Đại Sư Thật Hiền Soạn
Việt dịch: Thích Trí Quang
PHỤ LỤC 1: GIẢI THÍCH TỪ NGỮ “PHÁT BỒ ĐỀTÂM”
Phát Bồ đề tâm là căn bản của việc học Phật, nhưng Bồ đề là gì, Bồ đề tâm là thế nào, phát Bồ đề tâm cách nào, cả ba câu hỏi ấy vẫn cần phải giải thích.
I. Giải Thích “Bồ Đề”
1/ Danh nghĩa của Bồ đề:
Danh nghĩa của Bồ đề tức là định nghĩa về chữ ấy. Bồ đề là dịch âm Phạn ngữ Bodhi. Dịch ý chữ này, nhiều chỗ nói phái cũ dịch là Đạo, phái mới dịch là Giác. Nhưng cũ là ai, không thấy chỉ rõ, còn mới thì chính là Ngài Huyền Trang. Chữ đạo có hai nghĩa: nghĩa thông thường là đường, nghĩa suy diễn là đức lý (bản thể siêu việt). Bồ đề mà dịch là đạo, là lấy cái nghĩa đức lý, và đức lý ấy chính là sở y của Bồ đềsẽ nói ở nghĩa thứ 8.
Bồ đề mà dịch là giác, là cái giác trong chữ giác ngộ. Tuy giác là nghĩa chính của Bồ đề, nhưng không bao hàm được nghĩa đức lý, huống chi còn có thể lẫn lộn với cảm giác, tri giác, ác giác, là những cái giác trái với Bồ đề. Tất cả cái giác này, đối với Bồ đề, đích thị gọi là mê. Do đó, Bồ đề là giác, nhưng là cái giác chống mê, hết mê, cái giác thuần chính mới là nghĩa chữ Bồ đề.
Vì nghĩa của chữ Bồ đề như trên đây nên Ngài La Thập đã dịch là Vô thượng trí tuệ – tuệ giác siêu việt(Trí độ luận cuốn 44), và Ngài Tăng Triệu cho biết không có chữ nào hơn để dịch, vì Bồ đề là cái chân trígiác ngộ bản thể siêu việt một cách chính xác (Duy Ma Kinh chú).
2/ Loại biệt của Bồ đề:
Loại biệt của Bồ đề là phân loại về tuệ giác ấy. Bồ đề là giác, giác thì phải hết mê. Nên giác hiện hànhthì mê phải tiêu diệt. Do đó mà phải là tuệ giác của liệt vị Thánh giả hết mê mới là Bồ đề. Ngoài ra, không có tuệ giác của ai được gọi bằng danh hiệu ấy. Thánh giả hết mê có thể phân ra ba, nên Bồ đề có ba loại khác nhau, đó là Thanh văn Bồ đề, Độc giác Bồ đề, Vô thượng Bồ đề.
3/ Tự tánh của Bồ đề:
Tự tánh, hay tự thể tướng, ở đây nghĩa là bản thân. Bản thân Bồ đề, theo tam thừa cọng pháp, tức là cả ba loại Bồ đề, thì nó là vô lậu tuệ (tuệ này chính là tuệ tâm sở trong 5 tâm sở biệt cảnh); còn theo Đại thừa bất cọng pháp, tức riêng Vô thượng Bồ đề, thì nó là 4 trí thanh tịnh.
Lấy 4 trí thanh tịnh làm Bồ đề thì thật tam thừa Thánh giả chưa được gọi là Bồ đề, vì lẽ Thanh văn và Độc giác chưa phải biến tri, còn Bồ tát chưa phải Vô thượng, mà phải Vô thượng chánh biến giác của Phật địa mới thật là Bồ đề. Như vậy, nói tam thừa Bồ đề chỉ là bình đẳng tướng, nói Vô thượng Bồ đềmới là thù thắng tướng. Thù thắng tướng có nghĩa viên mãn cả 4 trí, còn bình đẳng tướng có nghĩa chỉ được một phần của diệu quán sát trí trong 4 trí ấy. Lấy diệu quán sát trí mà nói Bồ đề thì cả tam thừađều được gọi là Bồ đề, nhưng lấy cả 4 trí mà nói Bồ đề thì chỉ Phật địa mới được gọi là Bồ đề thôi. Lấy 4 trí làm Bồ đề, nghĩa này Thiên Thai tôn gọi là “thật trí Bồ đề”.
