáp là còn. Bà La Môn bảo cô gái mời cha ra gặp tôi có việc muốn nói. Khi người cha ra gặp, vị Bà La Môn chào hỏi xong bèn nói Vua nước Xá Vệ có một vị Đại Thần Thừa tướng tên là Tu Đạt, giàu có bậc nhất, như Ngài có một cậu con trai út rất oai dũng, khôi ngô nhiều tài, muốn cưới con gái Ngài có được hay không, người cha đáp có thể được. Vị Bà La Môn bèn viết thư nhờ một lái buôn đem về trao cho Tu Đạt trình bày mọi việc. Tu Đạt rất vui mừng đến nhờ Vua cưới vợ cho con. Vua bằng lòng. Liền chở châu báu đến thành Vương Xá, dọc đường cũng bố thí giúp đỡ kẻ nghèo thiếu. Rồi vào thành Vương Xá đến nhà của Hộ Di để cầu hôn. Khi đến nơi thì Hộ Di mừng rỡ đón tiếp mời nghỉ đêm. Sáng ra thì tổ chức tiệc tùng thật linh đình.Tu Đạt bèn hỏi đây chắc là mời Vua Đại Thần, quan khách và những người thân thích dự hôn lễ phải chăng, thì nói rằng không phải, chúng tôi thỉnh Phật và các Tỳ Kheo tăng. Tu Đạt nghe nói bỗng trong lòng rất vui mừng, hỏi Phật là ai xin cho biết. Trưởng Giả Hộ Di nói:
Ngài chẳng nghe con Vua Tịnh Phạn tên là Tất Đạt. Ngày vị ấy sinh ra có nhiều điềm lành, có ba mươi hai muôn vị thần hộ vệ, đi bảy bước chỉ tay mà nói trên Trời, dưới thế gian chỉ có ta là tôn quí nhất, thân mầu vàng ròng, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp đáng làm Vua Kim luân trị vì bốn thiên hạ. Thấy khổ sinh, già, bệnh, chết không thích ở nhà, mà Xuất Gia tu đạo, sáu năm khổ hạnh, được Nhất thiết trí, kiết sở hết mà thành Phật, hàng phục mười tám ức muôn các ma, hiệu là Năng Nhân, mười lực vô úy, mười tám bất cộng, ánh sáng chiếu rực rỡ ba đạt soi sáng nên gọi là Phật. Tu Đạt hỏi thế nào là Tăng? Hộ di đáp:
Phật thành Đạo rồi, Phạm Thiên khuyến thỉnh xoay bánh xe Pháp, nên Phật đến vườn Nai nước Ba La Nại xoay bánh xe bốn chân đế cho năm anh em Câu Lân, lậu hết kiết mở mà thành Sa Môn, sáu thông đầy đủ, bốn ý bảy giác tám Đạo đều luyện, trên hư không tám muôn các vị Trời được quả Tu Đà Hoàn, vô lượng Trời người phát Vô Thượng Đạo ý. Kế độ cho anh em Uất Bệ Ca Diếp có cả ngàn người, được lậu hết ý giải, giống như năm vị trước. Kế đến Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên gồm năm trăm đồ chúng cũng được độ mà được Chân Ứng. Các vị ấy thần túc tự tại có khả năng làm ruộng phước cho chúng sinh, nên gọi là Tăng. Tu Đạt nghe việc hay như thế thì vô cùng mừng rỡ và kính tin, mong Trời mau sáng để được gặp Phật. Vì quả thành khẩn nên thần ứng hiện đất sáng, bèn lần theo ánh sáng mà đi thì đến thành La Duyệt. Cửa thành này đêm mở ba lần:Đầu hôm, nửa đêm và gần sáng. Nửa đêm ra khỏi thành thấy có đền Trời thì đến lạy, bỗng quên niệm Phật thì tâm mắt thấy tối đen. Tự nghĩ đêm nên tối đen, nếu ta đi đến thì sẽ bị ác quỉ thú dữ làm hại. Bèn vào thành mà đợi sáng rồi sẽ đến. Có người bạn thân chết rồi sinh lên cõi Trời Tứ Thiên, thấy ông muốn hối hận thì bảo rằng:
Cư Sĩ chớ hối ông đến gặp Phật sẽ được lợi ích vô lượng, dẫu được trăm xe đầy châu báu cũng không bằng một lần đến chỗ Phật thì được lợi hơn nhiều. Cư Sĩ chớ hối hận, nếu có được châu báu đầy bốn thiên hạ cũng không bằng một lần đến chỗ Phật thì lợi hơn nhiều gấp trăm ngàn muôn lần hơn. Tu Đạt nghe vị Trời nói thế thì càng vui mừng kính tin Đức Thế Tôn. Trời tối liền sáng, bèn tìm đường đến chỗ Thế Tôn. Khi ấy, Đức Thế Tôn biếtTu Đạt đến bèn ra ngoài đi kinh hành. Tu Đạt từ xa trông thấy Đức Thế Tôn như núi vàng oai nghiêm rực rỡ gấp ngàn muôn lần lời Hộ Di miêu tả, thì không biết lễ nghi bèn chạy đến hỏi không biết Cù Đàm ở đâu, Đức Thế Tôn bèn mời ông ngồi ghế. Bấy giờ, Trời Thủ Đà Hội ở xa thấy Tu Đạt tuy gặp Thế Tôn mà không biết lễ bái cúng dường, bèn hóa thành bốn người sắp thành hàng đến lễ bái Đức Thế Tôn mà thăm hỏi, đi nhiễu bên phải ba vòng rồi đứng sang một bên. Bấy giờ, Tu Đạt thấy thế bèn nghĩ pháp cung kính phải như thế, liền làm y như bốn người kia. Phật bèn nói Pháp cho nghe Bốn Đế mầu nhiệm, khổ không vô thường. Nghe Pháp vui mừng liền nhiễm thánh Pháp mà thành Tu Đà Hoàn. Ví như bông gòn trắng sạch dễ nhuộm mầu. Bèn quì xuống chấp tay hỏi Phật trong thành Xá Vệ người nghe pháp dễ nhiễm như con có hay không? Phật bảo ít có ai như ông. Trong thành Xá Vệ phần nhiều đều tin tà, khó nhiễm Thánh Giáo. Tu Đạt nói cúi mong Đức Thế Tôn hãy đến Xá Vệ khiến chúng sinh ở đấy bỏ tà theo chánh. Thế Tôn bảo pháp Xuất Gia khác với thế tục nên chỗ ở cũng có khác. Ở đó không có Tinh Xá làm sao đến được. Tu Đạt thưa đệ tử xin xây cất, Đức Thế Tôn im lặng chấp nhận. Tu Đạt bèn từ giã Phật, lo việc cưới vợ cho con. Xong việc liền đến Bạch Đức Thế Tôn: Con về nước sẽ xây cất Tinh Xá, nhưng không biết cách thức, xin Thế Tôn sai một vị biết rõ cùng đi với con. Đức Thế Tôn suy nghĩ ở thành Xá Vệ có nhiều Bà La Môn tin theo khiến chấp tà đạo, chỉ có Xá Lợi là dòng dõi Bà La Môn, lại thông minh thần túc gồm đủ, đi sẽ có lợi, bèn sai đi với Tu Đạt. Tu Đạt hỏi Thế Tôn một ngày đi mấy dặm. Xá Lợi Phất nói mỗi ngày đi nửa do tuần cũng bằng với Vua Chuyển Luân. Tu Đạt bèn ở trên đường cứ hai mươi dặm thì lập một nhà dừng chân, chứa đủ đồ ăn thức uống cho người coi ngó. Ông và Xá Lợi Phất từ Thành Vương Xá trở về nhà mình ở nước Xá Vệ tìm xem chỗ nào đất đai bằng phẳng rộng rãi thì xây Tinh Xá. Đi khắp nơi vẫn không có chỗ nào vừa ý. Chỉ có khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà đất đai bằng phẳng, cây cối xinh tươi. Xá Lợi Phất nói ở đây có thể xây cất Tinh Xá, nếu ở cách khu dân cư xa quá thì đi khất thực sẽ khó, nếu ở gần quá thì ồn ào khó hành đạo. Tu Đạt vui mừng bèn đến chỗ Thái Tử nài mua khu vườn để xây cấtTinh Xá cúng dường Phật. Thái Tử nói ta không thiếu tiền, khu vườn này đẹp đẽ dùng để tiêu dao dưỡng chí, giá cao lắm ông không mua nổi đâu. Nếu ông đem vàng ròng lót kín hết đất thì ta bán cho. Tu Đạt nói tôi chịu giá ấy. Thái Tử nói ta chỉ nói chơi thôi. Tu Đạt nói Thái Tử nói lời dối gạt làm sao nối ngôi mà trị nước. Tu Đạt muốn kiện ra Triều Đình. Bấy giờ, Trời Thủ Đà Hội muốn xây cất Tinh Xá cúng dường Phật, sợ các Đại Thần bênh vực Thái Tử liền hóa thành một người phê bình rằng Thái Tử không được nói dối, đã hứa thì không rút lời, rồi quyết đoán như thế. Tu Đạt vui mừng sai người đem voi chở vàng đến, tám mươi chỗ đã đầy vàng chỉ còn một ít đất. Tu Đạt suy nghĩ nên lấy vàng ở kho nào mà không dư không thiếu. Kỳ Đà hỏi gièm rằng:
Sợ đắt quá phải không? Đáp:
Không phải, mà là tôi đang lựa ở kho vàng nào cho tiện lợi. Kỳ Đà nghĩ Phật phải là người có Đức lớn lắm nên khiến người này coi thường vàng bạc. Bèn bảo:
Thôi đủ rồi đừng lấy vàng nữa, đất vườn thuộc ông, còn cây thuộc ta, cùng xây cất Tinh Xá mà cúng dường Phật, Tu Đạt bằng lòng. Nhóm sáu vị giáo chủ ngoại đạo nghe việc bèn tâu Vua rằng: Trưởng Giả Tu Đạt mua khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà để xây cất Tinh Xá cho Sa Môn Cù Đàm. Vậy nay cho đồ chúng của họ thi tài với các Sa Môn, nếu họ thắng thì được xây cất, nếu không thắng thì thầy trò Sa Môn Cù Đàm về ở tại Thành Vương Xá, còn thầy trò chúng tôi ở đây. Vua gọi Tu Đạt đến cho biết sự việc trên. Tu Đạt về nhà áo quần xốc xếch mặt mày buồn khổ, lo rầu. Sáng hôm sau, Xá Lợi Phất đắp y mang bát đến thấy Tu Đạt không vui bèn hỏi duyên cớ. Tu Đạt kể lại việc nhóm sáu vị giáo chủ ngoại đạo đòi thi tài, nếu thắng mới được xây cất Tinh Xá. Xá Lợi Phất nói nhóm sáu vị giáo chủ ngoại đạo khắp Diêm Phù Đề số đông như tre trúc, không thể đụng đến chân lông của tôi, nay muốn thi tài thì lo gì. Tu Đạt mừng rỡ tâu Vua tổ chức thi tài. Nhóm sáu vị giáo chủ ngoại đạo bảo người trong nước bảy ngày nữa ở ngoài thành trên bãi đất rộng sẽ thi tài với thầy trò Cù Đàm.Trong thành Xá Vệ có mười tám ức người. Nước này có thông lệ nghe đánh trống thì phải nhóm họp, như đánh trống đồng thì có mười hai ức người nhóm họp, đánh trống bạc thì có mười bốn ức người nhóm họp, đánh trống vàng thì tất cả đều nhóm họp. Đến ngày hẹn thì đánh trống vàng nhóm họp mọi người. Nhóm sáu vị giáo chủ ngoại đạo có ba ức muôn người. Có hai tòa cao, một bên dành cho Vua và nhóm sáu vị, một bên dành choTu Đạt và Xá Lợi. Bấy giờ, Xá Lợi Phất đang ngồi nhập định dưới một gốc cây, nghĩ rằng hội này mọi người đều quen thói tà đã lâu, kiêu mạn tự cao, phải dùng ba đức mà hàng phục, thệ rằng nếu con từ vô số kiếp đến nay đã từ hiếu với cha mẹ, kính trọng Sa Môn, Bà La Môn, v.v… thì cho con khi mới vào hội tất cả mọi người sẽ kính lễ con. Bấy giờ, sáu vị thấy chúng đã nhóm họp, chỉ có Xá Lợi Phất là chưa đến thì cho là Xá Lợi Phất sợ, bèn lên tâu Vua. Vua hỏi Tu Đạt đệ tử Cù Đàm bỏ cuộc rồi ư? Ngay lúc ấy Xá Lợi Phất y phục ngay ngắn, Ni Sư Đàn vắt trên vai trái hùng dũng như Sư Tử đầu đàn đi vào hội trường. Mọi người thấy dáng vẻ uy nghiêm pháp phục khác lạ cả thầy trò sáu vị giáo chủ đều bất giác đứng dậy kính chào. Bấy giờ, Xá Lợi Phất bay lên đài cao, sáu vị giáo chủ có đệ tử tên là Lao Độ Sai, biết ảo thuật, ở trước đại chúng đọc chú hóa ra một cây to cành lá sum suê che mát cả chúng hội, có hoa quả rất lạ, mọi người đều khen ngợi. Khi ấy, Xá Lợi Phất dùng thần lực tạo ra gió, gió núi nổi lên lập tức thổi bật gốc cây ấy nát ra thành bụi. Chúng càng ngợi khen sẽ thắng. Lao Độ Sai hiến ra một cái ao bốn bên đều có bảy báu, trong ao có các hoa đẹp. Xá Lợi Phất bèn hóa thành một con voi trắng sáu ngà, mỗi ngà đều có bảy hoa sen, trên mỗi hoa có bảy ngọc nữ, Voi ấy đến bờ ao hút hết nước thì ao biến mất. Mọi người đều khen Xá Lợi Phất thắng rồi. Lao Độ Sai lại hóa ra một ngọn núi bảy báu rất trang nghiêm, ao suối cây cỏ hoa trái sum suê. Xá Lợi Phất bèn hóa thành Kim Cương Lực Sĩ dùng chày Kim Cương ở xa mà chỉ thì núi ấy liền sụp đổ tan tành. Lao Độ Sai lại biến ra một con rồng dữ mình có mười đầu bay trên hư không rải xuống các vật báu như mưa, sấm chớp vang động làm mọi người sợ hãi. Xá Lợi Phất bèn hóa thành một con chim cánh vàng đầu đàn bay lên mổ ăn rồng ấy. Lao Độ Sai lại hóa thành một con trâu khổng lồ rất khỏe mạnh chỉa ra đôi sừng bén nhọn, đào đất rống to, chạy nhảy ở trước, Xá Lợi Phất bèn hóa ra một con Sư Tử đầu đàn đến xé xác trâu to. Lao Độ Sai lại biến thân mình thành quỉ Dạ Xoa thân hình to lớn trên đầu lửa cháy, mắt đỏ như máu, móng răng dài bén nhọn, miệng phun lửa rượt chạy khắp nơi. Xá Lợi Phất bèn hóa thân mình thành Thiên Vương Tỳ Sa Môn, Dạ xoa trông thấy sợ hãi liền bỏ chạy, bốn bề lửa dậy không có chỗ thoát thân, chỉ có chỗ của Xá Lợi Phất thì mát mẻ không có lửa. Bèn khuất phục được mà lạy sát đất xin tha mạng. Nhục tâm đã sinh thì lửa liền tắt. Mọi người đều khen ngợi Xá Lợi Phất là người thắng cuộc. Bấy giờ, Xá Lợi Phất bay lên hư không hiện bốn oai nghi đi đứng ngồi nằm, hoặc trên thân phun ra nước, dưới thân phun ra lửa, Đông lặn thì hiện ra ở Tây, Bắc mất thì hiện ra ở Nam, hoặc hiện thân lớn đầy khắp hư không, hoặc hiện thân rất nhỏ, hoặc một thân hiện ra trăm ngàn muôn ức thân, hoặc thân đi qua đất nước, gồ đá, v.v… đại chúng thấy thần lực như thế đều vui mừng khen ngợi. Bấy giờ, Xá Lợi Phất tùy cơ nói Pháp, tùy bản hạnh túc duyên mà giúp cho đều được đạo tích, hoặc Tu Đà Hoàn, hoặc Tư Đà Hàm cho đến A La Hán. Nhóm sáu vị giáo chủ ngoại đạo và ba ức đệ tử đều xin Xuất Gia học Đạo, bốn chúng đều về chỗ của mình. Bấy giờ, Trưởng Giả Tu Đạt cùng Xá Lợi Phất đến khu vườn đo đạc tính toán. Xá Lợi Phất mỉm cười. TuĐạt hỏi lý do, Xá Lợi Phất nói:
Trong sáu tầng Trời Trời cõi Dục cung điện đã thành Tu Đạt hỏi trong sáu tầng Trời cõi Dục thì tầng Trời nào vui nhất? Xá Lợi Phất đáp:
Ba cõi Trời dưới thì sắc dục sâu dày còn hai cõi Trời trên thì kiêu mạn, mặc tình vui chơi. Chỉ có cõi Trời thứ tư thì thường có một vị Bồ Tát Nhất sinh bổ xứ sinh ở đời sau pháp huấn không dứt. Tu Đạt nói con sẽ được sinh lên tầng Trời thứ tư. Nói xong thì các cung điện kia đều biến mất chỉ còn cung điện ở cõi tầng Trời thứ tư. Bấy giờ, Xá Lợi Phất lại có sắc buồn. Hỏi lý do thì đáp:
Ông có thấy các con kiến dưới đất trong khu vườn chăng? Đáp:
Có. Xá Lợi Phất nói ở quá khứ thời Phật Tỳ Bà Thi, tại khu đất này ông cũng đã xây cất Tinh Xá cho Đức Phậtấy, các con kiến này cũng đã sinh trong thời ấy. Đến thời Phật Thi Khí, thời Phật Tỳ Xá Phù, thời Phật Câu Lưu Tôn, thời Phật Ca Na Hàm Mâu Ni, thời Phật Ca Diếp, v.v… thì ông cũng ở trên đất này mà xây cất Tinh Xá cho các Đức Phật ấy và các con kiến ấy cũng lại sinh ra trong các thời Phật ấy và ở đấy. Cho đến nay đã chín mươi mốt kiếp rồi mà vẫn là thân kiến chưa được giải thoát. Sinh tử dài lâu, chỉ có phước là chẳng thể không gieo trồng. Tu Đạt nghe xong cũng rất thương xót. Đo đạc xong thì xây cất phòng xá cho Phật và một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ Kheo cư trú. Tu Đạt liền tâu Vua thỉnh Phật đến ngự. Vua bèn sai Sứ đến thành thỉnh Phật và tăng chúng. Bấy giờ, Phật dẫn bốn chúng phát ra ánh sáng rực rỡ chấn động Trời đất mà lên đường về nước Xá Vệ, trên đường đi gặp nhà dừng thì tạm nghỉ rồi độ vô số người. Khi Phật về đến còn ở ngoài thành thì mọi người nhóm họp đem vật cúng dường đến dâng lên Thế Tôn và chúng Tăng. Phật phát ra ánh sáng rực rỡ chiếu suốt Tam Thiên Đại thiên Thế Giới, dùng ngón chân ấn xuống đất thì mặt đất rung chuyển, trong thành chuông trống tự kêu, nhạc tự trỗi. Kẻ mù thấy được, người điếc nghe được, người câm nói được, kẻ què đi được, các bệnh đều dứt hết. Mọi người nam nữ già trẻ thấy các điềm lành đều vui mừng đến chỗ Phật, mười tám ức người. Bấy giờ, Đức Thế Tôn tùy bệnh cho thuốc, tùy cơ nói Pháp mầu. Người có duyên đời trước đều được dấu Đạo, hoặc quả chứng Tu Đà Hoàn, hoặc Tư Đà Hàm, hoặc A Na Hàm, hoặc A La Hán, có người gieo nhân Bích Chi Phật, có người phát Đạo ý chánh chân Vô thượng, thảy đều vui mừng vâng làm. Phật bảo A Nan rằng:
Khu vườn này Tu Đạt đã mua, cây cỏ hoa lá là của hai vị đồng tâm xây dựng Tinh Xá, nên gọi là vườn cây Kỳ Đà đất Cấp Cô Độc, hay vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc, truyền mãi đến đời sau.
Kinh Tạp A Hàm nói: Trưởng Giả Cấp Cô Độc bị bệnh, Phật đến thăm, thọ ký rằng:
Sẽ chứng được quả A Na Hàm, khi chết rồi thì được sinh lên Trời Đâu Suất làm Thiên tử, tự nghĩ rằng:
Ta ở đây không lâu phải đến gặp Thế Tôn, bèn trong phút chốc ở Trời Đâu Suất mà hiện trước Phật, lễ Phật xong, liền phát ra ánh sáng rực rỡ chiếu khắp vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc mà nói kệ khen ngợi rồi biến mất.
Tăng Hữu xét thấy: Chỗ ở dứt tâm gọi là Tinh Xá. Trúc Lâm, Kỳ Thọ là các Tinh Xá đầu tiên, từ đó mà nối truyền xây dựng cho đến ngày nay. Còn việc Tu Đạt được quả mầu thì có thể thấy rõ ràng.
21. CHUYỆN VỀ THÁP THỜ MÓNG TÓC
CỦA PHẬT THÍCH CA
(Xuất xứ từ Luật Thập Tụng)
Phật đến các nước rất lâu mà không trở về, Tu Đạt nhớ Phật muốn gặp. Bèn bạch Đức Thế Tôn rằng:
Cho con ít vật để thường cúng dường. Phật bèn cho ít tóc và móng tay. Bạch Phật:
Con xin xây Tháp thờ. Phật nói:
Được; Lại bạch Phật:
Cho con làm mái che, đặt lan can dùng lụa màu, vẽ nhiều màu trang trí các thứ trang nghiêm. Phật đều chấp thuận.
22. CHUYỆN VỀ BỐN NGÔI THÁP
THỜ PHẬT THÍCH CA TRÊN CÕI TRỜI
(Xuất xứ từ Tập Kinh Sao)
Ở cõi Trời Đao Lợi về phía thành đông trong vườn Chiếu Minh có Tháp thờ tóc Phật, ở phía nam thành trong vườn Thô sáp có Tháp thờ y Phật, ở phía thành tây trong vườn Hoan hỷ có Tháp thờ bát Phật, ở phía thành bắc trong vườn Giá Ngự có Tháp thờ răng Phật luận Đại Trí nói:
Trời Đế Thích lấy tóc Bồ Tát ở ngoài cửa thành đông mà xây Tháp Thờ tóc. Lại lấy bảo y của Bồ Tát mà ở ngoài cửa thành đông xây Tháp thờ y.
Tăng Hữu xét thấy: Ở cõi người có bốn ngôi Tháp lớn. Tháp ghi nhớ chỗ sinh ở nước Ca Tỳ La Vệ (vườn Lâm Tỳ Ni). Tháp ghi nhớ chỗ thành Đạo ở nước Ma Kiệt Đề. Tháp ghi nhớ xoay bánh xe Pháp là vườn Nai ở nướcBa La Nại. Tháp ghi nhớ nhập Niết Bàn ở nước Câu Di Na Kiệt.
