LỜI KHAI THỊ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT & PHÓNG SANH
I./KHAI THỊ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
Pháp môn miện Phật có từ thời Phật Thích Ca và có ở trong kinh điển nguyên thủy, nhưng mà lúc đó thì Đức Phật cũng nói rõ là pháp môn niệm Phật mà Đức phật nói là dạy chúng ta tất cả các Tăng ni và phật tử đều thực tâp lục niệm tức là chánh niệm giữ cái tâm mình cho nó chân chánh thì trong đó: thứ nhất là có niệm Phật, thứ hai là niệm Pháp, thứ 3 là niệm Tăng, thứ 4 là niệm về giới ( giới luật), thứ 5 là niệm về từ bi (tức là thí),thứ sáu là niệm xả tức là 1 Phật tử thì luôn luôn tu tập trong 6 niệm này thì lần lần tâm mình sẽ được thanh tịnh và phước báu nhân đây sanh ra Đức Phật dạy chung như thế. Nhưng mà về sau thì tất cả các vị Tổ sư khi thực tâp thì thường thường chuyên niệm về 1 cái nào đó, ví dụ: bên Phật giáo nguyên thủy thì phần lớn chuyên niêm về pháp xả tức là quán không cho nên lấy lý tưởng giải thoát làm chính thì trong lúc đó ng ta thực tập cái pháp: không vô tác và vô quỳ giữ tâm cho hoàn toàn trống, vắng và lúc bấy giờ nếu mà niệm thì ta gọi là tứ niệm xứ : quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, pháp vô ngã cho nên xả tất cả đều bỏ hết, xấu tốt gì bỏ hết đi để cho tâm mình đc bình yên đây là Phật giáo nguyên thủy giữ cái này. Và tôi có những người bạn rất thân họ tu cái này, 50, 60 năm chỉ giữ cái niệm này thôi nhưng mà cũng nhờ giữ cái niệm này mà tâm đc an lành thì cái này vẫn được gọi là chánh niệm, mà khi tâm chúng ta an lành rồi đó thì tất cả các pháp lành nhân đây sannh ra chứ không phải là Pháp môn tu nguyên thủy là không tốt. Tại vì chúng ta chuyên cái nào chúng ta biết cái đó thôi cho nên tôi vẫn có những người bạn mà ở bên nguyên thủy rất tốt. Sau đó, khi mà sang Nhật học thì tôi lại có những ng bạn mà chuyên tu về Pháp môn Tịnh độ mà điển hình là Hòa Thượng ……. Là bạn thân của tôi, thì đây là những ng chuyên tu về Tịnh Độ niệm hồng danh của Đức Phật A Di Đà ở bên Tây phương cực lạc , thì ở chỗ này cũng có ng thì lại bài bác pháp môn này tại sao Đức Phật Thích Ca là thầy của chúng ta ở thế giới ta bà này mà bây giờ mà chúng ta lại muốn bỏ thế giới này để đi về thế giới cực lạc là sao? Đấy cho nên cũng có nhiều ng bài bác như vậy thì từ chỗ này mà các pháp môn tu niệm tự nhiên thành chống trái nhau, nhưng mà từ chỗ chống trái nhau thì đây Tôi gọi là sai lầm cho nên chúng ta phải quy y trở về cái hội nhập, hội nhập trở lại. Mà hội nhập trở lại đây thì trường hợp đầu tiên là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam chúng ta làm được việc này và cả cả Phật giáo thế giới họ đều thán phục Phật giáo Việt Nam chúng ta hợp nhất được các Pháp môn tu và các thầy phái trở lại thì đây là cái việc làm mà gần như mà các nước Phật giáo trên thế giới vẫn chưa làm được cho nên mỗi lần mà phụ trách về liên hệ quốc tế này thì các vị cao tăng ở các nước đều nói với tôi về điều này và muốn tôi chia sẻ với họ làm sao mà hợp nhất đc đó là điểm quan trọng nhất, mà cái đặc thù nhất là của Phật giáo Việt Nam
Tôi nói cái này đơn giản thôi mấy thầy tu tất cả các pháp môn ở dòng nguyên thủy đi nữa nhưng mà nếu mấy thầy niệm xả, tức là buông bỏ hết đi không còn cố chấp mình và sở hữu của mình nữa mà nghĩ tới các chung thì có thể hợp tác được. Tất cả mọi ng chúng ta đều lo cho cái chung mà đừng lo cái riêng (lo cho cái riêng là sẽ đưa tới chỗ chống trái nhau: tức là ngã và ngã sở tức là có con ng có pháp môn tu, rồi có quyền lợi của hệ phái từ chỗ hệ phái này tiến lên bè phái thì cái này đấu tranh, mà bè phái đấu tranh sát phạt nhau đó thì sao? Đưa đến chỗ tận diệt. Tôi nói cho nên Phật giáo VN chúng tôi có kinh