Nhớ lại thuở xưa, sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài cùng các hàng đệ tử chu du khắp miền Ấn Độ để thuyết pháp độ sanh.
Nhờ thế, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo vàng son trong lịch sử. Kế đó, chư vị Tổ sư noi theo gương sáng của bậc Thầy cao cả, lần lượt đem giáo lý giác ngộ truyền bá khắp nơi. Phật giáo du nhập vào Việt Nam hơn 26 thế kỷ, có những lúc ở địa vị độc tôn (thời đại Lý -Trần), Phật giáo gần như là quốc giáo, mà đỉnh cao của sự hưng thịnh ấy là nhờ vào sự hoằng truyền chánh pháp của các bậc chân Tăng. Bên cạnh đó, cũng tồn tại những trang bi thống, là sự suy vi rã rời, tưởng chừng rơi xuống tận cùng tuyệt vọng (thời kỳ Lê -Nguyễn), mà nguyên do là vì thiếu sự khai đàn giảng diễn. Do đó, ngọn đèn Chánh pháp chiếu sáng hay lu mờ tăm tối đều do trách nhiệm hoằng pháp của hàng sứ giả Như Lai.
Ngày nay, với sứ mạng tối cao, hiến dâng trọn đời mình cho lý tưởng lợi tha, chúng ta phải vận dụng hết khả năng của mỗi người để đẩy mạnh bánh xe Chánh pháp, bằng cách đem giáo lý truyền bá khắp nhân gian, mang lại hạnh phúc an lạc cho chúng sanh giữa cuộc đời đau khổ. Nhưng để thành tựu vẻ vang, đòi hỏi chúng ta phải có những yêu cầu thiết yếu làm hành trang trên lộ trình “Sứ giả Như Lai”. Muốn duy trì chánh pháp một cách viên mãn, chúng ta phải hoàn thiện nhân cách của một người xuất gia, không xao lãng Giới luật trang nghiêm vì: “Giới luật nghiêm trì, tòng lâm thời thời hưng thịnh”. Đặc biệt, ngoài trau dồi giới đức, bản thân mỗi người cần tự hoàn thiện mình thông qua việc học tập từ thầy Bổn sư và trường lớp.
Giáo dục là một hiện tượng tiến hóa của xã hội loài người. Không có giáo dục, con người chỉ sống theo bản năng của thú tính. Nhờ có giáo dục, loài người thoát khỏi trạng thái mông muội, hỗn độn và phát triển dần dần về khí chất, từ con người nô lệ trước lực lượng thiên nhiên, đến con người chinh phục thiên nhiên phục vụ cho đời sống. Giáo dục chỉ xuất hiện ở con người trong một xã hội, nếu con người không giáo dục, con người ấy sẽ tách rời khỏi cộng đồng. Do vậy, muốn giáo dục con người hành thiện, chúng ta phải dựa vào cơ sở nguyên tắc nào để giải quyết? Giáo dục theo từ điển Từ Hải định nghĩa: “Giáo” là ra lệnh, khiến cho, “dục” là nuôi lớn, làm cho trưởng thành, có nghĩa là người lớn làm gì, người nhỏ sẽ bắt chước làm theo. Theo từ điển Thanh Nghị: “Giáo dục” là dạy dỗ, rèn luyện lý trí, tính tình và rèn luyện thân thể được hoàn mĩ hơn.
Còn theo Phật giáo, giáo dục bao hàm những nội dung cơ bản sau đây:
Đối tượng giáo dục là con người, Đức Thế Tôn giáo hóa từng cá nhân hay tập thể, nghĩa là từ lúc còn là thai nhi đến lúc từ giã cuộc đời. Ngài dạy chúng ta phải nỗ lực tự thân, tự trách nhiệm, tự học, tự tỉnh giác thực hiện “con đường”, như vậy sẽ chứng đắc những gì mà Đức Thế Tôn đã trải nghiệm.