Tăng Hữu xét thấy: Bậc chí nhân ở đời làm lợi ích rộng lớn thì tóc móng y bát đều là Pháp Sự, nên lập Chùa Tháp mà rộng độ Trời người, đây là nguồn gốc xây Tháp không phải chỉ là để tán thân mà thôi.
23. VUA ƯU ĐIỀN TẠO TƯỢNG GỖ
PHẬT THÍCH CA BẰNG CHIÊN ĐÀN
(Xuất xứ từ Kinh Tăng Nhất A Hàm)
Thích Đề Hoàn Nhân thỉnh Phật lên tầng Trời ba mươi ba nói Pháp cho mẹ nghe, Đức Thế Tôn nghĩ rằng: Bốn bộchúng phần nhiều lười biếng chẳng thích nghe pháp. Nay ta khiến bốn chúng khát ngưỡng đối với pháp mà chẳngbảo bốn chúng đến hầu hạ ta. Liền nhanh chóng bay lên tầng Trời ba mươi ba. Lúc đó, ở cõi người không thấyĐức Thế Tôn rất lâu. Bấy giờ, Vua Ưu Điền đến chỗ A Nan hỏi rằng:
Như Lai hiện đang nay ở đâu? A Nan đáp hiện giờ tôi cũng chẳng biết ở đâu. Vua Ưu Điền, Vua Ba Tư Nặc đềunghĩ nhớ Như Lai nên rất buồn khổ. Bấy giờ, Vua bảo: Các thợ giỏi trong nước rằng:
Ta muốn tạc tượng Như Lai. Rồi Vua Ưu Điền bèn dùng gỗ ngưu đầu chiên đàn mà tạc tượng Như Lai cao nămthước.
24. VUA BA TƯ NẶC TẠO TƯỢNG
PHẬT THÍCH CA BẰNG VÀNG
(Xuất xứ từ Kinh Tăng Nhất A Hàm)
Bấy giờ, Vua Ba Tư Nặc nghe Vua Ưu Điền tạo tượng Như Lai để cúng dường thì liền cho vời các thợ giỏi trong nước, bèn tự nghĩ nên dùng chất báu nào làm tượng. Thân Như Lai như mầu vàng ròng. Do đó Vua Ba Tư Nặc bèn dùng vàng ròng mà tạc tượng Như Lai.
Từ đó, cõi Diêm Phù Đề có hai thứ tượng Như Lai.
25. EM VUA A DỤC XUẤT GIA
TẠO TƯỢNG PHẬT THÍCH CA BẰNG ĐÁ
(Xuất xứ từ Kinh Cầu Ly Lao Ngục)
Em Vua A Dục tên là Thiện Dung vào núi đi săn thấy các Phạm Chí để trần truồng, cầu thành Thần Tiên, hoặc ăn lá cây, hoặc hít thở không khí, hoặc nằm trên tro dơ, hay trên gai gốc v.v… làm các thứ khổ hạnh để cầuphước Trời, thân hình khổ sở mà không được gì. Thiện Dung hỏi các Phạm Chí hành đạo ở đây có khó khăn gìmà việc không thành. Các Phạm Chí đáp:
Ở đây thường có bầy nai tụ tập động dục, chúng tôi nhìn thấy bị động tâm, không thể tự chế. Bấy giờ, ThiệnDung có ý nghĩ xấu rằng:
Các Phạm Chí ở đây hít thở không khí thân hình tiều tụy, khí lực suy kém, cũng còn có dâm dục khó có thểdứt trừ huống chi là các Thích tử Sa Môn ăn uống thơm ngon đầy đủ, nằm giường cao rộng, ướp hoa xông hương thì chẳng lẽ không dâm dục. Vua A Dục nghe em thắc mắc thì lòng rất lo buồn:
Ta chỉ có một người em trai duy nhất lại sinh tà kiến sợ rằng sẽ bị đọa lạc chốn mê. Ta phải tìm cách dẹp bỏ ýnghĩ xấu ác ấy. Liền trở về cung khuyên các kỹ nữ phải trang điểm thật đẹp đến chỗ Thiện Dung mà đùa vui.Vua ra lệnh cho các Đại Thần rằng:
Khi ta ra lệnh thì các ngươi giết chết Thiện Dung. Các quan can ngăn nên đợi bảy ngày nữa. Khi Thiện Dung đùa vui với các kỹ nữ không bao lâu thì Vua bỗng đích thân đến hỏi Thiện Dung rằng:
Thê thiếp của ngươi, ngươi tự do đùa giỡn, nay sao dám xâm phạm đến kỹ nữ của ta. Bèn giận dữ bảo các Đại Thần rằng:
Ta không già yếu cũng không bị giặc trong ngoài xâm phạm, ta cũng nghe ngạn ngữ xưa có nói:
Hễ là người có phước thì bốn biển đều qui phục. Nếu phước hết đức mỏng thì tay chân trái nhau. Nay ta tự xétchưa có biến này, nhưng em ta là Thiện Dung lại dụ dỗ kỹ nữ hầu thiếp của ta mà mặc tình đùa vui, xem nhưkhông có ta. Vậy hãy đem ra chợ mà chém bỏ. Các Đại Thần can ngăn rằng:
Vua chỉ có một người em trai, lại không có người nối dõi. Xin Vua hoãn lại bảy ngày hãy hành quyết. Vuachấp thuận và gia ân cho Vương Tử hãy ăn mặc giống ta, vào cung ta mà tự do đùa chơi với các kỹ nữ của ta. Lại sai một vị Đại Thần mặc áo giáp, mang gậy đeo kiếm bén, mỗi ngày đến nhắc nhở Thiện Dung rằng:
Hạn kỳ là bảy ngày, Ngài hãy cố gằng vui chơi năm dục, sau chết rồi có tiếc cũng vô ích. Nay một ngàyđã qua còn sáu ngày nữa. Cứ thế nhắc mãi còn năm, còn bốn v.v… Đến ngày thứ bảy Vua sai Sứ hỏi Hoàng đệ ý chí ham vui năm dục thế nào? Thiện Dung đáp:
Không cảm thấy gì là vui cả. Vua hỏi:
Sao mặc áo ta, vào cung ta, ăn thức ăn ngon, tự do vui thú với kỹ nữ của ta lại bảo là không cảm thấy gì làvui? Hoàng đệ nói:
Người bị tội chết tuy chưa chết nhưng nào có khác gì đã chết, còn tình ý gì với vui năm dục nữa. Vua nói:
Nói sao ngu thế, nay ông một thân lo liệu trăm thứ, một thân chết rồi đối với dục chẳng vui, huống chi là các Sa Môn Thích tử lo lắng ba đời, một thân chết rồi lại chịu thân khác, trăm kiếp ngàn đời các thân chịu khổ, vôlượng nạn tai sầu khổ, tuy ra làm người đua tranh với người, hoặc sinh vào nhà nghèo hèn thiếu thốn, cho đâylà khổ sở bèn Xuất Gia hành Đạo mà cầu vô vi để độ đời. Nếu không siêng năng thì nhiều kiếp lại bị khổ sở. Bấy giờ, Hoàng đệ Thiện Dung tâm khai ý giải, liền thưa với Vua rằng:
Nay được Vua chỉ dạy mới được tỉnh ngộ, sinh già bệnh chết thật đáng nhàm chán sợ hãi, lo âu khổ não trôi giạt mãi mãi không dừng. Xin Đại Vương cho em vì đạo cẩn thận tu hành. Vua nói “Thật biết đúng lúc”.Hoàng đệ từ giã Vua Xuất Gia làm Sa Môn, giữ gìn giới cấm ngày đêm siêng năng chứng được quả A La Hán, sáu thông trong suốt không quán ngại.
Truyện A Dục Vương nói: Vua A Dục nghe em được Đạo thì rất vui mừng, cúi đầu kính lễ xin cúng dường mãi mãi. Người em đã nhàm chán cuộc đời đau khổ, chẳng ưa thích cõi nhân gian thề nương chốn núi rừng mà nuôi mạng sống thừa. Vua A Dục bèn khiến quỉ thần ở trong thành tạo ra núi, ao, suối cấm người ngoài tới lui. Bèn theo lệnh Vua mà tạo một pho tượng đá thân cao trượng sáu, để trong hang núi mà cúng dường. Núi và tượng ấy ngày nay vẫn còn.
Tăng Hữu xét thấy: Vẽ tượng đầu tiên xuất phát từ Giác Chế, bấy giờ tượng vàng đá và gỗ thơm đúc khuôn chạm khắc điều nhiều và đẹp, dáng vẻ lại giống với tượng do Ưu Điền tạo ra và thần lực hóa ra.
26. CHUYỆN PHẬT THÍCH CA
LƯU LẠI ẢNH HÌNH TẠI HANG ĐÁ
(Xuất xứ từ Kinh Quán Phật Tam Muội)
Bấy giờ, Vua thỉnh Phật vào thành. Long Vương giận dữ bảo rằng:
Ngươi đoạt lợi của ta thì ta sẽ tiêu diệt nước ngươi. Phật bảo Vua nên về nước trước. Phật tự biết lúc, rồi vìLong Vương và nữ La Sát mà nói ba Quy Y, năm giới cấm thì đều rất vui mừng. Quyến thuộc Long Vươngtrăm nghìn các rồng đều từ ao bay lên. Phật khiến Mục Liên trao cho Giới Pháp. Bấy giờ, Long Vương bạchPhật rằng:
Xin Đức Thế Tôn thường ở chốn này nếu không ở đây thì chúng con khởi tâm ác sẽ không do đâu mà thànhĐạo. Hết lòng xin lưu lại thần thức mãi ở chốn này. Lúc đó, Phạm Thiên Vương và trăm ngàn các Phạm cũngđến khuyến thỉnh rằng:
Xin vì tất cả chúng sinh chớ không riêng vì một loài rồng ở đây. Phật mỉm cười miệng phát ra ánh sáng, vôlượng hóa Phật và Bồ Tát làm người hầu. Long Vương ở trong ao dâng đài bảy báu lên Như Lai. Phật nói ta,không cần đài này, ngươi chỉ cần lấy hang đá La Sát cho ta. Các Trời nghe nói liền cởi áo báu mà quét hang.Phật nhiếp thần túc một mình vào hang đá, trải đồ ngồi khiến hang đá tạm có bảy báu. Lúc đó, nữ La Sát vàLong Vương vì bốn vị đệ tử lớn và A Nan mà tạo ra năm hang đá. Bấy giờ, Thế Tôn ngồi yên trong hang đá mà nhận lời Vua thỉnh vào thành Na Căn Ha và các nước, chỗ nào cũng đều thấy Phật trên hư không, trong tòa hoa có đầy hóa Phật. Long Vương vui mừng phát thệ nguyện rộng lớn rằng:
Nguyện con đời sau được Phật như đây. Phật nhận lời Vua thỉnh. Sau bảy ngày Vua sai một người cỡi voi đi tám ngàn dặm, đem đồ cúng dường đi khắp tất cả các nước mà cúng dường chúng Tăng. Nơi nơi đều thấyPhật, trở lại tâu Vua rằng:
Phật Thích Ca chẳng những chỉ ở nước này, mà các nước khác cũng có, đều nói khổ không vô thường, sáu Ba La Mật Vua nghe thì được rộn rang ý giải mà được Vô Sinh Nhẫn. Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nhiếp thần túc từhang đá mà ra cùng với các Tỳ Kheo, dạo khắp các nơi, rồng đều theo hầu. Lúc đó, Long Vương nghe Phật trở về nước thì khóc và bạch rằng:
Này vì sao Thế Tôn bỏ chúng con, chúng con không thấy Phật sẽ làm việc ác, mà đọa đường ác. Bấy giờ, Như Lai an ủi Long Vương rằng:
Ta nhận lời ngươi thỉnh mà ngồi trong hang của ngươi một ngàn năm trăm năm. Lúc đó Long Vương chắp taykhuyến thỉnh Phật lại vào ngồi trong hang mà hiện mười tám biến, thân đi vào đá giống như gương sáng, ởtrong đá lại chiếu sáng ra ngoài, ở xa thì thấy, gần thì không thấy. Trăm ngàn các vị Trời cúng dường hình bóng Phật. Hình bóng ấy cũng nói Pháp. Hang đá cao một trượng tám tấc, sâu hai mươi bốn bước, đá màuxanh nhạt.
Tăng Hữu xét thấy: Pháp Thân vô hình tùy ứng mà hiện, tuy hư ảnh mà lại có rõ ràng tức là Như Lai, cho nên vô lượng rồng quỉ nói Pháp với các vị Trời. Do đó, Kinh nói là các Hóa Phật đều là chân thật.
THÍCH CA PHỔ
PHẦN BỐN
27. Phật Thích Ca nhập Niết Bàn ở rừng Song Thọ
28. Tám nước phân chia Xá Lợi Phật Thích Ca.
29. Tháp báu Xá Lợi Thích Ca ở trên cõi Trời và ở cung rồng.
30. Tháp thờ râu tóc Phật ở cung rồng
27. PHẬT THÍCH CA NHẬP NIẾT BÀN
Ở RỪNG SONG THỌ
(Xuất xứ từ Kinh Đại Bát Niết Bàn)
Bấy giờ, Phật ngự tại thành Câu Thi Na, bên bờ sông A Di La Bạt Đề, thuộc Lực sĩ sanh địa, trong rừng cây Sa La song thọ, cùng với các Đại Tỳ Kheo và tám mươi ức trăm ngàn người cùng vây quanh. Vào ngày mườilăm tháng hai thì Phật nhập Niết Bàn. Phật dùng thần lực phát ra tiếng rất lớn, cho đến hữu đảnh tùy loại âmthanh bảo khắp các chúng sinh rằng: Ngày hôm nay Đức Như Lai Ứng Chánh Chánh Biến Tri thương xótchúng sinh như La Hầu La, làm chỗ Quy Y, Đấng Đại Giác Thế Tôn sắp nhập Niết Bàn, tất cả chúng sinh nếu có điều gì nghi ngờ thì nay nên hỏi, đây là lần hỏi sau cùng.
Kinh Trường A Hàm nói: Ở tại Tỳ Da Ly Phật ngồi với một A Nan. Sau khi kiết hạ an cư thì Phật bị bệnh toàn thân đau nhức. Phật bảo A Nan rằng:
Người nào tu Bốn Thần Túc, đầy đủ hạnh tu tập, thường nghĩ nhớ không quên thì tuỳ theo ý muốn có thể bất tử được hơn một kiếp. Này A Nan, Phật đã có bốn thần túc, Như Lai có thể ở đời hơn một kiếp, vì đời trừ tămtối, giúp Trời người được an lành. Bấy giờ, A Nan im lặng không đáp, như thế ba lần, vì ma che chướng nênchẳng biết gì. Phật bảo A Nan:
Ông phải biết đã đúng lúc. Không bao lâu thì Ma Ba Tuần hiện đến bạch Phật rằng:
Phật nên Niết Bàn. Phật nói hãy thôi! Hãy thôi ta tự biết đúng lúc, nay chưa thể nhập Niết Bàn. Ma ba tuầnnói:
Khi xưa, lúc Phật mới thành Chánh Giác thì con đã khuyến thỉnh Ngài nhập Niết Bàn rồi. Bấy giờ, Như Lai đáp rằng:
Phải chờ ta giáo hóa các đệ tử tụ tập xong đã, nay đã là đúng lúc, sao Ngài không diệt độ? Phật bảo hãy thôi,này ma ba tuần:
“Phật tự biết lúc, không lâu nữa đâu. Sau ba tháng nữa thì ở chỗ sinh xưa là Câu Thi Na kiệt tại rừng. Ta La Song thọ ta sẽ diệt độ ở đó”. Lúc đó, ma nghĩ là Phật không nói dối rất vui mừng, liền biến mất. Bấy giờ, Phật ở Tháp Giá Ba La. Định ý Tam Muội mà xả mạng trụ thọ. Lúc đó, Trời đất rung chuyển, mọi người kinh sợ. Phật phát ra ánh sáng rực rỡ những chỗ tối tăm đều được sáng tỏ. Hiền giả A Nan kinh hoàng chạy mau đếnchỗ Phật, lạy xuống rồi bạch Phật rằng:
Lạ thay đất đai rung chuyển là nguyên do gì? Phật bảo:
A Nan hễ đất đai rung chuyển là có tám nguyên nhân: Phàm đất trên nước, nước ngăn gió, gió sinh trênkhông. Trên hư không khi có gió lớn nổi lên thì nước khuấy mạnh mà khắp mặt đất đều động đó là một, hai là, các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni được Đạo và các Đại Thần tôn thiên quán tánh nước nhiều, quán tánh đất ít, muốntự thử sức nên khắp đất đều động, ba là khi Bồ Tát Giáng Thần vào thai mẹ thì mặt đất rung động mạnh, bốn là khi Bồ Tát từ hông phải sinh ra thì đất rung động mạnh. Năm là khi Bồ Tát mới thành Chánh Giác, sáu là khi Bồ Tát chuyển bánh xe Pháp Vô Thượng. Bảy là khi Bồ Tát giáo hóa sắp xong muốn bỏ tánh mạng thì đấtrung động. Tám là khi Như Lai muốn nhập Niết Bàn, khi Bát Niết Bàn thì mặt đất rung động. Bấy giờ, Thế Tôn bảo A Nan rằng:
Hãy cùng đến Hương Tháp mà nhóm họp tất cả Tỳ Kheo hiện tại ở đó, bảo khắp ba tháng nữa thì Như Lai sẽnhập Niết Bàn. Bấy giờ, Hiền giả A Nan quì gối chắp tay bạch Phật rằng:
Cúi mong Thế Tôn ở lại một kiếp nữa chớ nên diệt độ. Thế Tôn im lặng không đáp. Như thế ba lần, Phật bảo A Nan rằng:
Từ khi ông theo Phật nghe pháp, Phật có bốn thần túc đã lâu, tu hạnh không quên có thể dừng ở bất tử hơn một kiếp phần nhiều đã làm lợi ích cho Trời người được an ổn. Sao lúc đó ông chẳng khuyến thỉnh Như Laiđừng diệt độ, nay mới nói há chẳng là lỗi ư? Ta đã bỏ tánh mạng, đã bỏ nói năng, muốn cho Như Lai trái lời nói thì không có việc đó. Bấy giờ, vào buổi sáng, Đức Thế Tôn ở trước mặt phát ra ánh sáng chiếu khắp bangàn Thế Giới Chư Phật. Cho đến chúng sanh trong sáu đường ở mười phương gặp ánh sáng này thì tội nhơphiền não tất cả đều dứt hết. Các chúng sinh ấy thấy nghe việc Phật sắp nhập Niết Bàn thì đều buồn thương khóc lóc, mặt đất núi cao biển lớn đều rung chuyển. Các chúng sinh bảo nhau hãy mau đến thành Câu Thikhuyến thỉnh Như Lai chớ nhập Niết Bàn, xin ở lại đời một kiếp rồi hãy diệt độ. Các Đại đệ tử Tôn Giả như Ma Ha Ca Chiên Diên, v.v… gặp ánh sáng này thì toàn thân run rẩy không kiềm chế được mà buồn thương gàokhóc. Lại có tám mươi trăm ngàn các Tỳ Kheo đều là A La Hán, như đại Long Vương. Lại có sáu mươi ức Tỳ Kheo Ni cũng là Đại A La Hán đều vào lúc sáng sớm toàn thân run rẩy chảy máu, như hoa Ba La Xoa, buồnkhổ mắt đầy lệ, liền đến chỗ Phật, cúi đầu lạy Phật, đi nhiễu cả trăm ngàn vòng rồi ngồi sang một bên. Lại cómột Hằng Sa Đại Bồ Tát đều là Thập Địa khi mặt Trời mới mọc gặp ánh sáng này thì khắp mình ra máu, than khóc, vội đến chỗ Phật, lạy Phật đi nhiễu quanh trăm ngàn vòng rồi ngồi sang một bên. Lại có hai Hằng Sa Ưu Bà Tắc, ba Hằng Hà Sa Ưu Bà Di, bốn hằng hà sa các Ly Xa ở thành Tỳ Xá Ly, năm hằng hà sa Đại Thần Trưởng Giả, lại có Vua ở cõi Diêm Phù Đề, lại có bảy Hằng hà sa Phu Nhân của các Vua, chỉ trừ Phu Nhân củaVua A Xà Thế lập ra các cúng dường gấp bảy lần lúc trước. Lại có tám Hằng hà sa các thiên nữ, chín Hằng hà sa các Long Vương, mười Hằng hà sa các Vua quỉ thần cúng dường nhiều hơn gấp bội các rồng. Lại có haimươi Hằng hà sa các chim cánh vàng đầu đàn; Ba mươi Hằng hà sa các Vua Càn Thát Bà, bốn mươi Hằng hà sa các Vua Khẩn Na La, năm mươi Hằng hà sa các Vua Ma Ha La Dà, sáu mươi Hằng hà sa các Vua A Tu La, bảy mươi Hằng hà sa các Vua A Na Bà, tám mươi Hằng hà sa Vua La Sát, lại chẳng ăn thịt người hình thể xấuxí, do Thần lực Phật mà đều được đẹp đẽ. Lại có chín mươi Hằng hà sa các Vua thần rừng cây, một ngàn Hằng hà sa Vua trì Chú, một ức Hằng hà sa quỉ mỵ tham sắc, một trăm ức Hằng hà sa các thể nữ Trời, một ngàn ức Hằng hà sa các quỉ vương, mười muôn ức Hằng hà sa các Thiên Vương và Tứ Thiên Vương. Lại có mười muôn ức Hằng hà sa thần gió bốn phương thổi các cây đúng thời và phi thời rải hoa trong rừng Song Thọ, mười muôn ức Hằng hà sa các thần mây mưa nghĩ rằng khi phạm thân Như Lai nhập Niết Bàn thì ta sẽ mưaxuống khiến lửa tắt. Lại có hai mươi Hằng hà sa các Đại hương tượng đầu đàn nhổ đem các hoa sen đến chỗ Phật, hai mươi Hằng hà sa các thú Sư Tử đầu đàn nhổ đem các hoa quả đến chỗ Phật, hai mươi Hằng hà sa cácloài chim bay đầu đàn, các chim nhạn, bồ câu, uyên ương, chim công, chim Ca Lăng Tần Già, chim Kỳ Bà, đem các hoa quả đến lạy Phật, hai mươi Hằng hà sa Vua trâu nước đến chỗ Phật tiết ra chất sữa thơm, sữa chảyđầy thành Câu Thi Na. Có những hầm hố đều tràn đầy sắc hương thơm ngon, hai mươi Hằng hà sa bốn thiênhạ, trong đó các Thần Tiên và loài người cầm các hương hoa, quả ngọt cúi đầu lạy Phật. Tất cả các con ongchúa trong cõi Diêm Phù Đề đều cầm các hoa đến chỗ Phật. Lại có vô lượng Thế Giới trung gian và các Thần Tiên trong Diêm Phù Đề, các thần bốn biển lớn và các thần sông lớn có Đại oai đức sắp bày các thứ cúng dường nhiều hơn trước, rải các hoa Chiêm Bà bên sông Ni Liên Thiền mà lạy Phật, rồi đứng sang một bên.Bấy giờ, trong thành Câu Thi Na rừng Ta La biến thành mầu bạc trắng như ngỗng Trời. Trên hư không tựnhiên có lầu các bảy báu chạm khắc vẽ vời tuyệt đẹp, có ao nước suối chảy và hoa sen cao quí cũng như trongvườn Hoan hỷ trên cõi Trời Đao Lợi. Các Trời, người, A Tu La, v.v… thấy Như Lai nhập Niết Bàn thì đều buồn khóc. Lúc đó, bốn vị Thiên Vương và tầng Trời ba mươi ba cho đến sáu tầng Trời cõi dục đều cúng dường nhiều hơn trước. Đại Phạm Thiên Vương và các phạm chúng khác phát ra ánh sáng thần diệu chiếu sáng khắpbốn thiên hạ, ánh sáng mặt Trời mặt trăng ở cõi Trời, cõi người đều không còn sáng nữa (bị lấn át) đem các cờphướn báu rất ngắn treo ở các Phạm cung đến rừng cây Ta La lạy Phật, bạch rằng:
Cúi mong Như Lai thương xót chúng con nhận cúng dường lần sau cuối. Đức Như Lai im lặng chẳng nhận.Bấy giờ, Vua A Tu La Tỳ Ma Chất Đa cùng vô lượng quyến thuộc đều nhóm họp thân có ánh sáng hơn PhạmThiên, đem các cờ lọng báu mà che khắp ngàn Thế Giới, đem thức ăn ngon quí đến chỗ Phật, Ma Vương Ba Tuần cõi Dục cùng các thiên nữ quyến thuộc của mình cả A Tăng Kỳ chúng mở cửa các địa ngục mà bố thínước thanh tịnh, nhân đó bảo rằng:
Nay các ngươi không có gì làm khác hơn là chuyên niệm Như Lai, sẽ giúp các người đêm dài được an ổn. Lúcđó, ma ba tuần ở trong địa ngục đều dứt hết vô lượng khổ độc, đao kiếm và lửa cháy dữ đều bị tưới nước tắt hết là do sức thần của Phật mà thấy các quyến thuộc đều từ bỏ dao kiếm, cung nỏ, mâu dài, móc nhọn các vậtđánh nhau, mà tranh nhau đem vật đến cúng dường nhiều hơn tất cả Trời người. Số người che lọng nhỏ phủ cả Thế Giới trung thiên cũng đến chỗ Phật mà lạy Phật, bạch rằng:
Cúi mong Như Lai thương xót nhận chúng con cúng dường lần sau cuối. Ba lần thỉnh như thế Phật đều không nhận. Lúc đó ma ba tuần không thỏa ước nguyện thì rất buồn mà đứng sang một bên. Bấy giờ, Trời Đại Tự tạicùng vô lượng vô biên các quyến thuộc và các chúng Trời bày vật cúng dường đều che phủ cả. Vật cúng dường của Trời người tám bộ Phạm Thích. Vật cúng dường của Phạm Thích như đống mực ở bên kha bối, đềuchẳng hiện sợi lông nhỏ có thể che cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới đến chỗ Phật lạy Phật, đi nhiễu quanh vô số vòng. Bấy giờ, ở phương đông cách đây vô số A Tăng Kỳ Hằng hà sa số bụi nhỏ Thế Giới, ở đó có cõi Phật tên là Ý Lạc Mỹ Âm, Phật hiệu là Hư Không Đẳng Như Lai, đầy đủ mười hiệu. Bấy giờ, Đức Phật ấy bảo vị đại đệ tử thứ nhất rằng: Ông nên đến Tây Phương Thế Giới Ta Bà ở Phương Tây của Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai. Đức Phật ấy không bao lâu nữa sẽ nhập Niết Bàn, ông nên đem cơm thơm ở Thế Giới này đến dânglên Đức Phật ấy, Đức Thế Tôn dùng xong thì nhập Niết Bàn. Bấy giờ, Bồ Tát Vô Biên Thân nghe lời Phật dạy,lạy Phật mà đến nước ấy. Đúng lúc đó, Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới rung chuyển sáu cách. Phạm Thích Tứvương, Ma vương ba tuần, Ma Hê Thủ La thấy đất rung chuyển thì toàn thân run rẩy họng lưỡi khô khốc, kinhsợ muốn rã rời, tự thấy ánh sáng trên thân không còn sáng nữa. Lúc đó, Văn Thù Sư Lợi liền đứng dậy bảo đạichúng rằng:
Các ông chớ sợ, phương đông cách đây vô lượng A Tăng Kỳ Hằng hà sa bụi nhỏ Thế Giới có Phật hiệu là Hư Không Đẳng Như Lai đầy đủ mười hiệu, ở cõi đó có Bồ Tát Vô Biên Thân cùng vô lượng Bồ Tát muốn đến đây cúng dường Như Lai. Vì năng lực oai đức của Bồ Tát ấy mà khiến ánh sáng trên thân của các ông tối tăm.Bấy giờ, đại chúng đều xa thấy Phật ấy như nhìn mình trong gương sáng mà thấy rõ từng lỗ chân lông của Bồ Tát Vô Biên Thân đều có một hoa sen lớn, trong mỗi hoa sen có bảy vạn tám ngàn thành ấp đều là bảy báu, chúng sinh trong ấy không nghe tiếng khác chỉ thuần nghe tiếng Đại Thừa Vô Thượng viết chép đọc tụngKinh Điển Đại Thừa, tất cả đại chúng đều được thấy. Bồ Tát Vô Biên Thân có thân lớn vô biên bằng với hưkhông. Chỉ trừ các Đức Phật, ngoài ra không ai nhìn thấy được bến bờ thân lượng. Lúc đó, Bồ Tát Vô BiênThân chắp tay bạch Phật rằng: Cúi mong Đức Thế Tôn thương xót nhận thức ăn của chúng con. Như Lai biếtlúc im lặng mà không nhận. Thế Giới Chư Phật ở các phương Nam, Tây, Bắc cũng có vô lượng Bồ Tát VôBiên Thân cúng dường cũng hơn trước nhiều. Lúc đó, đất phước cát tường ở rừng cây Ta La vuông rộng bamươi hai do tuần, đại chúng đầy khắp hư không. Bấy giờ, ở khắp bốn phương, chỗ ngồi của Bồ Tát Vô Biên Thân và các quyến thuộc giống như chày sắt có đầu nhọn, mười phương có các Thế Giới nhiều như bụi nhỏ.Các Đại Bồ Tát đều nhóm họp. Chỉ trừ hai chúng Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp và A Nan, Vua A Xà Thế và quyếnthuộc, cho đến rắn độc nhìn thấy cũng có khả năng giết người, các rắn rít sâu bọ độc hại mười sáu thứ làmnghiệp ác thảy đều đến nhóm họp. Các thần Đà na Bà, A Tu La, v.v… đều bỏ niệm ác mà sinh tâm lành, trừnhất Xiển Đề. Bấy giờ, cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới nhờ thần lực Phật mà mặt đất đều mềm mại, các báutrang nghiêm cũng như Thế Giới Cực Lạc Phương Tây của Phật Vô Lượng Thọ. Lúc đó, đại chúng đều thấy mười phương bụi nhỏ các Thế Giới của Chư Phật như trong gương sáng thấy bóng mình. Bấy giờ, trước mặt Phật phát ra ánh sáng năm mầu sắc che khắp đại hội, khiến các ánh sáng từ thân của mỗi người khác đều tốităm. Ánh sáng lại trở lại rót vào miệng. Lúc đó, các Trời, người, A Tu La, v.v… thấy ánh sáng Phật rót lại vàomiệng rồi đều rất sợ sệt bảo nhau rằng: Ánh sáng của Như Lai phát ra lại rót vào miệng tức là việc làm ở mườiphương đã xong, ấy là tướng Niết Bàn sau cùng. Than ôi! Đau đớn thay, thế gian khổ lớn rồi, than khóc chẳngkiềm chế được. Bấy giờ, trong hội có Ưu Bà Tắc là con của một thợ giỏi trong thành Câu Thi tên là Thuần Đàcùng các bạn đồng nghiệp mười lăm người, đứng dậy khỏi chỗ ngồi sửa y bày vai phải, quì xuống lễ Phật,hướng về Phật khóc lóc bạch rằng: Cúi mong Đức Thế Tôn và các Tỳ Kheo tăng thương xót chúng con mànhận cúng dường lần sau cuối. Chúng con từ nay không còn có chủ, không còn thân thích, không ai cứu giúp,đói nghèo khốn khổ, muốn từ Như Lai tìm thức ăn tương lai, cúi mong thương xót nhận chúng con cúng dường lần sau cùng rồi nhập Niết Bàn. Bấy giờ, Đức Thế Tôn Nhất Thiết Chủng Trí bảo Thuần Đà rằng: Tốt lắm tốt lắm, nay ta vì ông dứt bỏ nghèo cùng, mưa pháp Vô Thượng rải trên ruộng thân ông khiến sinh mầmpháp, làm cho ông đầy đủ Đàn Ba La Mật. Khi ấy, đại chúng rất vui mừng khen rằng: “Lành thay! Lành thay!Rất ít có. Thuần Đà! Phật đã nhận ông cúng dường lần sau cuối, Thuần Đà nay thật là đệ tử Phật”. Phật bảoThuần Đà rằng: “Sự ông cúng dâng lên Phật và đại chúng của ông nay rất đúng lúc, đây là lúc Như Lai sẽnhập Niết Bàn” nhắc lại ba lần như thế. Khi nghe Phật nói xong thì Thuần Đà khóc lóc bạch đại chúng rằng:
Nay tất cả chúng con dập đầu xuống đất khuyến thỉnh xin Phật chớ nhập Niết Bàn. Phật bảo Thuần Đà chớkhóc lóc làm loạn tâm mình. Ta vì thương ông và tất cả nên nay muốn nhập Niết Bàn, vì sao? Vì Pháp của Chư Phật là như thế, pháp hữu vi cũng thế, mau dọn ra để cúng thí, chớ nên để lâu. Bấy giờ, Đức Thế Tôn trướcmặt phát ra ánh sáng đủ các mầu xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tím chiếu sáng thân Thuần Đà. Thuần Đà liềncùng các quyến thuộc dọn các thức ngon quí đến chỗ Phật. Rồi khóc lóc bạch rằng:
Cúi xin Đức Thế Tôn nên sống thêm một kiếp Phật bảo Thuần Đà rằng:
Ông muốn ta sống lâu trên đời thì phải mau thực hành đầy đủ Đàn Ba La Mật sau cùng. Bấy giờ, tất cả Bồ Tát,Trời, người, các loại đồng thanh khen rằng:
Kỳ lạ thay! Thuần Đà thành tựu phước đức lớn, chúng con vô phước, việc cúng dường trở nên vô ích. Khi ấy,Phật muốn cho tất cả mọi người đều đầy đủ, nơi thân mình mỗi lỗ chân lông đều hóa ra vô lượng Phật, tất cả Chư Phật đều có vô lượng các Tỳ Kheo Tăng, thảy đều thị hiện nhận vật cúng dường. Đức Thích Ca Như Lai thọ nhận Thuần Đà cúng hiến. Bấy giờ, Thuần Đà kính dâng các thức ăn nấu chín đầy đủ tám hộc nước Ma Già Đà. Nhờ thần lực Phật mà khắp đầy đủ tất cả đại hội.
Kinh Trường A Hàm nói: Đức Thế Tôn và các đại chúng đến vườn Xà đầu trong thành Ba Ba. Lúc đó, có con của người thợ giỏi tên là Châu Na, ăn mặc ngay ngắn đến chỗ Đức Thế Tôn lễ bái và thỉnh Đức Thế Tôn ngày hôm sau đến nhà mình thọ trai. Phật im lặng nhận lời. Sáng hôm sau, Đức Thế Tôn đắp y ôm bát cùng đại chúng đến nhà, Châu Na dọn các thức ăn cúng Phật và Tăng. Riêng nấu nấm cây chiên đàn là một thức ăn rất quí dâng riêng cho Đức Thế Tôn. Phật dùng xong bèn nói Pháp chỉ dạy, đại chúng vây quanh tiễn Phật trở về. Giữa đường, Ngài dừng lại nghỉ dưới một gốc cây, bảo A Nan rằng:
Ta đau lưng, ông nên sắp đặt chỗ ngồi. A Nan bạch Phật rằng:
Châu Na cúng dường không có phúc lợi, vì sao? Vì Như Lai ở nhà ông ấy dùng bữa ăn sau cùng mà nhập Niết Bàn. Phật bảo A Nan chớ nói thế, Châu Na được lợi ích rất lớn, được sống lâu sức khỏe, vì sao? Vì người dâng thức ăn khi Phật mới thành đạo và người dâng thức ăn khi Phật sắp nhập Niết Bàn hai công đức này đều bằng nhau không khác.
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn quyển hai nói: Phật bảo Hiền giả A Nan cùng Ngài đến nước Ba Tuần, các đệ tử cùng đi đến nghỉ ở vườn Thiền hiển ở ngoài thành. Các nhà giàu ở Ba Tuần có họ Chư Hoa, nghe Phật đến đều ra đảnh lễ, rồi ngồi sang một bên. Riêng con của Chư Hoa tên Thuần thì vẫn quì và thưa xin dâng cúng thức ăn ngon lên Đức Phật và Thánh chúng, Phật im lặng nhận lời. Thuần vui mừng lễ tạ và trở về, liền sắp đặt giường ghế, dọn thức ăn ngon quí. Phật và chúng đệ tử đến nhà ngồi trên tòa cao. Thuần đích thân múc thức ăn cúng dường. Dùng xong Phật nói Pháp, Thuần rất vui mừng. Phật bảo A Nan cùng Ngài về ấp Câu Di. Đi nửa đường thì Phật đau lưng đến nghỉ dưới một gốc cây. Phật bảo A Nan cùng đến sông Ny Liên tự tắm gội. Sáng hôm sau, đến nhà Thuần thọ trai, đêm ấy sẽ diệt độ. Trong thiên hạ có hai điều khó là cúng dường thức ăn lúc mới thành Đạo Vô thượng, là Phật chỉ Thánh, hai là cúng dường thức ăn lúc diệt độ. Nay Thuần dâng cơm cho Phật nên được sống lâu, được vô dục, được giàu sang, chết rồi sẽ sinh lên cõi Trời mà được năm thứ phước này, bảo Thuần chớ buồn lo mà nên vui mừng.
Tăng Hữu xét thấy hai Kinh này và Đại Bát Niết Bàn nói Thuần Đà cúng dường sau cùng có nhiều chỗ khác nhau,vì Kinh Đại Tiểu Thừa nên hóa hiện khác nhau.
Khi ấy, đất ở rừng Song thọ nhỏ hẹp, nhờ thần lực Phật nên chỗ nhỏ như đầu mũi kim cũng đều có vô lượng Chư Phật, thức ăn của Thế Tôn cũng không khác. Lúc đó, Trời, người, A Tu La, v.v… buồn thương khóc lóc rằng:
Nay Như Lai đã nhận chúng con cúng dường lần cuối rồi nhập Niết Bàn, chúng con còn biết cúng dường ai. Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn an ủi tất cả đại chúng mà nói kệ rằng:
Nếu người chẳng thể Quán Tam Bảo là Thường Hằng như thế, Là Chiên Đà La.
Nếu có người biết
Ba pháp thường trụ
Thật pháp nhân duyên
Lìa khổ, an vui.
Bấy giờ, Trời, người, đại chúng A Tu La, v.v… nghe Pháp rồi thì rất vui mừng vì biết Phật thường trụ bèn tung rải các thứ hoa, đánh trống trỗi nhạc. Lúc đó, Đức Thế Tôn cùng Văn Thù Sư Lợi, Ca Diếp và Thuần Đà được thọ ký xong nói rằng:
Các người thiện nam, phải tự tu tâm mình, cẩn thận chớ nên chơi bời buông lung. Nay ta lưng và khắp mình đều đau, bây giờ ta muốn nằm, như đứa trẻ kia và người hay bị bệnh, vật Văn Thù, v.v… hãy vì bốn Bộ chúng mà nói rộng Đại Pháp. Nay ta giao phó pháp này cho ông, cho đến giao phó lại cho Ca Diếp, A Nan, v.v… Như Lai nói xong, để điều phục chúng sinh, Như Lai hiện thân bị bệnh nằm nghiêng bên hông phải như những người bệnh khác.
Kinh Trường A Hàm nói: Bây giờ, Đức Thế Tôn vào thành Câu Thi đến chỗ bản sinh ở rừng Mạt La SongThọ, bảo A Nan rằng:
Ông nên bày giường nằm cho Như Lai ở rừng Song Thọ, đầu hướng về phía bắc, mặt xoay về hướng tây. Vì sao? Vì pháp ta sẽ truyền ra ở lâu về phương bắc. Khi ấy, Thế Tôn xếp y Tăng Già Lê nằm nghiêng hông phảinhư Sư Tử đầu đàn co chân nằm. Bấy giờ quỉ thần trong rừng Song Thọ rải hoa phi thời khắp đầy mặt đất. A Nan quì xuống chắp tay bạch Phật rằng:
Xin Phật chớ diệt độ nơi vùng đất hoang vu quê mùa này, mà nên đến nước lớn Ca Duy La Vệ hay nước Ba La Nại sẽ có đông đảo người dân cung kính cúng dường Xá Lợi Phật. Phật bảo:
“Hãy thôi! Chớ bảo đây là nơi quê mùa. Khi xưa, ở đất này có vị Vua tên là Đại Thiện Kiến, bảy thứ báu đầy đủ, Vua có bốn đức, đứng đầu bốn thiên hạ. Thiện Kiến chết rồi sinh lên cõi Trời Phạm thiên thứ bảy. Vua ấyngày qua đời được bảy ngày thì các xe báu, châu báu đều biến mất. Voi, báu, ngựa báu, ngọc nữ báu, Cư Sĩbáu, chủ binh báu trong ngày ấy đều chết cả. Thành ao điện pháp đều mầu vàng, biến thành đất nước, cácpháp hữu vi vô thường phải tiêu mất, chỉ người được đạo Thánh đế mới biết. Ta tự nhớ xưa từng ở nơi đây, sáu lần làm Vua Chuyển Luân, chết rồi xương cốt được chôn ở đây. Nay thành Vô Thượng Chánh Giác, chết xảthân rồi cũng chôn ở đây. Từ nay trở đi, sinh tử dứt hẳn không có chỗ đất nào để chôn thân, đây là lần saucùng không còn thọ thân nữa”.
Bấy giờ, Bồ Tát Ca Diếp bạch Phật rằng: Như Lai đã dứt tất cả các bệnh, hoạn nạn đều hết, không còn sợ sệt. Tất cả chúng sinh đều có bốn mũi tên độc là nhân của bệnh, ấy là tham dục, sân nhuế, ngu si, kiêu mạn. Nếu có nhân bệnh thì có bệnh sanh. Đó gọi là bệnh phổi ái chín, khí trên mửa ngược, da dẻ sưng đỏ, tâm phiền muộn, trên mửa dưới ỉa, ỉa đái dầm dề, mắt tai sưng đau, lưng đầy bụng trướng, điên cuồng khô khốc, thấy ma gặp quỉ, các thứ bệnh thân tâm như thế v.v… Chư Phật Thế Tôn đều không còn. Vì sao hôm nay Như Lai lại bảo Văn Thù Sư Lợi rằng: Ta đau lưng, ông phải vì đại chúng nói Pháp? Có hai nguyên nhân sẽ không bị bệnh khổ:
1/ Thương xót tất cả chúng sinh.
2/ Cấp cho người bệnh thuốc men.
Xưa Như Lai đã ở trong vô lượng muôn ức kiếp tu đạo Bồ Tát, thường hành Ái ngữ, lợi ích chúng sinh, khiến không khổ não. Cung cấp cho người bệnh các thứ thuốc men, vì sao hôm nay lại nói Như Lai bị bệnh? BạchĐức Thế Tôn, ở đời có người bệnh nằm ngồi đều không yên, hoặc đòi ăn uống, sai khiến người nhà làm cáccông việc, sự nghiệp. Vì sao Như Lai nằm im lặng chẳng dạy đệ tử Thanh Văn về thi Ba La Mật (giới hạnh)và thiền giải thoát, Tam Ma Bạt Đề tu các chánh cần? Vì sao chẳng nói các Kinh Điển Đại Thừa sâu xa nhưthế? Vì sao chẳng dùng vô lượng phương tiện giáo pháp mà dạy cho Ca Diếp, là voi đầu đàn trong loài người,các bậc đại nhân, v.v… khiến chẳng lui sụt đối với A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề? Vì sao không sửa trị các Tỳ Kheo tội ác, chứa để tất cả các vật bất tịnh? Đức Thế Tôn thật không bị bệnh vì sao nằm im lặng nghiêng hông bên phải? Tất cả người ngu sinh diệt, tin tưởng tất cả vào chín mươi lăm thứ ngoại đạo khinhmạn. Sa Môn Cù Đàm bị vô thường thay đổi. Như Lai Thế Tôn là bậc tiền nhân Vô Thượng, đã nhổ hết các mũi tên độc mà được không sợ hãi, hôm nay vì sao nằm nghiêng bên hông phải, khiến các Trời người buồnkhổ? Bấy giờ, Đức Thế Tôn khởi tâm đại bi biết các ý niệm của tất cả chúng sinh, sắp muốn thuận theo lợi íchrốt ráo. Bèn ngồi dậy, ngồi kiết già, nhan sắc vui tươi phát ra ánh sáng rực rỡ khắp hư không. Ánh sáng ấy sáng hơn cả trăm ngàn mặt Trời, chiếu suốt khắp các Thế Giới Chư Phật ở các phương đông, tây, nam, bắc bốnduy, trên, dưới. Tất cả các lỗ chân lông trên thân đều có một hoa sen đủ ngàn cánh mầu vàng ròng và phát ra ánh sáng đủ các mầu sắc chiếu đến khắp địa ngục A Tỳ, địa ngục tưởng, địa ngục Hắc Thằng, địa ngục ChúngHợp, địa ngục Kiêu Oán, địa ngục đại Kiếu Oán, địa ngục Tiêu Nhiệt, địa ngục Đại Tiêu Nhiệt v.v… chúng sinhtrong tám ngục ấy thường bị các khổ ép ngặt. Đó gọi là thiêu nướng nấu đốt, giã cắt lột xé. Cho đến tám địangục hàn băng (ngục lạnh) bị giã đập, cắt xé v.v… khi gặp ánh sáng này thì các khổ như thế liền dứt hết. Trong ánh sáng ấy có tiếng nói “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”. Nghe xong liền chết mà sinh lên cõi Trời, cõingười. Trong Thế Giới Diêm Phù Đề này và các Thế Giới khác bao nhiêu địa ngục đều trống rỗng, không cóngười tội. Trừ loài nhất Xiển Đề. Các chúng sinh ngạ quỉ bị đói khát ép ngặt gặp ánh sáng này thì đói khátđều tan biến. Trong ánh sáng đó cũng nói chúng sinh đều có Phật tánh, nghe xong liền chết mà sinh lên cõi Trời, cõi người. Ngạ quỉ đều trống không, trừ những kẻ chê bai Đại Thừa. Các loài súc sinh thường ăn thịt tàn hại lẫn nhau gặp ánh sáng này thì tâm tức giận tiêu hết, trong ánh sáng ấy cũng nói tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, nghe rồi thì chết mà sinh lên làm Trời, làm người. Súc sinh cũng mất hết kẻ chê bai Chánh Pháp. Trong mỗi hoa đều có một Đức Phật, vầng ánh sáng tròn chiếu xa một tầm, vô cùng đẹp đẽ trang nghiêm. Các Đức Thế Tôn ấy hoặc phát ra tiếng sấm sét hoặc mưa đầm đìa, hoặc thổi gió bão, hoặc phun khói lửa, hoặc thịhiện mới sinh, Xuất Gia, hoặc chuyển bánh xe Pháp mầu hoặc nhập Niết Bàn. Chúng sinh trong cõi Diêm Phù Đề gặp ánh sáng đó thì kẻ mù thấy được, người điếc nghe được, người câm nói được, người què đi được, người nghèo có tài vật, người keo kiệt bố thí, người giận dữ có từ tâm, kẻ không tin thì chánh tín, không mộtchúng sinh nào làm ác, trừ nhất Xiển Đề. Khi ấy tất cả Trời rồng quỷ Thần, Càn Thát Bà, A Tu La, người vàloài chẳng phải người đều đồng thanh khen rằng: Lành thay! Lành thay! Đấng Vô Thượng Thiên Tôn làmnhiều lợi ích, rồi vui mừng ca múa, tung rải các thứ hoa cúng Phật và Tăng. Các Trời trỗi nhạc cúng dườngPhật. Bấy giờ, Phật bảo Bồ Tát Ca Diếp rằng:
Các chúng sinh ấy không biết mật ngữ của Đại Thừa Phương Đẳng mà bảo Như Lai thật bị bệnh. Nay Như Lai ở trong rừng cây Ta La Song thọ thị hiện ngồi dựa tòa Sư Tử sắp nhập Niết Bàn, khiến những người chưa được quả A La Hán, các chúng đệ tử và các lực sĩ sinh ra buồn khổ lớn. Khiến các Trời, người, A Tu La, v.v…lập bày cúng dường lớn là muốn khiến cho mọi người dùng áo Thiên đoan nhiều lớp bao bọc thân ngài, dùngbảy báu làm quan tài chất đầy dầu thơm, chất đầy gỗ thơm để đốt. Chỉ trừ hai mối không được đốt:
1/ Là thấn thân,
2/ Là ở ngoài cùng.
