TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017 (Giảng lần thứ 4)
PHẨM 24: TAM BỐI VÃNG SANH: Ba Bậc Vãng Sanh
Tập 318
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Giảng tại: Tịnh Tông Học Viện Australia.
Thời gian: Ngày 11 tháng 3 năm 2016.
Dịch giả: Minh Tâm và Thích Thiện Trang.
Kính chào: chư vị Pháp sư, quý vị đồng học, mời an tọa. Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo: “A-xà-lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt-ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng-già, chư chúng trung tôn” (3 lần)
Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 757, hàng đầu tiên, tiêu đề là 妙果“Diệu quả”. Mời xem kinh văn:
【由此見佛。生彼國中。得不退轉。乃至無上菩提。】
“Do thử kiến Phật, sanh bỉ quốc trung, đắc bất thoái chuyển, nãi chí Vô-thượng Bồ-đề” (Do đó thấy Phật, sanh trong cõi ấy, được bất thoái chuyển, cho đến Vô-thượng Bồ-đề).
Chúng ta xem chú giải của Niệm Lão. Phía trước chúng ta học qua ba bậc vãng sanh, đều là dạy chúng ta cầu sanh Tịnh-độ thì nhất thiết phải đầy đủ điều kiện. Bậc thượng, bậc trung, bậc hạ, tóm lại mà nói, đó chính là “Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”. Tại sao lại có ba bậc chín phẩm? Vì phát tâm cầu nguyện, nhưng tâm chân thành của chúng ta, tâm thanh tịnh của chúng ta, tâm cung kính của chúng ta, mỗi người đều có sự sai biệt, cho nên trong quả báo có bốn độ ba bậc chín phẩm. Trong chú giải, Niệm lão nói với chúng ta, 本解崇尚他佛,或疑有昧心宗“Bổn giải sùng thượng tha Phật, hoặc nghi hữu muội Tâm-tông”(Lời giải thích này đề cao tha Phật, có người nghi liệu có trái ngược với Tâm-tông hay không?), Tâm-tông là Thiền-tông, có trái ngược với điều mà Thiền-tông nói hay không, 茲引三論,以為佐證“Tư dẫn tam luân, dĩ vi tá chứng”(Giờ dẫn ba bộ luận, để làm bằng chứng), tiếp theo có ba đoạn.
Thứ nhất, Yếu Giải của Đại sư Linh Phong, trong Di Đà Kinh Yếu Giải của Đại sư Ngẫu Ích nói, 問:佛既心作心是,何不竟言自佛,而必以他佛為勝,何也“Vấn: Phật ký tâm tác tâm thị, hà bất cánh ngôn tự Phật, nhi tất dĩ tha Phật vi thắng, hà dã”(Hỏi rằng: Phật đã do tâm này làm ra, sao lại không nói tự Phật, mà phải cho tha Phật là thù thắng, vì sao vậy?). Hà dã chính là vì sao vậy. Hỏi được rất hay, tâm đã làm Phật, tâm đã là Phật, chính là tâm mình làm Phật, tâm mình là Phật, tại sao không dứt khoát nói tự Phật là được rồi, hà tất lại dùng tha Phật là thù thắng? Thắng là thù thắng, tha Phật là A Di Đà Phật. Có người đưa ra vấn đề như vậy, hà dã là vì sao vậy. Tiếp theo là giải đáp của Đại sư Ngẫu Ích, 此之法門,全在了他即自“thử chi Pháp môn, toàn tại liễu tha tức tự”(Pháp môn này, toàn ở hiểu rõ tha Phật chính là tự Phật). Câu nói này quan trọng, liễu là minh liễu, là thông đạt, tha là A Di Đà Phật. Câu này nói rất hay, Pháp môn này, Pháp môn Tịnh-độ, Pháp môn tín nguyện trì danh vãng sanh, toàn bộ ở liễu tha tức tự, liễu là minh liễu, thông đạt, tha là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật chính là chính mình. Lục tổ Thiền-tông Đại sư Huệ Năng, khi khai ngộ đã nói năm câu, năm câu đó chính là báo cáo tâm đắc của ngài, giống như Luận văn Tiến sĩ của trường học ngày nay. Sau khi Ngũ tổ nghe xong, liền truyền y bát cho ngài, không giảng phần sau của kinh nữa, tại sao vậy? Bởi ngài minh bạch toàn bộ rồi. Câu nói sau cùng trong năm câu đó là: “Đâu ngờ Tự-tánh, có thể sanh vạn pháp”. Trong vạn pháp này, bao gồm Thế giới Tây Phương Cực Lạc, bao gồm A Di Đà Phật. Thế giới Cực Lạc từ đâu ra vậy? Là do Tự-tánh chúng ta biến hiện. A Di Đà Phật từ đâu đến vậy? Cũng do Tự-tánh biến hiện ra. Tất cả các hiện tượng khắp pháp giới hư không giới, ở đây dùng một chữ “tha” làm đại biểu.
Phải biết rằng tự và tha là một chứ không phải hai, tại sao vậy? Bởi Tự-tánh là một, trong Tự-tánh không có tự và tha. Mười phương cõi nước chư Phật do Tự-tánh hiện, Thế giới Cực Lạc trang nghiêm bậc nhất cũng là do Tự-tánh hiện; Thế giới này, mười pháp-giới là Tự-tánh sở hiện, sáu đường luân hồi cũng là do Tự-tánh hiện, rời khỏi Tự-tánh, thì không có một pháp có thể đạt được. Sự việc này, đồng học học Phật không thể không làm rõ ràng, không thể không làm sáng tỏ. Làm rõ ràng, sáng tỏ rồi, thì công phu đắc lực, quý vị mới thật buông xuống được. Vì sao quý vị không buông xuống được? Bởi chưa làm rõ ràng. Không biết rằng toàn bộ vũ trụ, theo lời nói của nhà Phật thì: biến pháp giới hư không giới do Tự-tánh hiện, Tự-tánh của ai? Tự-tánh của chính mình. Ngoài chính mình thì gọi là ‘tha’, là quý vị khởi lên vọng tưởng phân biệt mới có ‘tha’, nếu không có vọng tưởng phân biệt, thì tự và tha là một, không phải hai. Đây là câu nói quan trọng nhất trong Phật pháp, không thể không biết. Làm rõ ràng, làm minh bạch rồi, thì vấn đề ở phía trước này không còn nữa, phía trước biến thành điều gì? Vọng tưởng phân biệt chấp trước, trong Tự-tánh không có những thứ này.
Nói 若諱言他佛“Nhược húy ngôn tha Phật”(Nếu kiêng kỵ nói tha Phật), quý vị kiêng kỵ nói tha Phật, đó là thế nào? 則是他見未忘“Tắc thị tha-kiến vị vong”(chính là tha-kiến chưa hết). Tức biên-kiến của quý vị chưa hết, biên-kiến là hai bên, tự là một bên, tha là một bên. Kiến-hoặc của quý vị chưa đoạn, đối của ngã-kiến là nhân-kiến, đối của tự-kiến là tha-kiến, những điều này là căn bản của lục đạo luân hồi. Vì sao có lục đạo? Lục đạo chính là từ trong kiến-hoặc sai lầm mà sanh ra. Quý vị xem, đoạn kiến-tư-hoặc rồi, thì lục đạo liền không còn nữa, chứng được A-la-hán, siêu vượt lục đạo luân hồi. Chúng ta xem tiếp, 若偏重自佛,卻成我見顛倒。又悉檀四益,後三益事不孤起。儻不從世界深發慶信,則欣厭二益,尚不能生,何況悟入理佛“Nhược thiên trọng tự Phật, khước thành ngã–kiến điên đảo. Hựu Tất-đàn tứ ích, hậu tam ích sự bất cô khởi. Thảng bất tùng thế giới thâm phát khánh tín, tắc hân yếm nhị ích, thượng bất năng sanh, hà huống ngộ nhập lý Phật”(Nếu chú trọng tự Phật, lại thành ngã-kiến điên đảo. Lại nữa, trong bốn lợi ích Tất-đàn, thì ba sự lợi ích sau không phát khởi. Nếu chẳng phát niềm tin thích sâu xa từ Thế-giới Tất-đàn, thì hai thứ lợi ích: yêu thích và nhàm chán, còn không sanh được, huống là ngộ nhập lý-tức-Phật). Chỗ này là dẫn chứng Tứ-tất-đàn thường nói trong kinh Phật, điều thứ nhất trong Tứ-tất-đàn là Thế-giới Tất-đàn, tiếp theo là Vị-nhân Tất-đàn v.v, đều phải từ Thế-giới Tất-đàn mà phát niềm tin thích sâu xa, thì hai lợi ích yêu thích và nhàm chán, mới sanh khởi được, mới có thể ngộ nhập Lý-tức-Phật.
