Sống chung tại Đạo Tràng Cực Lạc, Chư Ni tự nguyện, phát nguyện “một ngày không làm, một ngày không ăn”, đồng lao cộng khổ với nhau hầu bảo đảm lý tưởng giác ngộ, giải thoát của chính mình. Quyết thực hiện kỳ được tông chỉ ” Trì Giới- Niệm Phật” phát nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc của Đức Từ Phụ A Mi Đà.
Chư Ni triệt để tuân hành đúng nội quy của Đạo Tràng Cực Lạc.
A.Tuân hành lục hòa:
Để thành một đoàn thể Ni Chúng hòa hợp đúng với ý nghĩa Tăng đoàn. Chư Ni trong Đạo Tràng Cực Lạc phải tuân hành Lục Hòa Kính.
Lục Hòa Kính.
Kiến hòa đồng giải, giới hòa đồng tu, thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tranh, ý hòa đồng duyệt, lợi hòa đồng quân.
- Kiến hòa đồng giải, tức là xây dựng cùng ý thức chung, ở trong một đoàn thể, chúng ta đối với phương pháp và lý luận của sự tu học, nhất định phải có cùng chung một kiến giải, đây là nền tảng cộng tu của đại chúng.
- Giới hòa đồng tu, mọi người khi đã cùng ở chung với nhau tu học, thì phải lập ra một quy củ, nếu không có quy củ thì là sẽ loạn, không có trật tự, dĩ nhiên là có một quy ước cùng ở chung với nhau, nhất định bao gồm giới căn bản của Phật đã chế định, mọi người nhất định phải tuân thủ.
- Thân hòa đồng trụ, tức là mọi người cùng ở chung một nơi tu hành, xây dựng đạo tràng là thành tựu cho mỗi một phần tử, mục đích là ở chổ này, tuyệt đối không phải trốn tránh trách nhiệm xã hội, mà vào trong Phật môn tìm đường sống. nếu có cái quan niệm này, thì là hoàn toàn sai lầm, mọi người sinh hoạt trong đạo tràng đều bình đẳng như nhau.
- Khẩu hòa vô tranh, đây là nói mọi người cùng ở chung với nhau không có tranh luận, thật sự có thể dụng công tâm hướng theo đạo, mọi người ở chung với nhau, rất dể dàng tạo khẩu nghiệp, cho nên người xưa thường nói: bịnh từ miệng vào, họa từ miệng ra. Cổ đức dạy cho chúng ta: nói ít một câu, niệm thêm Phật hiệu.
- Ý hòa đồng duyệt, đây tức thường hay nói Pháp Hỷ Sung Mãn,chúng ta học Phật, bất luận tu học pháp môn nào, sự thành tựu kém cõi nhất, tức là được hoan hỷ, giả như học Phật, mà không đạt được khoái lạc, nhất định là có vấn đề, tức là phương pháp đã dùng sai, phải tự mình kiểm thảo tìm ra khuyết điểm, mọi người cùng nhau tu hành, người đều được pháp hỷ, người người đều được thành tựu.
- Lợi hòa đồng quân, đây là nói mọi người cùng ở chung một nơi tu hành, cuộc sống vật chất là bình đẳng, tài nguyên của đạo tràng, vào thời xưa, một phần là do nhà vua hộ trì, tức là do nhà nước xây dựng thập phương đạo tràng, kế đến là những vị đại phú trưởng giả quyên gốp ủng hộ, đạo tràng xây cất xong, thì thỉnh những vị cao tăng đại đức đến làm trụ trì, tu hành, giáo hóa chúng sanh, cho nên bất luận là nhà nước cúng dường, hoặc là đại chúng ở địa phương cúng dường vật chất, phàm là ở trong ngôi đạo tràng này, đều được hưởng thụ nhất loạt bình đẳng.
Tất cả quyền lợi trong Đạo Tràng là của chung, của những Chư Ni hiện có mặt, cần phải chia đồng đều nhau, không ai có quyền nhận giữ riêng.
B.Mười giới
Phần Giới Luật, Chư Ni cố gắng giữ 10 giới làm căn bản.
- Không sát sanh (ngoại trừ làm công tác vô tâm phạm đến sinh mạng chúng sanh).
- Không trộm cắp.
- Không dâm dục.
- Không nói dối.
- Không uống rượu.
- Không dùng dầu thơm, các chất thơm xoa mình và không đeo đồ trang sức.
- Không nghe nhạc và tự hát múa. (trừ trường hợp nhạc đạo)
- Không nằm giường đẹp rộng lớn.
- Không ăn phi thời. (vì công tác hai buổi, giới nầy không thể giữ được).
- Không giữ tiền bạc và châu báu. (trừ trường hợp đi đây kia và giữ tiền cho chúng)
C.TÓM KẾT
Trong mười giới, năm giới đầu thuộc về trọng, năm giới sau thuộc về khinh. Nếu Chư Ni phạm một trong năm giới trọng, hoặc một trong lục hòa, có thể bị mời ra khỏi Đạo Tràng. Nếu phạm một trong năm giới khinh thì bị cảnh cáo.
PHẦN PHỤ
- Để giữ uy tín của Đạo Tràng Cực Lạc, Chư Ni banđêm không được sang thất chư Tăng , trừ trường hợp cứu cấp hoặc duyên sự đặc biệt, xong phải đi đông người.
- Dù ban ngày Chư Ni cũng không được đi một mình đến Thất Chư Tăng.
3. Giờ chấp tác, giờ tọa thiền, niệm Phật , giờ thọ trai, Chư Ni không được trễ nải.
- Để tiết kiệm tài sản của Đạo Tràng, Chư Ni phải ý thức sử dụng nguồn điện, nguồn nước, xử lý rác thải v..v…
- Để thu hoạch kết quả tốt trong việc trồng tỉa, mỗi Chư Ni phải nỗ lực và tận tâm săn sóc trong công tác của mình.
- Mỗi Chư Ni phải tự gìn giữ những công cụ, vật, liệu, tài sản của Đại Chúng mà không được hoang phí.
- Rau, củ, quả của thí chủ cúng dường hoặc thu hoạch được muốn tặng biếu ai phải qua sự chỉ định của Sư Trụ Trì, phó Trụ Trì và Tri sự, các Chư Ni không được tự ý tặng biếu.
- Nếu Chư Tăng có nhờ mượn Chư Ni làm việcgì, tất cả đều trực tiếp với Sư Tri Sự, tùy Sư Tri Sự chỉ định người làm, Chư Ni không được tự ý hứa nhận.
- Thư từ và các sách ấn tống, dịch thuật gởi đi hayđưa đến đều phải trình qua Sư Trụ Trì xem.
Discussion about this post