Tuy nhiên, lấy 4 trí làm bản thân Bồ đề chỉ là thuyết của Duy thức. Ngoài thuyết này, Câu xá luận nói là 2 trí, Mật giáo nói là 5 trí, đặc biệt và quan trọng, Trí Độ Luận nói là 3 trí.
4/ Tương ưng của Bồ đề:
Tương ưng của Bồ đề là nói về phụ thuộc của tuệ giác ấy. Như ai nấy đều biết, toàn bộ tâm thức chia ra ba hệ thống, là đệ bát thức, đệ thất thức và tiền lục thức. Ba hệ thống của thức khi chuyển thành trí thì lại có 4 hệ thống gọi là 4 trí: đại viên cảnh trí (đệ bát thức), bình đẳng tánh trí (đệ thất thức), diệu quánsát trí (đệ lục thức) và thành sở tác trí (tiền ngũ thức). Nói tương ưng của Bồ đề là nói tâm vương tâm sở của 4 trí này.
Như trên đã nói, bản thân của 4 trí đích thị là vô lậu tuệ. Khi chuyển thức thành trí, thì vì đề cao trí nên dẫu vô lậu tuệ chỉ là tuệ tâm sở trong 5 tâm sở biệt cảnh, vẫn giáng thức xuống làm tâm vương tương ưng với nó, đưa nó lên làm chủ và gọi là trí. Tâm vương tâm sở tương ưng với 4 trí, trí nào cũng có 21 thứ:
– Tâm vương: tức thức của nó, 1.
– Tâm sở: biệt cảnh, 4. biến hành, 5. thiện pháp, 11.
5/ Năng sinh của Bồ đề:
Năng sinh là những cái có khả năng phát sinh, tức là duyên. Bồ đề hiện hành là do tiêu diệt mê, vậy nó cũng là pháp duyên sinh. Duyên sinh Bồ đề, như các pháp khác, cũng có 4 thứ:
– Nhân duyên: chủng tử của vô lậu tuệ (loại bản hữu).
– Tăng thượng duyên: thiện hữu (Phật, Bồ tát, Sư trưởng, đồng học) và Thánh giáo (Phật pháp).
– Đẳng vô gián duyên: sự liên tục dẫn sinh vô lậu tuệ của hữu lậu thiện.
– Sở duyên duyên: cảnh Thánh đã quán tưởng và cảnh khổ đã thấy nghe.
Bốn duyên này chỉ là tổng mục. Chi tiết của duyên sinh Bồ đề còn nhiều nữa, như Kinh Luận đã đề cập không ít.
6/ Sở đoạn của Bồ đề:
Sở đoạn là những thứ bị tiêu diệt, gọi là chướng. Được Bồ đề nghĩa là được Thánh quả. Do đó, dầu sự được Thánh quả của các vị hữu học vẫn có thể gọi là được Bồ đề. Nên sơ quả sắp lên của Nhị thừa, sơ địa sắp lên của Đại thừa, đều do Bồ đề tiêu diệt chướng của nó mà thực hiện. Chướng ấy là gì, và trí nào tiêu diệt chướng ấy?
– Ở Nhị thừa, phiền não chướng là sở đoạn, Bồ đề trí phần sinh không là năng đoạn.
– Ở Đại thừa, sơ địa thì lấy phần phân biệt của phiền não chướng và sở tri chướng làm sở đoạn, đến Phật địa thì lấy phần chủng tử của 2 chướng ấy làm sở đoạn, còn năng đoạn là cả 4 trí của Bồ đề (gồm cả 2 phần sinh không và pháp không).
Luận nói, Bồ đề, Bồ đề đoạn và Bồ đề xứ đều gọi là Bồ đề. Bồ đề là tự tánh và tương ưng của nó (tức nghĩa thứ 3 và nghĩa thứ 4 ở trên) Bồ đề đoạn là sở đoạn của nó (tức nghĩa thứ 6 ở đây) Bồ đề xứ là sở duyên của nó (tức nghĩa thứ 7 ở sau).