Tiếp theo là lời mà Tịnh-tông thường nói, 唯即事持達理持,所以彌陀聖眾現前,即是本性明顯。往生彼土,見佛聞法,即是成就慧身,不由他悟。法門深妙,破盡一切戲論,斬盡一切意見。唯馬鳴、龍樹、智者、永明之流,徹底擔荷得去。其餘世智辯聰,通儒禪客,盡思度量,愈推愈遠,又不若愚夫婦老實念佛者“Duy tức sự trì đạt lý trì, sở dĩ Di Đà Thánh chúng hiện tiền, tức thị Bản–tánh minh hiển. Vãng sanh bỉ độ, kiến Phật văn pháp, tức thị thành tựu tuệ thân, bất do tha ngộ. Pháp môn thâm diệu, phá tận nhất thiết hý luận, trảm tận nhất thiết ý kiến. Duy Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Vĩnh Minh chi lưu, triệt để đam hà đắc khứ. Kỳ dư thế trí biện thông, thông Nho Thiền khách, tận tư độ lượng, dũ suy dũ viễn, hựu bất nhược ngu phu phụ lão thật niệm Phật giả”(Chỉ cần sự trì thì đạt được lý trì, cho nên đức Di Đà và Thánh chúng hiện tiền, chính là Bản-tánh hiện ra, vãng sanh cõi ấy, gặp Phật nghe pháp, chính là thành tựu huệ-thân, không phải do người khác ngộ. Pháp môn này thâm diệu, phá hết tất cả hý luận, chặt sạch hết thảy ý kiến. Chỉ có bậc như ngài Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Vĩnh Minh, mới triệt để gánh vác được. Ngoài ra những kẻ thế trí biện thông, thông Nho khách Thiền, dù hết sức suy lường, thì càng suy cứu càng xa, lại chẳng bằng với những ông già bà lão thật thà niệm Phật). Lời này nói được hay, chân tướng sự thật này ai biết được? Bồ-tát Mã Minh, người tạo Đại Thừa Khởi Tín Luận; Bồ-tát Long Thọ, là Tổ sư của tám tông phái Đại-thừa; Đại sư Trí Giả, Đại sư Thiên Thai, là Tổ sư của tông Thiên-thai; ngài Vĩnh Minh Diên Thọ, là Tổ sư đời thứ sáu của Tịnh-độ-tông chúng ta, những người này đều là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, những vị ấy triệt để hiểu rõ. Nói cách khác, ngoài bậc thật sự đại triệt đại ngộ ra, bậc đại ngộ tiểu ngộ thông thường đều làm không được. Thế trí biện thông, trong đó có đại ngộ, có tiểu ngộ; thông Nho, là Đại đức nhà Nho các thế hệ; khách Thiền là tông-môn, là Đại đức trong Thiền-tông, có tiểu ngộ đại ngộ, họ chưa triệt ngộ. Tiểu ngộ là Thanh-văn Duyên-giác, đại ngộ là Tam-hiền Bồ-tát. Thập-trụ, thập-hạnh, thập Hồi-hướng là Tam-hiền Bồ-tát. Quý ngài tận lực suy lường, càng suy cứu càng xa, nếu quý ngài muốn biết, dựa vào trí huệ chính mình để suy cứu, thì càng suy cứu càng xa, càng suy cứu càng sai thôi! Ngược lại không bằng những ông già bà cả thật thà niệm Phật. Tại sao thế? Bởi trong tâm họ không có vọng tưởng, không có tạp niệm, không có phân biệt chấp trước, một câu Phật hiệu niệm đến cùng. Đây chính là 潛通佛智,暗合道妙“Tiềm thông Phật trí, ám hợp đạo diệu”(ngầm thông Phật trí, thầm hợp diệu đạo), những ông lão bà lão này niệm Phật niệm lâu rồi, thì hoát nhiên sáng tỏ thôi. Sau khi sáng tỏ rồi thì làm sao? Thì một câu Phật hiệu niệm đến cùng, niệm đến khi họ vãng sanh. Họ cũng sẽ không nói thẳng ra cho người khác, tại sao vậy? Không phải họ không hiểu cảnh giới đó, không phải không nói, mà nói rồi người nghe không hiểu. Ngầm hợp đạo diệu, đường hướng, cực vi diệu rồi.
Lão Tổ tông, những người triệt ngộ này dạy cho chúng ta, một môn thâm nhập, huân tu lâu dài, đọc sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa kia, đây đều là ngầm thông với trí của Phật, thầm hợp với đạo vi diệu. Thời gian lâu rồi, đến khi nào? Một môn thâm nhập, đọc sách ngàn lần, công đức của việc này là gì? Công là công phu, đức chính là thu hoạch của quý vị, quý vị đạt được gì? Công phu là đoạn phiền não, công đức là khai trí huệ. Trí huệ không phải ở bên ngoài, bên ngoài không có trí huệ. Điều học được từ bên ngoài, là tri thức; còn từ bên trong khai phát ra, là trí huệ. Trí huệ, khai ngộ thì có trí huệ, có tiểu ngộ, có đại ngộ, có đại triệt đại ngộ. Thông thường đọc sách ngàn lần, được tiểu ngộ; thêm ngàn lần, đạt đại ngộ; thêm ngàn lần nữa, được đại triệt đại ngộ, đây gọi là ngầm thông, đây gọi là thầm hợp. Đây là điều thứ nhất mà Niệm lão trích dẫn, để thảo luận vấn đề này, từ Yếu Giải của Đại sư Ngẫu Ích.
Đoạn tiếp theo từ Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận. Cư sĩ Bành Tế Thanh trong thời kỳ Càn Long nhà Thanh, ngài có chú giải cho Kinh Vô Lượng Thọ, chú giải đó tên là Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận. Vị này, là Cư sĩ tại gia, thông Tông thông Giáo, Hiển Mật viên dung, là đại thiện tri thức một thời. Trong chú giải này dùng cách thức hỏi đáp để giúp chúng ta đoạn nghi sanh tín. 問“Vấn”(Hỏi), có người hỏi, nêu ra vấn đề, 臨終見佛“Lâm chung kiến Phật”(lúc lâm chung thấy Phật), Phật mà thấy được, 為是自佛,為是他佛。若他佛者,心外取佛,即成魔業。若自佛者,想力所成,虛妄不實,云何往生“vi thị tự Phật, vi thị tha Phật. Nhược tha Phật giả, tâm ngoại thủ Phật, tức thành ma nghiệp. Nhược tự Phật giả, tưởng lực sở thành, hư vọng bất thật, vân hà vãng sanh”(đó là tự Phật, hay là tha Phật. Nếu là tha Phật, lấy Phật ngoài tâm, thì thành nghiệp ma. Nếu là tự Phật, do sức nghĩ tưởng mà thành, là hư vọng không thật, thì làm sao vãng sanh được?), hỏi rất hay. Chúng ta không có hỏi vấn đề này, không nghĩ đến, nếu có người nghĩ đến: tự Phật, tha Phật, rất có khả năng là nghĩ đến vấn đề này, thì vấn đề này chướng ngại quý vị không vãng sanh được.
