Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không
Bất luận là phiền não gì khởi hiện hành, khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, bất luận là sự việc gì, chỉ cần niệm vừa mới khởi, niệm thứ hai chính là A Di Đà Phật.
Điều này tốt, một mặt có thể đè bẹp được phiền não, mặt khác kết nối được với con đường của A Di Đà Phật, nhất hướng chuyên niệm, cầu sanh Tịnh Độ, sợi dây này đã kết nối được rồi. Đây là phương pháp tu học vô cùng thù thắng.
Lậu tận Tỳ Kheo, chữ lậu này, dưới đây nói là trì lậu, tức là một tên khác của phiền não. Trong Kinh Phật thường dùng chữ này để làm tiêu biểu.
Phiền não hiện hành, hiện là hiện tại, hành là hành động, hiện nay chúng ta thường nói là phát tác. Hiện tại phiền não quí vị phát tác rồi, tham, sân, si, mạn phát tác rồi, oán hận não nộ phiền phát tác rồi, làm cho tâm liên tục, tản mạn không ngừng, nên gọi là lậu. Lúc phiền não này phát tác, nó từng cái từng cái nối tiếp nhau, nên gọi là Liên chú.
Đoạn này nói về tâm chính là ý niệm. Bồ Tát Di Lặc nói với chúng ta, một cái khảy móng tay có ba mươi hai ức trăm ngàn niệm, niệm niệm thành hình, hình đều có thức, lời này là chân thật. Hiện tại các nhà lượng tử vật lý học chứng minh rồi. Khoa học, khoa học tối cao chứng minh sự việc này là thật, không phải là giả.
Niệm đầu tiên phiền não khởi lên rồi, niệm thứ hai lại là phiền não, niệm thứ ba vẫn là phiền não nối tiếp phát sanh, vậy thì phiền phức rồi.
Quí vị nên biết một khảy móng tay, ví dụ như niệm tham, có bao nhiêu niệm tham?
Ba mươi hai ức trăm ngàn niệm.
Đơn vị là trăm ngàn, bách thiên là một trăm ngàn, đổi cách tính theo cách nói của người Trung Quốc là ba trăm hai mươi triệu, quí vị xem một cái búng tay, phiền não của quí vị là ba trăm hai mươi triệu, một giây đồng hồ, một giây chúng ta khảy nhanh thì được mấy lần?
Tôi tin có người có thể khảy được năm lần, một giây đồng hồ.
Nếu như một giây khảy năm lần vậy thì bao nhiêu niệm?
Một ngàn sáu trăm triệu, trong một giây một ngàn sáu trăm triệu vọng niệm. Vọng niệm này toàn là tham.
Thứ này lợi hại biết bao.
Tham, sân nhuế, ngu si, ngạo mạn, hoài nghi, năm phiền não lớn. Sự hoài nghi này chuyên môn đối với Thánh giáo, hoài nghi đối với Thánh Hiền nhân, hoài nghi đối với Phật Bồ Tát. Vậy là quí vị cũng hết cách rồi. Dùng tâm hoài nghi để mà học tập, quí vị không đạt được gì cả.
Pháp thế xuất thế gian phải dùng tâm thái như thế nào, quí vị mới có thể thực sự cầu được?
Chân thành cung kính.
Vì sao vậy?
Cổ Thánh Tiên Hiền truyền lại là tâm pháp, từ trong tự tánh mà lưu xuất ra.
Nếu như quí vị không chân tâm, quí vị làm sao có thể tương ưng với họ?
Quí vị không tiếp thu được, họ dùng chân tâm, ta dùng vọng tâm, hai tâm này khác nhau, vọng tâm làm sao có thể biết những thứ ở trong chân tâm?
Chân tâm biết được vọng tâm, vọng tâm không biết được chân tâm.
Lúc tôi mới học Phật, thầy giáo khích lệ thế hệ tuổi trẻ chúng tôi, phải phát đại tâm hoằng pháp lợi sanh tục Phật huệ mạng, điều này và Cổ Nhân nói Vị vãng Thánh kế tuyệt học, vị thiên hạ khai thái bình là cùng một ý nghĩa, tục Phật huệ mạng hoằng pháp lợi sanh là cùng một ý nghĩa.
Nói rất đơn giả, làm thì không phải là việc dễ dàng. Thầy giáo sau khi khích lệ phân tích giảng giải cho chúng tôi nghe.
Thầy nói chúng ta không bàn về Phật Pháp, bàn về pháp thế gian. Quí vị không thông đạt về pháp thế gian thì quí vị không thể cứu thế.
Pháp thế gian không nói những điều khác, chỉ đơn thuần nói một bộ sách của Trung Quốc. Niên hiệu Càn Long biên tập Tứ Khố Toàn Thư, đây là một bộ tùng thư của Trung Quốc.
Quí vị một đời có thể học được không?
Chúng tôi nghe xong đều sững người.
Quí vị nếu học không thông, quí vị có thể làm được Kế tuyệt học sao?
Quí vị có thể làm được Tục Phật huệ mạng sao?
Sự thật này bày ra trước mắt. Đại Tạng Kinh trong Phật Pháp, học Phật phải thông Phật Pháp, phải thông thế pháp. Thông Phật Pháp khế lý, thông thế pháp là khế cơ.
Pháp thế xuất thế gian đều phải thông điều này mới được, chúng ta suy nghĩ xem thực sự không làm được. Thầy giáo nói là sự thật, đích thực là làm không được, làm không được cũng phải làm.
Dùng phương pháp gì để làm?
Thầy giáo truyền cho tôi một phương pháp gồm bốn chữ, chí thành cảm thông, thông là pháp thế xuất thế gian đều phải thông.
Dùng phương pháp gì để thông?
Cảm ứng. Cầu cảm ứng.
Dùng điều gì để cầu?
Thành, chân thành. Chân thành đến cực điểm liền cảm thông được. Đây là điều đầu tiên quí vị phải đầy đủ được tâm thái như vậy, chân thành đến cực điểm.
Phương pháp, tổ tông chúng ta nói:
Đạo dạy học, quí ở chuyên, Phật Pháp, Tổ Sư Đại Đức đã nói, Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, đây là phương pháp, dùng tâm chân thành, dùng phương pháp này ta học một bộ Kinh, một môn thâm nhập.
Bộ Kinh này học bao lâu?
Học đến cảm thông là được. Phải thực sự học đến cảm thông, cho nên một môn này quí vị ngày ngày đọc nó, kiên nhẫn miệt mài, một tâm một ý, trong tâm ngoài Kinh này ra không có thứ gì nữa, không can thiệp gì cả, trong tâm chỉ có một bộ Kinh Vô Lượng Thọ này.
Người trung căn, đó không phải nói là người thượng thượng căn, người căn tánh bậc trung, khoảng ba năm, năm năm họ liền đắc định.
***
Discussion about this post