Mục tiêu giáo dục là giúp cá nhân nhận thức rõ “con đường” tu tập của chính mình, tức là nhận thức thật sự khổ đau và nguyên nhân của nó – cũng giống như hạnh phúc và con đường dẫn đến chân hạnh phúc (giải thoát tri kiến), cắt lìa sợi dây tâm lý ràng buộc bởi 10 Kiết sử và thể nhập Pháp thân (Dhammakaya).
Mẫu người giáo dục là mẫu người sống thực hành phạm hạnh, thành tựu mục tiêu phạm hạnh, đoạn trừ các lậu hoặc. Con người hiện tại là con người chấp thủ, tham ái “ngũ uẩn”. Vì thế, mẫu người đào tạo (giáo hóa) phải là mẫu người cắt đứt mọi ngã chấp, như trong Bát Nhã Tâm Kinh: “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Trên thực tế, Phật giáo chỉ hướng sống cho mọi người, không phân biệt giới tính, giai cấp, tuổi tác, quốc tịch hay Tăng tục, đi từng bước ra khỏi tác nhân của khổ đau (sống với tâm vô hại, vô sân, vô dục) và đi vào hạnh phúc từ tương đối đến chân thật.
Môi trường giáo dục là giáo dục hiện đại, là gia đình, học đường và xã hội. Nội dung giáo dục của Phật giáo dành cho mọi căn cơ trình độ trong xã hội.
Giáo dục vốn là sự nghiệp chung của nhân loại từ lúc ban sơ cho đến hiện tại, đó là nền tảng duy nhất để cấu thành nền văn hóa và văn minh của con người. Tính cách giáo dục thể hiện khác nhau như đứa bé từ khi chào đời cho đến trưởng thành, nó hấp thụ giáo dục gia đình bằng tất cả tình thương yêu đùm bọc từ ông bà cha mẹ. Lớn lên, tiếp xúc giáo dục học đường và từ đây dần dần bước vào môi trường xã hội.
Cách đây hơn 26 thế kỷ, như trong Trung Bộ Kinh giới phân biệt: “Ngài đã chuyện trò với một thanh niên cùng vào trú mưa, du sĩ Pukkusali, đã nói pháp, khích lệ chàng đắc quả ngay tại chỗ”. Đức Phật không chỉ dạy giáo lý, giải thích sanh tử mà còn quan tâm đến đời sống gia đình, xã hội của các cư sĩ, về sáu mối quan hệ xã hội: cha mẹ, con cái, thầy cô, vợ chồng, chủ và thợ (người giúp việc), cá nhân với bà con láng giềng, Tu sĩ và cư sĩ… Tuy nhiên, không phải tán dương suông cũng không thể ôm giữ tích chứa mãi, giáo lý Phật giáo là giáo lý phải được sống, phải áp dụng và chứng nghiệm, phải “dụng ý quên lời”. Sau khi thấu rõ chân lý, phải xem đó là phương tiện, như ngón tay chỉ mặt trăng (Nhất thiết Tu Đa La như tiêu nguyệt chỉ), chúng ta không cần bám víu. Kinh Majjhima Nikaya P260 có dạy: “Hỡi các Tỳ kheo, ngay cả điều ấy, minh bạch và rõ ràng như thế, nếu các Thầy bám chặt vào nó, quý chuộng nó, nếu các Thầy cất giữ nó, ràng buộc nó, tức là các Thầy không hiểu rằng giáo lý cũng như chiếc bè, cốt để qua sông, chứ không phải ôm giữ lấy nó”.