Chúng ta xem xem Bành Cư sĩ giải đáp thế nào, tiếp theo đáp: 自佛他佛,總成戲論。人我相忘,自他不異“Tự Phật tha Phật, tổng thành hý luận. Nhân ngã tướng vong, tự tha bất dị”(Tự Phật tha Phật, đều thành hý luận. Hết tướng nhân ngã, thì tự tha không khác). Hai câu nói này đã giải quyết cho chúng ta rồi. Trong tâm quý vị còn có “tự Phật”, còn có “tha Phật”, đó là thế nào? Là chưa buông xuống phân biệt chấp trước. Học Phật nhất thiết phải quên tướng nhân ngã, phải buông xuống tướng-nhân tướng-ngã. Nửa phần trước của Kinh Kim Cang dạy chúng ta, “vô ngã-tướng, vô nhân-tướng, vô chúng-sanh-tướng, vô thọ-giả-tướng”, đó là địa vị nào? Là A-la-hán, cảnh giới của người Tiểu-thừa. Bốn tướng chưa phá là người nào? Phàm phu sáu đường thì bốn tướng chưa phá. Bốn tướng phá rồi là tiểu Thánh. Chúng ta phải biết điều này, phiền phức của chúng ta là ở chỗ này, có vọng-tưởng, có phân-biệt, có chấp-trước. Thật sự nói đến công phu, thường thức Phật học của chúng ta hơn những ông cụ bà lão, nói được rất mạch lạc, nhưng luận trên công phu thì không bằng với họ, tại sao vậy? Bởi họ đã không phân biệt nữa, không chấp trước rồi, thì cao hơn chúng ta. Tâm họ thanh tịnh, họ không có ô nhiễm, tâm họ bình đẳng, họ không có phân-biệt, họ vẫn còn có vọng-tưởng, vọng-tưởng quá vi tế, họ không có cách nào, nhưng họ cũng không nghĩ đến, chúng ta phải biết điều này. Cho nên, những ông cụ bà lão niệm Phật này, chúng ta không bằng họ, chúng ta đối với lý luận của Phật dường như biết được không ít, kỳ thực thua kém họ xa lắm, vọng-tưởng tạp niệm của chúng ta nhiều hơn họ, tâm họ thanh tịnh hơn chúng ta, bình đẳng hơn chúng ta, họ vãng sanh Thế giới Cực Lạc không có chướng ngại, chúng ta vãng sanh có chướng ngại, những sự thật này không thể không biết.
Công phu của chúng ta ngay trong đời sống hằng ngày. Kinh Kim Cang là Đại sư Huệ Năng khai ngộ từ bộ kinh này. Cho nên bộ kinh này đặc biệt nổi tiếng, mức độ nổi tiếng nhất trong kinh điển ở Trung Hoa. Kinh Kim Cang, mọi người đều thích niệm kinh này, kinh này là Bát-nhã, là trí huệ, trí huệ chân thật, bất luận quý vị học Pháp môn nào, quý vị học tông phái nào, thì kinh này đều có thể giúp đỡ quý vị. Kinh này giúp quý vị điều gì? Giúp quý vị phá chấp-trước. Quý vị xem, nửa phần trước phá bốn tướng: vô ngã-tướng, vô nhân-tướng, vô chúng-sanh-tướng, vô thọ-giả-tướng, thật giúp chúng ta vãng sanh. Phá bốn tướng chính là đem bốn điều đó buông xuống, tại sao vậy? Vì là giả không phải thật. Quý vị chấp trước những điều đó là sai lầm, trong tâm có bốn điều đó, là nghiệp luân hồi, thì quý vị không thoát khỏi lục đạo luân hồi, bởi chính nó tạo ra lục đạo luân hồi. Vì thế, nửa phần sau của Kinh Kim Cang là Phật pháp Đại-thừa, không nói là bốn tướng, mà nói bốn kiến. Tướng, là chú trọng ở hiện tượng vật chất; kiến, hoàn toàn là ý niệm, chúng ta nói trong tâm. Tướng là vật lý, kiến là trong tâm, trong tâm như thế nào? Dấu vết cũng không có nữa. Phải phá: “ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến”, đó là Bồ-tát Đại-thừa. Phía trước là La-hán Tiểu-thừa, phía sau là Bồ-tát Đại-thừa, quý vị mới có thể viên mãn Bồ-đề. Phá bốn kiến rồi, thì sanh Thật-báo-trang-nghiêm-độ, phá bốn kiến chính là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Nếu không vãng sanh Thế giới Cực Lạc, thì quý ngài đi đến đâu? Đến Thật-báo-trang-nghiêm-độ của Thích Ca Mâu Ni Phật, là thế giới Hoa Tạng, được nói trong Kinh Hoa Nghiêm, Thế giới Hoa Tạng là Báo-độ của Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tướng không còn nữa, thì tự và tha là một không phải hai, chúng ta và A Di Đà Phật là một không phải hai, với Thích Ca Mâu Ni Phật cũng là một không phải hai. Quay đầu nhìn trở lại, thì chúng ta và địa-ngục ngạ-quỷ súc-sanh là một không phải hai, toàn là do Tự-tánh biến hiện ra. Tự-tánh là bình đẳng, thứ gì cũng không có, thế nhưng nó khởi dụng có thiện, có ác; niệm thiện làm thiện cảm ba đường thiện, niệm ác làm ác thì biến thành ba đường ác. Niệm không phải là thật, tướng cũng không phải là thật, nhưng chính chúng ta không biết, đem nó làm thật, cho nên ở trong đó chịu khổ chịu nạn. Nếu như rõ ràng chân tướng sự thật, thật hiểu rõ rồi, thì mới thật sự buông xuống được. Tại sao khó buông đến như vậy? Tại sao buông xuống không được? Bởi giả mà cho rằng thật, phiền phức ở chỗ này. Ai biết là giả? Người đại triệt đại ngộ, Pháp-thân Bồ-tát. Phía trước nói: ngài Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Vĩnh Minh đều là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, quý ngài không vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, cũng ở Thế giới Hoa Tạng. Cho nên ghi nhớ: ‘Quên tướng nhân ngã, thì tự tha không khác’.
Xem tiếp đoạn dưới, 諸佛法身,湛然常寂“Chư Phật Pháp-thân, trạm nhiên thường tịch”(Pháp-thân chư Phật, trạm nhiên thường tịch). Pháp-thân của chư Phật, cũng chính là Pháp-thân của chính mình, trạm nhiên thường tịch. Câu này nói gì? Câu này là pháp hỷ sung mãn, rời khổ một cách rốt ráo, được vui rốt ráo. Trạm nhiên là thanh tịnh, thanh tịnh bình đẳng đến tột cùng. Thường tịch, trong đây thứ gì cũng không có, không có mười pháp-giới y chánh trang nghiêm, cũng không có Thật-báo-trang-nghiêm-độ của chư Phật. Tịnh-độ-tông đã thêm vào phía sau của “thường-tịch” một chữ “quang”, thành Thường-tịch-quang Tịnh-độ. Thường-tịch-quang Tịnh-độ ở đâu? Không nơi nào không có, không lúc nào không có. Chúng ta có ở trong Thường-tịch quang hay không? Có. Chúng ta ở Thường-tịch-quang, mà không thấy được Thường-tịch-quang, ai thấy được? Phía trước đã nói: ngài Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Vĩnh Minh, quý ngài thấy được. Không những thấy được, mà quý ngài còn an trụ trong Thường-tịch-quang. Thường-tịch-quang không có tướng, nhưng có thể hiện tất cả tướng, lúc không hiện tướng không thể nói nó không, không thể nói nó không; lúc hiện tướng không thể nói nó có, đây là cảnh giới nào? Khế nhập cảnh giới này được đại tự tại, được đại tịch định, được đại an lạc. Mục tiêu cuối cùng của học Phật chính là Thường-tịch-quang Tịnh-độ, chúng ta phải vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, sau cùng viên chứng Thường-tịch-quang, viên mãn chứng được Thường-tịch-quang, đó gọi là viên mãn, cứu cánh viên mãn Phật.
