CHÚNG TA MUỐN GIÁC NGỘ, NHƯNG ĐẠI SƯ HOẰNG NHẤT DẠY RẰNG: PHẢI THỌ GIỚI MỚI HỌC GIỚI. BIẾT THỌ GIỚI, KHÔNG NÊN CHO RẰNG MÌNH ĐÃ ĐẮC GIỚI, TỰ XƯNG LÀ TỲ KHEO, ĐÂY LÀ ĐẠI VỌNG NGỮ…
Giới luật, nếu giới luật không còn thì Phật pháp cũng sẽ không còn. Nếu lễ không có thì Nho giáo cũng không còn. Nếu nhân quả không có thì Đạo giáo cũng không còn, đây là ba cái gốc của Nho Thích Đạo.
Ngày nay Nho Thích Đạo đều suy yếu, cũng có thể nói là suy đến tận cùng. Ai có thể phát tâm làm Nho Thích Đạo hưng thịnh trở lại, đó là người có đức lớn. Người này là đại thánh đại hiền, là Phật Bồ Tát tái sinh, không phải người như vậy họ không làm được. Ngài Ngẫu Ích đã làm thí nghiệm cho chúng ta thấy, ngài đầu tư công sức rất nhiều vào giới luật, nên lúc còn tại thế người ta gọi ngài là luật sư, chuyên nghiên cứu giới luật. Đầu năm dân quốc, đại sư Hoằng Nhất cũng là người nghiên cứu giới luật, thâm nhập luật tạng.
Đại sư Ngẫu Ích nói rằng: Trung quốc từ sau thời Nam Tống không còn tỳ kheo, vì sao vậy? Trong giới luật tỳ kheo nói rất rõ ràng, ít nhất phải có năm tỳ kheo truyền giới quý vị mới đắc giới được. Viên mãn nhất là tam sư thất chứng, mười vị tỳ kheo truyền giới mới đắc giới được. Hay nói cách khác, thời đại của ngài Ngẫu Ích không tìm được năm vị tỳ kheo, như vậy làm sao đắc giới? Thật sự tu giới luật, đại sư cung cấp cho chúng ta một phương pháp: Chiêm sát luân tướng. Tự mình nương vào Bồ Tát Địa Tạng, tinh tấn tu hành trì giới, dùng chiêm sát luân tướng cầu xin Bồ Tát Địa Tạng thị hiện xem chúng ta đã đắc giới chưa. Chỉ có phương pháp này, ngoài ra không còn phương pháp nào khác. Bởi thế nên sau khi ngài thọ tỳ kheo, lập tức xả giới. Thọ tam đàn đại giới xong, ngài xả giới tỳ kheo, bản thân suốt đời làm Sa Di Bồ Tát giới. Chứng tỏ ngài thực hành được mười giới và 24 thiên oai nghi của Sa Di, quả là đáng nễ. Chứng minh là tỳ kheo không dễ.
Bồ Tát muốn phát tâm bồ đề, chứng tỏ phát tâm bồ đề dễ hơn trì giới tỳ kheo, ngài đã làm gương cho chúng ta. Học trò của ngài là pháp sư Thành Thời, đây là truyền nhân của đại sư Ngẫu Ích. Tất cả trước trước tác của ngài Ngẫu Ích, đều do pháp sư Thành Thời biên tập và ấn hành lưu thông. Vì thầy là Sa Di Bồ Tát giới, nên ông không dám nói Sa Di, mà tự xưng là Bồ Tát giới xuất gia ưu bà tắc. Danh xưng này phù hợp với sự thật, chứng tỏ không thực hành được mười giới, đây là thời đại nào? Đầu triều nhà Thanh, vào năm Thuận Trị, lúc nhà Thanh mới khai quốc.
Chúng ta muốn giác ngộ, nhưng đại sư Hoằng Nhất dạy rằng: phải thọ giới mới học giới, biết thọ giới, không nên cho rằng mình đã đắc giới, tự xưng là tỳ kheo, đây là đại vọng ngữ. Ngày nay chúng ta tự xưng Sa di cũng không dám nói, vì sao vậy? Chưa thực hành được giới Sa di, không thực hành mà dùng danh xưng này chính là vọng ngữ, là gạt người. Cho nên đại sư Hoằng Nhất cũng tự xưng là xuất gia Ưu bà tắc, nói lên điều gì? Ngài đã thực hành được ngũ giới, nhưng trong ngũ giới không có tà dâm, vì ngài là người xuất gia, dâm chính là đoạn dâm. Ngũ giới này ngài đã thực hành đúng, phát tâm bồ đề, tu học đại thừa, Bồ Tát ưu bà tắc. Ngài thêm vào hai chữ xuất gia, xuất gia Ưu bà tắc.
Từ đó về sau, tôi nghĩ chúng ta đều nên dùng thân phận như ngài Thành Thời, và thân phân như ngài Hoằng Nhất. Chúng ta không cách nào hơn được họ, có thể đạt được thành tựu như họ, cũng chính là đại đức. Danh nhất định phải phù hợp với thực, danh thực không phù hợp chính là vọng ngữ.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 525)
Discussion about this post