nghiệm máu xương về chuyện này cho nên khi mà buông bỏ được thì bấy giờ chúng ta mới nghĩ đến cái chung, mà nghĩ đến cái chung là gì? Là nghĩ cái chung này là chúng tôi cái việc thứ 1: là chúng tôi đặt cái vấn đề hạnh phúc của loài người, hạnh phúc của nhân dân cái này là lời của Đức Phật dạy, tất cả chúng ta là vì cái hạnh phúc của số đông là nhân dân vì cái hạnh phúc của Chư thiên và loài người, Đức Phật xuất hiện trên cuộc đời này là vì hạnh phúc cho Chư Thiên và loài người, vì hạnh phúc cho số đông. Nếu chúng ta đặt cái mục tiêu chúng ta phấn đấu như thế thì ta tu Pháp môn nào đi nữa mà ta cũng vì cái lợi ích của số đông này ta vì cái lợi ích của Chư Thiên và loài ng này cái này là chủ trương của Đức Phật, mấy thầy chỉ đổi cái niệm đó thôi không vì cái riêng của mình nữa mà vì cái chung, cho nên tất cả mọi ng chúng ta phấn đấu lo cho cái chung trong đó có mình trong đó lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc của mình vì cái quyền lợi của mọi người trong đó có mình trong đó thì như vậy chúng ta có thể đoàn kết được, có thể thống nhất được và từ chỗ đó chúng tôi đi xa hơn bước nữa là bây giờ chúng tôi chung 1 giáo hội cho nên tất cả tăng ni là được đào tạo chung 1 trường, trong 1 trường đào tạo cho nên các thầy phái đều được đào tạo chung cho nên học chung, trở thành những người bạn cùng tu cùng học hiểu nhau thì lúc bấy giờ hoàn toàn dễ. Cho nên không phân biệt hệ phái rồi cũng không phân biệt địa phương, ta nói Thượng tọa Thanh Phong là người miền Bắc nhưng mà vào miền Nam học chung với các Thầy miền Nam, miền Trung từ ở Trường Cao Cấp Phật học ra nên gần như hiểu nhau, anh em hiểu nhau hết tại vì có học chung, có sống chung, có tu chung thì lúc bấy giờ chúng ta mới có 1 cái hiểu biết chung cái này rất quan trọng nhất. Cho nên Phật giáo chúng ta là một, tức là hiểu biết chung làm sao cho đc hòa hợp, an vui và hạnh phúc, chứ ko có cái mà kích bác lẫn nhau. Trước khi đất nước chúng ta thống nhất, ta bị lệ thuộc chính trị, lê thuộc ngoại bang cho nên lúc bấy giờ tất cả các hệ phái phát triển riêng biệt và chống phá nhau. Khi đất nước chúng ta thống nhất được thì lúc bấy giờ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cho nên cho phép chúng ta hợp nhất trở lại và từ đó đến nay gần 40 năm chúng ta chỉ 1 Giáo hội duy nhất thôi, nhưng mà trong Giáo hội này đó thì có về Pháp môn tu hành ai thích hợp với pháp môn nào của Phật thì cứ thực tập tu làm sao đc an vui, làm sao đc giải thoát làm sao được lợi ích cho số đông thì cái này đều được tôn trọng hết. Đó là đặc thù của Phật giáo Việt Nam mà tôi đã từng chia sẻ với bạn bè của chúng ta ở trên thế giới.
Cho nên hôm nay ở đây chúng ta có cái là: Pháp môn niệm Phật và chúng ta kèm theo đó là Trai đàn chẩn tế đây là việc làm vô cùng có ý nghĩa, vừa tu Pháp môn Niệm Phật và thiết lập Trai đàn chẩn tế này tại sao chúng ta làm những chuyện này? Ta nói khi chúng ta niệm Phật ta mời gọi tất cả các hương linh mà họ đã từng sanh trên đất nước này, họ đã từng chết trên đất nước này bằng nhiều cách khác nhau, còn tất cả những gì ấm ức ở trong lòng đó cho nên nó tác động vào trong những con người sống hiện tại nay bất an. Tại tất cả những người chúng ta đây ai cũng đều có cha có mẹ có bà con quyến thuộc chết ở cách này, chết ở cách kia, cho nên những cái này ta gọi là oan ức, từ oan ức này nó tác động vào cho những con người sống, cho nên những người sống này cũng trở thành bất an. Vì vậy mà cái quan trọng nhất là ta muốn giải cái oan này, ta giải cái oan này thì cho nên cái trai đàn bạc độ là cái này là giải oan cho những người này. Mà lấy cái gì để giải oan lấy Pháp môn niệm Phật của chúng ta, niệm Phật để giải hết oan nghiệp, mà