Tiếp theo là Cư sĩ Bành Tế Thanh giải đáp cho chúng ta vấn đề này, 以本願故,感應道交“dĩ bổn nguyện cố, cảm ứng đạo giao”(Bởi vì bổn nguyện, nên cảm ứng đạo giao). Như 48 nguyện của A Di Đà Phật, 48 nguyện không phải vì chính mình, mà nguyện nguyện đều vì những chúng sanh khổ nạn do mê mà không giác, là vì họ. Chúng sanh có khổ, không có vui, đây là chúng sanh có cảm, thì Phật Bồ-tát có ứng; chúng sanh có cảm, họ có mê, thì Phật Bồ-tát ứng đến, quý ngài chỉ có giác, quý ngài không còn mê, cảm ứng đạo giao, vậy là hiện mười pháp-giới, vậy là hiện sáu đường luân hồi. Người thông thường chúng ta có thể biết có thể nhận thức vũ trụ, hoặc nói là vạn hữu, Phật pháp nói là vạn pháp, là cảm ứng đạo giao. 即自即他,無虛無實,唯一真如,周遍法界“Tức tự tức tha, vô hư vô thực, duy nhất Chân-như, chu biến pháp-giới”(Tự chính là tha, không hư không thật, chỉ một Chân-như, biến khắp pháp-giới), bốn câu này nói rất hay, đây là thật-tướng của các pháp, chúng ta thường nói là chân-tướng sự thật, bốn câu này là chân-tướng sự thật. Tự tha là một không phải hai, tự là do Tự-tánh của ta hiện ra, tha cũng là Tự-tánh của ta biến hiện ra. Tự-tánh của ta năng sanh năng biến; tha với vạn pháp, với toàn thể vũ trụ là sở sanh sở hiện. Năng sở là một không phải hai, cho nên tự tha, tự tức là tha, không hư không thực. Hư là hư không, thứ gì cũng không có; thực là hiện tượng, Sâm-la vạn tượng, thiên biến vạn hóa, không thể hình dung được.
Bồ-tát Di Lặc nói với chúng ta, thời gian một niệm dài bao nhiêu? Khoa học ngày nay: dùng giây làm đơn vị thời gian. Một giây đồng hồ, hiện tượng hư thực này sanh diệt bao nhiêu lần trong một giây? Bồ-tát Di Lặc nói với chúng ta, một búng tay có 32 ức trăm ngàn niệm, ý niệm như vậy. Một búng tay này có bao nhiêu ý niệm? 32 ức trăm ngàn, đơn vị là trăm ngàn. Một trăm ngàn là mười vạn, 32 ức nhân 10 vạn, thành 320 ngàn tỷ, một búng tay có 320 ngàn tỷ lần. Một giây có thể búng bao nhiêu lần? Để tôi búng có thể búng được 5 lần, tôi có thể búng được 5 lần, búng được nhanh, búng 5 lần. Người trẻ tuổi sức khỏe tốt, tinh thần rất tốt, họ có thể búng được 7 lần. 320 ngàn tỷ nhân thêm 7, thành 2240 ngàn tỷ, là một giây. Trong một giây sanh diệt 2240 ngàn tỷ lần, chúng ta không cách nào tưởng tượng được. Nói lời chân thật, hiện tượng này ở ngay trước mắt, gần sát bên thân thể nhất, thêm nữa chính là tất cả vật ngoài thân, tất cả người sự và vật đều là sóng dao động trong 1 phần 2240 ngàn tỷ giây. Hay nói cách khác, mỗi một dao động sóng chính là một hiện tượng, không phải giả. Thế nhưng chúng ta không cách nào nắm bắt được tần suất này, không những không có cách nào nắm bắt, thực tế nói khái niệm cũng không có, ai có khái niệm này? Một giây chúng ta sanh diệt bao nhiêu lần rồi? 2240 ngàn tỷ lần, ai biết được? Cho nên thực hiện tám chữ này rồi: “tự chính là tha, không hư không thực”, tám chữ này để hình dung một niệm, cũng chính là 1 phần 2240 ngàn tỷ của giây, tự chính là tha, không hư không thực. Cho nên không thể nghĩ bàn, quý vị nghĩ không được, quý vị cũng không cách nào nói, nói không ra. Quý vị nói một câu này mất bao nhiêu giây? Ghi nhớ, một giây là 2240 ngàn tỷ. Hai câu tiếp theo đã đem thật-tướng nói ra rồi, đây là sự thật, “duy nhất Chân-như, chu biến pháp-giới”. Vậy có thể chấp-trước hay không? Không thể chấp-trước, không cách nào chấp-trước. Không còn chấp- trước, không còn phân-biệt, đó là cảnh giới của Pháp-thân Bồ-tát.
眾生依於業緣,幻有分段。如居屋下,不見天日“Chúng sanh y ư nghiệp duyên, huyễn hữu phân đoạn. Như cư ốc hạ, bất kiến thiên nhật”(Chúng sanh dựa vào nghiệp duyên, huyễn hữu phân đoạn, giống như sống trong phòng, chẳng nhìn thấy mặt trời). Nêu một ví dụ, chúng sanh hoàn toàn là dựa vào nghiệp, nghiệp này là gì? Nghiệp là tạo tác, tạo nghiệp. Khởi tâm động niệm là ý nghiệp, ý đang tạo tác. Khởi tâm động niệm vi tế nhất, chính là điều vừa mới nói, một ý niệm này xuất hiện, tiêu mất rồi, thời gian bao lâu? Là một phần 2240 ngàn tỷ giây. Cũng chính là nói, trong một giây nó đã sanh diệt 2240 ngàn tỷ lần, đơn vị là ngàn tỷ. Cho nên gọi là huyễn hữu phân đoạn, từng đoạn từng đoạn. Tốc độ của nó quá nhanh, ý-thức của chúng ta phân-biệt, thức-thứ-bảy chấp-trước, phân-biệt không kịp, chấp-trước càng không kịp, cho nên phân-biệt chấp-trước là ảo giác, là vọng tưởng, không phải thật. Về phân đoạn, trong kinh Đại-thừa Phật nói, từ Bát-địa trở lên thì nhìn thấy đối với chân tướng sự thật, định công của Bồ-tát Bát-địa, quý ngài thấy được rất rõ ràng hiện tượng dao động sóng vi tế như vậy. Đây là nói với quý vị, trước Thất-địa vẫn mơ hồ, tới Đăng-địa thì có thể thấy được, nhưng không rõ ràng, đến Bát-địa mới rõ rõ ràng ràng, lên trên là Cửu-địa, Thập-địa, Thập-nhất-địa, Đẳng-giác, Diệu-giác thì xem là thập-nhị-địa.
Cho nên khởi tâm động niệm vi tế của chúng sanh và chúng ta không biết, đây thì không thể biết được. Niệm thô, tham sân si mạn nghi, niệm thô thì chúng ta biết, rất rõ ràng, ý niệm này rất thô, thời gian rất dài. Biết rồi thì làm thế nào? Biết rồi phải hiểu được nghiệp nhân quả báo tự làm tự chịu, không thể oán trời trách người. Oán trời trách người là sai rồi, tội càng nặng hơn, tại sao vậy? Bởi không liên quan đến trời đến người. Trời ở đây là bao gồm toàn bộ tự nhiên, không liên quan đến thế giới tự nhiên, không liên quan đến tất cả chúng sanh, hoàn toàn là tự làm tự chịu. Chính chúng ta khởi tâm động niệm phải đoạn ác tu thiện, ngôn ngữ phải dứt ác tu thiện, hành vi phải đoạn ác tu thiện, thì chúng ta mới được thiện quả, mới không thọ ác báo. Nếu không biết tu hành ở chỗ này, tu sửa ý niệm sai lầm, thì khi quả báo không thiện hiện ra, quý vị làm sao thoát khỏi được? Không thể được, đây là nhân quả. Cho nên hiểu rõ nhân quả rồi, thì người đó quyết định không tạo ác, họ cũng không khởi ác niệm cực kỳ vi tế, đó gọi là chân tu. Chúng sanh không hiểu rõ chân tướng sự thật, không hiểu rõ: chỉ một Chân-như, biến khắp pháp-giới, cho nên nương theo nghiệp duyên, huyễn hữu phân đoạn, vừa mới nói rồi, từng đoạn từng đoạn, một đoạn chính là một ý niệm, ghi nhớ, trong một giây có 2240 ngàn tỷ phân đoạn, nhiều phân đoạn như vậy. “Như ở trong phòng, không thấy mặt trời”, chúng ta sống trong phòng ốc, nên mặt trời bên ngoài bị căn nhà che mất rồi, không nhìn thấy được.