Trải qua thời gian, giáo dục Phật giáo đã đào tạo ra được nhiều vị Tăng Ni xuất sắc, góp phần hoằng dương Chánh pháp. Ở vùng sông nước Tiền Giang mênh mông, miệt vườn xanh thẫm, con người hiền hòa thân yêu, hiếu khách đã sản sinh biết bao con người hy sinh cuộc đời mình, hết lòng cho Đạo pháp, đào tạo bao thế hệ con người đạo đức, thật tu thật học. Xuất thân từ Ni trường Phật học, đơn sơ mộc mạc, giản dị, an bần thủ đạo như Sắc Tứ Linh Thứu do Hòa thượng Thành Đạo giao chức Trụ trì cho Ni trưởng Thông Huệ vào ngày 20/5/1947, cùng hai vị pháp lữ là Ni trưởng Như Nghĩa, Ni trưởng Như Chơn hành đạo. Năm 1956, Đại hội Ni bộ Nam Việt tổ chức tại chùa Huê Lâm, Ni trưởng đảm nhiệm chức vụ Nghi lễ trong Ban Quản trị Ni bộ Trung ương với tuổi đời chỉ 33 tuổi. Năm 34 tuổi (1957), Ni trưởng tham dự Khóa học Như Lai sứ giả tại chùa Dược Sư.
Năm 1956-1958, Ni trường Sơ cấp Phật học được mở ra suốt 4 năm, Ni trưởng làm Giám đốc kiêm Giáo thọ sư, chăm lo sự nghiệp giáo dục đào tạo Ni tài ở vùng miền Tây Nam bộ. Đây là cái nôi mở đầu, về sau Lớp Sơ cấp này được dời về Ni trường Dược sư (TP.HCM). Ngày 04/9/1956, Ni trưởng Liễu Tánh, Sư trưởng chùa Huê Lâm, Ni trưởng chùa Giác Thiên đã cùng Ni trưởng Thông Huệ vận động thành lập Ni bộ Nam Việt và được cử đảm nhiệm chức vụ Phó Vụ trưởng Ni bộ Trung ương kiêm Trưởng Ni bộ tỉnh Định Tường lúc bấy giờ, nay là tỉnh Tiền Giang…
Với hạnh nguyện đào tạo Ni tài, hơn 40 vị theo học Lớp Sơ đẳng Phật học tại chùa Phật Bửu Ni, năm 1957, Ni trưởng được Giáo hội mời về Sài Gòn, quản lý Ni trường Dược Sư (Gò Vấp) ở nhiệm kỳ đầu (1958). Từ 1959-1963, Ni trưởng đảm trách Trưởng ban Hoằng pháp Ni bộ, thuyết giảng ở các Trường Phật học Xá Lợi, Phật học Ni viện Dược Sư, Linh Sơn (Vũng Tàu), Vĩnh Tràng (Mỹ Tho), Tây An ( Châu Đốc).
Nối tiếp công hạnh Tổ Thầy, năm 1961, Ni trưởng Minh Ngọc – Trụ trì Quan Âm Tu viện (thành phố Mỹ Tho), mở lớp đào tạo hơn 30 vị Ni và nhiều Lớp Sơ cấp Phật học ở các chùa. Từ đây, có nhiều người đã thành danh và trụ trì ở các chùa. Cụ thể: Ni trưởng Như Hải – Trụ trì chùa Tam Bảo (Hà Tiên), Ni trưởng Huệ Thành – Trụ trì chùa Vạn Hạnh (TP.HCM), Ni trưởng Như Nghĩa – Trụ trì chùa Tam Bảo (Trà Ôn), Ni trưởng Như Tâm – Trụ trì Thiền viện Ni (Lâm Đồng), Ni trưởng Thuần Trí – Trụ trì Thiền viện Huệ Chiếu,…
Năm 1974, Lớp Sơ cấp Gia giáo được thành lập với hơn 50 vị tại chùa Phổ Đức. Ni trưởng Diệu Ngộ – thành viên Thư ký Ban Quản trị Ni bộ Bắc tông điều hành, đồng hành cùng Ni trưởng Trí Nguyện, Ni trưởng Trí Phát. Người thừa kế sự nghiệp giáo dục sau này là Ni trưởng Như Hảo đã nuôi chúng Trường Trung cấp Phật học Tiền Giang nội trú cho đến hôm nay.