niệm Phật ở đây chủ yếu là chúng ta niệm hồng danh của Đức Phật A Di Đà . Niệm hồng danh của Đức Phật A Di Đà, để giải oan cho tất cả những người này đó là cái quan trọng nhất, mà niệm hồng danh của Đức Phật A Di Đà để giải oan cho những người này được không? Tôi nói là được, nếu quý vị làm đúng, niệm tức là từ ở trong Tâm của chúng ta, tức là từ trong lòng chúng ta, chúng ta nghĩ tới Phật, chúng ta nghĩ tới Phật cái điều này rất quan trọng mà nghĩ tới Phật thì chúng ta thấy an lành. Tại sao nghĩ tới Phật ta an lành, tức là Đức Phật là đấng trọn lành, cho nên ta nghĩ đến một người lành thì cái tâm chúng ta an lành, mà ta nghĩ đến người ác thì tâm chúng ta buồn phiền bực tức sanh ra. Cho nên bây giờ chúng ta niệm Phật có nghĩa là ta mời gọi tất cả cái oan hồn ngũ tứ ai còn ấm ức này thì nên bỏ đi tất cả những ác nghiệp của chúng ta tại vì cái đó không làm cho chúng ta an lành, không làm cho con cháu chúng ta an lành, cứ gợi lên những cái bực tức, tại tôi chết cách này, tôi chết cách kia, tôi oan ức, theo Đức Phật bỏ hết đi, nghĩ tới Phật mà bỏ hết. Đây là cái việc quan trọng nhất mời gọi họ nghĩ tới Phật , ta nhìn lên tượng Phật, ta nghĩ tới Phật làm cho tâm chúng ta an lành, ta quên hết những oán thù trên cuộc đời này, oan gia trái chủ nhất thời chấm dứt để cho tâm chúng ta được an lành. Ta nói nghĩ Phật thì tâm được an lành thì khi mà nghĩ tới Phật tâm ta an lành, thì chính ông bà tổ tiên chúng ta có mối quan hệ huyết thống với ta và cũng có mối quan hệ tâm linh với ta cho nên ta ngồi đây nhưng mà chúng ta biết xung quan chúng ta, trên chúng ta ở trong thế giới vô hình ông bà tổ tiên chúng ta đều có theo chúng ta. Tại vì khi tu hành tôi có cảm giác này, tôi ngồi tôi niệm Phật, tôi ngồi tôi tụng kinh tôi có cảm giác ông bà tổ tiên tôi cùng tới đây với tôi, cho nên tôi mời gọi các vị cùng tụng kinh với tôi cùng niệm Phật với tôi và cùng quên hết tất cả cái oán hận để cho tâm được an lành được siêu thoát, đây là việc quan trọng.
Cho nên đối với mọi người Việt Nam ta ai cũng nghĩ tới ông bà, tổ tiên chúng ta. Cho nên từ chỗ ta nghĩ đó , có nghiã là ta mời gọi họ. Mà bây giờ ta mời gọi họ cùng tới đây, họ cùng với ta niệm Phật, nhìn thấy Phật quên đi, quên tất cả các chuyện kia, mà khi quên tất cả những hận thù cũ thì tâm chúng ta được an lạc hơn, cái tâm an lạc hơn. Nên Pháp môn bạc độ cầu siêu này đó là đầu tiên phát xuất từ Trung Quốc, thời nhà Đường. Bây giờ vua Đường Thái Tôn, ông ấy đi chinh phạt khắp nơi, khi thì chinh Đông, khi thì Tây, lúc thì xuống đánh Triều Tiên, lúc thì qua đánh Việt Nam chúng ta, có lúc thì lên đánh Mông Cổ, đánh khắp nơi, cho nên mọi người đều chết. Chết là gì, người thân của chúng ta cũng chết, mà người thù chúng ta cũng chết, cho nên lúc bấy giờ, người thù ta họ chết họ cũng thù ta, người thân chúng ta mà họ vì ta mà họ chết họ cũng trở thành thù ta. Cho nên tới cuối cùng cái ông này, ông cảm thấy bất an thì lúc bấy giờ ông mới mời Pháp sư Huyền Trang vô (ta gọi là Huyển Trang Tam Tạng Pháp sư) ông này nổi tiếng ở thời nhà Đường 17 năm đi hành hương Ấn Độ, mời vô để Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang giải thích cho ông vua này nghe được, ông vua nghe và gật đầu. Bây giờ tâm của Bệ hạ bất an là sao? Là với con mắt huệ của Phật là chung quanh Bệ hạ toàn là oan hồn ngũ tử không, có phải vậy không? Đây ngay những người là anh em của Bệ hạ đã tranh giành ngôi báu đã giết nhau rồi đấy, trước khi Bệ hạ lên ngôi thì trường hợp đầu tiên là gì, tức là Huyền vũ môn loạn, tức là giết ngay Thái tử Kiến Thành là anh ruột của Bệ hạ có phải vậy không?Đúng rồi. Cho nên thấy ông Kiến Thành này hiện ra đòi mạng. Rồi tất cả các tướng sĩ họ có những cái oan ức của họ, tại vì trong chiến trận cho nên có những trường hợp mình xử oan họ, mặc dù họ là thân với mình họ không phạm tội, họ không phạm quốc, nhưng mà mình lại hiểu lầm họ đi, mình cũng giết họ nữa, cho nên tất cả những người này tác động vào Bệ hạ, Bệ hạ trở thành bất an