Vì các chúng sinh chia Xá Lợi thành tám phần. Tất cả đệ tử Thanh Văn đều nói Như Lai nhập Niết Bàn, phải biết là Như Lai rốt lại nhất định chẳng nhập Niết Bàn. Vì sao? Vì Như Lai luôn thường trụ, không biến đổi?
Kinh Trường A Hàm nói: Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền thọ ký cho một ngàn hai trăm vị đệ tử được Đạo quả. Thế Tôn đắp y Uất Đa La Tăng đưa cánh tay mầu vàng ra bảo các Tỳ Kheo rằng:
Các thầy phải quán Như Lai thường ra đời, như hoa Ưu Đàm một lần hiện ra.
Kinh Đại bát Nê Hoàn loại hai quyển nói: Phật bảo A Nan:
Người ưa thích sự giáo hoá chân chánh của Như Lai, phải bỏ tâm tham dục, kiêu mạn, vâng lời Phật dạy (nối nghiệp Phật Pháp), siêng năng suy nghĩ đạo hạnh ấy là lời dạy cuối cùng của Phật, phải rất cẩn trọng. Tỳ Kheo các thầy quán nghi dung của Phật rất khó thấy. Sau một ức bốn ngàn năm nữa mới có Phật Di Lặc ra đời rất là khó gặp. Thiên hạ có hoa Ưu đàm, chẳng có hoa mà có hạt. Nếu nó sinh hoa thì đời có Phật. Làm mặt Trời cho thế gian, thường xua tan các đen tối. Tự ta làm Thánh Sư đến bảy mươi chín lần, việc làm cũng đã rốt ráo. Ông nên cố gắng, đã nửa đêm rồi.
Cho nên các Tỳ Kheo không buông lung lười biếng. Ta tự không buông lung nên được thành Chánh Giác, vô lượng các điều lành cũng do không buông lung mà được tất cả, muôn vật không thường còn. Đây là lời nói sau cùng của Như Lai. Do đó, Đức Thế Tôn liền nhập vào Sơ Thiền. Xuất Sơ thiền thì nhập Nhị Thiền, xuất Nhị Thiền thì nhập Tam Thiền, xuất Tam Thiền thì nhập Tứ Thiền, xuất Tứ Thiền thì nhập Không Xứ Định, xuất Không Xứ Định thì nhập Thức Xứ Định, xuất Thức Xứ Định thì nhập Bất dụng định, xuất Bất Dụng Định thì nhập Hữu Tường Vô Tưởng định, xuất Hữu Tường Vô Tưởng định thì nhập Diệt Tưởng Định. Lúc đó, A Nan hỏi A Na Luật rằng:
Thế Tôn đã Bát Niết Bàn hay chưa? A Na Luật đáp:
Chưa. A Nan nói Thế Tôn nay trụ trong định Diệt Tưởng. Xưa tôi ở bên Phật nghe pháp thì xuất Tứ Thiền mà nhập Niết Bàn, nay Thế Tôn xuất định Diệt tưởng mà nhập định Hữu Tưởng Vô Tưởng, xuất định Hữu Tưởng Vô Tưởng định lại nhập vào định Bất Dụng, xuất định Bất Đụng nhập vào định Thức Xứ, xuất định Thức Xứ nhập vào định Không Xứ, xuất định Không Xứ nhập vào Tứ Thiền, xuất Tứ Thiền thì nhập Tam Thiền, xuấtTam Thiền thì nhập Nhị Thiền, xuất Nhị Thiền thì nhập Đệ Nhất Thiền, xuất Đệ Nhất Thiền thì nhập Đệ Nhị Thiền, xuất Đệ Nhị Thiền thì nhập Đệ Tam Thiền, xuất Đệ Tam Thiền thì nhập Đệ Tứ Thiền, xuất Đệ Tứ Thiền thì nhập Bát Niết Bàn của Phật. Ngay lúc đó, mặt đất rung chuyển dữ dội, Trời người sợ hãi. Những nơi tối tăm mặt Trời, mặt trăng, không soi đến được thì đều sáng rỡ mà thấy được các tướng, bèn bảo nhau rằng:
Người ấy sinh ở đây. Ánh sáng ấy lấn át ánh sáng các vị Trời. Lúc đó, Trời Đao Lợi ở trên hư không dùng các hoa Văn Đà La, Ưu Bát La, ba Đầu Ma mà tung rải trên Như Lai và chúng hội. Lại rải bột Chiên Đàn cõi Trờitrên Phật và đại chúng như mưa, khi Phật diệt độ rồi thì các Phạm Thiên Vương, Thích Đề Hoàn Nhân, thần Kim Tỳ La, Mật Tích lực sĩ, Phật mẫu Ma Da, Thần Song Thọ, Thần rừng vườn Ta La, bốn vị Thiên VươngVua Trời Đao Lợi, Vua Trời Diêm Ma Vua Trời, Đầu Suất Đà v.v… đều nói kệ tụng. Các Tỳ Kheo vô cùng đau đớn buồn thương, gieo mình dưới đất lăn lộn khóc lóc than rằng:
Như Lai diệt độ sao sớm thế, Đại Pháp sao sớm chìm mất, chúng sinh suy hao lâu dài, mắt thế gian đã nhắm lại. Bấy giờ, A Na Luật bảo các Tỳ Kheo rằng:
Thôi hãy nín đi chớ buồn khổ nữa, các vị Trời ở trên cao sẽ chê trách chúng ta. Lúc đó, các Tỳ Kheo hỏi A Na Luật có mấy vị Trời? A Na Luật nói:
Đầy khắp hư không làm sao đếm hết được, đều ở trên hư không mà buồn thương rơi lệ than rằng Như Lai diệt độ sao quá sớm, chúng sinh suy hao lâu dài, mắt thế gian đã nhắm lại.
Kinh Đại Bát Niết Bàn loại hai quyển và Kinh Trường A Hàm nói hơi giống nhau.
Khi giảng pháp cho các Tỳ Kheo xong thì đêm đã tàn, Trời sáng. A Na Luật bảo A Nan rằng:
Thầy nên vào thành bảo các Mạt La rằng:
Phật đã diệt độ, ai muốn làm gì chính là phải lúc. Lúc đó, A Nan lạy Phật rồi cùng một Tỳ Kheo khác đi vào thành, xa thấy có năm trăm Mạt La đang nhóm họp một nơi. Các Mạt La cúi chào A Na hỏi sao nay đến sớm như thế. A Nan đáp:
Quí vị nên biết đêm qua Như Lai đã diệt độ, quí vị muốn làm gì chính là phải lúc. Các Mạt La nghe xong đều đau đớn rơi lệ than rằng:
Sao sớm như thế, Phật Pháp bát Niết Bàn sao quá sớm, mắt thế gian đã nhắm lại. Rồi các Mạt La trở về nhà lo các hoa hương, kỹ nhạc đến vườn Song thọ cúng dường xá lợi. Hôm sau thì đặt Xá Lợi Phật trên giường. Các trẻ em Mạt La cùng đến đẩy giường nhưng không nhúc nhích. A Na Luật nói:
Các ông chớ tốn sức vô ích, vì các vị Trời muốn đến khiêng giường. Quí vị muốn khiêng bốn góc vào thành đông đi khắp các xóm làng để người dân đều được cúng dường rồi khiêng ra cửa thành tây đến chỗ cao ráo mà trà tỳ. Còn các vị Trời thì muốn để Xá Lợi lại bảy ngày để người dân đều được cúng dường. Sau đó mới khiêng ra cửa thành Bắc, vượt sông Hy Liên thiền rồi đến chùa Thiên Quan mà Trà Tỳ, nên các Trời khiến cho giường không nhúc nhích. Mạt La thưa lời ấy rất đúng, xin theo ý các vị Trời. Lúc ấy, các Mạt La cùng vào thành quét dọn sửa sang đường sá sạch sẽ bằng phẳng, rưới nước đốt hương. Khi bày giường Phật ra khoảng vườn Song Thọ thì tung hoa đốt hương trỗi nhạc mà cúng dường Xá Lợi. Hết bảy ngày vào buổi chiều ngày cuối thì đặt Xá Lợi Phật trên giường. Các trẻ Mạt La theo hầu bốn góc cầm phướn lọng, đốt hương rải hoa, trỗi nhạc rồi trước sau nghiêm trang mà đưa đi. Bấy giờ, Trời Đao Lợi mưa hoa Văn Đà La, hoa Ưu Bát và rải bột Chiên Đàn xuống Xá Lợi Phật. Trên khắp đường đi các Trời trỗi nhạc, quỉ thần ca hát cúng dường. Các Mạt La khiêng giường từ từ đi vào cửa đông thành rồi ngừng lại trên các đường lớn để cúng dường. Xong thì ra cửa thành Bắc, vượt sông Hy Liên Thiền, đến chùa Thiên Quan. Mọi người hỏi A Nan:
Chúng ta lấy gì để cúng dường? A Nan đáp:
Tôi có nghe Phật nói muốn an táng Xá Lợi Phật phải theo phép an táng Vua Chuyển Luân, sống được phước, chết được sinh lên cõi Trời. Lúc đó, các Mạt La cùng vào thành, cúng lễ xong thì đến Chùa Thiên Quan, dùng nước thơm sạch tắm gội thân Phật, dùng lụa mới đẹp quấn thân năm trăm lớp như áo lông rồi đặt thân Phật vào kim quan rưới dầu thơm rồi để trong một cái quách sắt thứ hai, quách gỗ Chiên Đàn lại bọc bên ngoài một lớp nữa. Rồi dùng các danh hương mà chất lên trên. Quan Đại Thần của Mạt La tên là Lộ Kỷ cầm một đuốc lớn muốn châm lửa đốt thân Phật nhưng lửa không cháy. Các vị Đại Thần khác đến châm lửa đốt cũng không cháy.Lúc đó, A Na Luật bảo rằng: Hãy thôi các vị hiền, đốt hoài lửa không cháy ấy là ý các vị Trời, vì Đại Ca Diếp cùng năm trăm vị đệ tử từ nước Ba Ba trở về muốn thấy thân Phật. Bấy giờ, đại Ca Diếp từ nước Ba Ba về gặp Càn Tử tay cầm hoa Văn Đà La thì hỏi rằng:
Ông có biết thầy tôi không? Đáp:
Biết, Ngài mới diệt độ cách nay bảy ngày. Ca Diếp nghe nói không vui, năm trăm vị Tỳ Kheo đều than khóc. Ca Diếp liền đến thành Câu Thi, vượt sông Hy Liên Thiền mà đến Chùa Thiên Quan, đến bảo A Nan rằng:
Tôi muốn thấy Xá Lợi Phật lần chót trước khi Trà Tỳ được không? A Nan đáp tuy chưa trà tỳ nhưng đã quấn năm trăm lớp lụa như áo lông và đặt trong kim quan, lại để trong quách sắt nên không thể thấy được thân Phật. Ca Diếp ba lần xin gặp nhưng vẫn không được. Bấy giờ, Đại Ca Diếp vừa đến quách gỗ thơm thì hai chân Phật từ trong kim quan thò ra có mầu sắc rất lạ. Ca Diếp hỏi A Nan:
Thân Phật mầu vàng sao chân có sắc lạ như thế? A Nan đáp:
Vừa rồi có một bà lão đến khóc lóc nước mắt rơi xuống chân Phật nên có sắc lạ. Ca Diếp liền đến quách gỗ thơm lạy Xá Lợi Phật. Lúc đó bốn bộ chúng và các vị Trời cùng lễ Phật thì hai chân biến mất. Lúc đó, Đại Ca Diếp đi nhiễu quanh ba vòng mà nói kệ tụng. Bấy giờ, quách gỗ thơm liệm Phật không đốt mà tự cháy. Các Mạt La bảo nhau rằng:
Nay lửa đã cháy dữ dội, Trà Tỳ Xá Lợi sẽ tiêu hết, biết lấy nước ở đâu mà dập tắt. Lúc đó, có thần cây Ta La dùng thần lực dập tắt quách gỗ thơm. Lúc đó, các Mạt La trong thành Câu Thi đem các hương hoa cúng dường.
Kinh Nê Hoàn loại hai quyển nói hơi giống với Kinh Trường A Hàm. Lại nói: Đại Ca Diếp đến chỗ quách gỗ thì lửa tự nhiên cháy, cháy suốt đêm. Quách gỗ cháy xong thì sinh ra bốn cây là cây Tô Ni Thiền, cây Ca Duy Đề, cây A Thế Xà và cây Ni Câu Loại.
Kinh Bồ Tát Xử Thai nói: Phật ngự tại vườn Song Thọ muốn xả thân nhập Niết Bàn. Nửa đêm ngày tám tháng hai, đích thân mặc y Tăng Già Lê, Uất Đa La Tăng và An Đà Là Bạt Tát để trong kim quan, đắp y trong nằm trên giường hai chân khép lại. Bát và Trượng thì giao lại cho A Nan. Tám vị Đại Quốc Vương đều đem mền trắng năm trăm lớp, gỗ Chiên Đàn bao kín, bên trong đặt kim quan, Đại Phạm Thiên Vương hướng dẫn các Phạm chúng đứng bên phải, Thích Đề Hoàn Nhân dắt các vị Trời Đao Lợi đứng bên trái. Bồ Tát Di Lặc và các Bồ Tát mười phương đứng ở trước. Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn nhập Tam Muội Kim Cương để nghiền nát thân Xá Lợi. Từ trong kim quan thò ra cánh tay mầu vàng liền hỏi A Nan rằng:
Tỳ Kheo Ca Diếp đến chưa? Đáp:
Chưa đến, thì lại ẩn vào kim quan, im lặng không nói gì. Đức Thế Tôn sắp thị hiện chỗ đến của thức là Đạo thức hay tục thức, hữu vi thức hay vô vi thức. Thế Tôn liền ở trong thai mà hiện ra bộ xương với các đốt xương liền nhau, đầy khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Phật bảo Di Lặc rằng: Ông xem bộ xương khiến tất cả chúng biết chỗ hướng về phân biệt hiểu biết rõ ràng. Bồ Tát Di Lặc liền đứng dậy tay cầm gậy kim cương bảy báu khuấy trộn bộ xương nghe có tiếng xương kêu liền bạch Phật rằng:
Người này khi chết nặng về sân hận nên thức đọa làm loài rồng. Người này thân trước mười tích hạnh đầy đủ nên được sinh lên cõi Trời. Có một toàn thân Xá Lợi không khuyết thiếu Di Lặc lấy gậy khuấy lên để tìm thức này thì không biết ở đâu. Ba lần như thế liền bạch Phật rằng:
Người nầy thần thức không còn biết gì chẳng phải là Như Lai đã nhập Niết Bàn sao? Phật bảo Di Lặc rằng:
Xá lợi Chư Phật có mặt khắp nơi, chẳng phải cảnh giới mà ông biết được. Vì sao? Vì Xá Lợi này là Xá Lợi của ta, làm sao có thể tìm kiếm được thần thức của Như Lai. Đức Thế Tôn liền nhiếp lại oai thần thì trong Kim Quan im lặng, không có tiếng nói nữa. Các Trời đốt hương và rải hoa cúng dường. Lúc đó, Đại Ca Diếp dẫn năm trăm vị đệ tử đến. Đức Thế Tôn dùng tai Trời nghe biết liền từ trong Kim Quan thò ra hai bàn chân.
Kinh Ma Da nói: Phật nhập Niết Bàn thì Phu Nhân Ma Da ở trên cõi Trời năm tướng suy hiện ra:
Một là hoa trên đầu héo,
Hai là trong nách có mồ hôi,
Ba là ánh sáng ở quanh đầu tắt,
Bốn là hai mắt luôn nháy,
Năm là không thích chỗ ngồi cũ,
Lại trong đêm ấy có năm ác mộng lớn:
Một là núi Tu Di lở sụp, nước bốn biển khô cạn.
Hai là quỉ la sát rượt người móc mắt mà ăn.
Ba là Trời đều mất mão báu, thân không còn ánh sáng,
Bốn là cây cờ châu báu ngã xuống, mất châu như ý,
Năm là bị Sư Tử cắn, mình đau như dao cắt.
Thấy năm điềm mộng ấy thì sợ hãi thức dậy, cho đây là điềm chẳng lành. Khi xưa, ta ở cung Vua Bạch Phạn nhân đêm ngủ thấy mộng ít có: Thấy một vị Thiên Tử thần mầu vàng ròng ngồi trên voi trắng, theo sau có các vị Trời trỗi nhạc, rực rỡ như mặt Trời chui vào hông phải của ta thì thân tâm rất an vui, có thai Thái Tử Tất Đạt là ngọn đèn chiếu sáng của thế gian. Nay năm điềm mộng này thật đáng sợ, co lẽ con ta sắp vào Niết Bàn. Bấy giờ, A Na Luật đã liệm xong thân Như Lai vào quan tài, liền bay lên cung Trời Đao Lợi báo tin cho Phu Nhân Ma Da hay. Bà nghe nói thì đau buồn té xuống đất, hồi lâu mới tỉnh, bứt tóc buồn thương, khóc lóc bảo rằng:
Đêm qua ta nằm mộng biết là có chuyện lạ, Phật đã Diệt Độ rồi thì không bao lâu sẽ phải Trà Tỳ, thật là khổ thay, mắt thế gian đã nhắm lại rồi. Bèn cùng các quyến thuộc từ trên hư không bay xuống đến rừng cây Song Thọ. Từ xa nhìn thấy quan tài Phật liền ngất xỉu, hồi lâu tỉnh lại bèn đến lạy quan tài Phật mà khóc lóc than rằng:
Từ thuở quá khứ vô lượng kiếp đến nay thường làm mẹ con không hề rời nhau, nay thì không còn thấy nhau nữa. Than ôi khổ thay! Chúng sinh phước đã hết rồi. Bèn rải các thứ hoa cõi Trời trên quan tài. Phu Nhân Ma Da nhìn và sờ vào y bát, tích trượng của Như Lai rồi gieo mình xuống đất như núi cao đổ sụp, đau đớn khóc lóc than rằng:
Con ta dùng phước độ các Trời người, nay các vật này vô chủ. Than ôi đau đớn thay! Bốn chúng cũng khóc than, nước mắt như mưa, Trời đồng thời biến thành sông suối. Khi ấy, Đức Thế Tôn dùng thần lực khiến các vật che đậy đều biến mất, Phật từ kim quan chắp tay hiện ra như Sư Tử đầu đàn mới ra khỏi hang, dáng vẻ vui tươi, khắp thân các lỗ chân lông đều phát ra hàng ngàn tia sáng, trong mỗi ánh sáng có ngàn vị hóa Phật thảy đều chắp tay hướng về Ma Da, dùng Phạm âm mà hỏi thăm mẹ rằng:
Từ xa mẹ đến cõi Diêm Phù Đề này, các pháp phải như thế, xin chớ khóc lóc. Lúc đó, A Nan thấy Phật hiện ra, lại nghe nói kệ thì than khóc nghẹn ngào mà hỏi Phật rằng:
Chúng sinh đời sau sẽ hỏi con khi Phật diệt độ có nói những gì thì đáp thế nào? Phật nói:
Ông nên đáp rằng:
Đức Thế Tôn đã nhập Niết Bàn, Phu Nhân Ma Da đến nơi, Như Lai vì kẻ bất hiếu đời sau mà từ kim quan hiện ra chắp tay thăm hỏi và nói các bài kệ, nên Kinh này gọi là Phật nhập Niết Bàn mẹ con gặp nhau, đúngnhư thế mà thọ trì. Nói xong từ biệt mẹ trở vào quan tài. Cả Tam Thiên Thế Giới đều rung chuyển, tám bộ đạichúng đều khóc thương tiếng vang động Trời đất. Phu Nhân Ma Da hỏi A Nan rằng:
Con ta Tất Đạt khi diệt độ có dạy gì không? A Nan thưa:
Giữa đêm Thế Tôn răn dạy các Tỳ Kheo, nói mười hai bộ kinh, dặn dò giao phó cho Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp,cuối cùng dạy tôi giảng nói. Ma Da nghe xong lại càng xúc cảm, hỏi A Nan rằng:
Thầy từ xưa hầu Phật có nghe nói Chánh Pháp Như Lai khi nào diệt hay chăng? A Nan rơi lệ đáp rằng:
Thuở xưa, tôi nghe Đức Thế Tôn nói việc pháp diệt ở đương lai như sau:
Như Lai diệt độ rồi thì Ca Diếp và A Nan kết tập Pháp Tạng. Việc xong rồi thì Ca Diếp vào núi Lang Tích mànhập định Diệt tận. Tôi cũng được chứng quả, rồi lần lượt trước sau mà nhập Niết Bàn, giao phó Chánh Pháp cho Ưu Ba Khuất Đa. Khéo nói Pháp yếu như Phú Lâu Na rộng độ mọi người. Lại khuyến hóa Vua A Luân Cakhiến Phật Pháp được chánh tín vững chắc. Đem Xá Lợi Phật mà xây tám vạn bốn ngàn ngôi Tháp. Hai trămnăm sau thì Tỳ Kheo Thi A Nan Đà khéo nói Pháp yếu ở cõi Diêm Phù Đề mà độ mười hai ức người. Ba trămnăm sau thì Tỳ Kheo Thanh Liên Hoa Nhãn khéo nói Pháp yếu độ nửa ức người. Bốn trăm năm sau có Tỳ Kheo Ngưu Khẩu khéo nói Pháp yếu độ một vạn người. Năm trăm năm sau thì Tỳ Kheo Bảo Thiên khéo nói Pháp yếu độ hai vạn người, tám vạn chúng sinh phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Chánh Pháp đến đây liền diệt mất, Sáu trăm năm sau thì có chín mươi sáu thứ ngoại đạo tà kiến tranh nhau phá hoại Phật Pháp. Có một Tỳ Kheo tên là Mã Minh khéo nói Pháp yếu hàng phục tất cả các nhóm ngoại đạo. Bảy trămnăm sau có một vị Tỳ Kheo tên Long Thọ khéo nói Pháp yếu, diệt hết tà kiến, đốt sáng đuốc Chánh Pháp. Támtrăm năm sau thì các Tỳ Kheo thích áo đẹp ăn ngon, buông lung biếng nhác, trong trăm ngàn người thì chỉ cómột, hai người được Đạo quả v.v… Chín trăm năm sau thì kẻ tôi tớ làm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni. Một ngàn năm sau thì các Tỳ Kheo nghe quán bất tịnh A Na Ba Na, tức giận không muốn tu, vô lượng Tỳ Kheo hoặc chỉ có một vị hoặc hai vị suy tư chánh thọ (chánh định). Một ngàn một trăm năm sau thì các Tỳ Kheo như người thếtục, mối mai cưới gả, ở trước đại chúng chê bai Tỳ Ni (giới luật). Một ngàn hai trăm năm sau thì các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni làm việc phi phạm hạnh, nếu có con cháu thì trai là Tỳ Kheo, gái là Tỳ Kheo Ni. Một ngàn batrăm năm sau thì áo Ca Sa biến thành mầu trắng chẳng chịu nhuộm hoại sắc. Một ngàn bốn trăm năm sau, lúc đó bốn chúng cũng như thợ săn, rất thích sát sinh, bán vật Tam Bảo. Một ngàn năm trăm năm sau ở Câu ThiểmDi có Tam Tạng Tỳ Kheo khéo nói Pháp yếu, đồ chúng hơn năm trăm người, có một vị La Hán Tỳ Kheo, giữnghiêm giới hạnh có năm trăm đồ chúng. Khi Bồ Tát thì La Hán Tỳ Kheo ngồi trên tòa cao nói Pháp thanh tịnh rằng:
Đây là điều nên làm, đây là điều không nên làm, đệ tử của Tam Tạng Tỳ Kheo đáp lời La Hán rằng:
Nay thân miệng ông không thanh tịnh, vì sao lại nói lời thô tục ấy? La Hán đáp:
Từ lâu tôi đã thanh tịnh thân miệng ý nghiệp, không có lỗi lầm. Đệ tử của Tam Tạng nghe nói thì càng giậndữ, liền lên tòa giết vị La Hán kia. Lúc đó, đệ tử của La Hán nói rằng: Thầy tôi nói đúng pháp lý, vì sao lạigiết hại Hòa Thượng chúng tôi. Rồi dùng dao bén mà giết chết Tam Tạng. Tám bộ Trời rồng đều buồn khổ, ác ma ba tuần và chúng ngoại đạo cùng vui mừng tranh nhau phá Chùa Tháp, giết hại các Tỳ Kheo và bỏ xuốngsông, tất cả Kinh Tạng trôi về nước Cưu Thi Na Việt. Long Vương A Nậu Đạt đều lấy đem về biển. Do đó, Phật Pháp diệt hết. Khi Phu Nhân Ma Da nghe xong thì buồn khổ khóc lóc, bảo A Nan rằng:
Như Lai dạy giao phó Chánh Pháp cho Tôn Giả và Ma Ha Ca Diếp, vậy phải siêng năng giữ gìn đọc tụng. Nay tôi bất nhẫn mà thấy Như Lai Trà Tỳ. Rồi lạy Quan Tài Phật đi nhiễu bảy vòng, xong rơi lệ mà trở về cõi Trời.
