Niệm Phật tam muội phương tiện và phương pháp tu quán tưởng niệm Phật. Quán tưởng niệm Phật từ nội tâm cho đến ngoại cảnh, chẳng còn thấy có chơn vọng, khi ấy được thuần thục chứng nhập Chánh định (Tam Muội) Cảnh Tịch tịnh hiện tiền. Như thế mới thực hiện được lý “Duy Tâm Tịnh Độ, Tự Tánh Di Đà”.
3) Đoạn tuyệt vọng tưởng điên đảo là dứt chướng của Tam Muội.
Trước khi chúng ta muốn gia công tu tập, cần phải xem rõ các tiết mạch. Như thế trên đường tu tập khỏi sợ sai lạc. Tóm lại Pháp môn tu dù khó dễ thế nào đi nữa, ta cũng cần phải gia công bền chí, thời sự tu tập mới mong có kết quả được.
1) Thâm tín nhân quả:
Nếu chẳng tin Nhân Quả, mà làm càn v.v…chẳng cần nói: Hành đạo thành công, hay chẳng thành.
Cổ đức có nói: “Muốn biết nhân đời trước, ta hãy nhìn đời hiện tại của ta như thế nào? Muốn rõ đời sau thế nào: ta hãy nhìn lại cái nhân trong đời hiện tại, coi ta làm những gì?”
Cổ đức còn nói: “Giả sử, trăm ngàn kiếp ta đã tạo rồi, thì nghiệp quả ấy chẳng mất: khi nào nhơn duyên đủ thì quả báo phải tự thọ lấy chẳng sai.”
2) Nghiêm Trì Giới Luật:
Giới là nguồn gốc của đạo vô thượng Bồ đề (Phật quả) Nhân Giới sinh Định; Nhân Định sinh Trí Huệ. Nếu không trì giới mà tu hành thì không có lý. Kinh Lăng Nghiêm Lăng Nghiêm nói: “Bốn món thanh tịnh dạy ta rõ ràng. Nếu không trì giới mà tu thiền định (Tam muội) thì trần lao không ra khỏi; dù có nhiều trí huệ thiền định hiền tiền cũng sa lạc về tà ma ngoại đạo.” Nên biết trì giới là trọng yếu của người tu hành. Người tu hành mà trì giới thì được Long Thiên ủng hộ và tà ma ngoại đạo kính sợ. Người phá giới bị quỷ thần khinh khi, kêu là giặc lớn trong nhà Phật, (phá nhà chánh pháp của Như Lai).
Giới là căn bản để dứt trừ tội lỗi và ngăn ngừa tam nghiệp cho thanh tịnh. Nếu thiếu giới luật thì đã đành bị luân hồi sinh tử (vì tạo nhân phải trả quả mà còn làm cho thâm tâm bị tán loạn, làm sao tu thiền định)?…
Lục Tổ nói: “Tâm bình nào nhọc phải trì giới, hạnh trực đâu phải dụng tham thiền.”
Tôi xin được hỏi quý vị: Tâm đã bình, hạnh đã trực chưa? Có hôm người đẹp lõa thể đứng gần quý vị, quý vị có động tâm hay không?…Và nếu vô cớ có ai đến nhục mạ quý vị, có thể không giận hờn hay không?… Quý vị có thể, không phân biệt kẻ thân người sơ và kẻ thương, người ghét, ngã nhân (người), thị phi chăng?…
Tóm lại, nếu ai làm được hết những việc như đã kể trên mới nên cả tiếng nói: Chẳng cần trì giới, như câu: “Tâm bình nào nhọc trì giới.v.v…” Nếu chưa được như vậy, xin phải trì giới; chớ nên nói suông. Giới là làm nền tảng tu thiền định. Nếu không giữ giới, thì tu thiền định chẳng thành công.
Giới có tại gia, xuất gia, đại thừa, tiểu thừa. Tại gia có Ngũ giới, và Bồ tát tại gia. Xuất gia giới có; Sa di, Tỳ kheo, Bồ tát; Đại thừa giới như: Bồ tát xuất gia, tại gia đều có; Tiểu thừa giới: từ ngũ giới cho đến Tỳ kheo giới. Tùy hoàn cảnh phát tâm thọ giới gì do ở chính mình phải học hiểu và thọ trì.