Thì ông Đường Thái Tông nói đúng rồi, tại vì chính tôi luôn luôn cứ nghĩ tới tất cả những chuyện này mà làm cho tôi bất an đây, mà vua Đường bất an thì làm cho cả xã hội bất an, tất cả mọi người cũng lúc nào sống trong cái hồi hộp lo sợ, không biết vua sẽ xử mình hồi nào đây, cho nên bây giờ cố giải oan nghiệp này hết. Thì bây giờ, vua Đường mới nhờ Pháp sư Huyền Trang mới tổ chức cái Đàn bạc độ siêu độ tụng kinh để giải hết cái này, thì đến khi giải được cái này rồi, bạc độ thiệt thì trường hợp được thì tất cả ông Vua ổng thấy an được, mấy ông đại thần cũng thấy an được, dân chúng cũng thấy an được, xã hội an. Cho nên xã hội bất an ta làm cho an đấy là trên bước đường tu. Ta nói Phật giáo chúng ta có công năng này mà pháp sư Huyền Trang làm đc thì ta đây cũng làm đc, cho nên lâu nay , thượng tọa Thanh Phong thường hay tổ chức cái Bạc độ này, mặc dù tôi không tới tham dự nhưng mà tôi tùy hỷ với cái Pháp hồi đó để làm sao mà cho tất cả những người Việt nam chúng ta qua 2 trận chiến tranh Pháp Mỹ mà trong lòng không an được thì chúng ta siêu độ. Thì trong lúc đó ta niệm Phật Di Đà, cái người chuyên niệm Phật Di Đà nhiều năm giống như Hòa Thượng ;……… là bạn tôi cái này nó có những cái linh nghiệm rất là lạ mà nếu hễ nói ra là nhiều người không tin được đâu. Ông này là khi tôi nhớ độ khoảng 30, 40 năm về trước , ông tự nhiên bị mắc chứng bệnh nan y: ung thư tuyến tụy cho nên cắt bỏ tuyến tụy, tư nhiên trong lúc đó ở trong lòng ông nghĩ đến tôi là người bạn thân mà ông đối với tôi thân thiết hơn, cho nên ông thường qua lại thăm viếng Việt Nam và thăm viếng tôi. Cho nên 1 người tu thật, tâm được tự tại, Đức Phật nói tất cả những người khác gần gũi mình họ cũng được an vui, được tại theo thôi, đây là trên bước đường tu. Còn trong tâm mình bất an, mình tới chỗ nào họ cũng bất an theo, mà niệm Phật nghĩ tới Phật và gần được với Phật thì đương nhiên mình tự tại rồi đâu nghĩ đến chuyện này nữa, đây là việc quan trọng nhất trên bước đường tu . cho nên từ chỗ niệm Phật, quý vị niệm Phật Di Đà thì nghĩ thêm cái gì nữa? cho nên ta mới nói câu này: Di Đà xưa cũng là vua,
Bỏ ngôi, bỏ nước vô chùa mà tu
Ông Di Đà này hồi xưa trước khi đi tu ông đã từng làm vua, ông vua bất an nhưng mà nhờ niệm Phật tâm ổng an, cho nên ông đã bỏ ngôi vui để đi tu, ông an.Trần Nhân Tông của mình cũng vậy, làm vua nhưng mà coi ngai vàng như chiếc giày rách không quan trọng đâu, cái an lạc giải thoát mới là quan trọng cho nên ông sẵn sàng từ bỏ ngai vàng đi tu. Đây là những tấm gương mà chúng ta thấy, cho nên người Việt nam chúng ta niệm Phật hoàng cũng đc niệm Phật Di Đà cũng được., tôi thường thường tôi niệm cái này. Khi tôi nghĩ tới Phật Hoàng Trần Nhân Tông thì tôi nói đây ông Phật của Việt nam đây, đây là 1 tấm gương sáng làm đc mọi việc cho đất nước cho dân tộc này nhưng mà những cái này không vướng bận vào lòng ngài, chỉ một lòng một dạ làm sao cho mọi người an vui, được giải thoát đó là tốt rồi. Cho nên khi làm vui cũng vì mục tiêu này, mà khi đi tu cũng vì mục tiêu này, cho nên đây là 1 ông Phật duy nhất của Việt Nam, đây là cái điều quan trọng nhất