Tóm lại, người học Phật mong muốn có được những tâm hạnh tốt như gương sáng người xưa, để tiếp bước tiền nhân, phát huy Chánh pháp, nối thạnh dòng Ni lưu, luôn làm cho Phật pháp được xương minh, tồn tại trên nhân gian, đòi hỏi tâm người đó phải “vong kỷ vị tha”, tâm luôn nghĩ cho chúng sanh, không tư lợi. Bên cạnh đó, Giới luật phải tinh nghiêm, đạo hạnh thanh thoát tự tại, xả bỏ mọi thú vui ở đời, không tham lam ích kỷ, luôn luôn mang hoài bão “phục vụ chúng sanh là cúng dường Chư Phật”, đặt hết vào niềm tin chính mình. Giáo dục Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc, an lạc. Nếp sống ấy đề cao con người, đưa con người vào vị trí tối thượng, xác định con người có khả năng sống và làm nên nếp sống đạo đức tối thượng và hạnh phúc chân thật từ tự thân của mình.
Cuộc đời Đức Phật quả là một biểu tượng giáo dục sinh động cho hàng đệ tử, như khi tìm đạo cho đến giác ngộ, Ngài đã đạt được phạm hạnh tối thượng mà không nhờ vả một ai. Đó là một mẫu hình giáo dục vĩ đại cho nhân loại. Đó là một nền giáo dục đánh thức con người thoát những giấc mơ huyễn hoặc, ra khỏi bóng đêm của vô minh mù quáng, hướng dẫn chúng ta nhận chân giá trị thực tại, một giá trị tuyệt hảo cho con người. Giáo dục Phật giáo sẽ là hành trang cho mỗi người nói chung và Ni giới nói riêng. Qua đó, giúp kế thừa và phát triển những truyền thống tốt đẹp mà các bậc tiền nhân đã dày công vun bồi.
Nhờ thế, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo vàng son trong lịch sử. Kế đó, chư vị Tổ sư noi theo gương sáng của bậc Thầy cao cả, lần lượt đem giáo lý giác ngộ truyền bá khắp nơi. Phật giáo du nhập vào Việt Nam hơn 26 thế kỷ, có những lúc ở địa vị độc tôn (thời đại Lý -Trần), Phật giáo gần như là quốc giáo, mà đỉnh cao của sự hưng thịnh ấy là nhờ vào sự hoằng truyền chánh pháp của các bậc chân Tăng. Bên cạnh đó, cũng tồn tại những trang bi thống, là sự suy vi rã rời, tưởng chừng rơi xuống tận cùng tuyệt vọng (thời kỳ Lê -Nguyễn), mà nguyên do là vì thiếu sự khai đàn giảng diễn. Do đó, ngọn đèn Chánh pháp chiếu sáng hay lu mờ tăm tối đều do trách nhiệm hoằng pháp của hàng sứ giả Như Lai.
Ngày nay, với sứ mạng tối cao, hiến dâng trọn đời mình cho lý tưởng lợi tha, chúng ta phải vận dụng hết khả năng của mỗi người để đẩy mạnh bánh xe Chánh pháp, bằng cách đem giáo lý truyền bá khắp nhân gian, mang lại hạnh phúc an lạc cho chúng sanh giữa cuộc đời đau khổ. Nhưng để thành tựu vẻ vang, đòi hỏi chúng ta phải có những yêu cầu thiết yếu làm hành trang trên lộ trình “Sứ giả Như Lai”. Muốn duy trì chánh pháp một cách viên mãn, chúng ta phải hoàn thiện nhân cách của một người xuất gia, không xao lãng Giới luật trang nghiêm vì: “Giới luật nghiêm trì, tòng lâm thời thời hưng thịnh”. Đặc biệt, ngoài trau dồi giới đức, bản thân mỗi người cần tự hoàn thiện mình thông qua việc học tập từ thầy Bổn sư và trường lớp.