Tăng Hữu xét thấy: Nghĩa của Niết Bàn gồm tám vị. Xưa nay giảng luận tinh lý đã đủ, ngu chấp vọng cho là có dấu vết, thường trụ vắng lặng rốt ráo vô vi, chỉ tuỳ cơ cảm mà dạy bảo, tùy phương mà ứng tục. Đã nói ở hiệnđời lành sao không tiêu mất được. Đây thì đám mê mù thấy có đầu cuối mà pháp thân thì không có xuất hiện vàbiến mất. Ấy vì giả nói đau lưng để nêu bày Cam Lộ, mượn nằm nghiêng hông phải rồi lại phát ra ánh sáng rực rỡ. Đây là dấu hiệu không bệnh hoạn, ngàn lớp quấn chặt mà vẫn hiện rõ hai chân với Ca Diếp, Kim Quan đóngkín mà hiện ra chắp tay với Ma Da. Đây là bằng chứng bất diệt. Không bệnh mà hiện bệnh, không diệt mà hiệndiệt. Cho nên biết thân tro hiển quyền, thường trụ chân thật, trăng dụ với diệu chỉ chẳng sáng tỏ hay sao?
28. TÁM NƯỚC CHIA XÁ LỢI
PHẬT THÍCH CA
(Xuất xứ từ Kinh Nê Hoàn loại hai quyển)
Khi dân chúng Mạt La ớ nước Ba Ba nghe Phật đã diệt độ ở rừng Song thọ đều nghĩ rằng nay phải tới đó mà phân chia Xá Lợi xây Tháp cúng dường. Lúc đó, nước Ba Ba ra lệnh chuẩn bị bốn binh:
Binh voi, binh ngựa, binh xe, binh bộ, sai Sứ đến thành Câu Thi bào rằng:
Nghe Phật là bậc Chúng Hựu diệt độ ở đây, Ngài cũng là bậc thầy kính mến của chúng tôi, nay đến xin tro xương về xây Tháp cúng dường. Vua Câu Thi đáp:
Đúng thế, Ngài diệt độ ở đây thì để dân trong nước tự cúng dường. Ông nhọc nhằn từ xa đến muốn phân chia Xá Lợi ắt là không được. Lúc đó, dân chúng Bạt Ly ở nước Giá Phả, dân chúng Câu Lợi nước La Ma Già, dân chúng Bà La nước Tỳ Lưu Đề, dân chúng họ Thích nước Ca Duy Vệ, dân chúng Ly Xa nước Tỳ Xá Lê và VuaA Xà Thế nước Ma Kiệt nghe Như Lai diệt độ trong rừng Song thọ thành Câu Thi đều nghĩ rằng:
Nay ta phải đến chia Xá Lợi. Lúc đó, Vua A Xà Thế liền chuẩn bị bốn binh chủng vượt sông Hằng ra lệnh cho Bà La Môn Hương Tánh xưng danh ta vào thành Câu Thi đến hỏi các Mạt La, có mạnh khỏe vui vẻ hay không, chúng tôi cùng quí hiền rất quí trọng nhau, hai nước ở bên nhau rất hòa nghị không hề tranh đấu. Tôi nghe Như Lai diệt độ ở quí quốc. Đấng Vô Thượng Tôn là Trời của chúng tôi, nên nay từ xa đến đây xin chia phần tro xương mang về xây Tháp cúng dường. Nếu chia Xá Lợi cho chúng tôi thì chúng tôi cũng xin hiến lại một số vật báu. Bấy giờ Bà La Môn Hương Tánh làm đúng lời Vua. Lúc đó, dân Mạt La lập lại theo lời Vua Câu Thi như trên mà không bằng lòng phân chia. Bấy giờ, các Vua hội họp các quan bàn luận nói tụng răng:
Chúng ta cùng hòa nghị
Tự xa đến kính lễ
Nhúng nhường xin phân chia
Nếu chẳng bằng lòng cho
Bốn binh ở tại đây
Thề chẳng tiếc thân mạng
Dùng nghĩa nhân không được
Thì phải dùng bạo lực.
Nước Câu Thi cũng nhóm họp các quan bàn luận và nói kệ rằng:
Nhọc các ông từ xa
Chịu nhục đến lễ lạy
Xá Lợi của Như Lai
Chẳng hề hứa cho ai
Nếu các ông dấy binh
Chúng tôi sẽ chống trả
Dẫu tàn khốc thế nào
Chẳng chút lo sợ gì.
Bấy giờ, Bà La Môn Hương Tánh giải thích cho mọi người nghe rằng:
Này các Hiền giả, trong đêm dài sanh tử nghe lời Phật răn dạy miệng đọc lời pháp, tất cả chúng sinh thường muốn an ổn, đâu nên vì tranh giành Xá Lợi Phật mà tàn hại lẫn nhau. Di thể của Như Lai muốn có lợi ích rộnglớn thì xá lợi phải nên phân chia. Mọi người đều khen đúng, khi bàn nhau ai là người phân chia thì đều đồng ýgiao cho Bà La Môn Hương Tánh là người có đủ nhân trí. Hương Tánh đến lạy Xá Lợi Phật rồi chia làm támphần bằng nhau, đựng trong tám bình đá nhỏ hơn. Sai sứ đem răng Phật về trước cho Vua A Xà Thế, còn mìnhsẽ đem Xá Lợi về sau. Lại xin chiếc bình đá lớn đã đựng Xá Lợi Phật khi mới thiêu xong đem về xây Tháp phụng thờ. Dân chúng các nước Câu Thi, nước Ba Ba, nước Già La, nước La Ma Già, nước Tỳ Lưu Đề, nướcCa Duy La Vệ, nước Tỳ Xá Ly, nước Ma Kiệt và Vua A Xà Thế đem Xá Lợi Phật về nước mình xây Tháp cúng dường. Lúc đó người ở thôn Tất Bát lại xin đất cháy ở chỗ làm lễ Trà Tỳ Phật về xây Tháp cúng dường.Vậy ngoài tám ngôi Tháp đựng xá lợi Phật thì còn có ngôi Tháp thứ chín thờ bình đá lớn, Tháp thứ mười đựngtro than, Tháp thứ mười một đựng tóc Phật khi còn sống. Mọi người đều thấy lúc sao mai mới mọc thì Phật sinh ra. Rồi lúc Xuất Gia, thành đạo và nhập Niết Bàn cũng đều là lúc sao mao mới mọc. Lại các ngày trêncũng đều là mồng tám tháng hai, riêng ngày sinh là mồng tám tháng tư (nay là mười lăm tháng tư).
Kinh Đại Bát Nê Hoàn loại hai quyển nói: Lúc đó nước Ba Tuần, nước Hoa Thị Khả Lạc, nước Câu Lân HữuHạnh, nước Mãn Ly Thần Châu, nước Phạm Chí Duy Da, nước Ly Xương, nghe Phật dừng ở rừng Song tho mànhập Niết Bàn thì đều chuẩn bị bốn binh đến đóng trại ở ngoài thành Câu Di. Các dòng họ Thích nước XíchTrạch cũng kéo binh đến bảo rằng:
Đức Thích Tôn oai hùng là người thân, chúng tôi kính mến như cha hiền, xin đến cùng chia xương (Xá Lợi).Vua A Xà Thế nước Ma Kiệt đem binh vượt sông, sai sứ là Phạm Chí Đốn Khuyết đến nói:
Nay Phật cao cả đã diệt độ tại đây, nước tôi kính mến như vị Trời, nay xin chia phần Xá Lợi. Vua đáp Phật tự đến đây diệt độ thì nước chúng tôi cúng dường. Tạ ân quí vị từ xa đến nhưng phân chia Xá Lợi thì không được.Bấy giờ, Đốn Khuyết nhóm họp mọi người nói tụng rằng:
Nay ai cũng từ xa
Bốn binh ở tại đây
Lời nghĩa mà không nghe
Ắt giết hại lẫn nhau.
Người nước Câu Di cùng đáp tụng rằng:
Nếu như muốn dấy binh
Ta đây cũng có binh
Nếu giết hại lẫn nhau
Ta nay nào sợ gì.
Phạm Chí Đốn Khuyết khuyên mọi người rằng: Quí vị suốt đêm nghe lời Phật răn dạy. Phật đại từ bi nên thiêu mình để lại tro xương muốn làm lợi ích cho khắp thiên hạ, sao lại hủy bỏ tuệ ý, Xá Lợi hiện tại nên phân chia. Mọi người đều khen là phải, cùng đến kính lễ Xá Lợi rồi nhờ Đốn Khuyết phân chia. Ông lấy tám bình đá thoa mật bên trong rồi chia thành tám phần bằng nhau. Lại xin thêm bình lớn đựng Xá Lợi Phật khi mới thiêu xongđem về xây Tháp cúng dường. Phạm Chí Ôn Đạt thì xin than tro và đất khô nơi Trà Tỳ đem về xây Tháp cúng dường. Sau cũng có các Đạo Sĩ cũng tìm được trò đất này. Tám bình của tám nước thờ Xá Lợi, Tháp thứ chínthờ bình đá lớn, Tháp thứ mười thờ tro, Tháp mười một thờ than đất. Phân chia Xá Lợi xong lại vì bốn chúng đệ tử chưa nghe biết mà lưu lại chín mươi ngày, đem đến khắp thành thị cho đến thôn quê cách thành bốn mươidặm ở ngã tư đường mà xây Tháp Miếu. Các nhà giàu trong nước Câu Di xây Tháp đá rộng ba tấc cao mộttrượng năm tấc trong chứa bình vàng đựng Xá Lợi để nói lên pháp luân lâu dài. Lại treo phướn lọng đốt hương dâng hoa trỗi nhạc mà kính lễ cúng dường.
Tăng Hữu xét thấy: Cây Song Thọ có tám nhành nghĩa đã rõ, nên Xá Lợi phân chia lẽ ra thành tám bình cũng có phần chung. Cho nên di thể hoặc toàn vẹn, hoặc phân chia là để nêu điềm lành cho các cõi, ban phúc choTrời người. Phàm chẳng sinh mà gá thai, vô hình mà để xương, ấy là bày dấu mà chỉ dạy đều là việc chẳng thể nghĩ bàn.
29. THÁP BÁU XÁ LỢI PHẬT THÍCH CA
TRÊN CÕI TRỜI VÀ Ở CUNG RỒNG
(Xuất xứ từ Kinh Bồ Tát Xử Thai)
Có một vị Đại Thần tên là Ưu Ba Cát khuyên các Vua chớ tranh cãi, Xá Lợi Phật nên phân chia để khắp nơi cúng dường, sao lại đem binh giết hại nhau. Bấy giờ, Thích Đề Hoàn Nhân hiện làm người bảo các Vua rằng:
Chúng ta là các Trời cũng có phần, nếu có đánh nhau sẽ thắng thôi, hãy chia cho nhau chớ làm khó dễ. Khi ấy, Vua rồng A Nậu Đạt, Vua rồng Văn Lân, Vua rồng Y Na Bát bảo tám Vua rằng: Chúng ta cũng có phần Xá Lợi, nếu chẳng cho thì phải dùng bạo lực. Bấy giờ, Ưu Ba Cát nói:
Các Vua nên chia xá lợi thành ba phần: Một phần cho các vị Trời, một phần cho Vua rồng, một phần cho támVua. Bèn lấy các bình đá thoa mật bên trong rồi phân chia Xá Lợi. Các Trời được Xá Lợi bèn đem về cõi Trờixây Tháp bảy báu cúng dường. Vua Trời cũng đem Xá Lợi về cung rồng mà xây Tháp bảy báu. Tám Vua cũng đem Xá Lợi về nước mình mà xây Tháp bảy báu. Ưu Ba Cát đem Xá Lợi, bình lớn đựng Xá Lợi lúc mói thiêu và bốn mươi chín hộc than tro, đem về xây bốn mươi chín ngôi Tháp. Ở chỗ Trà Tỳ cũng xây một Tháp cao bốn mươi chín nhẫn.
30. THÁP THỜ RÂU PHẬT
THÍCH CA Ở CUNG RỒNG
(Xuất xứ từ Kinh A Dục Vương)
Tám nước tranh nhau giành lấy Xá Lợi mà dấy binh. Trời Đế Thích thấy thế bèn sai Sứ là Biên Tự xuống giải thích cho các Vua nghe rằng: Khi Phật còn tại thế các Vua đều như anh em. Phật vừa Nê Hoàn vì sao lại sát phạt nhau, làm chết chóc nhân dân? Vậy hãy chia nhau đem về xây Tháp cúng dường thì đều được phước. CácVua đều nói đúng lắm. Tạ ân ông giúp phân chia không phải đánh nhau. Biên Tự bèn dùng bình vàng mà phân chia. Vua A Xà Thế và các Vua đều được tám vạn bốn ngàn Xá Lợi, còn dư hàm râu Phật không ai dám tranh giành. Vì Vua A Xà Thế khi mới đến xin chia Xá Lợi thì từ trên xe gieo mình xuống đất ngất xỉu rất lâu. Vuađem Xá Lợi và râu về vui mừng trỗi nhạc vang Trời mà cúng dường.
Vua rồng Nan Đầu Hoà nghe Phật Niết Bàn liền hóa thành người đến chỗ Xá Lợi, giữ đường gặp Vua A Xà Thế bảo rằng:
Phật để lại Xá Lợi không phải chỉ có loài người được cúng dường, ta xin chia một phần được không? Vua A Xà Thế nói không được. Vua rồng nói:
Ta là Vua rồng Nan Đầu Hòa sẽ dời nước ông ra xa tám muôn dặm và đập nát thành tro bụi. Vua A Xà Thế sợ quá bèn đem râu Phật mà dâng, lại muốn lấy Xá Lợi. Vua rồng bảo ta được râu này đủ cúng dường rồi. Bèn từ giã mà đi. Vua rồng chui xuống đáy núi Tu Di dâng nước lên cao tám vạn bốn ngàn dặm rồi xây Tháp thủy tinh lưu ly. Vua A Xà Thế qua đời Vua A Dục được cõi nước ấy. Bấy giờ, có quan Đại Thần thưa với Vua A Dục rằng: Xưa, Vua rồng Nan Đầu Hòa khinh Vua A Xà Thế cướp lấy râu Phật. Vua A Dục nghe nói nổi giận sai quỉ thần làm lưới sắt đặt trong nước dưới núi Tu Di để bắt Vua rồng. Vua rồng sợ quá bèn bàn nhau tính kế bảo rằng:
Vua A Dục thờ Phật, nhân lúc ông ngủ mê đến lấy cả cung điện đem về để trong Tháp thủy tinh dưới núi Tu Di rồi hiện ra mà nói đạo ý trước sau, có lẽ ông ta hết giận. Bèn sai rồng đem cung điện Vua A Dục về. Vua A Dục thức dậy không biết ở đâu, thấy Tháp thủy tinh cao tám vạn bốn ngàn dặm thì vừa buồn vừa vui. Vua rồng Nan Đầu Hoà hiện ra nói Vua A Xà Thế tự cho ta râu Phật, không phải ta cướp lấy. Phật Thích Ca khi còn tại thế đã nói với ta rằng khi Phật diệt độ rồi thì sẽ là kiếp tận. Bao nhiêu kinh giới và Ca Sa ứng khí ta đều lấy đem để trong Tháp. Khi Phật Di Lặc hạ sinh sẽ đem ra. Vua A Dục nghe nói xong thì bảo thật ta chẳng hiểu được lòngVua rồng. Rồi sai các rồng đem cung điện và Vua A Dục đặt lại chỗ cũ.
Tăng Hữu xét thấy: Cúng dường Tam Bảo vốn ở Trời, người cho nên ở cung Trời Đao Lợi và cõi Diêm Phù Đề thì Tháp miếu dẫy đầy. Còn Vua rồng Nan Đầu Hoà và Đại Sĩ là ứng hóa, do đó mà lúc pháp diệt thì thâu nhặt Kinh Pháp cất giữ, cũng giống như xây cất Chùa Tháp.
THÍCH CA PHỔ
PHẦN NĂM
31. Chuyện Vua A Dục xây tám vạn bốn ngàn ngôi Tháp.
32. Túc duyên tám vạn bốn ngàn ngôi Tháp thờ Phật Thích Ca.
33. Chuyện về duyên pháp diệt tận của Phật Thích Ca.
34. Chuyện về tướng pháp diệt tận của Phật Thích Ca.
31. VUA A DỤC XÂY TÁM VẠN
BỐN NGÀN NGÔI THÁP
(Xuất xứ từ Kinh Tạp A Hàm)
Bấy giờ, Đức Thế Tôn cùng các Tỳ Kheo đi men theo ấp. Lúc đó có hai cậu bé, một tên Xà Da, hai tên Tỳ Xà Da cùng đùa giỡn trên cát, xa thấy Đức Thế Tôn có ba mươi hai tướng trang nghiêm. Xà Da nghĩ rằng: Tadâng lên Phật mì sợi, rồi lấy cát bỏ vào bát Phật. Tỳ Xà Da thì chấp tay tùy hỷ. Lúc đó cậu bé ấy phát nguyện rằng do công đức gốc lành bố thí này mà được làm Vua Tán Cái trị vì một thiên hạ và sinh chỗ nào thì đềuđược cúng dường Chư Phật. Bấy giờ, Đức Thế Tôn vui vẻ mỉm cười, A Nan hỏi Phật vì sao mỉm cười? Phật bảo A Nan sau khi ta diệt độ một trăm năm thì cậu bé này ở trong ấp Ba Liên Phất làm Vua Chuyển Luân thống lãnh một thiên hạ, họ là Khổng Tước, tên A Dục dùng Chánh Pháp mà cai trị người dân, lại rộng bày Xá Lợi của ta mà xây tám vạn bốn ngàn ngôi Tháp. A Nan hãy bỏ cát này ở chỗ Như Lai đi kinh hành, A Nan liềnlàm theo lời Phật. Phật bảo:
Này A Nan! Nên biết ở ấp Ba Liên Phất có Vua tên là Nhật Nguyệt Hộ. Vua ấy sinh người con tên là Tần Đầu Bà La sẽ cai trị nước ấy. Và chàng ta lại có người con tên là Tu Sư Ma. Lúc đó nước Chiêm Bà có một vị Bà La Môn nữ rất đẹp, ai cũng thích nhìn, là vật báu của cả nước. Các thầy tướng đều đoán cô gái này sẽ làm Vương phi sinh hai người con trai, một đứa sẽ làm Vua cai trị thiên hạ, một đứa sẽ Xuất Gia học Đạo thànhPhật. Lúc đó, vị Bà La Môn nghe các thầy tướng đoán xong thì rất vui mừng, đem con gái mình đến ấp BaLiên Phất mà trang điểm thật đẹp, có ý muốn gả cho Vương tử Tu Sư Ma Thầy tướng nói nên gả cho Vua Tần Đầu Bà La. Vua thấy cô gái xinh đẹp có đức liền lập làm Đệ nhất Phu Nhân, suốt ngày đùa vui. Không bao lâu thì có thai và sinh ra một con trai. Khi sinh thì người mẹ rất an ổn không bệnh hoạn, bảy ngày sau đặt tên là Vô Ưu. Rồi lại sinh con thứ hai đặt tên là Ly Ưu. Vô Ưu thân thể khô rít Vua cha không thích gặp. Vua thử các con bèn bảo Bà La Môn rằng:
Ông thử xem các con, ta khi ta chết rồi thì ai sẽ làm Vua? Bà La Môn nói:
Xin đem các Vương tử này ra khỏi thành, đến nhà Kim điện Viên mà xem tướng. Lúc đó, mẹ Vua A Dục bảo A Dục rằng: Nay Vua cha đến nhà Kim Điện Viên xem tướng con mình ai sẽ làm Vua khi cha chết, sao con không đi? A Dục nói:
Cha không nghĩ, cũng không thích thấy con. Mẹ nói: Bảo đi thì đi đi. A Dục nói: Xin mẹ đem theo đồ ăn cho con. Mẹ nói được rồi. Trước đó, Vua dặn các quan rằng: Nếu A Dục có đến thì cho A Dục cỡi voi già yếu, cho lính già theo hầu. A Dục cỡi voi già mà đến rồi ngồi dưới đất. Lúc đó, các Vương tử đang ăn cơm thì A Dục lấy thức ăn trong chén gốm của mẹ đưa mà ăn. Vua hỏi các thầy tướng:
Ai trong đây có tướng lên Vua nối ngôi của ta? Các thầy tướng thấy A Dục có tướng làm Vua. Lại nghĩ: A Dục thì Vua cha không thương, nếu cho biết thì Vua sẽ không vui. Bèn nói chung chung rằng:
Trong đây ai ngồi xe tốt người ấy làm Vua, lúc đó các Vương tử đều cho xe mình đều tốt, A Dục cũng cho mình cỡi voi già sẽ làm Vua. Lúc đó, Vua bảo các thầy tướng xem lại. Các thầy tướng nói:
Chỗ ai ngồi bậc nhất thì sẽ làm Vua, Các Vương tử cũng cho chỗ mình ngồi là bậc nhất. A Dục nói: Ta ngồi dưới đất chắc sẽ làm Vua. Vua lại bảo xem lại lần nữa. Thầy tướng bảo ai ăn thức ăn ngon chén quí thì sẽ làm Vua. A Dục tự nghĩ thức ăn mình ngon quí chắc chắn sẽ làm Vua. Việc xong thì ai nấy trở về cung.