Niệm Phật Di Đà, ta lại nghĩ tới Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng nhiều cái giống nhau, thì lúc bấy giờ chúng ta nghĩ sao? Ta nghĩ Phật Hoàng Trân Nhân Tông của chúng ta cũng có thể là hóa thân của Đức Phật Di Đà, ta được quyền nghĩ như vậy chứ, người Trung Hoa họ đã nghĩ Thuận Trị Hoàng Đế là hóa thân của Đức Phật Di Đà thì sao ta không nghĩ Phật Hoàng ta là hóa thân Phật Di Đà, tức là cái nguyện giống, cái hạnh giống thì ta coi như là hóa thân. Ta nói Thuận Trị hoàng đế của Tàu là khi ông này lên ngôi rồi gặp Ngọc Lâm Quốc sư thì ông nghĩ mình nên từ thế giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà mà mình vì bổn nguyện cho nên mình sanh ở đây, sanh ở đây làm gì? Tức là để thống nhất đất nước, thống nhất sơn hà. Cho nên bây giờ lo niệm Phật trở về bổn độ của mình đó là Thuận Trị Hoàng Đế, nhưng mà khi ông thấy chuyện ông xong rồi ông lại chuyên môn đi vào Ngũ Đài Sơn ông tu biệt tích luôn theo Phật. Phật Hoàng Trần Nhân Tông của mình khi dẹp giặc xong rồi là đi lên Yên Tử tu. Giống nhau. Đây là trên bước đường tu, khi ta niệm Phật, Đức Phật Di Đà ở Tây Phương, nhưng mà ta hình dung ra được tất cả các bậc thánh thiện trên cuộc đời này có hình trạng giống Phật Di Đà, Di Đà làm vua bỏ ngôi đi tu, Phật Hoàng cũng bỏ ngôi đi tu, Thuận Trị Hoàng Đế cũng bỏ ngôi đi tu đều giống nhau cho nên không màng phú quý, lợi danh nhưng mà vì mưu cầu lợi ích cho mọi người, cho số đông này quan trọng nhất ở trên bước đường tu này cho nên khi ta niệm Phật Di Đà thì chúng ta nghĩ tới không mưu cầu lợi ích cho bản thân mình, mà vì lợi ích cho số đông, vì lợi ích cho nhiều người, thì cái này là bổn nguyện của Đức Phật khi ta niệm ta phải nghĩ được. Cho nên tất cả quý vị chuyên niệm Phật không chưa đủ , còn phải cảm được cái hạnh của Đức Phật Di Đà này mà mang an vui lợi ích cho nhiều người cho nên nó đi kèm theo vấn đề gần nhất đây là chúng ta bạc độ, kế đến chúng ta làm từ thiện. Thực tế là chúng ta mang an vui cho những người sống, ta giải thoát cho người chết, đây là việc quan trọng cho nên ta phải làm 2 cái này ta kết hợp trở lại thì như vậy chúng ta vừa làm được việc của Đức Phật Thích Ca đã dạy chúng ta là vì hạnh phúc cho số đông đây, chúng ta cũng làm được việc tu hành giải thoát theo Đức Phật Di Đà , đó là ở trên bước đường tu. Cho nên tôi mong ở trong Khóa tu này tất cả các vị từng bước từng bước chúng ta niệm Phật rồi cảm hạnh của Đức Phật, cảm đức của Đức Phật chúng ta làm theo Đức Phật thì sau này chắc chắn chúng ta được về Phật. Dù đi về Phật rồi, chúng ta cũng có điều kiện trở lại thế giới ta bà để giáo hóa.
Khi mà nói tới đây tôi lại nhớ đến vị tôi nhớ đến vị cao tăng khác của Việt Nam, là hòa thượng Trí Hải, Hòa thượng Trí Hải khi mà thống nhất đất nước hòa thượng từ miền Bắc đi vào miền Nam để thăm chư tăng ở trong miền Nam thành ra hòa thượng đến chùa Ân Nam gặp tôi và nói : “tôi phát nguyện tụng 1.000 bộ kinh Pháp Hoa để cầu nguyện cho đất nước mình được, hòa bình thống nhất, mà hôm nay tôi mới tụng được 600 bộ mà đã thống nhất rồi”. Tôi mới nói lại với Hòa thượng Trí Hải là “ còn 400 bộ Hòa Thượng để con tụng cho” , thì có mấy thầy mới nói Thượng tọa bận bao nhiêu việc như vậy thời gian đâu mà Thượng Tọa tụng 400 bộ kinh Pháp Hoa, thì quý vị nghĩ xem không phải tụng kinh Pháp Hoa là cứ ôm bộ kinh lên tụng từ sáng đến chiều hết 1 bộ là tính 1 bộ có phải không? Không phải. Cái ý của Hòa thượng dạy cho chúng ta khác, cho nên cái chỗ này cái ý của niệm Phật A Di Đà, niệm thì giống nhau nhưng ý thì khác nhau. Mấy thầy cứ tưởng tôi mỗi ngày tôi lãnh của Hòa Thượng là tôi lên tôi tụng 1 bộ kinh, tụng cho đủ 400 bộ, tôi thì tôi nghĩ khác, tại vì Hòa Thượng chuyên trì Kinh Pháp Hoa 600 bộ tức là hơn phân nửa đoạn đường rồi là đất nước mình độc lập thống nhất rồi, 400 bộ còn lại này là gì? Xây dựng đất nước mình cho giàu đẹp đây, tăng ni mình được đoàn kết thống nhất lại đây thành Giáo Hội đây, tôi lại lãnh hội cái ý này hơn là lãnh hội cái ý