Giáo dục là một hiện tượng tiến hóa của xã hội loài người. Không có giáo dục, con người chỉ sống theo bản năng của thú tính. Nhờ có giáo dục, loài người thoát khỏi trạng thái mông muội, hỗn độn và phát triển dần dần về khí chất, từ con người nô lệ trước lực lượng thiên nhiên, đến con người chinh phục thiên nhiên phục vụ cho đời sống. Giáo dục chỉ xuất hiện ở con người trong một xã hội, nếu con người không giáo dục, con người ấy sẽ tách rời khỏi cộng đồng. Do vậy, muốn giáo dục con người hành thiện, chúng ta phải dựa vào cơ sở nguyên tắc nào để giải quyết? Giáo dục theo từ điển Từ Hải định nghĩa: “Giáo” là ra lệnh, khiến cho, “dục” là nuôi lớn, làm cho trưởng thành, có nghĩa là người lớn làm gì, người nhỏ sẽ bắt chước làm theo. Theo từ điển Thanh Nghị: “Giáo dục” là dạy dỗ, rèn luyện lý trí, tính tình và rèn luyện thân thể được hoàn mĩ hơn.
Còn theo Phật giáo, giáo dục bao hàm những nội dung cơ bản sau đây:
Đối tượng giáo dục là con người, Đức Thế Tôn giáo hóa từng cá nhân hay tập thể, nghĩa là từ lúc còn là thai nhi đến lúc từ giã cuộc đời. Ngài dạy chúng ta phải nỗ lực tự thân, tự trách nhiệm, tự học, tự tỉnh giác thực hiện “con đường”, như vậy sẽ chứng đắc những gì mà Đức Thế Tôn đã trải nghiệm.
Mục tiêu giáo dục là giúp cá nhân nhận thức rõ “con đường” tu tập của chính mình, tức là nhận thức thật sự khổ đau và nguyên nhân của nó – cũng giống như hạnh phúc và con đường dẫn đến chân hạnh phúc (giải thoát tri kiến), cắt lìa sợi dây tâm lý ràng buộc bởi 10 Kiết sử và thể nhập Pháp thân (Dhammakaya).
Mẫu người giáo dục là mẫu người sống thực hành phạm hạnh, thành tựu mục tiêu phạm hạnh, đoạn trừ các lậu hoặc. Con người hiện tại là con người chấp thủ, tham ái “ngũ uẩn”. Vì thế, mẫu người đào tạo (giáo hóa) phải là mẫu người cắt đứt mọi ngã chấp, như trong Bát Nhã Tâm Kinh: “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Trên thực tế, Phật giáo chỉ hướng sống cho mọi người, không phân biệt giới tính, giai cấp, tuổi tác, quốc tịch hay Tăng tục, đi từng bước ra khỏi tác nhân của khổ đau (sống với tâm vô hại, vô sân, vô dục) và đi vào hạnh phúc từ tương đối đến chân thật.
Môi trường giáo dục là giáo dục hiện đại, là gia đình, học đường và xã hội. Nội dung giáo dục của Phật giáo dành cho mọi căn cơ trình độ trong xã hội.
Giáo dục vốn là sự nghiệp chung của nhân loại từ lúc ban sơ cho đến hiện tại, đó là nền tảng duy nhất để cấu thành nền văn hóa và văn minh của con người. Tính cách giáo dục thể hiện khác nhau như đứa bé từ khi chào đời cho đến trưởng thành, nó hấp thụ giáo dục gia đình bằng tất cả tình thương yêu đùm bọc từ ông bà cha mẹ. Lớn lên, tiếp xúc giáo dục học đường và từ đây dần dần bước vào môi trường xã hội.