Mẹ hỏi A Dục:
Bà La Môn nói ai làm Vua?
A Dục nói: Con sẽ làm Vua, cỡi voi già, ngồi đất rộng chén sạch ăn thức ăn ngon quí là hơn hết.
Lúc đó, Bà La Môn biết A Dục sẽ làm Vua nên rất kính trọng, bà mẹ hỏi ai sẽ làm Vua thì đáp: Bà sinh Thái Tử, A Dục là người ấy. Bấy giờ, Vua nước Tần Đầu La láng giềng là Thản Xoa Thi La Phản. Vua cha bảo A Dục rằng con đem bốn binh mà đánh nước ấy, và chỉ cấp cho một ít quân. Người hầu thưa đánh nước ấy mà không có quân làm sao bình định được? A Dục nói:
Nếu ta làm Vua thì binh giáp sẽ tự nhiên đến. Nói xong thì binh giáp từ đất hiện lên, A Dục liền đem bốn binh mà đánh nước ấy. Lúc đó, người dân nước ấy nghe A Dục đến dâng thì ra đường hiến cúng các thứ mà đón rước. Các Trời ra lệnh Vương tử A Dục làm Vua đất này, các người chớ nên trái ý. Nước ấy liền qui phục. Như thế, cho đến bình trị thiên hạ này cho đến tận bờ biển. Lúc đó, Vua cha bị bệnh nặng, các quan phục sức cho A Dục đẹp đẽ rồi dẫn đến Vua tâu nên lập đứa con này làm Vua, chúng tôi sau này sẽ từ từ lập Tu Sư Ma làm Vua.Vua nghe nói thì lo buồn không vui nhưng chỉ làm thinh mà thôi. Rồi thì qua đời. Lúc đó, A Dục nghĩ rằng nếu ta chánh làm Vua thì tự nhiên các vị Trời sẽ đến lấy nước tưới trên đầu ta buộc vải lụa cho ta. Nói xong thì cácTrời hiện lên làm việc ấy và vui mừng chúc tụng. Lại truyện nói rằng: A Dục lạy Vua. Lúc đó, Thiết luân từ trên Trời giáng xuống cung Vua Diêm Phù Đề, trên hư không, dưới mặt đất, cách bốn mươi dặm quỉ thần đều vui mừng.
A Dục đúng pháp làm lễ tang nhà Vua xong thì liền lập A Nậu Lâu Đà làm quan Đại Thần. Khi Vương tử TuSư Ma nghe Vua cha băng hà, lại lập A Dục làm Vua thì không bằng lòng. Liền nhóm họp binh sĩ đến đánh A Dục. Bấy giờ, A Nậu Lâu Đà làm voi máy, lại làm tượng A Dục ngồi trên voi đặt ở ngoài cửa thành đông, lại làm hầm khói lửa, bên trên ngụy trang cẩn thận. A Nậu Lâu Đà bảo Vương tử Tu Sư Ma rằng muốn làm Vua,hiện A Dục đang ở cửa Đông nên đến đó mà đánh, nếu thắng thì tự nhiên sẽ làm Vua. Vương tử nghe xong liền đến cửa thành đông thì bị sụp hầm lửa mà chết. Vua A Dục cai trị người dân bằng Chánh Pháp. Lúc đó, các quan Đại Thần lập A Dục làm Vua, nhưng coi thường không giữ lễ Vua quan. Vua cũng biết thế nên bảo các ông hãy chặt bỏ hết cây hoa trái mà trồng gai gốc. Các quan bảo nhau xưa nay không hề thấy ai làm việc đó.Vua bảo các quan ba lần đều không nghe. Vua liền dùng kiếm bén giết cả năm trăm vị quan cũ. Vua dẫn các thể nữ dạo vườn hoa đùa vui thấy có một vườn Vô Ưu đầy hoa. Vua thấy cây cùng tên với mình thì rất vui mừng. Vì thân thể Vua xấu xí nhám nhúa, các thể nữ đều gớm ghét Vua nên phá hủy cây Vô Ưu. Vua ngủ thức dậy thấy cây Vô Ưu hoa lá tan nát rơi khắp đất thì nổi giận, trói các thể nữ lại mà đốt chết. Vua làm việc bạo ác như thế nên gọi là Vua A Dục Bạo Ác. Bấy giờ, A Nậu Lâu Đà hỏi sao Vua lại tự tay giết chết các quan và thể nữ như thế? Nay Vua nên lập người Đồ sát (Đào thủ phủ). Có một ngọn núi tên là Kỳ Lê, có con một người thợ dệt cũng tên Kỳ Lê, rất bạo ác, đánh đập cột trói con cái, giết hại các loài trên bờ dưới nước cho đến chống lại cha mẹ. Cho nên, người đời gọi là đứa con Kỳ Lê hung ác. Lúc đó, Vua gọi Kỳ Lê hỏi ngươi có thể vì Vua giết kẻ hung ác chăng? Đáp rằng:
Tất cả người tội trong cõi Diêm Phù Đề tội còn trừ sạch, huống chi chỉ là một nơi này. Vua bèn sai cất nhà cửa rất đẹp nhưng chỉ chừa một cửa, bên trong để các dụng cụ trị tội như ở địa ngục. Bấy giờ, Kỳ Lê tâu Vua rằng:
Từ nay người nào vào đây thì không được ra. Vua nói đúng vậy. Khi ấy, có con trai của một lái buôn chán khổ thế gian, Xuất Gia học đạo, đến các nước theo thứ lớp ăn xin, lầm vào nhà của Kỳ Lê (người hung ác). Lúc đó, Tỳ Kheo ấy thấy trong nhà có xe lửa, lò than trị tội các chúng sinh thì sợ quá bèn chạy ra khỏi cửa, nhưng bị Kỳ Lê bắt lại bảo rằng:
Ai vào đây thì không được ra, phải chết ở đây. Tỳ Kheo hối hận buồn rầu, khóc lóc thưa rằng:
Xin cho tôi thời gian một tháng rồi sẽ chịu chết. Kỳ Lê không cho, lần lượt xin được tạm hoãn trong bảy ngày.Tỳ Kheo biết mình sắp chết đến nơi thì mạnh mẽ siêng năng ngồi thiền dứt tâm, đến ngày thứ bảy vẫn chưa được Đạo. Bấy giờ, trong cung Vua có nữ tội nhân bị bắt giao cho Kỳ Lê, bỏ trong cối mà giã nát nhừ. Khi ấy, Tỳ Kheo thấy thì rất chán thân này. Than ôi, khổ lắm thay! Không bao lâu thân mình cũng thế. Rồi dứt hết các kiết mà thành A La Hán. Bấy giờ, Kỳ Lê bảo Tỳ Kheo rằng kỳ hạn đã hết. Tỳ Kheo đáp kệ rằng:
Tâm ta đã giải thoát, dứt trừ hết các hữu, nay không còn luyến tiếc thân này. Bấy giờ, Kỳ Lê ném Tỳ Kheo bỏ vào vạc dầu châm lửa đốt, nhưng lửa không cháy nên không nóng. Kỳ Lê đích thân châm lửa thì lửa cháy dữ dội, lâu sau mở nắp ra xem thì thấy Tỳ Kheo ngồi trên hoa sen trong vạc dầu, quá sợ hãi liền tâu Vua, Vua dẫn mọi người đến xem, bấy giờ, Tỳ Kheo bay lên hư không như chim nhạn đầu đàn, hiện ra các biến hóa nói kệ với Vua rằng:
Ta là đệ tử Phật, vừa được các lậu hết, sinh tử rất sợ hãi, nay ta đã được thoát. Vua A Dục nghe xong, rất kính tin Phật Pháp. Nghe nói Vua hỏi các thần dân có người nào thấy Phật chăng? Không phải chỉ có em gái của VuaBa Tư Nặc làm Tỳ Kheo Ni sống hơn một trăm ba mươi tuổi, thấy Phật ở đời. Vua liền đến hỏi Phật có công đức gì? Ni đáp:
Thế Tôn oai thần đầy đủ như Kinh nói:
Lúc đó Ta mười tuổi, Phật đến vào cung điện, đất đều thành mầu vàng ròng. Ta đảnh lễ Phật chiếc xuyến vàng rơi xuống đất thì tiệp mầu vàng, khi hết mầu vàng thì mới tìm thấy. Lại nói Phật có tám thứ âm thanh, nay ở ven biển có loài chim tên là Yết Tỳ, tiếng hót nó thật buồn thảm, Vua cho người bắt được con chim này, nhưng cả tuần mà nó không chịu hót. Lúc đó, có một thanh y dùng gương sáng mà soi, chim thấy bóng nó trong gương thì vỗ cánh muốn hót, thanh y quay gương đi thì chim ngừng tiếng hót. Vua nói nếu làm cho nó hót thì sẽ lập làm Phu Nhân. Thanh y liền lấy nhiều gương treo bốn phía. Chim thấy bóng mình thì hót tiếng thảm thương, nhưng trong trẻo hòa nhã. Vua nghe tiếng hót mà ý ngộ Đạo chân chánh liền lập Thanh y làm đệ nhị Phu Nhân, cả bảy trăm người thể nữ đều mừng vui. Vua lại hỏi Tỳ Kheo:
Khi Phật chưa diệt độ có nói gì không? Tỳ Kheo đáp:
Phật thọ ký Đại Vương rằng:
Sau khi ta diệt độ một trăm năm thì ở ấp Ba Liên Phất có ba ức ngôi nhà, nước ấy có Vua tên là A Dục, làmVua chuyển luân ở cõi Diêm Phù Đề, dùng Chánh Pháp mà cai trị dân. Vua này lại phân bố Xá Lợi của ta khắp cõi Diêm Phù Đề, xây tám vạn bốn ngàn ngôi Tháp. Phật đã thọ ký như thế, nhưng nay Đại Vương lại cho xây địa ngục lớn này mà giết hại vô số, nay Vua phải nên từ bi thương xót tất cả chúng sinh. Phật đã thọ ký cho Đại Vương như thế thì phải đúng pháp mà tu hành. Bấy giờ, Vua A Dục càng kính tin Phật Pháp, bèn chắp tay lạy Tỳ Kheo mà sám hối:
Con đã làm việc rất bất thiện, cúi mong, cho con sám hối lỗi xưa, đừng trách con kẻ ngu si.
Kinh Thí Dụ nói: Lúc đó, Vua ở trong cung thường cúng dường bốn thứ cần dùng cho hai vạn Sa Môn. Có phạm chí ngoại đạo cùng rất đông môn đồ ganh ghét muốn hại Sa Môn, muốn chê bai làm nhục. Bèn chọn một người biết ảo thuật hóa thành người dị đạo thờ thần tên là Di Mát Đát La, một đầu bốn mặt tám mắt tám tay,mặt mày xấu xí và rất mạnh mẽ hung bạo trước đi tuần ấp rồi đến cửa thành. Các trai gái trong thành chạy trốn hết. Vua ngồi kiệu ra cửa thành đón rước hỏi muốn gì, quỉ nói ta muốn ăn thịt người. Nếu thương tiếc dân thì nạp cho ta tất cả Sa Môn đưa vào bếp làm món ăn. Vua kinh hãi sai người báo tin cho các vị Tăng biết. Bấy giờ, có một Sa Di tên là Đoan Chánh mới mười ba tuổi, bạch các Tỳ Kheo rằng con có thể hàng phục nó. Rồi đến chỗ quỉ bảo rằng: Các thầy Tỳ Kheo sắp đến đây, (Vua) muốn tỏ bày điều kỳ lạ thì hãy đãi ăn. Lúc đó, các Phạm chí đi theo quỉ hơn hai muôn người. Vua bày biện đại cúng dường. Sa Di bèn há mồm nhe nanh ăn hết thức ăn, vẫn chưa no bèn bắt các người theo quỉ mà nuốt, rồi dùng thần thông mà đưa hết về Tinh Xá Kỳ Hoàn. Phạm chí biến hóa kia liền cúi đầu tạ lỗi, cầu xin Xuất Gia và đều thành Sa Môn. Sau có nhiều người chứng quả La Hán. Vua do đó càng tin phục. Khi Tỳ Kheo kia độ Vua A Dục rồi, liền bay lên hư không biến mất. Bấy giờ, Vua ở trong địa ngục muốn ra thì Kỳ Lê thưa: Vua không được ra. Vua hỏi:
Ngươi muốn giết ta chăng? Đáp:
Đúng thế. Vua hỏi:
Ai vào đây trước? Đáp:
Chính tôi. Vua nói:
Nếu thế thì ngươi phải chết trước, rồi Vua sai người trói lại mà đốt, rồi phá ngục mà phóng thả tất cả.
Truyện nói: Vua có tín tâm, bèn hỏi Đạo nhân rằng:
Ngày xưa Ta giết hại không cần lý lẽ, nay phải tu điều lành nào mà thoát được tai ương? Đáp rằng:
Chỉ nên xây Tháp và cúng dường chúng tăng, thả những người tội, cứu giúp người nghèo hèn cô độc côi cút.Vua hỏi xây Tháp chỗ nào? Đạo Nhân bèn dùng thần lực đưa tay trái che mặt Trời thì ánh sáng mặt Trời chiếu ra tám vạn bốn ngàn tia sáng chiếu khắp cõi Diêm Phù Đề chỗ nào có tia sáng chiếu đến đều có thể xây Tháp, hiện nay các Tháp vẫn còn.
Bấy giờ, Vua muốn xây Tháp Xá Lợi bèn đem quân đến thành Vương Xá lấy Xá Lợi trong Tháp Phật của VuaA Xà Thế, rồi sửa sang Tháp ấy trở lại như trước không khác. Như thế lấy Xá Lợi trong bảy Tháp Phật. Khi đến thôn La Ma thì Vua rồng dẫn Vua xuống cung rồng. Vua đòi Vua rồng Xá Lợi để cúng dường, Vua rồng bèn cho. Bấy giờ, Vua làm tám vạn bốn ngàn chiếc hộp bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê đựng đầy Xá Lợi Phật. Lại làm tám vạn bốn ngàn bình báu để trong các hộp này. Lại làm vô lượng trăm ngàn cờ phướn lọng báu khiến các quỉ thần đều cầm mà cúng dường Xá Lợi. Lại ra lệnh cho các quỉ thần ở cõi Diêm Phù Đề từ thành thị, thôn ấp, đến bờ biển cứ một ức nhà thì xây một Tháp Phật. Lúc đó, có một nước tên là Trước Xoa Thi La có ba mươi sáu ức ngôi nhà. Người nước ấy bảo quỉ thần rằng hãy cùng ta xây Tháp Phật. Vua làm phương tiện nước nào ít người thì chia số nhà mà xây Tháp. Lúc đó, ấp Ba Liên Phất có Thượng Tọa tên Da Xá. Vua đến thưa con muốn ở đây trong một ngày mà xây tám vạn bốn ngàn ngôi Tháp Phật ở khắp cõi Diêm Phù Đề này, ý nguyện như thế. Thượng Tọa nói lành thay. Đại Vương sau này vào lúc nhật thực, nguyệt thực mà xây Tháp Phật ở cõi Diêm Phù Đề. Như thế cho đến một ngày ở đây mà xây tám vạn bốn ngàn ngôi Tháp. Mọi người trong thế gian đều vui mừng, cùng gọi là pháp A Dục Vương.
Kinh Đại A Dục Vương nói: Tám nước phân chia Xá Lợi. Phần Vua A Xà Thế được tám mươi bốn ngàn, lại riêng được một hàm râu. Giữa đường gặp Vua rồng Nan Đầu Hoà xin chia Xá Lợi, Vua không chịu, liền nói talà Vua rồi có thể dùng năng lực phá tan nước ông, Vua A Xà Thế sợ quá liền dâng râu Phật. Vua rồng trở về chui xuống dưới núi Tu Di, dâng nước lên cao tám vạn bốn ngàn dặm, sau đó xây Tháp thủy tinh. Vua A Xà Thế trở về nước dùng hộp vàng ròng mà đựng Xá Lợi, làm đèn ngàn năm, làm năm ngôi Tháp mà chôn trong nước dưới sông Hằng. Sau, Vua A Dục chiếm được nước ấy mà cưới Phu Nhân thân cao tám thước tóc cũng dài như thế. Các tướng đầy đủ. Vua cho thầy tướng xem thì nói sẽ sinh cho Vua Thái Tử da mầu vàng. Vua liền lập làm Phu Nhân thứ hai. Sau đó có thai. Lúc đủ mười tháng Vua có việc ra ngoài, Hoàng Hậu ghen ghét bèn tìm cách giết hại. Tình cờ gặp heo mẹ đẻ con liền bảo Đệ nhị Phu Nhân rằng:
Em trẻ tuổi mới sanh lần đầu chẳng nên nhìn thấy ánh sáng mặt Trời, dùng vải bịt mắt sẽ sinh con trai, rồi lén vào cung mà ôm đứa bé mới sinh giết đi, thế bằng heo con mới đẻ. Lại mắng rằng: Ngươi sinh cho Vua là con trai vàng vì sao lại sinh ra heo, liền dùng bánh xe mà đánh rồi bắt ở ngoài vườn rau trồng rau. Vua trở về nghe chuyện thì không vui. Lâu sau, Vua ra vườn sau dạo chơi thấy nhớ bèn đón về cung, Đệ nhị Phu Nhân lại được gần gũi rồi kể đầu đuôi. Vua nghe nói giận dữ giết chết tám mươi bốn ngàn Phu Nhân. Sau, Vua A Dục lập ra địa ngục ở ngoài thành để trị tội các người tội, Phật biết Vua giết các Phu Nhân sẽ bị đọa địa ngục, liền sai Tỳ Kheo Tiêu Tán đến hóa độ Vua, Vua phát được tín ngộ. Bèn hỏi Tỳ Kheo rằng: Giết tám vạn bốn ngàn Phu Nhân có chuộc được tội chăng? Tỳ Kheo nói hãy vì một người mà xây một ngôi Tháp, trong Tháp để một hạt Xá Lợi Phật thì sẽ được thoát tội. Vua liền tìm Xá Lợi Phật của Vua A Xà Thế. Có vị quốc tướng phụ một trăm hai mươi tuổi, dẫn năm vạn người đến lấy Xá Lợi. Vua được rất mừng bèn chia cho quỉ thần mỗi người trở về chỗ mình khiến trong một ngày cùng lúc mang chở tám vạn bốn ngàn cõi. Quỉ thần nói nhiều núi sông cách trở không thể biết nhau. Vua nói bọn các vị chỉ cần trở về bàn hộ sát an linh, ta sẽ khiến A Tu Luân lấy tay che mặtTrời mặt trăng, cả bốn thiên hạ cũng đồng thời đánh trống mà cùng đội lên. Hai kinh nói khác nhau nên còn cả hai. Và Kinh Ca Diếp Ngứ A Nan chép:
Khi xây Tháp xong rồi thì dệt một ngàn hai trăm cờ phướn lọng báu có nhiều hoa. Khi chưa treo lên thì Vua bị bệnh, nằm trên gối mà khảng khái nói rằng:
Nếu oai linh có cảm xin xem xét lòng chí thành của con các Tháp đều bày ra phủ phục trước Vua. Vua liền treo phướn vào thì các Tháp đều bay về chỗ của mình. Vua suy yếu lấy phướn không đủ, các Tỳ Kheo bèn lấy giúp. Cho nên nay dâng phang lên khiến các Tỳ Kheo treo trước. Nhờ mà hết bệnh và sống thêm mười hai năm nữa. Do đó mà gọi là phướn nối mạng.
Vua đã xây tám mươi bốn ngàn Tháp xong thì vui mừng dắt các quan đến Tinh Xá Khổng Tước, bạch với Thượng tọa Da Xá rằng:
Có Tỳ Kheo nào ở chỗ Phật được thọ ký thường làm Phật sự chăng? Con sẽ đến đó cung kính cúng dường. Thượng tọa đáp:
Khi Phật bát Niết Bàn thì Ngài có đến nước Ma Thâu La, bảo A Nan rằng:
Sau khi ta bát Niết Bàn một trăm năm sẽ có con của Trưởng Giả tên là Ưu Ba Khuất Đa Xuất Gia học Đạo, hiệu là Vô Tướng Phật. Vua hỏi Thượng tọa:
Ưu Ba Khuất Đa nay đã ra đời chưa? Đáp:
Đã ra đời Xuất Gia học Đạo, đó là vị A La Hán ở trong núi Ưu Lưu Man Trà, Vua nghe xong rất vui mừng. Liền sai các quan sửa sang xa giá đem vô lượng quyến thuộc đến chỗ ấy. Tôn Giả suy nghĩ nếu Vua đến thì có vô lượng người theo sẽ bị khổ dữ dội vì giết hại các sâu bọ. Bèn đáp lời sứ giả rằng:
Ta sẽ tự đến chỗ Vua. Lúc đó, Vua nghe Tôn Giả tự đến thì rất vui mừng, từ Ma Thâu La đến ấp Ba Liên Phất, ở giữa để cái chu hàng, trên hàng treo các phướn lọng. Lúc đó, Tôn Giả Ưu Ba Khuất Đa dắt mười tám ngàn vị A La Hán đến chỗ Vua. Vua rất vui mừng bèn cởi chuỗi anh lạc giá trị ngàn vàng mà trao cho. Vua dắt các vị Đại Thần, quyến thuộc đến chỗ Tôn Giả. Sau khi dùng cơm xong, bèn quỳ thẳng chắp tay bạch Phật rằng:
Nay con thống lãnh cõi Diêm Phù Đề này, làm Vua mà chẳng vui, nay gặp Tôn Giả thì vui mừng vô lượng, đệ tử Như Lai được như thế thì như thấy Phật. Lúc đó, Vua mời Tôn Giả vào thành, bày các tòa mời Tôn Giả ngồi. Chúng tăng sai đến Tinh Xá Khổng Tước bạch với Tôn Giả rằng: Tôn Giả dung mạo đẹp đẽ, thân thể mềm mại, mà con thì hình thù xấu xí da dẻ sần sùi nhám nhúa. Tôn Giả bèn nói kệ rằng:
Khi ta hành bố thí
Tâm tịnh, vật đẹp đẽ
Không như lúc Vua thí
Lại đem cát cho Phật.
