TẬP 164: NGŨ LUÂN,NGŨ THƯỜNG,TỨ DUY,BÁT ĐỨC CHÍNH LÀ KHÁI QUÁT TOÀN BỘ NỀN VH TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC.PHẬT PHÁP TRUYỀN VÀO ĐÃ LÀM PHONG PHÚ VÀ NÂNG NỀN VH NÀY LÊN. TRONG XH HIỆN THỜI CHÚNG CÓ THỂ DUNG HỘI MỌI QUỐC GIA,MỌI NỀN VH,MỌI TÍN NGƯỠNG KHIẾN CHO THẾ GIỚI NÀY CÓ THỂ THỰC SỰ HÓA GIẢI XUNG ĐỘT, KHÔI PHỤC AN ĐỊNH, HÒA BÌNH!
?Khổng Tử tổng hợp những truyền thuyết từ xưa, dùng văn tự ghi chép lại để lưu truyền cho hậu thế. Do vậy, chúng tôi tin trong Luận Ngữ có nhiều câu chẳng do Khổng Tử nói. Khổng Tử lão nhân gia nói Ngài suốt đời “thuật nhi bất tác”, “thuật” (述) là những điều ta nói vốn do người khác nói, do cổ thánh tiên hiền [đã nói], chứ không phải do mình nói, chính mình chẳng sáng tạo hay phát minh. “Tín nhi hiếu cổ” (tin tưởng, chuộng cổ), đối với truyền thuyết, Ngài tin tưởng, ưa thích. Do vậy, Ngũ Luân, Ngũ Thường, Tứ Duy, Bát Đức, trọn chẳng phải là đến thời Ngài mới có, chúng ta có lý do để tin [những thứ ấy] phải từ một vạn năm trở lên. Cổ nhân truyền lại những thứ tinh giản, quý vị mới dễ nhớ, mới không bị biến chất.
?Ngũ Luân là
?“phụ tử hữu thân, (cha con có quan hệ thân thiết)
?phu phụ hữu biệt, (vợ chồng có trách nhiệm khác nhau)
?quân thần hữu nghĩa, (vua tôi có nghĩa)
? trưởng ấu hữu tự, (lớn nhỏ có tôn ty,thứ tự)
? bằng hữu hữu tín” ( bạn bè giữ chữ tín)
Quý vị thấy rất dễ truyền, sẽ chẳng bị truyền sai, ngàn vạn năm vẫn một mực truyền xuống như thế.
?Ngũ Thường là thường đạo (đạo nghĩa thường hằng), vĩnh viễn chẳng thể thay đổi, đó là đạo, tức năm chữ :
“NHÂN – NGHĨA – LỄ – TRÍ – TÍN”
đều được đời đời truyền thừa trước khi có văn tự.
?Tứ Duy là:
“LỄ – NGHĨA – LIÊM – SỈ” bốn chữ ấy.
? Bát Đức là tám chữ :
“TRUNG – HIẾU – NHÂN – Ái
TÍN – NGHĨA – HÒA – BÌNH
Đó là văn hóa truyền thống, đặc sắc và tinh thần văn hóa Trung Quốc. Phát triển cho đến hiện tại, Tứ Khố Toàn Thư được biên soạn vào thời đại Càn Long chính là sách vở các đời tích lũy lại, quý vị hãy xem, sẽ thấy bất luận ai soạn sách, đều chẳng tách rời những nguyên tắc này. Do vậy, chúng ta dùng Ngũ Luân, Ngũ Thường, Tứ Duy, Bát Đức để khái quát toàn bộ văn hóa truyền thống của Trung Quốc từ xưa đến nay, chẳng thể nào vượt ra khỏi những nguyên tắc này.
?Đến đời Hán, Phật pháp truyền vào Trung Quốc, tuy chẳng phải là văn hóa bản thổ, nhưng những người Trung Quốc tâm lượng lớn, có thể bao dung, có thể dung hợp Phật pháp và văn hóa bản thổ thành một thể, như ông Thang Ân Tỷ (Arnodl J. Toynbee) đã nói: “Phật pháp phong phú văn hóa bản thổ của Trung Quốc, nâng cảnh giới lên cao hơn”. Phật pháp biến thành văn hóa của Trung Quốc; nói tới văn hóa Trung Quốc, chắc chắn chẳng thể tách rời Phật pháp, chúng ta có hiểu [điều này] mới yêu quý. Đặt Phật pháp qua một bên khoan nói tới, đối với những thứ của chúng ta, tức là nói Ngũ Luân, Ngũ Thường, Tứ Duy, Bát Đức của Trung Quốc, trong thời đại hiện tại, đi khắp địa cầu, bất luận nơi nào, những quốc gia, dân tộc khác biệt, tín ngưỡng, văn hóa khác biệt, đều có thể dung hội, chẳng chướng ngại. Đây là kinh nghiệm của bản thân chúng tôi trong mấy chục năm gần đây nhất, chúng ta nói rõ ràng, minh bạch, không ai chẳng ưa thích, đều tiếp nhận. Vì thế, tiến sĩ Thang Ân Tỷ nói: “Thế kỷ hai mươi mốt là thế kỷ của người Trung Quốc”. Có rất nhiều người hiểu lầm [câu nói ấy], tưởng người Trung Quốc xưng hùng xưng bá, chẳng phải vậy, mà là văn hóa truyền thống của Trung Quốc sẽ phổ cập toàn cầu, khiến cho thế giới này có thể thật sự hóa giải xung đột, khôi phục an định, hòa bình, hết thảy mọi người đều cần [điều này], chúng ta phải có sự nhận biết này. Phải giống như lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, phải biết báo ân, báo ân tổ tiên.
?Báo ( ân ) bằng cách nào? Phải thực hiện văn hóa truyền thống, tức là phải thực hiện Ngũ Luân, Ngũ Thường, Tứ Duy, Bát Đức, phải nghiêm túc thực hiện. Có như vậy mới là báo ân chân chánh. Quý vị thật sự làm được, hiệu quả sẽ vô cùng rõ rệt, thứ nhất là thân tâm khỏe mạnh. Phật pháp nói: “Tướng do tâm chuyển”. Thân tâm khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, sự nghiệp thuận lợi, xã hội an định, tiếp đó là trị quốc, bình thiên hạ. Thiên hạ bình, “bình” là bình đẳng, là đối đãi bình đẳng, cư xử hòa thuận. Vì vậy, xã hội trong thế kỷ hai mươi mốt hết sức cần đến học thuyết Khổng Mạnh và Đại Thừa Phật Pháp, ông Thang Ân Tỷ thấy chẳng sai!
Trích: TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA TẬP 010
Chủ giảng: PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
Discussion about this post