Dụng công hành đạo ta cần có một lòng tin kiên cố, Tin là mẹ đẻ các công đức, chẳng luận là việc gì, nếu ta không tin, có làm đi nữa, việc ấy chẳng có kết quả mỹ mãn. Chúng ta muốn thoát sinh tử, cần yếu nhất là lòng tin phải kiên cố.
Phật nói: “Tất cả chúng sinh đều có trí huệ đức tướng Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước, nên không chứng được.” Phật nói ra rất nhiều pháp môn để tùy cơ đối trị tâm bệnh của chúng sinh. Chúng ta phải tin lời Phật chẳng luống dối, và tin chúng sinh như ta có thể tu thành Phật; nhưng sở dĩ chúng ta chưa thành Phật đều bởi thực hành chưa đúng.
Thí dụ như: Có người chỉ cho ta biết, chính nhà ta có mỏ vàng, mà ta chưa có dụng cụ và phương pháp đào và nấu lộc vàng, hơn nữa nếu có người chỉ dạy mà ta không thực hành đúng theo lời chỉ dẫn ấy; thử hỏi, ta có thể đem vàng ra khỏi mỏ được không?…
Chúng ta tu hành (tham thiền hay niệm Phật) cũng thế. Nếu ta tin mà chẳng thực hành cho trúng, và có thực hành mà đức tin chẳng kiên cố bao giờ kết quả tốt đẹp được ư?…
Nếu ta tu hành có lòng tin vững chắc, và thực hành đúng phương pháp, luôn luôn không thối lui, quyết định sẽ có ngày thành công.
Ông Vĩnh Gia Thiền sư nói: “Chứng thật tướng không còn Nhơn, Pháp, trong giây lát diệt nghiệp A tỳ, nếu đem lời dối gạt chúng sinh, thì tự chịu lấy quả báo, bị cắt lưỡi hằng sa kiếp.”
Ngài Vĩnh Gia Thiền Sư vì lòng từ bi, nên thương chúng sinh, phát lời thệ nguyện chứng minh lời chư Phật và Bồ tát, lúc nào cũng chân thật, để tế độ chúng sinh. Vì thế ta phải đặt đức tin vững bền, luôn luôn; tin ta sẽ thực hành được, và lời Phật chân thật.
Lòng tin đầy đủ, ta cần chọn một pháp môn nhất định để tu trì, không nên sớm Tần, chiều Sở (ý nói đừng thay đổi) chẳng hạn pháp niệm Phật cũng tốt, trì chú cũng tốt, tham thiền cũng tốt, đều phải nhận định một pháp môn nào cho rõ ràng để ta tu trì; thực hành đến đích không thối chuyển. Ngày nay chưa thành công, thì ngày mai, năm nay không thành còn năm tới.
Tổ Qui Sơn nói: “Mỗi đời nếu ta tu hành không thối lui, bực Phật quyết định khả kỳ” Có lắm hạng người thực hành pháp môn không nhất định: vì thiếu chủ ý. Thí dụ như: Hôm nay nghe vị thiện tri thức nào đó, nói: Pháp niệm Phật là hay, liền theo pháp niệm Phật; niệm Phật được vài ngày lại nghe vị nào đó, nói tu thiền hay lại theo tham thiền; vài ngày lại chạy đông chạy tây v.v…
1. Nhập thất
• Như Lai tòa, tức “Nhất thiết Pháp Không”.
Nhập chúng sinh thất, là còn có ý tranh danh trục lợi, dầu tìm nơi thanh vắng, cũng không thể hàng phục vọng Tâm. Lấy thân làm thất, thì phiền não càng ngày càng sinh. Lấy Tâm làm thất, mới thật là Vô tướng thất.
Niệm Phật, trước phải phát Tâm đại từ bi, xem chúng sinh như một thể bình đẳng cứu độ, không để một chúng sinh nào chẳng thành Phật, phương chi sát hại cho đành. Nhập đại từ bi thất, với Như Lai đồng trụ nên đặng gần Phật.