念力誠堅,幻緣斯淨“Niệm lực thành kiên, huyễn duyên tư tịnh”(Niệm lực chân thành kiên cố, thì dứt sạch huyễn duyên). Niệm lực, ở đây là nói niệm Phật chân thành kiên cố, niệm lực chân thành kiên cố, chúng ta niệm Phật phải nắm chặt mấy chữ này: chân thành kiên cố. Kiên cố, tuyệt đối không thể đổi đề mục, điều tối kỵ nhất là vọng-tưởng phân-biệt chấp-trước, điều này phiền phức. Lúc niệm Phật nói cầu đạt, chính là một câu Phật hiệu, ngoài câu Phật hiệu ra, ý niệm nào cũng không có, vậy thì đúng rồi. Dứt sạch huyễn duyên, là tâm thanh tịnh đã hiện tiền, tâm bình đẳng hiện tiền rồi, tâm thanh tịnh là sự-nhất-tâm-bất-loạn, tâm bình đẳng là lý-nhất-tâm-bất-loạn, đến cảnh giới này thì nhất định được sanh. Không những nhất định được sanh, mà quý vị muốn đi khi nào, thì đi khi ấy, được tự tại! 如撤屋蔀“Như triệt ốc bộ”(Như bỏ đi mái nhà), như mở mái nhà của căn nhà ra rồi, thì nhìn thấy mặt trời, ở trong nhà, ‘ốc bộ’ chính là mái nhà. 天日豁然。任運往生,還同本得“Thiên nhật hốt nhiên. Nhậm vận vãng sanh, hoàn đồng bổn đắc”(bỗng nhiên thấy mặt trời. Tùy ý vãng sanh, vẫn là vốn được). Người này niệm Phật vãng sanh, nhậm vận là tự tại, niệm đến sự-nhất-tâm, niệm đến lý-nhất-tâm, vãng sanh tự tại rồi, muốn đi lúc nào thì đi lúc đó, muốn khi nào tái lai thì có thể tái lai, được đại tự tại.
此論掃盡一切分別 “Thử luận tảo tận nhất thiết phân biệt”(Luận này đã quét sạch tất cả phân biệt), luận này chính là lời của Bành Cư sĩ, đem toàn bộ tất cả phân biệt quét trừ sạch sẽ rồi, tự Phật, tha Phật, 自他生佛總成戲論“tự tha sanh Phật tổng thành hý luận”(Tự và tha, chúng sanh và Phật đều thành hý luận), hý luận chính là lời nói đùa, không phải lời chân thật. Chân thật thì thế nào? Điều chân thật nói không ra được, trong tâm quý vị rõ rõ ràng ràng, nhưng quý vị không cách nào biểu đạt được. Không phải người cùng cảnh giới với quý vị, thì họ nghe không hiểu, họ không thấy được. Nhất định phải cùng tầng bậc với quý vị, thì họ sẽ gật đầu, sẽ mỉm cười, xác xác thực thực, là: dứt bặt ngôn ngữ, dừng hết suy nghĩ. 唯一真如湛寂周遍。任運往生極樂,還在本心之內“Duy nhất Chân–như trạm tịch chu biến. Nhậm vận vãng sanh Cực Lạc, hoàn tại bổn tâm chi nội”(Chỉ một Chân-như vắng lặng, biến khắp pháp-giới. Tùy ý vãng sanh Cực Lạc, vẫn vốn ở trong tâm). Tâm quá lớn rồi, chúng ta không rời khỏi tâm, Thế giới Cực Lạc cũng ở trong tâm này. Cho nên, chúng ta không ra khỏi tâm này. Tâm này là ‘lớn không có bờ ngoài, nhỏ không có giới hạn’, nó là chân thật, tại sao vậy? Bởi nó không có sanh diệt, không sanh không diệt, nó tràn đầy trí huệ, tràn đầy đức hạnh, cũng tràn đầy tướng tốt. Toàn cả vũ trụ là do nó biến hiện ra, nó không phải là vật chất, nó không phải là hiện tượng tinh thần, nó cũng không phải là hiện tượng tự nhiên, nhưng nó có thể hiện ra hiện tượng tự nhiên, có thể hiện ra hiện tượng tinh thần, có thể hiện ra hiện tượng vật chất, thật sự là vạn đức vạn năng, không có nó không được.
Chúng ta xem tiếp đoạn sau cùng, cuối cùng là trích dẫn Di Đà Kinh Sớ Sao, của Đại sư Liên Trì. 《彌陀疏鈔》云:著事而迷理“Di Đà Sớ Sao vân: trước sự nhi mê lý”(Di Đà Sớ Sao nói: Chấp sự mê lý), chấp-trước sự, cho sự là thật, hoàn toàn không biết lý. Thì giống như, chữ “loại” này là hạng, giống như trẻ nhỏ, 蒙童讀古聖之書“mông đồng độc cổ Thánh chi thư”(Trẻ nhỏ đọc sách của cổ Thánh), trẻ nhỏ đọc sách của Thánh xưa, thì đương nhiên không hiểu. 昏稚未開“Hôn trĩ vị khai”(Trẻ hôn mê chưa thông suốt), hôn là hôn mê, trĩ là trẻ em của mẫu giáo, trí tuệ trẻ em chưa mở, chưa lưu lộ ra, 僅能讀文,了不解義“Cẩn năng độc văn, liễu bất giải nghĩa”(siêng năng đọc văn, mà không hiểu nghĩa). Cho nên trẻ em của mẫu giáo, dùng giáo trình gì? Tốt nhất là dạy chúng nhận biết chữ, không cần dạy chúng đọc sách, dạy chúng từng chữ từng chữ một, chúng sẽ cảm thấy rất có hứng thú. Đọc sách, như đọc Tam Tự Kinh, Bách Gia Tánh, Thiên Tự Văn, đọc những sách này, giáo trình cho trẻ thơ; nên vào lúc bốn, năm tuổi; đọc những sách này tốt, xây dựng nền móng cho chúng. Cư sĩ Nhân Duyên Sanh đã soạn một bộ giáo trình, mà trường tư thục ngày xưa đã sử dụng, cho trẻ trước 15 tuổi. Đó là gốc của gốc, trước 12 tuổi thì nên dùng giáo trình này. 14, 15 tuổi có thể đọc kinh, chính là chú sớ của cổ Thánh tiên Hiền, chúng có thể đọc, thì trí tuệ của chúng dần dần mở thôi. Mầm non; và lớp một, hai, ba của tiểu học; vẫn chưa mở trí tuệ. Lớp bốn, năm, sáu, của tiểu học thì có thể; có thể đọc kinh, đọc kinh không chú trọng giảng giải, bởi vì trí nhớ của chúng tốt, nhưng trí tuệ chưa mở hoàn toàn. Trí tuệ mở vào sau 15 tuổi, sau 15 tuổi học tập kinh luận có thể giảng giải, có thể thảo luận, có thể nghe báo cáo tâm đắc của các bạn nhỏ. Trước 15 tuổi thì không cần giảng giải, không cần nghiên cứu thảo luận, không cần thiết, chỉ là học thuộc, niệm được càng thuộc càng tốt, đây gọi là đọc sách ngàn lần, tự thấy nghĩa kia, đạo lý ở đây. ‘Trẻ mê chưa thông suốt, siêng năng đọc văn, mà không hiểu nghĩa. 所謂終日念佛,不知佛念者也“Sở vị chung nhật niệm Phật, bất tri Phật niệm giả dã”(Đó gọi là suốt ngày niệm Phật, mà không biết Phật niệm ấy là gì).