Khi hai chướng đã đoạn, có nghĩa đã đoạn hoặc: hoặc đoạn thì nghiệp không còn, và khổ (tức sanh tử luân hồi) cũng chấm dứt.
7/ Sở duyên của Bồ đề:
8/ Sở y của Bồ đề:
Sở y là chỗ y cứ, tức bản thể. Bồ đề là pháp do duyên sinh thì cũng là pháp do duyên diệt, có nghĩa Bồ đề sinh diệt ngay trong từng sát na. Nhưng, Bồ đề sinh diệt mà vẫn liên tục là nhờ thân chứng chân như, tức bản thể bất sinh diệt. Bồ đề lại không một sát na nào không tương ưng với chân như, nên Bồ đề luôn luôn hiện hành.
Bản thể chân như mà Bồ đề y cứ này, Thiên Thai tôn gọi là “chân tánh Bồ đề”.
9/ Sở khởi của Bồ đề:
Sở khởi là những cái được phát khởi ra. Những cái Bồ đề phát khởi chính là những gì Phật địa phát hiện. Những cái ấy là thân độ (cơ thể và vũ trụ) của Phật địa. Thân độ này gồm có tự thọ dụng (đồng đẳng pháp giới), tha thọ dụng (cho thập địa Bồ tát) và thắng ứng hóa (cho các Thánh giả khác), liệt ứng hóa (cho cả phàm Thánh). Thứ 1 là thù thắng tướng của Đại thừa, thứ 2, 3 và 4 là bình đẳng tướng, quán thông nhân quả, Đại thừa và Tiểu thừa.
10/ Sở tác của Bồ đề:
Sở tác nghĩa là việc làm. Việc Bồ đề làm chính là việc làm của Phật mà Kinh Pháp Hoa đã nói là khai thị tuệ giác của Phật cho chúng sanh ngộ nhập. Vì việc làm này, Phật hiện làm đến cả rừng ao (Kinh Địa Tạng), tôi tớ (luận Khởi Tín). Như vậy, chúng sanh mà đoạn chướng chứng quả, tất cả đều do năng lựcphương tiện xuất từ nguyện lực đại bi của Phật – đều là năng lực của Bồ đề.
Nghĩa này cùng nghĩa thứ 9 ở trên, Thiên Thai tôn gọi là “phương tiện Bồ đề”.
II. Giải Thích “Bồ đề Tâm”
Trong nghĩa loại biệt (thứ 2) đã nói tam thừa đều là Bồ đề, nhưng ở đây chỉ căn cứ Vô thượng Bồ đề mà giải thích về Bồ đề tâm.
1/ Bồ đề tâm nghĩa là tâm cầu Bồ đề:
Tâm cầu Vô thượng Bồ đề gọi là Bồ đề tâm, tâm ấy là thệ nguyện, tức dục tâm sở trong 5 tâm sở biệt cảnh. Dục tâm sở không cầu Bồ đề của Thanh văn, Độc giác và Bồ tát, mà chỉ cầu Vô thượng Bồ đề, nên gọi là Bồ đề tâm. Và như vậy, chữ phát trong từ ngữ phát Bồ đề tâm có nghĩa là lập: lập cái chí nguyện mong cầu Vô thượng Bồ đề, gọi là phát Bồ đề tâm. Đó là cái nghĩa đầu tiên và quan trọng nhất về sự phát Bồ đề tâm của người học Phật.
2/ Tâm có Bồ đề gọi là Bồ đề tâm:
Tâm có Bồ đề gọi là Bồ đề tâm, thì tâm ấy chỉ cho tất cả tâm vương tâm sở tương ưng với Bồ đề. Tất cả tâm này có cái tuệ giác Bồ đề nên gọi là Bồ đề tâm.
3/ Bồ đề là tâm gọi là Bồ đề tâm:
Bồ đề là tâm gọi là Bồ đề tâm, nghĩa này có ba:
Thứ nhất, tâm chỉ cho tất cả tâm vương tâm sở tương ưng với Bồ đề, Bồ đề chỉ cho tuệ tâm sở: trong tất cả 4 hệ thống tâm vương tâm sở của 4 trí, hệ thống nào cũng có tuệ tâm sở nên hệ thống nào cũng gọi là Bồ đề tâm.