là tụng bộ kinh. Tức là 400 bộ còn lại những người ở thế hệ kế tiếp phải làm đây này, cho nên lúc đó là chúng ta tiến hành vận động thống nhất Phật Giáo hai miền, rồi mới có năm 1981 Đại hội thống nhất ý nghĩa của nó mới vô cùng quan trọng, rồi khi mà tôi nói tôi tụng 400 bộ cho Hòa Thượng rồi Hòa Thượng cười nói thêm 1 cái nữa rất là dễ thương : “thôi thì thấy tiếp tục 400 bộ kinh Pháp Hoa đi, tôi về thăm Đức Phật Di Đà vài hôm rồi tôi trở lại”. thì tôi mới nhớ trở lại tu Tịnh Độ nhưng mà có kết hợp với kinh Hoa Nghiêm cho nên Hòa Thượng Trí Hải là người tu Tịnh Độ mà kết hợp với kinh Hoa Nghiêm, chứ mà chúng ta tịnh độ Tam kinh là không có chuyện này. Kết hợp với kinh Hoa Nghiêm là gì? Tức Là trong phẩm nhập bất tư nghì giải thoát cảnh giới Phổ Hiền (Kinh Hoa Nghiêm):
Nguyện tôi lúc mạng sắp lâm chung
Trừ hết tất cả chướng ngại
Tận mặt gặp Phật A Di Đà
Liền được vãng sanh cõi cực lạc
Tôi đã vãng sanh cõi kia rồi
Hiện tiền thành tựu nguyện lớn này
Cả thảy trọn đủ không từ thiếu
Chúng hội Di Đà đều thanh tịnh
Tôi từ hoa sen nở sanh ra
Thân thấy Đức Phật vô lượng quang
Liền thọ ký tôi đạo bồ đề.
Tại đi về bên tịnh độ để cho mình được sạch nghiệp, mình thấy thiệt được Đức Phật A Di Đà, rồi Đức Phật xoa đầu thọ ký cho mình rồi từ đó mình mới hồi nghệ ta bà trở lại đây mà giáo hóa chúng sanh, bây giờ mình giáo hóa chúng sanh cực khổ quá mà hổng ai nghe mình khổ quá, khi mà được Đức Phật thọ ký rồi đầu mình sáng ra, còn đầu mình vẫn còn u mê mà nghĩ độ cho người khác thì nguy hiểm vô cùng. Đầu mình sáng ra rồi thì trở lại với lời của Phật Thích ca dạy, sáng rồi mình thấy người nào đáng độ thì mình đến độ, còn người nào đáng tránh thì mình nên tránh , còn đầu mình u mê quá mình cứ nghĩ ai mình cũng độ hết được không? Đức Phật Thích Ca nói là: “tôi chỉ giáo hóa những người có duyên với tôi thôi, còn những người không có duyên với tôi thì tôi không giáo hóa được” cho nên Phật Thích Ca ngài nói là ở thế giới ta bà này tôi có 3 điều không làm được ( gọi là tam bất năng) cho nên phải nhớ đến chỗ đó, về bên Đức Phật A Di Đà rồi đó, nhờ Đức Phật xoa đầu thọ ký chúng ta thì cái đầu chúng ta sáng ra. Ta nói sáng ra chúng ta biết là tới thế giới ta bà này là chúng ta nên gặp ai và ta độ ai thì ta giống như Đức Phật Thích Ca vậy đó, phải độ đúng người thì nhất định sẽ có kết quả , tới đúng chỗ thì được an lành. Chứ chỗ nào cũng đi hết thì chết như không, phải không? Đây là cái điểm quan trọng nhất, tôi tâm đắc nhất những lời của Hòa thượng Trí Hải, cho nên tôi nói Hòa Thượng : “ con an lành là nhờ cái này, tại vì con tin Đức Phật, Đức Phật rọi vào cho nên tâm mình sáng được, sáng được cho nên mình biết được chỗ nào nên đi, mà chỗ nào không nên tới . Cho nên khi mà Giáo hội giao cho tôi làm Trưởng ban Hoàng Pháp Trung Ương đầu tiên thì bây giờ quý vị thấy tôi đi xuống Cà Mau tôi thuyết pháp mà ở đây không nói. Mấy thầy nói tại sao tại thành phố Thầy không giản mà đi xuống tận Cà Mau giảng, tôi nói: “ Đức Phật A Di Đà bảo tôi xuống Cà Mau giảng”, tại vì trong lòng tôi nghĩ như vậy, tôi thấy như vậy thì quả tình tôi tới Cà Mau tôi gặp Hòa Thượng Thiển Giác là người bạn thân của tôi, ổng ra tận ngoài đường để đón. Rồi đi về chùa thì gặp ông Chủ tịch Mặt trận tới thăm, tại vì tới chỗ này có những người thương mình, có những người hiểu mình thì tới đây làm đạo đc chứ, còn tới đây toàn gặp những người ghét mình không thì chết không? Cho nên quan trọng nhất niệm Phật để cho lòng mình sáng lên, niệm Phật để cho mình tiêu hết nghiệp thì lúc bây giờ sống trên cuộc đời mình được an lành thì tất cả những người thân cận của mình cũng được an lành, tức là mang an lành lại cho mọi người đó là pháp môn của chúng ta.