Chúng ta tiếp tục xem, 執理而遺事,比貧士獲豪家之券,自云巨富,不知數他人寶,於己何涉“chấp lý nhi di sự, tỷ bần sĩ hoạch hào gia chi khoán, tự vân cự phú, bất tri số tha nhân bảo, ư kỷ hà thiệp”(Chấp lý mà bỏ sự, như bần sĩ được khế ước của nhà giàu, thì tự cho mình rất giàu, không biết số tài sản đó là của người ta, chẳng liên can gì đối với mình). Đại sư Liên Trì nêu ví dụ này, bần sĩ, sĩ là người có học, nhưng bần cùng không có phước báo. Họ có được một bằng khoán của gia đình người giàu, chính là một loại khế ước, ngày nay nói là chứng khoán, thì tự mình vui vẻ, phát tài rồi, được giàu to rồi! Không biết đó là tài sản của người khác, không liên quan đến chính mình, không thể đổi thành tiền của họ. 所謂雖知即佛即心“Sở vị tuy tri tức Phật tức tâm”(Đó gọi là tuy biết Phật chính là tâm), Phật thường nói điều này ở trong kinh Đại-thừa, 判然心不是佛者也“phán nhiên tâm bất thị Phật giả dã”(lại phán quyết rằng tâm không phải là Phật), Đây là nói về chúng ta. 是故約理則無可念。約事,則無可念中,吾固念之“Thị cố ước lý tắc vô khả niệm. Ước sự, tắc vô khả niệm trúng, ngô cố niệm chi”(Vì vậy, chấp lý thì không cần niệm. Chấp sự thì không cần niệm đúng, tôi kiên quyết niệm tới cùng). Không thể nói lý, lý quá sâu rồi, chúng ta nói lý cũng là hiểu biết nửa vời, không thấu triệt. Nếu thấu triệt được, thì không niệm cũng thành Phật, người đại triệt đại ngộ trong Thiền-tông, họ không niệm Phật, họ thành Phật rồi. Họ có thể đến Thế giới Cực Lạc hay không? Họ muốn đi thì đi thôi, họ không có chướng ngại. Tại sao vậy? Bởi họ đem chân tướng sự thật hoàn toàn làm rõ ràng, làm sáng tỏ rồi, niệm cũng được, không niệm cũng được. Hiện nay chúng ta chưa làm rõ ràng, chưa làm sáng tỏ, nên chúng ta vẫn chấp tướng, chúng ta nói nhân quả, chấp tướng, thiện nhân thiện quả, ác nhân ác báo, niệm A Di Đà Phật, đó là một câu vạn đức hồng danh, quả báo chiêu đến là viên mãn rốt ráo. Tốt! Thì chúng ta chấp tướng niệm Phật, cho nên Pháp môn niệm Phật là chỉ phương lập tướng, không phải là Không-tông, không phải là Tánh-tông. Phương pháp của Pháp môn này là nói cho quý vị biết Thế giới Tây Phương Cực Lạc, thì quý vị nhận định Tây Phương, không sai. Có Thế giới Cực Lạc, trong Thế giới Cực Lạc có A Di Đà Phật, quý vị đều xem là thật, tương lai niệm Phật sau cùng vãng sanh, sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, ở Phàm-thánh-đồng-cư-độ. Phải biết điều này, ngày nay chúng ta ở Phàm-thánh-đồng-cư Uế-độ của thế giới Ta Bà. Thế giới Tây Phương Cực Lạc cũng là Phàm-thánh-đồng-cư, nhưng là Tịnh-độ không phải Uế-độ, mức độ thanh tịnh đó rất tương tự với Thật-báo-độ, và Phương-tiện-độ, thật thanh tịnh, không phải là giả, dễ dàng vãng sanh.
Sau ví dụ thì rõ ràng rồi, 所謂雖知即佛即心,判然心不是佛者也。是故約理則無可念“sở vị tuy tri tức Phật tức tâm, phán nhiên tâm bất thị Phật giả dã. Thị cố ước lý tắc vô khả niệm”(Cho nên tuy biết Phật chính là tâm, mà phán quyết rằng tâm không phải là Phật. Vì thế chấp lý thì không cần niệm). Nói theo lý, tất cả pháp đều là do Tự-tánh lưu xuất ra, Phật là gì? Phật chính là Tự-tánh, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, cho nên nói theo lý thì không cần niệm. Nói theo sự thì sao? 約事,則無可念中,吾固念之“Ước sự, tắc vô khả niệm trúng, ngô cố niệm chi”(Chấp sự, thì không cần niệm đúng, tôi kiên quyết niệm tới cùng), chúng ta lão lão thật thật niệm Phật. Tại sao vậy? Bởi trong kinh Đại-thừa nói “niệm tức vô niệm, vô niệm mà niệm”, niệm và vô niệm là bằng nhau. 故理事雙修,即本智而求佛智。夫然後謂之大智也“Cố lý sự song tu, tức bổn trí nhi cầu Phật trí. Phu nhiên hậu vị chi đại trí dã”(Nên lý sự song tu, dựa và bổn trí mà cầu Phật trí. Rốt cuộc phàm phu được gọi là đại trí vậy). Đây là phương pháp rất tốt, thật sự là đại trí, tại sao vậy? Bởi quý vị vĩnh viễn rời khỏi sáu đường luân hồi, vĩnh viễn rời khỏi mười pháp-giới rồi, đây là trí huệ chân thật. Không có trí huệ chân thật, thì không ra khỏi mười pháp-giới, không ra khỏi sáu đường luân hồi. Thật có thể vượt khỏi, đó chính là chân thật trí huệ. Quý vị có thể tin tưởng Pháp môn này, có thể tin tưởng những lời khai thị này của Đại sư Liên Trì, ngài đem lý và sự giảng rõ ràng rồi. Chúng ta có thể lý sự song tu, tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh-độ, sanh đến Tịnh-độ vĩnh viễn vượt khỏi luân hồi, ở Thế giới Cực Lạc chắc chắn một đời thành Phật.
又《疏》云:然著事而念能相繼,不虛入品之功“Hựu Sớ vân: Nhiên trước sự nhi niệm năng tương kế, bất hư nhập phẩm chi công”(Sách Sớ Sao lại nói: Dù chấp sự mà niệm được liên tục, thì không uổng công, sẽ vào phẩm vị). Thật thà niệm, thật làm, một câu Phật hiệu niệm đến cùng, thì vào phẩm, chín phẩm, quý vị vãng sanh Thế giới Cực Lạc, quý vị nhất định có phần trong chín phẩm. Nếu như 執理“chấp lý”, chấp-trước lý, chấp-trước lý như thế nào? 心實未明“Tâm thực vị minh”(tâm thật chưa rõ), thì quý vị không niệm Phật, thì quý vị không cầu Tịnh-độ rồi, 反受落空之禍“phản thọ lạc không chi họa”(trái lại rớt vào chịu nạn của cái không). Vậy là như thế nào? Quý vị vào sáu đường luân hồi như cũ, quý vị không ra khỏi mười pháp-giới, thiệt thòi quá lớn rồi. Trong Sao, tức là trong Di Đà Kinh Sớ Sao, Sao cũng là do Đại sư Liên Trì làm. Chúng ta xem Văn Sao, 《鈔》曰:假使騁馳狂慧,耽著頑虛。於自本心,曾未開悟,而輕談淨土,蔑視往生,為害非細“Sao viết: Giả sử sính trì cuồng tuệ, đam trước ngoan hư. Ư tự bản tâm, tằng vị khai ngộ, nhi khinh đàm Tịnh độ, miệt thị vãng sanh, vi hại phi tế”(Sao nói: Giả sử chạy theo cuồng huệ, sa vào chấp ngoan không. Đối với bản tâm, chưa từng khai ngộ, mà khinh chê Tịnh-độ, miệt thị vãng sanh, là thiệt hại không nhỏ). Phi tế, tức không phải việc nhỏ, đó là hại lớn, không phải hại nhỏ. Tự chúng ta nhất định phải nhận biết chính mình, là đối với bản tâm, chưa từng khai ngộ, chưa đại triệt đại ngộ, tôi tin rằng mọi người chúng ta đều sẽ không động ý niệm này, đều biết chính mình chưa khai ngộ. Thông thường học Thiền, học Giáo dễ bị, Giáo-hạ chưa có khai ngộ, mà tự cho mình đại khai viên giải, đem tiểu ngộ xem thành triệt ngộ, hiểu lầm rồi; trong Tông-môn được một chút định công, thực tế nói họ chưa đại triệt đại ngộ, mà cho rằng đại triệt đại ngộ, cho rằng minh tâm kiến tánh rồi, có người đem Tịnh-độ giới thiệu cho họ, họ không thể tiếp nhận, họ cho rằng chính họ đã thành Phật rồi. Có loại người cuồng huệ này hay không? Có, chúng ta ở trong ngoài nước đều nhìn thấy. Nên chính mình phải rõ ràng.