Nếu mặc được áo Như Lai, nhu hòa nhẫn nhục, thì tất cả ma chướng trở thành món trợ đạo. Tuy bao phen thiên ma bách chiếc (2) cũng không nao núng.
Theo Tam học gọi là giới. Đã nhập thất, phục y, phải có tọa. Trong bốn oai nghi, tọa với hành, trụ ngọa, nó cũng in nhau. Tuy tọa thiền kiết già mà không gián đoạn, chỗ dụng công như thế là cùng, nên nói hành, trụ, tọa, ngọa, in nhau.
Phải quán tất cả các Pháp không, ngoài lục trần không, tức trong lục căn không. Lục căn chẳng trước nhiểm lục trần, tức sự, tranh danh trục lợi và tất cả trong thế gian, mỗi việc thảy đều không.
Quán được nhứt thiết pháp không, tức là tọa. Tuy có chỗ tọa, thật ra chẳng ly tọa, nên gọi là “vô thượng thâm diệu thiền”.
Tọa cái tòa Như Lai, nguyện từ đây niệm, niệm hằng quán nhứt thiết pháp không.
2. Quán niệm
Đoạn trên đã thành lập cơ sở, song ta phải xem xét một niệm, do Tâm niệm hay miệng niệm. Nếu do miệng niệm, mà Tâm không khởi lấy gì có niệm?
Trong khi dùng một niệm so với một niệm ngàn muôn năm sau, hai lúc đó chẳng khác. Cái niệm trong ngàn muôn năm, tuy nhiều đến bất khả tư nghì (2) song chẳng qua như sóng sinh ra vô số vô lượng, dầu bao nhiêu tánh nước vẫn không thay đổi. Niệm số tuy nhiều, mà niệm sau không khác niệm trước, nên gọi muôn năm một niệm. Nếu tỏ được muôn năm một niệm, mới rõ trong khi một tiếng niệm Phật dứt đặng tám mươi ức kiếp sinh tử tội trọng, và mới biết từ bao nhiêu đời trước khởi sinh vọng niệm đọa lạc tam đồ, cho đến ngày nay bao nhiêu số niệm Phật đến thành Phật đạo, đều chẳng lìa một niệm ban đầu.
3. Thiệt tướng
Kinh Hoa Nghiêm nói:
Gây việc bởi lòng người”.
Đã biết tam thế chư Phật do Tâm tạo, thì ngày nay đối với tất cả cảnh chẳng phải Phật, đều có thể làm quán Phật. Chẳng hạn cảnh nào, bởi nó là giả hiện, vốn chẳng lìa tánh pháp giới. Nếu nương theo tánh pháp giới làm các phép quán, thì cảnh theo tâm mà biến đổi, không chổ nào chẳng đặng. Do phương tiện ấy phàm như chổ thấy cũng không thấy của nhãn căn, đều có thể mượn làm tiếng niệm Phật, mà nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, và ý căn, đối với ngũ trần cũng đều có thể mượn làm tiếng niệm Phật.
Cho đến mượn cõi ta bà làm cực lạc. Lục đạo chúng sinh làm chư thượng thiện nhơn (1). Các thứ liên trì, lầu các, thất bảo, thất trùng… Cũng tùy quán, tùy hiện. Tập lâu thuần thục, ta bà lần xa, Tịnh Độ càng gần. Chỗ tiếp xúc lục căn xa lần lục trần, thế mới đúng với chổ nơi của kinh Lăng Nghiêm:
Nhiếp hết lục căn, tịnh niệm liền nối. Quán như thế trước đem (2) tịnh tướng thay, gọi là hữu tướng, sau uế tướng (3) đã dứt, thì tịnh tướng cũng không còn, tánh thể làu làu nên gọi là Vô tướng.
4. Tùy hỷ
Phổ hiền bồ tát phát mười đại nguyện công đức tùy hỷ đứng vào thứ năm. Phàm thấy người làm các công đức mà phát tâm hoan hỷ thì công đức ấy ta cũng có phần trong đó, nên gọi là công đức tùy hỷ. Ta niệm Phật hoặc khuyên người niệm Phật, hoặc nghe thấy người niệm Phật mà phát tâm vui mừng khen ngợi đều có phần công đức cả.