Cách đây hơn 26 thế kỷ, như trong Trung Bộ Kinh giới phân biệt: “Ngài đã chuyện trò với một thanh niên cùng vào trú mưa, du sĩ Pukkusali, đã nói pháp, khích lệ chàng đắc quả ngay tại chỗ”. Đức Phật không chỉ dạy giáo lý, giải thích sanh tử mà còn quan tâm đến đời sống gia đình, xã hội của các cư sĩ, về sáu mối quan hệ xã hội: cha mẹ, con cái, thầy cô, vợ chồng, chủ và thợ (người giúp việc), cá nhân với bà con láng giềng, Tu sĩ và cư sĩ… Tuy nhiên, không phải tán dương suông cũng không thể ôm giữ tích chứa mãi, giáo lý Phật giáo là giáo lý phải được sống, phải áp dụng và chứng nghiệm, phải “dụng ý quên lời”. Sau khi thấu rõ chân lý, phải xem đó là phương tiện, như ngón tay chỉ mặt trăng (Nhất thiết Tu Đa La như tiêu nguyệt chỉ), chúng ta không cần bám víu. Kinh Majjhima Nikaya P260 có dạy: “Hỡi các Tỳ kheo, ngay cả điều ấy, minh bạch và rõ ràng như thế, nếu các Thầy bám chặt vào nó, quý chuộng nó, nếu các Thầy cất giữ nó, ràng buộc nó, tức là các Thầy không hiểu rằng giáo lý cũng như chiếc bè, cốt để qua sông, chứ không phải ôm giữ lấy nó”.
Trải qua thời gian, giáo dục Phật giáo đã đào tạo ra được nhiều vị Tăng Ni xuất sắc, góp phần hoằng dương Chánh pháp. Ở vùng sông nước Tiền Giang mênh mông, miệt vườn xanh thẫm, con người hiền hòa thân yêu, hiếu khách đã sản sinh biết bao con người hy sinh cuộc đời mình, hết lòng cho Đạo pháp, đào tạo bao thế hệ con người đạo đức, thật tu thật học. Xuất thân từ Ni trường Phật học, đơn sơ mộc mạc, giản dị, an bần thủ đạo như Sắc Tứ Linh Thứu do Hòa thượng Thành Đạo giao chức Trụ trì cho Ni trưởng Thông Huệ vào ngày 20/5/1947, cùng hai vị pháp lữ là Ni trưởng Như Nghĩa, Ni trưởng Như Chơn hành đạo. Năm 1956, Đại hội Ni bộ Nam Việt tổ chức tại chùa Huê Lâm, Ni trưởng đảm nhiệm chức vụ Nghi lễ trong Ban Quản trị Ni bộ Trung ương với tuổi đời chỉ 33 tuổi. Năm 34 tuổi (1957), Ni trưởng tham dự Khóa học Như Lai sứ giả tại chùa Dược Sư.
Năm 1956-1958, Ni trường Sơ cấp Phật học được mở ra suốt 4 năm, Ni trưởng làm Giám đốc kiêm Giáo thọ sư, chăm lo sự nghiệp giáo dục đào tạo Ni tài ở vùng miền Tây Nam bộ. Đây là cái nôi mở đầu, về sau Lớp Sơ cấp này được dời về Ni trường Dược sư (TP.HCM). Ngày 04/9/1956, Ni trưởng Liễu Tánh, Sư trưởng chùa Huê Lâm, Ni trưởng chùa Giác Thiên đã cùng Ni trưởng Thông Huệ vận động thành lập Ni bộ Nam Việt và được cử đảm nhiệm chức vụ Phó Vụ trưởng Ni bộ Trung ương kiêm Trưởng Ni bộ tỉnh Định Tường lúc bấy giờ, nay là tỉnh Tiền Giang…
Với hạnh nguyện đào tạo Ni tài, hơn 40 vị theo học Lớp Sơ đẳng Phật học tại chùa Phật Bửu Ni, năm 1957, Ni trưởng được Giáo hội mời về Sài Gòn, quản lý Ni trường Dược Sư (Gò Vấp) ở nhiệm kỳ đầu (1958). Từ 1959-1963, Ni trưởng đảm trách Trưởng ban Hoằng pháp Ni bộ, thuyết giảng ở các Trường Phật học Xá Lợi, Phật học Ni viện Dược Sư, Linh Sơn (Vũng Tàu), Vĩnh Tràng (Mỹ Tho), Tây An ( Châu Đốc).