Tiếp theo nói, đây là trong kinh Đại-thừa thường xuyên nói, 豁達空,撥因果“khoát đạt không, bát nhân quả”(Thông đạt không, bài trừ nhân quả), là không tin tưởng nhân quả báo ứng, 莽莽蕩蕩招殃禍者“mãng mãng đãng đãng chiêu ương họa giả”(bỏ đi sự tướng nên chiêu tai họa). Tai họa này chính là lại đi vào sáu đường, đến lục đạo mà không phải là trời người, đi đến ba đường ác để luân chuyển nữa, đây gọi là đại họa. 讀者當三復斯言“Độc giả đương tam phục tư ngôn”(Người đọc cần nên đọc lại lời này ba lần), chính là ba câu nói này: ‘Thông đạt không, bài trừ nhân quả, bỏ đi sự tướng nên chiêu cảm tai họa’, phải niệm ba câu này thêm mấy lần, để cảnh cáo chúng ta, 慎勿執理廢事“thận vật chấp lý phế sự”(cẩn thận đừng chấp lý bỏ sự), không thể chấp-trước lý, cần phải tu trên sự, chúng ta vẫn là chấp tướng. Tịnh-tông là chỉ phương lập tướng, đi vào từ cửa ‘có’, không phải vào từ cửa ‘không’; vào từ cửa ‘sự’, không phải vào từ cửa ‘lý’, thế nhưng phía sau của nó có lý luận cao thâm, thể tánh của nó là Chân-như Tự-tánh, là thật tướng của các pháp, cho nên chúng ta không thể kiêng kỵ A Di Đà Phật. 輕視淨土“Khinh thị Tịnh-độ”(khinh thường Tịnh-độ), 自招殃禍“tự chiêu ương họa”(thì tự chiêu cảm tai họa), đó chính là đặc biệt đại sai lầm rồi. Bậc Thượng-bối thượng-sanh, chúng ta tạm thời kết thúc ở chỗ này.
Tiếp theo là đoạn lớn thứ hai, 中輩“Trung bối”(bậc trung). Bậc trung cũng chia thành hai đoạn, đoạn trước là 因行“nhân hạnh”, trong nhân hạnh có hai đoạn nhỏ, đoạn thứ nhất 發心專念“Phát tâm chuyên niệm”. Mời xem kinh văn:
【其中輩者。雖不能行作沙門。大修功德。當發無上菩提之心。一向專念。阿彌陀佛。】
“Kỳ trung bối giả. Tuy bất năng hành tác Sa-môn. Đại tu công đức. Đương phát Vô-thượng Bồ-đề chi tâm, nhất hướng chuyên niệm: A Di Đà Phật”(Người bậc trung là, tuy không thể làm hạnh Sa-môn, tu công đức lớn; nhưng cần phải phát tâm Vô-thượng Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm: A Di Đà Phật).
Chúng ta xem chú giải của Niệm lão, 《略論》云:中輩生者,有七因緣“Lược Luận vân: Trung bối sanh giả, hữu thất nhân duyên”(Sách Lược Luận nói: người sanh bậc trung, có bảy nhân duyên), chính là nói có bảy sự việc. Thứ nhất, 發無上菩提心“Phát Vô-thượng Bồ-đề tâm”(Phát tâm Vô-thượng Bồ-đề). Trong Kinh Vô Lượng Thọ đã nói, cương lĩnh quan trọng nhất của ba bậc chín phẩm, tất cả đều là ‘Phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm’, câu nói này quá quan trọng rồi. Trong Yếu Giải, Đại sư Ngẫu Ích, đem 8 chữ này tóm gọn đơn giản hơn, biến thành 4 chữ, là ‘tín nguyện trì danh’, tín nguyện chính là tâm Bồ-đề, trì danh chính là nhất hướng chuyên niệm. Nói rất hay, càng đơn giản càng hay. Thật sự tin sâu không nghi, chúng ta tin tưởng lời Phật nói, phương Tây có Thế giới Cực Lạc, Thế giới Cực Lạc có A Di Đà Phật, không có chút hoài nghi nào, hoàn toàn tin tưởng, tiếp nhận rồi, phát nguyện cầu sanh Tịnh-độ, phát nguyện thân cận A Di Đà Phật, chúng ta hy vọng đi đến Thế giới Cực Lạc, học tập với A Di Đà Phật, A Di Đà Phật là thầy của chúng ta, chúng ta là học trò ngoan của Ngài, đó chính là tâm Vô-thượng Bồ-đề, phải phát tâm như vậy, là điều kiện đầu tiên của vãng sanh. Thứ hai, là nhất hướng chuyên niệm, 一向專念無量壽佛“nhất hướng chuyên niệm Vô Lượng Thọ Phật”, là sự thực hành của tín nguyện. Nếu không có nhất hướng chuyên niệm, thì tín nguyện đó là không thật sự, tín nguyện đó không kiên cố, không chắc chắn, chưa chắc được vãng sanh. Cho nên làm sao thực hành tín nguyện? Nhất hướng chuyên niệm, vậy thì đã thực hành rồi, liền nắm được điều kiện vãng sanh rồi. Sanh đến Thế giới Cực Lạc, phẩm vị cao hay thấp, đó là công phu niệm Phật của quý vị sâu hay cạn, công phu niệm Phật gì? Thành-phiến, công phu thành-phiến, sự-nhất-tâm-bất-loạn, lý-nhất-tâm-bất-loạn, đó là công phu. Niệm Phật chưa có công phu thì sao? Công phu chưa thành-phiến, thì sanh hạ-hạ-phẩm của Phàm-thánh-đồng-cư-độ. Công phu thành-phiến rồi, công phu thành-phiến thì sanh Phương-tiện-hữu-dư-độ, ở ba phẩm hạ, là công phu thành-phiến; niệm đến sự-nhất-tâm-bất-loạn, thì sanh ba phẩm thượng trong Phương-tiện-hữu-dư-độ; niệm đến lý-nhất-tâm-bất-loạn, thì sanh Thật-báo-trang-nghiêm-độ, thành Pháp-thân Bồ-tát, đó là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật.
Thế nhưng nguyện thứ 20 trong 48 nguyện, trong nguyện văn có câu nói, chỉ cần sanh đến Thế giới Cực Lạc, dù là phẩm vị nào, đều làm Bồ-tát A-duy-việt-trí. Nguyện này quá hy hữu rồi, Bồ-tát A-duy-việt-trí là bậc Bồ-tát nào? Là Bồ-tát chứng đắc viên mãn ba loại bất-thoái-chuyển. Thứ nhất là không thoái chuyển của Tiểu-thừa, là vị-bất-thoái, từ Sơ-quả Tiểu-thừa trở lên thì địa vị không thoái nữa, đó là vị-bất-thoái. Thứ hai là hạnh-bất-thoái, hạnh-bất-thoái là Bồ-tát. Bồ-tát độ chúng sanh không dễ dàng, nhưng quý ngài sẽ không thoái tâm, mãi mãi độ chúng sanh, khổ nạn thế nào cũng nhẫn được, cho nên họ vãng sanh vào ba phẩm trên của cõi Phương-tiện. Niệm đến lý-nhất-tâm, thì đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, họ chính là Pháp-thân Bồ-tát, sanh cõi Thật-báo. Sanh Thật-báo-độ, là niệm-bất-thoái, niệm niệm đều hướng về Tát-bà-nhã-hải, Tát-bà-nhã-hải là biển lớn của trí huệ, biển lớn trí huệ viên mãn, đó là niệm-bất-thoái. Vị-bất-thoái, hạnh-bất-thoái, niệm-bất-thoái, là Pháp-thân Bồ-tát mới có thể chứng đắc. Nói cách khác, vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, cho dù là hạ-hạ-phẩm vãng sanh Phàm-thánh-đồng-cư Tịnh-độ mà chúng ta đã nói, nhưng sanh đến Thế giới Cực Lạc thì đạt được sự gia trì từ 48 nguyện của A Di Đà Phật, sự gia trì của vô lượng công đức, giúp chúng ta trên mặt đãi ngộ hoàn toàn đạt được tiêu chuẩn của Pháp-thân Bồ-tát. Cũng chính là nói khi chúng ta sanh đến bên đó, địa vị là địa vị lớp nho nhỏ, nhưng đãi ngộ là đãi ngộ của lớp Tiến sĩ, đây là pháp khó tin, ai chịu tin tưởng được?