Bấy giờ, Vua A Dục bảo các quan rằng:
Vì ta đem cát bố thí Phật nên bị quả báo như thế, vì sao lại chẳng tu kính Thế Tôn. Vua lại bạch Ưu BaKhuất Đa rằng:
Xin Tôn Giả chỉ con biết chỗ nói Pháp và chỗ du hành của Phật, con sẽ đến lễ bái, cúng dường. Vua bèn kéo quân mang đủ thứ cúng dường như hương hoa, phướn lọng trỗi nhạc, cùng Tôn Giả ra đi. Tôn Giả đến rừng Long Tần, đây là chỗ sinh ra Như Lai. Vua lạy sát đất và cúng dường. Rồi xây Tháp Phật. Đây là chỗ Bồ Tátsáu năm tu khổ hạnh, đây là chỗ hai cô gái cúng sữa cho Phật, Tôn Giả lại dắt Vua đến cây Đạo Tràng, bảoVua rằng ở chỗ cây này Bồ Tát dùng năng lực Tam Muội từ bi mà phá chúng ma, được A Nậu Đa La TamMiệu Tam Bồ Đề. Bấy giờ, Vua bỏ vô lượng các thứ châu báu để cúng dường và xây Tháp miếu lớn. TônGiả dắt Vua đến nước Cưu Thi Na Kiệt nói rằng:
Nơi này Như Lai đã làm xong Phật sự mà nhập Niết Bàn vô dư. Vua nghe xong rất buồn khổ than khóc nhưng càng cúng dường và xây dựng Tháp Miếu. Vua bạch Tôn Giả rằng:
Ý con muốn được thấy Phật và các Đại đệ tử được Phật thọ ký mà cúng dường Xá Lợi. Xin Ngài giúp con chỉ ra? Tôn Giả nói:
Lành thay lành thay! Đại Vương phát được tâm mầu như thế! Tôn Giả dắt Vua đến nước Xá Vệ vào Tinh Xá Kỳ Hoàn và chỉ ngôi Tháp, bảo đây là Tháp Tôn Giả Xá Lợi Phất Vua nên cúng dường. Vua hỏi: Vị ấy cócông đức gì? Tôn Giả đáp:
Đó là Vua pháp thứ hai (thứ nhất là Phật) xoay bánh xe Pháp. Vua rất vui mừng liền bỏ ra mươi vạn châu báu để cúng dường ngôi Tháp ấy. Kế đó lại chỉ cho Vua thấy Tháp Ngài Đại Mục Kiền Liên. Vua cũng hỏi vịnày có công đức gì? Tôn Giả đáp:
Đây là vị có thần thông bậc nhất, ấn chân xuống mặt đất đất liền rung chuyển Vua cũng bỏ mười muôn châubáu để cúng dường ngôi Tháp ấy. Kế lại chỉ cho Vua thấy Tháp ngài Ma Ha Ca Diếp, bảo rằng:
Ngài đang ngồi Thiền trong hang. Vua hỏi: Ngài ấy có công đức gì, thì đáp vị ấy ít muốn biết đủ, tu hạnhĐầu Đà bậc nhất, Như Lai đã nhường cho Ngài nửa tòa ngồi và Y Tăng Già Lê, thương xót chúng sinh cùng lập Chánh Pháp. Lúc đó, Vua bỏ ra mười muôn lượng châu báu mà cúng dường ngôi Tháp ấy. Kế là chỉ Tháp của Tôn Giả Bạt Câu La, Vua hỏi vị này có công đức gì thì đáp vị này không bệnh bậc nhất. Cho đến khôngvì người nói một câu pháp nào mà luôn im lặng không nói, thì Vua cúng dường một đống tiền. Các quan hỏi công đức đã bình đẳng vì sao chỉ cúng dường một tiền. Vua bảo hãy nghe ta nói kệ:
Tuy trừ si vô minh
Trí tuệ năng xem xét
Tuy có câu Bạc câu
Ở đời có ích gì.
Bấy giờ, một đồng tiền ấy trở về chỗ Vua. Các quan thấy việc ít có như thế đồng thanh khen rằng: Hoan hô Tôn Giả ít muốn biết đủ, dù cho một tiền cũng chẳng dùng.
Lại chỉ cho Vua thấy Tháp Ngài A Nan. Vua hỏi vị này có công đức gì? Đáp: Người này là thị giả Phật, học rộng bậc nhất soạn tập các Kinh Phật. Vua liền bỏ ra một trăm ức lượng châu báu mà cúng dường ngôi Tháp ấy.Các quan hỏi vì sao cúng dường Tháp này hơn các Tháp trước?
Vua nói kệ rằng:
Thân thể của Như Lai
Tánh Pháp Thân thanh tịnh
Ngài Ấy đều giữ gìn
Nên cúng dường nhiều hơn
Đèn Pháp luôn ở đời
Sẽ diệt tối ngu này
Đều do Ngài mà được
Nên cúng dường nhiều hơn.
Bấy giờ, Vua thường cúng dường nhiều thứ, đến cây Bồ Đề Đạo Tràng là nơi Như Lai được A Nậu Đa La TamMiệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) thì nên cúng dường châu báu ít có ở thế gian. Lúc đó, Phu Nhân của Vua tên là Đề Xá La Hy Đa nghĩ rằng: Vua rất thương yêu ta, ta cũng mến Vua, nay Vua bỏ các châu báu của ta mà cúng dường cho cây, ta phải tìm cách giết cây này, cây chết rồi thì lá rụng hết, Vua sẽ không còn đến đó nữa, sẽ luôn vui đùa với ta. Liền sai người dùng sữa nóng mà tưới thì cây liền héo. Lúc đó, các quan báo Vua cây bỗng nhiên khô héo lá rụng trơ trụi. Nghe xong thì Vua ngất xỉu. Bấy giờ, Phu Nhân thấyVua buồn bã không vui bèn tâu Vua chớ sầu não, thiếp sẽ làm vui lòng Vua. Vua nói không còn cây ấy mạng ta cũng chẳng còn. Như Lai ở dưới cây ấy mà được Vô Thượng Chánh Giác. Ấy ấy không còn thì ta sống làm gì. Phu Nhân nghe lời quyết định của Vua bèn sai người đem sữa lạnh mà tưới thì cây ấy sống lại. Vua nghe nói rất vui mừng đến dưới gốc Bồ Đề ngắm nhìn mãi. Bấy giờ, Vua sắm bốn bình báu vàng, bạc, lưu ly, pha lê đựng đầy sữa thơm và nước thơm, đem các thứ ăn uống, cờ phướn lọng báu đều một ngàn thứ, và các thứ hoa hương kỹ nhạc rồi thọ tám giới quan trai, mặc y phục trắng sạch, bưng lò hương lên điện lạy bốn phương nguyện rằng:
Xin các Thánh Hiền đệ tử của Như Lai ở mười phương thương xót con mà nhận con cúng dường. Khi Vuakhấn lời ấy thì có ba mươi muôn vị Tỳ Kheo đến tập hội, trong số đó có mười vạn vị A La Hán, hai mươi vạn là Học Nhân và Tỳ Kheo phàm phu. Trên tòa, Thượng Tọa không có ai ngồi. Vua hỏi các Tỳ Kheo vì sao trên tòa không có ai ngồi? Lúc đó, trong đại chúng có một vị Tỳ Kheo tên là Da Xá là Đại A La Hán đầy đủ sáu thần thông tâu Vua rằng:
Tòa này người khác không dám ngồi. Vua hỏi vậy thì của Tôn Giả nào? Đáp rằng:
Có Tôn Giả mà Phật đã nói, ấy là Tân Đầu Lô đáng ngồi tòa này. Vua rất vui mừng hỏi trong đó có Tỳ Kheo nào thấy Phật chăng, thì đáp có, hiện Ngài Tân Đầu Lô cũng còn ở đời. Vua hỏi có thấy được Tỳ Kheo ấy chăng? Thì đáp:
Không bao lâu sẽ thấy, Ngài sắp đến. Vua hết sức vui mừng. Lúc đó, Tôn Giả Tân Đầu Lô dắt vô lượng vị A La Hán theo sau, cùng từ trên hư không mà xuống. Các Tỳ Kheo Thượng tọa đều tu kính lễ và thứ lớp mà ngồi. Lúc đó, Vua thấy Tôn Giả Tân Đầu Lô tóc bạc trắng. Bích Chi Phật kính lạy quì và bạch Tôn Giả rằng: Ngài có thấy Đức Thế Tôn chăng? Tôn Giả Tân Đầu Lô một tay vén mày, một tay chỉ Vua bảo rằng:
Xưa Như Lai dẫn năm trăm vị A La Hán cùng nhóm họp trước an cư tại thành Vương Xá, lúc ấy ta cũng có ở đó. Khi Đức Thế Tôn đến ở nước Xá Vệ thì con gái của Trưởng Giả Cấp Cô Độc thỉnh Phật và Tỳ Kheo tăng. Lúc đó, các Tỳ Kheo đều bay trên hư không mà đến. Ta lúc đó dùng thần lực đem núi to đến dự. Bấy giờ, Đức Thế Tôn trách ta trong Chánh Pháp đâu được hiện thần thông như thế. Nay ta phạt thầy phải thường ở thế gian không được nhập Niết Bàn mà hộ trì Chánh Pháp của Ta, chớ để cho dứt mất. Một lúc khác, Như Lai hướng dẫn các Tỳ Kheo vào thành khất thực. Nhà Vua lúc bấy giờ cùng hai đứa trẻ đang chơi cát, xa thấy Phật đến bèn dâng cát lên dâng Đức Phật. Lúc đó, Thế Tôn thọ ký cho cậu bé rằng:
Sau khi ta diệt độ một trăm năm thì cậu bé này ở ấp Ba Liên Phất sẽ làm Vua thống lãnh cõi Diêm Phù Đề tên là A Dục, sẽ rộng phân bố Xá Lợi của ta. Trong một ngày sẽ xây dựng tám vạn bốn ngàn ngôi Tháp. Nay chính là Vua, ta lúc ấy cũng ở trong đó. Vua bèn hỏi Tôn Giả rằng:
Ngài bấy giờ ở đâu? Tôn Giả đáp:
Ở tại núi phía Bắc, tên là Kiên Đà Ma La, cùng ở với các vị Tăng phạm hạnh. Vua hỏi có bao nhiêu quyến thuộc? Đáp:
Có sáu muôn vị A La Hán. Vua cần gì hỏi nhiều, nay cần cúng dường Chư Tăng sẽ khiến Vua vui. Vua đáp đúng thế. Nhưng nay tôi trước phải cúng dường Phật, nhớ cây Bồ Đề đã giác ngộ, sau là cúng thí Chư Tăng thức ăn thơm ngon. Vua bảo các quan báo cáo cõi nước rồi ra lệnh đem mười muôn lượng vàng mà cúng thí Chư Tăng và ngàn bình nước thơm tưới cây Bồ Đề. Nhóm họp năm chúng. Lúc đó, Vương Tử tên là Câu Na La ở bên Vua đưa hai ngón tay mà không nói, ý muốn cúng dường gấp hai, đại chúng thấy thế đều cười lớn.Vua cũng cười bảo rằng:
Ôi chao, Vương Tử sẽ được nhiều công đức. Vua bảo:
Ta lại cúng dường gấp ba cơ, rồi sai đem cúng ba mươi muôn lượng vàng và một ngàn bình nước thơm. Vương Tử lại đưa bốn ngón tay. Vua bỗng nổi giận hỏi các quan ai dạy Vương Tử làm việc này mà tranh với ta. Các quan tâu đâu có ai dám tranh với Vua, chỉ có Vương Tử thông minh lợi căn muốn làm nhiều công đức cho nên như thế. Vua ngoái nhìn Vương Tử, rồi bạch Thượng Tọa Da Xá rằng:
Trừ vật trong kho tàng của con ra, còn tất cả các vật khác, cõi Diêm Phù Đề này và Hoàng Hậu, thể nữ các quan quyến thuộc và Vương Tử Câu Na La thì đều bố thí hết cho các Hiền Thánh Tăng. Lúc đó, Vua, Thượng Tọa và các Tỳ Kheo tăng đem một ngàn bình nước thơm đến tắm gội cây Bồ Đề thì cây càng đẹp đẽ sum suê bội phần. Vua và các quan đều mừng rỡ. Vua tắm gội cây Bồ Đề xong rồi lại cúng dường chúng tăng. Lúc đó, Thượng Tọa Da Xá bảo Vua rằng:
Nay có rất đông Tỳ Kheo tăng nhóm họp thì nên phát tâm thuần tín mà cúng dường. Bấy giờ, từ trên đến dướiVua tự tay cúng dường. Lúc đó, có hai vị Sa Di dùng xong thì lấy mì vo tròn thành viên chia nhau, Vua cười bảo các Sa Di này chơi trò trẻ con. Cúng dường xong Vua đứng trước tòa. Thượng Tọa bảo Vua chớ sinh tâm không kính tín. Vua đáp:
Con không hề có tâm không kính tín. Con thấy hai Sa Di vò mì thành viên, giống như trẻ con thế gian vò đất ném nhau thì hai Sa Di này cũng lấy viên mì ném nhau. Thượng Tọa tâu Vua rằng: Hai Sa Di này là bậc A La Hán câu giải thoát dâng thức ăn cho nhau. Vua nghe xong thì tăng thêm tín tâm mà nghĩ rằng hai Sa Di này lần lượt thí cho nhau, nay ta cũng nên thí lụa vải kiếp bối cho tất cả các vị Tăng. Lúc đó, hai Sa Di biết ý niệm củaVua nêu bảo nhau rằng: Để Vua càng thêm kính tín, thì một Sa Di trao cho Vua một cái chảo lớn, một Sa Di trao cho Vua cỏ nhuộm. Vua hỏi hai Sa Di về cách dùng. Sa Di nói Vua đã vì chúng tôi mà bố thí cho Tăng chúng lụa vải kiếp bối, chúng tôi muốn Vua nhuộm mầu rồi thí cho chúng Tăng. Vua nghĩ rằng:
Ta mới tính chưa nói ra ngoài mà hai Sa Di này đã biết, hẳn đã được tha tâm trí. Vua liền cúi lạy chúng tăng rồi bảo Sa Di rằng:
Ta nhờ quí vị mà cúng thí y áo cho Chư Tăng, thí xong lại đem ba y và bốn ức muôn lượng châu báu mà thí cho năm bộ chúng. Lại đem bốn mươi ức muôn lượng châu báu mà chuộc các cung nhân thể nữ của các Thái Tử, Đại Thần. Vua A Dục làm vô lượng công đức như thế.
Kinh Tạp A Hàm nói: Vua A Dục được tâm kính tín bèn hỏi các Tỳ Kheo rằng: Trong Phật Pháp ai làm bố thí lớn nhất. Các Tỳ Kheo đáp đó là Trưởng Giả Cấp Cô Độc. Vua hỏi ông ấy thí bao nhiêu, thì đáp cả ức ngàn vàng. Vua nghe xong nghĩ rằng Trưởng Giả đó còn thí ức ngàn vàng, còn ta làm Vua chẳng lẽ cũng thí ức ngàn vàng, bèn đem thí ức trăm ngàn vàng. Lúc đó, Vua xây tám mươi bốn ngàn ngôi Tháp, ở mỗi Tháp lại thí trăm ngàn vàng. Lại tổ chức hội năm năm một lần, hội có ba trăm ngàn Tỳ Kheo, dùng ba trăm ức lượng vàng cúng dường. Trong chúng ấy, phần thứ nhất là A La Hán, phần thứ hai là bậc Hữu học, phần thứ ba là các Tỳ Kheo phàm phu chân thật. Trừ kho riêng ra thì các Phu Nhân thể nữ, Thái Tử, Đại Thần cõi Diêm Phù Đề này bố thí cho Thánh Tăng, lại dùng bốn ức lượng vàng mà chuộc lấy. Như thế tính ra có chín mươi sáu ức ngàn vàng. Khi Vua bị bệnh nặng biết mình sắp chết bèn bảo rằng:
Ta thường nguyện đem đủ ức trăm ngàn vàng mà làm các công đức, nay nguyện chưa thành mà đã đến đời sau. Tính ra thì số tiền bố thí chỉ ít hơn nguyện có bốn ức. Vua bèn đem các châu báu mà đưa lên Chùa Kê Tước. Con của Pháp Ích tên là Tam Ba Đề vì Thái Tử và các quan mà bảo Thái Tử rằng:
Đại Vương sắp mất, nay lại đem số châu báu này mà đưa lên Chùa, trong quốc khố tiền của đã hết. Theo phép các nước thì tài vật là quí, Thái Tử nên quyết đoán, chớ để dùng hết. Bấy giờ, Thái Tử ra lệnh thủ kho không xuất kho. Vua biết là đòi lại không được, bèn lấy đồ đựng thức ăn bằng vàng mà đưa lên Chùa. Thái Tử lại cho Vua ăn đồ bằng bạc, ăn xong Vua cũng đưa đồ bạc lên Chùa, sau cho ăn bằng đồ đồng, ăn xong Vua cũng đưa đồ đồng lên Chùa, sau lại cho Vua ăn bằng đồ sành. Bấy giờ, trong tay Vua chỉ còn nửa quả A Ma Lặc, buồn khóc hỏi các quan nay ai là chủ đất. Các quan đáp Vua là chủ đất? Vua bèn nói với người hầu rằng:
Nay ngươi nhớ ân ta nuôi dưỡng, hãy đem nửa quả A Ma Lặc này lên Chùa Kê Tước theo ý ta, lạy các vị Tăng thưa rằng:
Vua A Dục hỏi thăm sức khỏe các Thánh Chúng, con thống lãnh cõi Diêm Phù Đề này, cõi Diêm Phù Đề này là của con. Nay con sắp chết không còn tự tại, chỉ có nửa quả A Ma Lặc này là còn tự do, đây là vật bố thí saucùng, xin hãy thương xót con mà nhận lấy, khiến cho con được phước. Lúc đó, Thượng Tọa bảo đại chúng rằng ai nghe lời ấy mà không nhàm chán thế gian, như Kinh Phật nói vì việc suy vi nên phải nhàm chán xa lìa.Bấy giờ vị Thượng Tọa ấy nghĩ rằng:
Làm sao cho tất cả chúng Tăng đều có phần của nửa quả A Ma Lặc này, bèn bảo mài ra rồi bỏ vào canh thạchlựu thì ai nấy đều dùng. Lúc đó, Vua lại hỏi quan hầu rằng ai là chủ cõi Diêm Phù Đề, quan hầu tâu Đại Vương là chủ. Vua bèn ngồi dậy nhìn bốn hướng chắp tay, nghĩ các công Đức của Chư Phật, bảo rằng:
Nay ta đem cõi Diêm Phù Đề này mà cúng thí cho Tam Bảo, Vua viết ý ấy vào giấy xếp lại cắn chặt làm ấn,làm xong thì qua đời. Bấy giờ, Thái Tử các quan và người dân đem các thứ cúng dường làm lễ tang cho Vuavà đúng Pháp mà Trà Tỳ.
Kinh Pháp Ích nói: Vua có Thái Tử tên là Đạt Ma Bạt Đàn Na, Hán dịch là Pháp Ích, ngày sinh ra đúng vào ngày xây tám muôn bốn ngàn Tháp, có đôi mắt rất đáng yêu giống như mắt chim Cưu Na La, bèn lấy đó đặt tên, Thái Tử là người phong tư minh nhã, có tài văn võ, khéo đàn một dây. Vua có cung phi, nhìn thấy Thái Tử rất yêu mến muốn tư thông, Thái Tử cố từ chối thì cung phi này để tâm thù ghét lại sợ việc tiết lộ ra thì bị tội, bèn tâu Vua rằng:
Nay bốn biển đồng gió, Thái Tử đã lớn rồi, đức tài đầy đủ, văn võ song toàn, nên cử ra giữ gìn biên giới mà thâu phục trăm họ. Vua đồng ý bèn khiến bộ binh đưa đi. Thái Tử trấn nhậm cai trị. Hơn năm sau thì Vua có bệnh khắp mình lở lói hôi thúi, thuốc men không trị được. Phu Nhân lén sai người hỏi tìm trong nước người cùng bệnh, mổ bụng ra xem thì thấy có con sâu đen dài một tấc rất hôi thúi, bèn lấy thuốc chế vào thì mùi hôi thúi càng dữ. Lại lấy tỏi xông thì sâu chết mà hết thúi. Bèn tâu Vua rằng:
Thiếp trị bệnh Vua lành thì cho thiếp làm Vua trong bảy ngày thôi, Vua đồng ý. Phu Nhân bèn lấy tỏi cho Vuauống thì bệnh lành. Cung nữ dâng rượu lên Vua ăn mừng, Vua quá say chẳng hay biết gì. Phu Nhân còn hận Thái Tử bèn giả lệnh Vua bắt Thái Tử phải tự móc hai mắt, cho người khác thay thế trấn giữ. Theo phép nước thì lấy dấu răng làm ấn, bèn giả dấu răng của Vua. Thái Tử vâng lệnh Vua không oán hờn trách móc, bèn móc trước một mắt để trong lòng bàn tay nhìn hồi lâu thì ngộ được khổ, không, vô ngã mà chứng được quả Tu Đà Hoàn. Sau móc tiếp mắt nữa, rồi cùng vợ dắt nhau ra khỏi thành đi ăn xin. Mọi người thấy thế thì khóc lóc, ngó lên Trời mà than rằng:
Thái Tử có tội tình chi mà đến nỗi này! Vợ chồng Thái Tử ăn xin lần về đến nước cũ, ôm đàn một dây mà đàn hát. Lúc ấy, có một vị Đại Thần biết đó là Thái Tử cũng biết việc làm của Phu Nhân (vợ Vua) mà không dám hỏi. Bèn nhờ người khác tâu Vua ngoài thành có một người giỏi đàn cầm, có đủ sáu mươi bốn thứ kỹ nhạc, chẳng thể không nghe. Vua cho mời vào, thấy là con mình thì ngất xỉu hồi lâu, tỉnh lại hỏi lý do, mới biết là do Phu Nhân làm. Vua trước có thọ năm giới nên không sát sinh, chỉ phạt Phu Nhân bằng cách bỏ vào rừng sâu. Thái Tử nghe Phu Nhân bị hình phạt thì kết khí phát bệnh mà chết. Vua vì tuổi già bệnh nằm trên giường không còn oai lực. Các quan giúp Vua trị vì, nửa năm sau thì qua đời sau khi đã lập con của Pháp Ích là Tam Ba Đề lên nối ngôi mình.