Thứ hai, tâm vẫn chỉ cho tất cả tâm vương tâm sở, Bồ đề vẫn chỉ cho tuệ tâm sở: tuệ tâm sở cũng là tâm nên gọi là Bồ đề tâm. Như một người cũng là người nên nói một người cũng là nói về loài người. Nghĩa này không đáng quan tâm.
Thứ ba, tâm vẫn chỉ cho tất cả tâm vương tâm sở, Bồ đề chỉ cho năng duyên, đặc tính của tâm vươngtâm sở. Đặc tính này chính là cái mà ta gọi là linh giác: tâm vương tâm sở có linh giác Bồ đề nên gọi là Bồ đề tâm.
III. Giải Thích Phát Bồ Đề Tâm
Chữ phát có nhiều nghĩa: phát sinh, phát khởi, phát hiện, phát triển, phát minh. Làm thế nào để phát khởi cái chí nguyện mong cầu Vô thượng Bồ đề? Lại làm sao để phát sinh cho đến phát minh tuệ giác Bồ đề? Nói chung, làm cách nào để phát Bồ đề tâm? Dưới đây giải thích về 5 cách ấy.
1/ Tự tánh phát:
Tự tánh phát là bản thân Bồ đề tự phát. Cách này có hai:
– Thứ nhất, bản thân ấy là đặc tính linh giác (năng duyên) của hết thảy tâm vương tâm sở. Linh giác tự phát triển thì sẽ thành toàn giác, gọi là tự tánh phát Bồ đề tâm. Điều đáng nói, đặc tính tâm vương tâm sở là linh giác (năng duyên), nên khi còn phiền não thì đặc tính ấy cũng vẫn y nguyên, nhưng phiền nãochỉ là hiện tượng thác loạn, như bịnh cũng là của cơ thể, nhưng chỉ là thứ hiện tượng thất thường. Do đó mà linh giác Bồ đề của tâm không phát triển thì tâm không bao giờ ổn định được.
– Thứ hai, bản thân ấy là chủng tử vô lậu (loại bản hữu) của tất cả tâm vương tâm sở. Tất cả tâm vươngtâm sở vô lậu gọi là Bồ đề; chủng tử vô lậu phát khởi hiện hành vô lậu, gọi là tự tánh phát Bồ đề tâm.
2/ Tư trợ phát:
Tư trợ nghĩa là hỗ trợ. Tự tánh Bồ đề mà tự phát được là nhờ sự hỗ trợ. Sự hỗ trợ này có 2:
– Thứ nhất là thiện hữu, là sự giáo hóa của chư Phật và Bồ tát.
– Thứ hai là Thánh giáo, là sự huân tập của giáo lý trong ba tạng.
Cả 2 yếu tố này hỗ trợ cho sự phát Bồ đề tâm nên gọi là tư trợ phát.
3/ Thiện căn phát:
Các thiện căn được thiện hữu giáo hóa và Thánh giáo huân tập mà phát sinh và phát triển, các thiện căn ấy tác động và hỗ trợ cho thiện tuệ thành vô lậu tuệ, vô lậu tuệ thành Vô thượng Bồ đề: đó là thiện căn phát Bồ đề tâm.
4/ Đẳng lưu phát:
Đẳng lưu nghĩa là bản thân tự liên tục phát triển. Bản thân Bồ đề là vô lậu tuệ. Vô lậu tuệ do hữu lậu tuệ dẫn ra, nghĩa là chính bản thân vô lậu tuệ tự phát triển từ hữu lậu đến vô lậu, phát triển cho đến thành Vô thượng Bồ đề thì gọi là đẳng lưu phát.
5/ Đoạn – chứng phát:
Là phát Bồ đề tâm bởi sự đoạn chướng chứng chân. Trải qua các địa vị tu chứng, hễ đoạn chướng chứng chân bao nhiêu, thì vô lậu hiện hành, nghĩa là Bồ đề phát hiện bấy nhiêu. Do đó, sự đoạn – chứng phát là Sơ địa thì phát hiện, các địa thì phát triển, cho đến Phật địa thì cứu cánh đoạn – chứng nên thành cứu cánh phát Bồ đề tâm.
Discussion about this post