Nếu như có tiếng người niệm, mà chưa tất là tiếng niệm Phật (1) hoặc khởi sinh tiếng mắng nhiết ta, hoặc chẳng phải tiếng người, như điểu, thú, thủy, phong…làm cho ta vui hay buồn.
5. Niệm pháp
Niệm Pháp có nhiều phương pháp, tùy người thích hợp chọn lấy một pháp trong kinh, chẳng nhứt định chừng lập ban châu tam muội (1) hay tọa nhứt hạnh tam muội (2).
Làm như thế cho được đại tấn rất khó, chi bằng hành tọa kim dụng tiện hơn gồm cả. Kinh Di Đà dạy trì danh hiệu. Quán kinh dạy các phép quán, vẫn có chỗ hay đều nên làm cả, hoặc trì danh hiệu lại phổ thông hơn.
Pháp trì danh hiệu, phải truy đỉnh (3) câu niệm Phật, phải lóng nghe câu niệm Phật. Hoặc là chỗ Tâm ấn (4) của Bổn Sư và chỗ Pháp Sư nói thập niệm (5) thảy đều dể làm mà rất thiết yếu.
Kẻ sơ học vào trường kỳ nhập hạ dể sinh tánh cẩu thả, chẳng bằng trước hết hết một thất (7 ngày) sau hai ba thất rồi đến tháng đến năm tánh cẩu thả bớt lần. Song không luận kiết thất, trường kỳ, đều cốt yếu là phải làm thinh chớ có nói năng mà niệm khó thuần nhứt.
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói:
Phải giết quách niệm đầu (7)
Nếu chẳng khởi thoại thì chẳng niệm nhiều câu Phật, chẳng giết đặng niệm đầu, pháp thân há đặng sống sao?
Làm theo pháp này: 1. khi khởi niệm; 2. Niệm gián đoạn mới có đầu câu niệm, nếu không thì bao nhiêu niệm cũng là một niệm, cho đều không còn cái một là gì. Chư Phật thường đều hiện tiền, như ban đêm trời thanh, thấy bao nhiêu ngôi sao sáng ánh. Cách tu 90 năm làm một kỳ, thân thường hành, miệng thường tụng, tâm thường niệm lục tự Di Đà không phút nào dứt.
(2) Nhứt hạnh Tam muội, Tâm cứ duy nhứt, chuyên tu một pháp chánh định, và một nghĩa nữa gồm đủ các công hạnh, từ khi phát Tâm đến thành Chánh Giác.
(3) Truy đỉnh, hết sức tinh tấn dõng mảnh, niệm một tiếng truy một tiếng, niệm một câu truy một câu, một mặt bước tới như gió cuốn mây tuôn, không cho gián đoạn, niệm cho phân minh, lóng nghe cho rành rẽ. Bao nhiêu tinh thần đều chú hết vô câu niệm Phật.
(4) Tâm ấn: Khẩu truyền Tâm thọ, không chỉ nghe ở câu vâng, phải lấy tinh thần lãnh hội, rồi ghi gắn vào lòng.
(5) Thập niệm là mười câu niệm Phật. Quán vô lượng thọ kinh nói: Đủ 10 câu niệm 10 niệm lục tự Di Đà (khênh những 10 câu niệm, 10 vạn câu mà tập niệm cũng chẳng được ích gì).
(7) Niệm gián đoạn mới có đầu câu niệm, nếu không thì bao nhiêu niệm cũng là một niệm, cho đều không còn cái một là gì.
6. Sách tấn
7. Bất xả
Pháp tinh tấn hữu vi của thế gian, đều có sinh có diệt, thì không thể nối nhau lâu dài, vì chẳng nối nên ngày nay niệm: hoặc khi khởi niệm từ tháng này năm nọ, song thế nào cũng có gián đoạn. Dụng công sơ lược như thế thì Tâm cẩu thả dễ sinh.