II./KHAI THỊ VỀ PHÓNG SANH
Pháp môn niệm phật có từ thời Đức Phật còn tại thế, có trong kinh điển nguyên thủy và sau này phát trển lên thành Kinh Điển Đại Thừa. Trong Kinh Điển Đại Thừa pháp môn niệm phật này phát triển lên thành Tông Tịnh Độ mà đầu tiên do ngài Huệ Viễn ở Trung Quốc sáng lập để chiêm niệm Phật Di Đà và nguyện vãng sanh về thế giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà từ đó pháp môn Tịnh Độ trở thành một tông Phái Tịnh Độ phát triển mạnh ở Trung Quốc. Ở Việt Nam từ xưa từ thời mới lập quốc thì pháp môn này được chư tổ áp dụng tu hành. Đến ngày nay gần như từ Bắc tới Nam nếu là phật tử thì khi gặp nhau chúng ta chấp tay chào hỏi bằng bốn tiếng A Di Đà Phật nếu nói tắt thì chúng ta Mô Phật. như vậy phật giáo việt nam chúng ta có nhân duyên với đức phật A Di Đà có nhân duyên với Pháp Môn Tịnh Độ cho nên đa số người ta tu về Pháp Môn Tịnh Độ. Trong pháp môn này nếu chúng ta áp dụng đúng, tu đúng thì chắc chăn là chúng ta sẽ có kết quả tốt trong hiện tại này cũng như khi chúng ta mãng phật. tu đúng thì trước nhất ở trong đời sống hiện tại này thân chúng ta được an, tâm chúng ta được an, gia đạo chúng ta cũng được an và xã hội chúng ta cũng được an và đó là tu đúng. Và nếu trong thực tế này chúng ta được an thì khi chúng ta qua phật chắc chắn chúng ta được vãng sanh về thế giới an lành nhất là thế giới cực lạc của đức phật a di đà. Cho nên khi chúng ta được hướng dẫn tu đúng trước hết tâm chúng ta an cuộc sống chúng ta an xã hội được an và thế giới cũng được hòa bình.
Một ngàn năm về trước thời nhà Lý Vạn Hạnh thiền sư ngài có dạy Lý Công Uẩn là :
“Hằng ngày trong bát canh ăn
Oán sâu như biển
Hận bằng non cao
Muốn hay binh lửa thế nào
Lắng nghe quán thịt tiếng gào đêm thâu”
Cho nên từ Lý Thái Tổ cho đến Thái Tông, Nhân Tông bốn đời vua đầu triều Lý này luôn luôn có những cái định kỵ cấm sát sanh. Ngày rằm, ngày mùng một cấm sát sanh. Cho nên các phật tử chúng ta quen người nào không ăn trường chay thì ít nhất một tháng có hai ngày ăn chay, thêm một bước thì chúng ta ăn thêm ngày mười bốn và ngày ba mươi như vậy một tháng chúng ta ăn bốn ngày. Mà một tháng chúng ta ăn bốn ngày chay như vậy thì tất cả các sinh vật đỡ bị giết đi.