Kinh A Dục Vương Tức Pháp Ích Hoại Mục Nhân Duyên nói: Phu Nhân Thiện Dung và quan Đại Thần Da Xa trộm ấn Vua giả làm lệnh Vua móc hai mắt Vương Tử, về sau Vua phát thệ khiến được nhãn căn, thần cảm ứng khiến lại sinh mắt tịnh. Vua thấy điềm lành vô cùng khen ngợi mà cởi mũ báu trao cho Pháp Ích nối nghiệp VuaChuyển Luân cai trị sáu năm. Pháp Ích làm Vua sáu năm rồi tâu Vua cha xin Xuất Gia, Vua cha bằng lòng cho Xuất Gia học Đạo.
Tăng Hựu xét thấy: Kinh A Hàm không nói Pháp Ích nối ngôi, ấy là lược bỏ. Song Pháp Ích Xuất Gia rồi con là Ba Đề làm Thái Tử, Vua A Dục trở lại nắm quyền.
Lại nữa, Thái Tử tên là Tỳ Lê Ha Tây Na lên nối ngôi, có con là Thái Tử Phất Sa Tu Ma lên nối ngôi, có con làThái Tử Phất Sa Mật Đa La lại nối ngôi Vua. Bấy giờ, Phất Sa Mật Đa La hỏi các quan rằng: Ta sẽ làm gì đểdanh đức của ta còn mãi với đời. Lúc đó, các quan hiền thiện đều tin Tam Bảo tâu Vua rằng:
Tổ Tiên A Dục khi sống trên đời đã xây dựng tám muôn bốn ngàn ngôi Tháp, lại cúng dường đủ các thứ màdanh đức truyền mãi đến nay. Vua muốn lập tiếng tăm này thì cũng nên xây dựng tám mươi bốn ngàn Tháp và các thứ cúng dường. Vua nói Đại Vương A Dục có oai đức lớn mới làm được việc ấy ta chẳng thể làm được,nay phải nghĩ việc khác. Khi đó, có một vị quan ác không tin Tam Bảo tâu Vua rằng:
Thế gian có hai cách lưu truyền thế gian bất diệt: Một là làm lành, hai là làm ác. Đại Vương A Dục đã làm cácviệc thiện, nay Vua nên làm việc ác là phá hoại tám mươi bốn ngàn ngôi Tháp thì danh tiếng này bất diệt. Vuabị các nịnh thần xúi giục nên muốn phá tan các Chùa Tháp. Trước đến Chùa Kê Tước, thì ở trước cửa có con Sư Tử đá liền rống, Vua nghe sợ quá liền trở vào thành. Như thế ba lần muốn phá Chùa. Lúc đó, Vua hỏi các Tỳ Kheo muốn ta phá Chùa Tháp hay phá Tăng phòng. Các Tỳ Kheo đáp:
Cả hai đều chẳng nên làm. Vua muốn phá hoại bèn phá tăng phòng giết hại Tỳ Kheo, như thế dần dần đếnnước Bà Già La. Lại ra lệnh nếu ai có được đầu Sa Môn sẽ thưởng một trăm lượng vàng. Bấy giờ, trong nướcấy có một vị A La Hán hóa thành đầu của rất nhiều Tỳ Kheo, đưa cho các bá tánh dâng lên Vua, khiến khotàng Vua cạn kiệt. Khi Vua nghe La Hán ấy làm việc như thế thì càng tức giận muốn giết La Hán. Bấy giờ, La Hán ấy nhập định Diệt Tận. Vua làm vô số cách để giết bậc Thánh mà không được, vì sức Tam Muội nênkhông tổn thương thân thể. Như thế dần đến Tháp Phật. Có một quỉ thần ở trong đó giữ gìn Tháp Phật là Nha Xỉ, nghĩ rằng ta thọ giới cấm của Phật chẳng giết hại chúng sinh nên không thể giết Vua được. Lại nghĩ có một vị thần tên là Trùng, rất hung bạo dữ dằn, muốn cưới con gái ta không cho. Nay vì muốn hộ pháp nên gả cho nó để nó giữ gìn Phật Pháp. Lúc đó, Thần Trùng xô núi đè lên Vua và bốn binh thì Vua và binh lính đều chết hết, cuối cùng dòng họ Khổng Tước dứt mất.
Tăng Hữu xét thấy: Việc tám muôn ngôi Tháp là huyền ký hậu sự, nói rộng là để kiểm nghiệm việc làm của mình. Nay ghi gia phả trước sau về họ Thích, chỉ có Tháp là do Vua A Dục xây dựng có ghi đủ trong gia phả họ Khổng Tước. Tuy văn có rườm rà nhưng việc xây Tháp thì đầy đủ.
32. TÚC DUYÊN CỦA TÁM VẠN BỐN NGÀN
NGÔI THÁP THỜ PHẬT THÍCH CA
(Xuất xứ từ Kinh Hiền Ngu)
Bấy giờ, Phật cùng A Nan vào thành Xá Vệ khất thực gặp một đám trẻ con đùa giỡn bên đường, chúng gom cát làm nhà cửa kho tàng tiền của lúa thóc. Có một cậu bé xa thấy Phật đến liền phát tâm vui mừng kính trọng bèn lấy thóc trong kho đem ra dâng Phật, nhưng thân hình nhỏ bé không đưa lên được bèn bảo cậu bé kia ngươi cõng ta lên để ta dâng lúa lên Phật. Cậu bé kia vui lòng và cõng bạn lên. Phật hạ bát xuống mà nhận cát, rồi trao cho A Nan bảo đem cát này đắp ở phòng ta. A Nan dùng xong lấy cát đắp phòng Phật thì vừa đủ. Phật bảo A Nan đứa bé vừa rồi do thí cát cho ta, nên sau khi ta diệt độ một trăm năm thì sẽ làm Vua tên là A Du Ca (A Dục) còn đứa bé kia thì làm quan Đại Thần mà thống lãnh tất cả các nước ở cõi Diêm Phù Đề, làm hiển vinhTam Bảo, bày biện cúng dường và phân bố rộng rãi Xá Lợi ta ở khắp Diêm Phù Đề bằng cách xây tám mươi bốn ngàn ngôi Tháp. A Nan vui mừng hỏi Phật rằng: Như Lai thuở xưa làm công đức gì mà nay được quả báo có nhiều ngôi Tháp như thế. Phật nói thuở xưa có vị Vua tên là Ba Tắc Kỳ, thống lãnh tám mươi bốn ngàn cõi nước ở Diêm Phù Đề. Lúc đó, có Đức Phật tên là Phất Sa, Vua Ba Tắc Kỳ và các thần dân cúng dường Phật và các Tỳ Kheo bốn thứ cần dùng. Lúc đó, nhà Vua nghĩ Vua các nước nhỏ đều nghiêng lệch, hẹp hòi, người dân không do đâu mà tu phước. Nay phải nên vẽ các hình Tượng Phật phân bố khắp các nước để đều được cúng dường. Nghĩ xong liền mời các họa sĩ đến chiêm ngưỡng tướng đẹp cùa Phật, nhưng vẽ một thì quên một mà không thành. Lúc đó, Ba Tắc Kỳ pha mầu tự tay vẽ nên một bức tượng để làm mẫu. Do đó, các họa sĩ vẽ thành tám mươi bốn ngàn bức tượng mà phân bố cùng khắp, các Vua và người dân nước nhỏ đều được cúng dường, Ba Tắc Kỳ lúc đó chính là ta. Vì duyên cớ đó cho nên ta thường được thân có ba mươi hai tướng đặc biệt, sau khi Niết Bàn rồi thì được tám mươi bốn ngàn ngôi Tháp.
Tăng Hữu xét thấy: Ba Tắc vẽ tượng chắc chắn có quả báo Pháp Thân rất phù hợp. Kinh Pháp Hoa nói là khắc họa, đúc làm tượng thì đều thành Phật, đây là chứng nghiệm.
33. DUYÊN VỀ PHÁP
PHẬT THÍCH CA DIỆT MẤT
(Xuất xứ từ Kinh Tạp A Hàm)
Phật nói nước Ma Du La này ở đời tương lai sẽ có con trai của người lái buôn tên là Quật Đa. Quật Đa tên là Ưu Ba Quật Đa, ta diệt độ một trăm năm sau họ sẽ làm Phật sự đối với Giáo Thọ sư là bậc nhất. Một trăm năm sau ở núi Ưu Lưu Man Trà có A Lan Nhã Na Tra Bạt Trí là chỗ đẹp nhất. Phật nghĩ ta giao phó Chánh Pháp cho người và Trời, giáo pháp của ta chắc chắn ngàn năm bất động. Rồi bảo Đế Thích và bốn vị Vua Trời rằngkhi ta Niết Bàn rồi thì quí vị ở địa phương mình mà hộ trì Chánh Pháp, qua một ngàn năm sau thì có phi pháp xuất hiện. Ở cõi Diêm Phù Đề có mưa bão dữ dội và nhiều tai ương. Người dân đói khát, đụng vật mà chết, ănuống mất mùi, châu báu chìm mất hết. Phương tây có vị Vua tên là Bát La Bà, phương bắc có vị Vua tên là Da Bà Na, phương nam có vị Vua tên là Thích Ca, phương đông có vị Vua tên là Đâu Sa La. Bốn Vua ở bốnphương này đều có nhiều quyến thuộc, giết hại Tỳ Kheo phá hoại Chùa Tháp, bốn phương đều loạn. Lúc đó, các Tỳ Kheo nhóm họp ở giữa nước. Vua nước Câu Diêm Di tên là Ma Nhân Đà La Tây Na sinh một con trai,tay giống như thoa máu, thân giống như mặc áo giáp có năng lực rất mạnh. Lại năm trăm vị Đại Thần cùng ngày ấy cũng sinh con, đều có tay dính máu và thân mặc áo giáp. Lúc đó, nước Câu Diêm Di mưa máu suốt cả một ngày. Vua thấy điềm xấu thì sợ quá hỏi các thầy tướng thì các thầy tướng bảo rằng:
Nay Vua sinh con sẽ làm Vua cõi Diêm Phù Đề giết hại rất nhiều người, nhân đó mà đặt tên là Nan Đương. Khi vừa lớn lên thì bốn vị Vua ác kia từ bốn phương kéo đến. Vua sợ quá thì có Thiên Thần bảo rằng:
Đại Vương nên lập Nan Đương làm Vua thì mới hàng phục được bốn vị Vua độc ác kia. Liền trao ngôi chocon, lấy hạt ngọc trong búi tóc để vào đầu con, nhóm họp năm trăm vị Đại Thần chế nước thơm lên đảnh để đến chinh phạt bốn Vua. Con của các Đại Thần thân mặc áo giáp theo Vua đi giết chết bốn Vua ở Diêm Phù Đề mà trị vì nước Câu Diêm Di Bệ. Phật bảo Bốn vị Vua Trời rằng:
Nước Ba Liên Phất sẽ có Bà La Môn tên là Hà Kỳ Ni Đạt Đa thông suốt Kinh Luận Phệ Đà. Bà La Môn ấycưới vợ, người vợ có thai muốn cho người khác. Bèn hỏi các thầy tướng thì được đáp rằng: Đứa trẻ trong bàothai ấy sẽ thông suốt tất cả Kinh Luận, cho nên khiến người mẹ như thế. Đủ tháng thì sinh con trai, thông suốt tất cả Kinh Luận và thuốc men, dạy bảo năm trăm người đệ tử, vì có rất nhiều đệ tử nên đặt tên là Đệ Tử. Ởtrong pháp Ta mà Xuất Gia học đạo, thông suốt ba tạng, rất giỏi nói Pháp biện tài khéo léo, nhiếp phục rấtnhiều quyến thuộc. Đức Thế Tôn lại bảo bốn vị Đại Thiên Vương ở ấp Ba Liên Phất này sẽ có một người láibuôn lớn tên là Tu Đà Na. Người vợ có thai thì ngay thật nhu hòa, không có tà tưởng, các căn vắng lặng. Lúc đó, người lái buôn hỏi các thầy tướng thì các thầy tướng đáp rằng:
Đứa bé trong thai rất lương cho nên khiến người mẹ như thế. Đủ tháng thì sinh con trai tên là Tu La Đà. Khitrưởng thành thì ở trong pháp ta Xuất Gia học Đạo, siêng năng tinh tấn, dứt hết các lậu, chứng quả A La Hán. Sau là người ít muốn biết đủ. Còn nhỏ mà biết chỗ ở cũ là núi Kiền Đà Ma La, thường đến nói Pháp cho VuaNan Đương nghe. Nan Đương thấy Vua cha qua đời thì hai tay ôm thây cha khóc lóc kêu gào thảm thiết. Lúc đó, Tam Tạng cùng nhiều quyến thuộc đến nói Pháp cho Vua nghe. Vua nghe Pháp xong thì buồn rầu liền hết, càng kính tin Phật Pháp mà phát thệ rằng:
Từ nay trở đi ta cúng thí cho các Tỳ Kheo không sợ sệt, thích ý là vui. Và hỏi các Tỳ Kheo từ trước bốn vị Vuađộc ác phá hủy Phật Pháp được mấy năm thì đáp có mười hai năm. Vua nói tiếng Sư Tử rống bảo rằng:
Con sẽ cúng dường năm chúng các thứ đầy đủ trong mười hai năm. Ngày cúng thí thì Trời mưa nước thơm thấm nhuần khắp cõi Diêm Phù Đề, tất cả cây trái đều lớn nhanh. Người ở các phương đều đem vật cúng dường đến nước Câu Diêm Di để cúng dường chúng tăng. Khi các Đại Tỳ Kheo được cúng dường thì có một số nhóm các Tỳ Kheo không tu ba nghiệp, vui đùa qua ngày, tham đắm danh lợi, thích trang sức ăn mặc đẹp đẽ, lìa pháp Xuất Gia, mang hình tướng là Tỳ Kheo mà là giặc trong pháp, phá hoại cờ Chánh Pháp, dựng phườn ác ma, tắt đuốc Chánh Pháp, đốt lửa phiền não, làm cạn biển Chánh Pháp, phá hoại núi Chánh Pháp, đập vỡ thuyền Chánh Pháp, nhổ cây Chánh Pháp. Lúc đó, các Thiên long quỉ thần đều sinh ác ý với các Tỳ Kheo này mà chán ghét xa lìa, không còn hộ vệ mà đồng thanh bảo rằng:
Bảy ngày nữa thì Phật Pháp đều diệt hết. Đều buồn thương khóc lóc bảo nhau rằng:
Đến ngày nói giới Tỳ Kheo lại đấu tranh, Chánh Pháp Như Lai do đây mà diệt. Các Ưu Bà Tắc nghe các Trời nói cùng đến trong chúng mà can ngăn các Tỳ Kheo đấu tranh, đến ngày mười lăm nói giới ở núi Kiền Đa Ma La, A La Hán Tu La Tha xem ngày nay ở Diêm Phù Đề nơi nào có chúng tăng muốn đến nói giới thì đến CâuDiệm Di. Lúc đó, tăng chúng đó có trăm ngàn người chỉ có A La Hán Tu La Tha đến. Lại có một vị Tam Tạngtên là Đệ Tử. Đây là lần sau cùng đại chúng của Như Lai nhóm họp. Bấy giờ, Duy Na Hành thể Xá La bạchTam Tạng rằng:
Chúng sinh đã nhóm họp nay vì họ mà nói Ba La Đề Mộc Xoa. Lúc đó, Thượng Tọa đáp rằng:
Đệ tử của Như Lai ở Diêm Phù Đề đều nhóm họp ở đây có đến trăm ngàn người. Như thế trong chúng, ta là bậc Thượng Thủ, hiểu rõ ba tạng, còn chẳng chịu học giới luật, huống chi là người khác mà chịu học. Nay sẽ vì ai mà nói giới luật. Bấy giờ, A La Hán Tu La Tha kia đứng trước Thượng Tọa chấp tay bạch rằng:
Thượng Tọa chỉ nói Ba La Đề Mộc Xoa như khi Phật còn tại thế. Pháp mà các Ngài Xá Lợi Phất, Mục KiềnLiên, các chúng Đại Tỳ Kheo học thì con nay đã học xong. Như Lai tuy đã diệt độ đến nay đã hơn ngàn năm.Nhưng các giới luật oai nghi của Ngài chế ra tội đều đã đầy đủ. Thượng Tọa đệ tử nghe Tỳ Kheo Tu La Tha nói thế thì sanh tâm bất nhẫn. Có một đệ tử tên là An Già Đà nổi giận, bèn đứng dậy mắng chửi làm nhục vịThánh ấy:
Ông là Thượng Tọa Tỳ Kheo ngu si vô trí dám hủy nhục thầy ta, rồi cầm dao đâm chết vị Thánh. Lúc đó, có một quỉ tên là Đề Mộc Khư nghĩ rằng:
Thế gian tuy có một vị La Hán này đã bị đệ tử của Tỳ Kheo giết hại, bèn cầm chày kim cương mà đập vào đầu ông ta chết ngay. Bấy giờ, đệ tử của vị A La Hán thấy giết thầy mình thì nổi giận mà giết vị Tam Tạng. Lúc ấy,Trời người buồn thương khóc lóc, than rằng khổ thay! Chánh Pháp Như Lai nay đều diệt hết. Đất bằng rung chuyển sáu cách, vô lượng chúng sinh gào khóc lệ rơi. Khi ấy, Vua Câu Diêm Di nghe các Tỳ Kheo đã giết chết A La Hán và Tam Tạng Pháp Sư thì tâm rất buồn khổ. Các bọn tà kiến tranh nhau phá hoại Tháp Miếu vàgiết hại Tỳ Kheo. Do đó, Phật Pháp càng diệt nhanh. Trời người nghe Phật nói thế thì đều buồn thương rơi lệ.
34. TƯỚNG CHÁNH PHÁP CỦA
PHẬT THÍCH CA DIỆT TẬN
(Xuất xứ từ Kinh Pháp Diệt Tận)
Phật bảo A Nan: Khi Ta Niết Bàn rồi thì Pháp cũng sẽ diệt. Đời ác trược năm nghịch ma đạo nổi lên mạnh mẽ. Các Sa Môn ma phá hoại đạo Ta, thích mặc áo thế tục đẹp hơn áo Ca Sa, mặc vải năm mầu, ăn thịt uống rượu, sát sinh tham vị thơm ngon, không có từ tâm lại ganh ghét hại nhau. Lúc đó, có Bồ Tát tu đức tinh tấn được tất cả kính trọng nương về, giáo hóa bình đẳng, thương xót kẻ nghèo già, cứu giúp người ách nạn. Thường dùng Kinh Tượng khiến người phụng thờ làm các phước đức, chí tánh hiền hòa chẳng làm hại người, liều mình cứu vật không tiếc mạng sống, nhẫn nhục nhân hòa. Nếu có những người như thế thì các Tỳ Kheo ma đều ganh ghét, chê bai bài bác, xô đuổi không cho ở, từ đó cùng nhau không tu đạo đức. Chùa Miếu hoang vắng không hề sửa sang dần dần sẽ hư hoại. Chỉ tham tiền của, chứa để không bỏ, chẳng làm phước đức, buôn bán tôi tớ, cày cấy trồng trọt, thiêu đốt núi rừng, làm tổn hại chúng sinh, không có từ tâm, tôi là Tỳ Kheo, tớ là Tỳ Kheo Ni, không có đạo đức, dâm dật mê loạn, nam nữ không phân biệt. Khiến cho Đạo mau diệt đều là do bọn này,hoặc tránh quan huyện mà nương cậy vào đạo ta, cầu làm Tỳ Kheo mà không tu giới luật, vào nửa tháng và cuối tháng gọi là ngày thuyết giới nhưng lười biếng mệt mỏi, chẳng muốn nghe, lược bỏ trước sau chẳng chịu nói hết, cho đến không thèm đọc tụng. Nếu có người đọc thì chẳng biết chữ câu, chỉ nói càn chẳng chịu học hỏi, cống cao cầu danh, chỉ cầu sang quí, mong người cúng dường. Các Tỳ Kheo ma này chết rồi thì sẽ đọa vào địa ngục Vô Gián, tội năng năm nghịch, ngạ quỉ, súc sinh đều phải trải qua, Hằng hà sa kiếp tội hết mới ra. Rồi sinh ở biên địa không có Tam Bảo. Khi Pháp sắp mất thì người nữ siêng năng làm các công đức, còn người nam thì biếng lười, chẳng dùng Pháp Ngữ. Mắt thấy Sa Môn như thấy cứt đái. Không có tín tâm, Pháp Luân dần mất hết. Đến lúc đó thì các vị Trời khóc lóc. Nước cạn không điều hòa, lúa thóc không chín, tai ương dịch họa tràn lan, chết chóc đầy đường, người dân khổ sở, huyện quan ức hiếp, chẳng tu Đạo lý chỉ thích khuấy rối, kẻ ác càng nhiều, người lành ít đi. Ngày tháng gấp gáp, mạng sống ngắn ngủi, bốn mươi đầu bạc, sáu mươi thì chết, người nữ sống lâu hơn nam, bảy, tám, chín mươi cho đến trăm tuổi. Nước lớn dâng cao chết đến không hẹn trước. Người thế gian chẳng tin nên cho là có thường. Chúng sinh đủ loại không có sang hèn, ngụp lặn trôi nổi, cá rùa ăn thịt. Bồ Tát Tỳ Kheo bị các ma xua đuổi, chẳng dự chúng hội. Bồ Tát vào núi tự giữ đạm bạc cho là vui sướng, tuổi thọ kéo dài. Các Trời che chở, Nguyệt Quang ra đời, cùng làm hưng thạnh Đạo ta năm mươi hai năm. Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Bát Chu Tam Muội thì mất trước, mười hai bộ Kinh cũng lần lượt mất theo. Mất hết chẳng hiện ra nữa, không còn thấy văn tự. Áo Ca Sa của Sa Môn tự nhiên biến thành mầu trắng. Thánh Vương đi rồi, pháp ta diệt mất. Thí như ngọn đèn dầu sắp tắt thì ánh sáng bùng lên một lần cuối rồi tắt ngúm. Pháp ta diệt mất cũng như ngọn đèn tắt. Sau đó thì khó thể kể hết. Như thế lâu sau thì Ngài Di Lặc xuống thế thành Phật. Thiên hạ thái bình, khí độc tiêu hết, mưa thuận gió hòa, lúa thóc trúng mùa, cây cối lớn nhanh. Người cao tám trượng, sống lâu đến tám mươi bốn ngàn tuổi. Chúng sinh được độ nhiều không thể kể hết.
Tăng Hữu xét thấy: Định dùng Phương Đẳng nên biết Tam Bảo là thường trụ. Pháp thường trụ theo lý thì không có hiện ra và mất đi. Hiện ra và mất đi chỉ là do nghiệp duyên của thế gian mà thôi. Lìa đông mà ẩn vềtây, chẳng hại gì hằng sáng của ngàn sáng.
Discussion about this post