Nối tiếp công hạnh Tổ Thầy, năm 1961, Ni trưởng Minh Ngọc – Trụ trì Quan Âm Tu viện (thành phố Mỹ Tho), mở lớp đào tạo hơn 30 vị Ni và nhiều Lớp Sơ cấp Phật học ở các chùa. Từ đây, có nhiều người đã thành danh và trụ trì ở các chùa. Cụ thể: Ni trưởng Như Hải – Trụ trì chùa Tam Bảo (Hà Tiên), Ni trưởng Huệ Thành – Trụ trì chùa Vạn Hạnh (TP.HCM), Ni trưởng Như Nghĩa – Trụ trì chùa Tam Bảo (Trà Ôn), Ni trưởng Như Tâm – Trụ trì Thiền viện Ni (Lâm Đồng), Ni trưởng Thuần Trí – Trụ trì Thiền viện Huệ Chiếu,…
Năm 1974, Lớp Sơ cấp Gia giáo được thành lập với hơn 50 vị tại chùa Phổ Đức. Ni trưởng Diệu Ngộ – thành viên Thư ký Ban Quản trị Ni bộ Bắc tông điều hành, đồng hành cùng Ni trưởng Trí Nguyện, Ni trưởng Trí Phát. Người thừa kế sự nghiệp giáo dục sau này là Ni trưởng Như Hảo đã nuôi chúng Trường Trung cấp Phật học Tiền Giang nội trú cho đến hôm nay.
Tóm lại, người học Phật mong muốn có được những tâm hạnh tốt như gương sáng người xưa, để tiếp bước tiền nhân, phát huy Chánh pháp, nối thạnh dòng Ni lưu, luôn làm cho Phật pháp được xương minh, tồn tại trên nhân gian, đòi hỏi tâm người đó phải “vong kỷ vị tha”, tâm luôn nghĩ cho chúng sanh, không tư lợi. Bên cạnh đó, Giới luật phải tinh nghiêm, đạo hạnh thanh thoát tự tại, xả bỏ mọi thú vui ở đời, không tham lam ích kỷ, luôn luôn mang hoài bão “phục vụ chúng sanh là cúng dường Chư Phật”, đặt hết vào niềm tin chính mình. Giáo dục Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc, an lạc. Nếp sống ấy đề cao con người, đưa con người vào vị trí tối thượng, xác định con người có khả năng sống và làm nên nếp sống đạo đức tối thượng và hạnh phúc chân thật từ tự thân của mình.
Cuộc đời Đức Phật quả là một biểu tượng giáo dục sinh động cho hàng đệ tử, như khi tìm đạo cho đến giác ngộ, Ngài đã đạt được phạm hạnh tối thượng mà không nhờ vả một ai. Đó là một mẫu hình giáo dục vĩ đại cho nhân loại. Đó là một nền giáo dục đánh thức con người thoát những giấc mơ huyễn hoặc, ra khỏi bóng đêm của vô minh mù quáng, hướng dẫn chúng ta nhận chân giá trị thực tại, một giá trị tuyệt hảo cho con người. Giáo dục Phật giáo sẽ là hành trang cho mỗi người nói chung và Ni giới nói riêng. Qua đó, giúp kế thừa và phát triển những truyền thống tốt đẹp mà các bậc tiền nhân đã dày công vun bồi.
TKN. Thích Nữ Huệ Thông
Discussion about this post