Cho nên khi Đức Phật còn tại thế thì ngài không bảo ăn chay nhưng mà ngài cấm sát sanh lúc bấy giờ Đại Thừa phát triển lên mới dạy cho chúng ta nếu chúng ta không ăn thì không có sát sanh, nếu chúng ta không ăn thì người đồ tể này giết thịt bán cho ai, chính cái ăn của chúng ta nó ảnh hưởng đến sự sống của vật. cho nên chẳng những không giết nó mà chúng ta còn phóng sanh, phóng sanh nghĩa là là cứu nó. Thay vì nó sẽ bị giết nhưng mà chúng ta thả nó đi thì cái trường hợp này để cho nó được sống. Chúng ta không giết nó mà chúng ta thả nó thì nó cũng là con vật rồi nó cũng sẽ bị giết rồi nó cũng sẽ mang những cái oán thù, trong cái kiếp tái sanh đó tiếp tục ghét nhau, đánh nhau và giết nhau. Sư Vạn Hạnh khi đắc đạo ngài thấy được chỗ này ngài hiểu được cái lời dạy của Đức Phật cho nên ngài mới khuyên cho chúng ta. Các vua thời nhà Lý thì nghe theo lời dạy của Vạn Hạnh thiền sư mà xây dựng được cái đất nước Việt Nam chúng ta thanh bình an lạc cho nên Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn có nói một câu “ Nhà Lý được coi như thuần tượng nhất trong các đời vua của Việt Nam chúng ta” đó là nhờ ảnh hưởng Đạo Phật. Cho nên hạn chế sát sanh mà tìm cách phóng sanh đây là điều tốt nhưng mà không sát sanh và phóng sanh như thế nào để có cái ý nghĩa này mới quan trọng. Cho nên không giết thì đương nhiên nó cũng chết mà mình không giết thì người khác cũng giết cho nên lúc bấy giờ trong phật giáo cúng ta không giết mà cứu nó, thì phần cứu thân vật chất của nó là quan trọng nhưng mà cứu được cái linh hồn của nó còn quan trọng hơn. Giải được cái oan nghiệt của nó là quan trọng hơn nữa. Tại vì chúng ta cứu được một con vật thì nó vẫn là con vật Kinh Pháp Hoa đức Phật dạy chúng ta chúng ta nuôi một con vật hay nuôi một con người nhưng cho đến hết đời của nó thì nó vẫn là con vật và con người nó không có gì khác hơn nữa. cho nên lúc bây giờ chúng ta nuôi một con vật chúng ta phóng sanh một sinh mạng thì kèm theo đó bằng cái tâm từ chúng ta bằng một câu niệm phật của chúng ta bằng mọt cái lời nhắn nhủ của chúng ta trong kinh của Đức Phật để rồi cái con vật đó người đó họ chịu ảnh hưởng Đạo Phật của chúng ta họ tu hành họ hiền lành và họ thoát kiếp của họ và họ cũng sanh về thế giời cực lạc của Đức Phật họ sanh về thế giới an lành nào đó hay là họ tái sanh vào loài người chúng ta họ cũng trở thành hiền lành họ trở thành phát tâm tu được. Khi Đức Phật còn tại thế ngài tới cai thôn đó ngài giáo hóa thì bấy giờ cả thôn đó chống lại Đức Phật chống lại đạo phật chúng ta. Đức Phật là bậc thế tôn vua chúa còn kính trọng nhưng mà tại sao cái đám dân nghèo này lại dám vô lễ với Đức Phật, Đức Phât trả lời “nó có thầy của nó”. Suy nghĩ kỹ chúng ta thấy đúng “nó có thầy của nó”. Khi ngài về ngài sai Mục Kiền Liên tới cái thôn đó giáo hóa, thì khi ngài Mục Kiền Liên tới, nó nhìn Mục Kiền Liên nó đảnh lễ nó cúng dường nó quy y. Đức Phật mới mang chuyện này nói với đại chúng. Tại vì trong những kiếp xa xưa trước ngài Mục Kiền Liên nhìn thấy một tổ ong rơi xuống nước ngài mới vớt cái tổ ong này lên ngài đọc kinh ngài chú nguyện ngài chuyển cái tâm từ của mình đến các cái loài này cho nên nhờ đọc kinh nhờ niệm phật nhờ cái chuyển tâm từ của ngài Mục Kiền Liên đến với tâm của những con ong được cứu này cho nên nhờ đó mà nó được phát tâm, nó biết ơn ngài. Tuy kiếp tái sanh trở lại nó không còn là con ong nữa nó là con người hoàn toàn khác với trước rồi nhưng mà nhìn thấy ngài Mục Kiền Liên nó biết đây là ân nhân của nó, nó biết đây là người cứu mạng nó do cái nhân duyên đó nó phát tâm nó cúng dường và quy y tam bảo và tiếp tục tu. Đó là vấn đề phóng sanh đúng phước đúng pháp. Cho nên hôm nay các phật tử chúng ta tập hợp về đây bỏ tiền bỏ của bỏ công sức ra để chúng ta làm cái đại lễ phóng sanh, chắc chắn bao nhiêu sinh mạng được tồn tại, mà các cái sinh mạng tồn tại này kèm theo lời kinh của đức phật lời chú nguyện của chư tăng và tâm từ của đại chúng nó có thể thoát kiếp súc sanh mà tái sanh lại loài người nhưchúng ta hoặc là sanh về thế giới an lành của chư Phật để mà tiếp tục tu lên cho đến thành phật. thêm được một người tu thì bớt được một người tội nhờ thế mà xã hội của chúng ta an bình lành tốt đẹp lần ra đó là việc làm rất có ý nghĩa nên tôi mong rằng tất cả các tăng ni phật tử hiện diện hô nay chúng ta đọc kinh cho nó chúng ta trải tâm từu cho nó để rồi nó trở thành pháp tử đồng hành cùng chúng ta trong những kiếp về sau.
CẦU ĐỨC PHẬT DI ĐÀ LUÔN GIA HỘ CHO QUÝ VỊ TÂM ĐƯỢC SÁNG VÀ LÀM LỢI ÍCH CHO TẤT CẢ NHIỀU NGƯỜI
Discussion about this post