Con người thời nay muốn thay đổi tự nhiên, đã hiểu sai câu nói “người định thắng trời”. Câu nói này là của người xưa nói, ý nghĩa của người xưa nói không sai, họ đã hiểu sai. “Nhân định thắng thiên”, con người nhất định có thể thắng tự nhiên, đem nó sửa sai, dốc hết vào phát triển trên khoa học, dùng phương pháp khoa học để thay đổi tự nhiên. Tự nhiên xảy ra thiên tai, nguyên nhân là gì? Quý vị thay đổi nó thì phiền hà đã đến. Người xưa thuận theo tự nhiên, ví như sinh con dạy cái, người xưa là tự nhiên. Con cái đã đến nhà quý vị, trong nhà quý vị đời đời kiếp kiếp tích đức tu phước, cho nên trẻ con của quý vị, có phước báo, có trí tuệ, đều đến nhà quý vị, vì sao vậy? Cảm ứng! người người đều biết đạo lý này, nhà nhà đều biết chân tướng sự thật này, cho nên trong nhà bần hàn không sao cả, phải tích đức, con cháu sẽ phát đạt. Họ hiểu được đạo lý này. Người thời nay không tin tưởng những đạo lý này, cho rằng trí tuệ của mình, tri thức của mình đủ để có thể thay đổi tự nhiên. Thay đổi rồi, tác dụng phụ mang đến chính là thiên tai nhiều như vậy. Đối với con người mà nói, mang đến cho quý vị rất nhiều rất nhiều bệnh tật, không khỏe mạnh. Môi trường của quý vị sống mang đến những thiên tai, bất kể là tự mình, bất kể là gia đình, bất kể là môi trường sinh sống, tất cả đều là do nghiệp lực chiêu cảm ra, chứ không phải tự nhiên. Nói thật với quý vị, là tự làm tự chịu, quý vị còn nói thiên tai này là của tự nhiên, quý vị không phải đã hàm oan tự nhiên rồi sao? Đem tất cả những thiên tai bất thiện, trách nhiệm đều nhường cho tự nhiên, đây có tội lỗi.
Người xưa nếu gặp phải những thiên tai như vậy, họ sẽ phản tỉnh, thậm chí trai giới tắm rửa, sám hối, bỏ ác làm lành, cải tà quy chánh, để hoa giải thiên tai. Có đạo lý ! Vì sao vậy? Là tội lỗi của mình tạo thành, sửa đổi làm mới thì thiên tai bên ngoài có thể hóa giải. Cho nên mỗi con người sanh tồn ở thế gian, có thể đội trời đạp đất, có thể lập công lập đức. Ân giáo dục của thầy giáo, con người nhất định là thầy giáo và cha mẹ hợp tác mà dạy nên. Nếu như chỉ có một phương diện không có một phương diện kia, thì người này không thể thành tựu. Nhất định là hai phương diện phối hợp lẫn nhau. Dạy hiếu cha mẹ khó ở mở miệng, cha mẹ không nói được: Ta là cha mẹ của con, nhất định con phải hiếu thảo với ta. Lời này không nói ra được. Cho nên hiếu dưỡng cha mẹ cần ai dạy? thầy giáo dạy. Phụng sự sư trưởng, thầy giáo cũng không thể nói: Tôi là thầy giáo của quý vị, quý vị phải tôn trọng tôi. Điều này ai nói? Cha mẹ nói, cha mẹ dạy con cái tôn sư trọng đạo. Thầy giáo dạy học sinh hiếu dưỡng cha mẹ. Thầy giáo dạy chúng sanh, cho dù dạy nhiều hơn nữa, rộng hơn, sâu hơn, gốc rễ của nó vẫn là hiếu dưỡng cha mẹ. Nếu như không có cái gốc rễ này thì không có cành lá, không có hoa quả. Cây này là cây phước, phước báu lớn. Ngoài ra một cây nữa là cây trí tuệ.
Cho nên lúc xưa tiểu học lễ nhập học rất đơn giản long trọng, đó là cái gì? Đó là giáo dục của cuộc sống, bây giờ không có nữa. Xã hội ngày nay vì sao thành ra thế này? Người đọc sách xưa đều hiểu rõ, vì sao? Cổ thánh tiên hiền đều đã nhắc đến, tất cả đều là tâm hành bất thiện chiêu cảm ra, thiện tâm thiện hạnh không có nữa. Không những quý vị không thấy được, nghe cũng nghe không được, không ai nói.
Discussion about this post