Chưa đoạn được một phẩm phiền não, mà được hưởng thụ sự đãi ngộ của Pháp-thân Bồ-tát, chính là sự đãi ngộ của Thật-báo-trang-nghiêm-độ. Điểm tốt ở chỗ nào? Trí huệ thần thông đạo lực hầu như là giống với A Di Đà Phật. Nêu một ví dụ, A Di Đà Phật thần thông quảng đại, có thể phân vô lượng vô biên thân, Ngài có thể phân thân, phân thân để làm gì? Niệm niệm đều có không thể nghĩ bàn người niệm Phật vãng sanh Tịnh-độ, A Di Đà Phật cần phân thân tiếp dẫn, đi tiếp dẫn họ. Có bao nhiêu người vãng sanh thì Phật hiện bấy nhiêu thân, người trên địa cầu chúng ta đây không nhiều, nhưng mười phương thế giới cộng lại thì quá nhiều rồi. Mỗi một ngày người vãng sanh vô lượng vô biên vô số, A Di Đà Phật tiếp dẫn họ. Chúng ta cũng có khả năng giống như A Di Đà Phật, phân vô lượng vô biên thân, chúng ta phân thân làm gì? Chúng ta phân thân đến vô lượng vô biên chư Phật sát-độ, đi lễ Phật, đi cúng dường Phật, chúng ta có năng lực này, bởi A Di Đà Phật gia trì, một vị Phật cũng không sót. Lễ Phật là tu phước, nghe Phật giảng kinh thuyết pháp là tu huệ, cũng chính là phước huệ song tu. Cho nên Thế giới Cực Lạc dễ dàng thành tựu, vậy thì không chỉ có A Di Đà Phật đích thân dạy quý vị, mà quý vị còn được dạy bổ sung, mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai, đều đang dạy bảo quý vị. Nơi này của chúng ta, gặp một thiện tri thức cũng không được, đến Thế giới Cực Lạc, thì vô lượng vô biên chư Phật Như Lai đều làm thầy của quý vị, giúp quý vị thành tựu đạo nghiệp. Cho nên phải niệm Vô Lượng Thọ Phật, niệm A Di Đà Phật thì được, ngay trong câu danh hiệu A Di Đà Phật này đã bao gồm danh hiệu mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai, không sót một danh hiệu nào, còn bao gồm tất cả chư đại Bồ-tát, cũng không sót một danh hiệu nào. Phải tin tưởng, không nên đổi đề mục, không thể thay đổi, đây là niệm Phật, nhất hướng chuyên niệm. Trong bảy điều kiện, thì hai điều này quan trọng nhất: ‘Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm’.
三者,多少修善,奉持齋戒“Tam giả, đa thiểu tu thiện, phụng trì trai giới”(Ba là, tu nhiều hoặc ít điều thiện, phụng trì trai giới). Không phải yêu cầu hoàn toàn, hoặc nhiều hoặc ít phải tu một chút thiện, tùy duyên, tận tâm tận lực thì được. Phụng trì trai giới, trai là quá ngọ không ăn, là qua giữa trưa không ăn, đó là trai; giới, như ngũ giới, thập thiện nghiệp đạo, đó là thuộc về giới luật. Cho nên, Tịnh-độ-tông chúng ta là lấy niệm Phật làm chính, trong câu Phật hiệu này là trai giới viên mãn, đều ở trong câu Phật hiệu này. Chư vị siêng năng nghe một chút Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, ngài nói rất rõ ràng, là tâm chú của tất cả chư Phật, đó là Mật-tông, là giới luật mà tất cả chư Phật dạy cho chúng ta, tam tụ tịnh giới, cả thảy đều viên viên mãn mãn ở trong câu Phật hiệu này. Công đức Phật hiệu không thể nghĩ bàn, hiện tại người biết điều này không nhiều. Còn có rất nhiều người cho rằng, niệm Phật hiệu không bằng niệm chú, niệm A Di Đà Phật không bằng niệm Phật phương khác, bị bệnh rồi niệm Dược Sư Như Lai, cầu Phật Bồ-tát bảo hộ bình an thì niệm Bồ-tát Quán Thế Âm, đều cho rằng A Di Đà Phật vẫn không bằng. Kỳ thực một câu A Di Đà Phật, thì Bồ-tát Quán Thế Âm cũng ở trong đó, phải làm rõ ràng, phải làm thấu triệt, thì mới không đến nỗi sai lầm phương hướng. Cho nên phụng trì trai giới.
Thứ tư, 起立塔像“khởi lập tháp tượng”(xây dựng tháp tượng). Đây là gì? Đây là giúp đỡ chúng sanh kết duyên với Phật. Họ thấy được tháp, trong tâm có ấn tượng về tháp, thấy được tượng Phật, tượng Bồ-tát. Bởi vì niệm đó, nên nguồn gốc này rơi vào trong A-lại-da-thức vĩnh viễn thành hạt giống đạo, nói theo ngày nay là hoằng dương Phật pháp. Ngày nay chúng ta ấn tống kinh sách, đều là thuộc về điều này. Thứ năm, 飯食沙門“Phạn thực Sa-môn”(Dâng cơm Sa-môn). Thời xưa người xuất gia ôm bát khất thực, quý vị là đệ tử nhà Phật, thì quý vị có trách nhiệm, có nhiệm vụ phải cúng dường người xuất gia, họ đến khất thực phải cúng dường cho họ cơm, cơm này là cơm và thức ăn. Thứ sáu, 懸繒燃燈,散華燒香“huyền tăng nhiên đăng, tán hoa thiêu hương”(treo phan, thắp đèn, rải hoa, đốt hương). Đây đều là lợi ích chúng sanh, trong đó cũng cúng dường Phật Bồ-tát, cũng cúng dường quỷ thần, cúng dường chúng sanh sáu đường. Sau cùng 以此迴向,願生安樂“dĩ thử hồi hướng, nguyện sanh An Lạc”(Đem công đức đó hồi hướng, nguyện sanh An Lạc), bởi vì chúng ta phát tâm phát nguyện cầu sanh Tịnh-độ. Tụng kinh lễ Phật, tốt nhất là giảng kinh dạy học, ít nhất một tuần giảng một tiếng đồng hồ, đem công đức này hồi hướng, lợi ích rất lớn, giúp người sơ học giải đáp thắc mắc, đây đều là việc tốt, chúng ta cần phải nên làm, vả lại đồng tu xuất gia tại gia đều có thể làm. Chúng ta không có trí huệ, y theo điều này để tu học, có thể tăng trí huệ, có thể tăng phước đức, hồi hướng đều có thể giúp chúng ta vãng sanh.
Năm xưa tôi cầu học ở Đài Trung, thầy Lý thường xuyên khuyến khích chúng tôi, không có trí huệ, không có phước báo, lại đoản mạng, thầy nhìn thấy người trẻ tuổi như vậy, đều khuyên họ đến học giảng kinh. Tại sao vậy? Bởi giảng kinh có thể giúp quý vị tiêu tội nghiệp, tăng phước huệ, có thể thêm thọ mạng. Thọ mạng của tôi, lúc trẻ, bao nhiêu người nổi tiếng, xem tướng tính mạng cho tôi, đều kết luận giống nhau, thọ mạng chỉ có 45 tuổi. Thọ mạng sau 45 tuổi, là do công đức giảng kinh tu hành kéo dài thêm. Mạng có thể kéo dài, thì những bệnh tật thông thường, đều là việc nhỏ, tự nhiên sẽ ít đi, không có bệnh nặng gì. Đây là quả báo hiện đời trong Phật pháp, nói theo cách người thế gian, là được trí huệ, được giàu có, được mạnh khỏe, được sống lâu, vậy tại sao không làm? Phải hiểu được ý nghĩa thật sự trong đây, chân thật nghĩa, thì khi làm quý vị sẽ rất vui vẻ, hiệu quả vô cùng thù thắng. Chúng ta nhìn thấy ngay trong đồng tu chúng ta, thật làm nên thật đạt được, không phải một mình tôi đạt được, Hồ Tiểu Lâm đạt được rồi, Lưu Tố Vân đạt được rồi, còn có không ít đồng tu, người đạt được rất nhiều, được pháp hỷ sung mãn. Hôm nay thời gian hết rồi, chúng ta học đến đây thôi.
( Hết tập 318)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Chóng viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Discussion about this post