Đức Khổng Tử đứng đầu sông xem nước than rằng: “Trôi luôn như thế không trở lại, ngày đêm chẳng ngừng ư!” Nay ta mượn cái dòng nước ngày đêm chẳng ngừng ấy mà quán. Hoặc mượn tiếng nước tuôn chẳng ngừng ấy dùng nối niệm của ta mà quán.
Nước tuôn chẳng ngừng là tại bản tánh của nó, hoặc có ngừng bởi đất đá ngăn. Thế thì cái niệm ấy chẳng dứt hoặc có dứt bởi vọng tưởng xen vào, song đất đá chỉ ngăn được tướng nước, mà tánh nước vẫn không ngăn.
8. Hàng ma
Sơn Đại Sư nói: “ Cái bịnh thiền không nên phóng lúng nó, phải tưởng như hột châu đã chìm mất lâu đời, nay tuy tầm được nên thận trọng, chớ nên mừng.”
(1) hy kỳ: là chuyện lạ, ít có.
9. Trị vọng
Niệm Phật không được nhất Tâm, là bởi vọng tưởng xen vào. Vọng tưởng sinh bởi ngũ căn đối ngũ trần làm nhiễu động ý căn. Hoặc ý căn vọng động buột kéo ngũ căn tuy không đối trần cũng do tưởng nghĩ.
10. Chánh niệm
11. Thích nghi
Tâm kinh nói: “Sắc tức là không, không tức là sắc. Chỉ đặng cái tâm không, thấy cùng chẳng thấy nào có khác nhau”. Hoặc còn có nghi theo kinh Kim Cang nói:
Người ấy cầu tà đạo”.
12. Giải hành
Tu pháp niệm Phật Tam muội chẳng ngoài cái hiểu, và làm như trước đã nói, muốn làm phải rõ lý cho thông đạt, khi làm mới khỏi sai lầm. Nếu chỉ có Tâm nghe rõ nghĩa cho là triệt ngộ, cũng như cơn đói mà nhìn cái bánh vẽ, thật chẳng ích gì. Tuy thông đạt nghĩa lý, khi đem thực hành, cái tri giải ấy, phải tảo trừ cho sạch, không còn dính một hào ly (1), chỉ để Tâm không mà niệm.
13. Bị cơ
Pháp tịnh độ đối với cõi trược, thật là phương pháp rất hợp bịnh. Thế giới ngày nay đủ cả ngủ trược (1), nghiệp chướng nhảy đầy, như tham, sân, si, sát, đạo, dâm, vọng… trược như thế mà không nói Pháp tịnh độ thì làm sao mà cứu nổi.
Danh nghĩa chữ Tịnh: Tịnh là không tạp, nếu tạp thì tuy kim thiện pháp cũng không thể nào làm hết trược đặng. Ví như nước tuy trong, dầu lấy cây thủy tinh mà quậy, đã quậy tất phải hổn trượt, thì vầng trăng kia tuy quang minh cũng không thể thấy được cái phản ảnh (2) của nó.
Bởi thế Đường Thiện Đạo Hòa Thượng nói “Tu tịnh nghiệp có chuyên, tạp hai thứ, chuyên tu mười phần đặng trọn cả mười, còn tạp tu trăm phần khó đặng một, hai.”
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát chỉ quyết về Tây Phương mà nói: “ Chuyên tu là một pháp môn tối yếu”. Người tu Tam muội, nên xem đó là kim chỉ nam.
14. Nghiêm thành
– Nhân ngay thẳng thì quả không vạy vò. Nếu y theo pháp niệm Phật, công thuần rồi thấy Phật cũng được, không thấy Phật cũng được.
Như niệm Phật chẳng y theo Pháp, hoặc công chẳng đến tột, thì có sở đắc là ma, không sở đắc là si ám. Bản thể chúng ta là Phật, chưa thành Phật là bởi nhiều kiếp đến nay khởi hoặc tạo nghiệp, phát sinh món món tập khí, như tham sân, sát, đạo, dâm, vọng.
Người tu nếu niệm Phật, công đã tột rồi, thì khi đối với cảnh duyên, không có một mảy phát sinh các món ấy. Cũng như tứ chi đã chặt đứt, không bao giờ liền lại được.
Discussion about this post